Hiện Trạng Môi Trường Từ Hoạt Động Của Các Làng Nghề

3.1.1.1. Xu thế phát triển

Theo đề án Bảo tồn và phát triển làng nghề đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt, các làng nghề Hà Nội sẽ được định hình và phát triển theo các xu thế cơ bản sau:

- Phát triển thành các cụm, điểm công nghiệp làng nghề: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, Sở Công thương đã được UBND Thành phố giao chủ trì, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp thành phố làm cơ sở cho việc di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm trong làng nghề ra các CCN tập trung. Trong đó, dự kiến diện tích đất dành cho phát triển CCN là 2.580 ha/55 cụm, đất dành cho phát triển CCN làng nghề là 1.424 ha/149 cụm. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng 47 CCN với tổng diện tích 2.648,9 ha (bằng 102,5% diện tích dự kiến quy hoạch); 56 CCN làng nghề, với diện tích 517,7 ha (bằng 36,4% diện tích dự kiến quy hoạch); thu hút tổng số

2.361 dự án đầu tư.

- Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch: Đề xuất chủ trương đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ tại các làng nghề, kết hợp với tôn tạo các công trình văn hóa, di tích lịch sử sẵn có tại khu vực làng nghề; tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa các hoạt động phát triển làng nghề với việc hình thành các tuyến du lịch.

- Phát triển, bảo tồn và khôi phục các làng nghề truyền thống phục vụ nhu cầu trong nước: cùng với việc phát triển du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ ngày càng được tiêu thụ mạnh mẽ thông qua lượng khách nước ngoài đến tham quan ngay tại nơi sản xuất, tạo nhiều cơ hội cho sản phẩm làng nghề khai thác được giá trị văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm làng nghề được tiêu thụ với số lượng lớn ở thị trường trong nước là các sản phẩm lương thực, thực phẩm, các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân.

- Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống hướng tới thị trường quốc tế: Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường nước ngoài đã được mở rộng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó có những thị trường có nhu cầu lớn, thường xuyên và phong phú như: Thị trường Hoa kỳ

có nhu cầu lớn về hàng gốm sứ nghệ thuật; Thị trường EU có nhu cầu lớn về các sản phẩm gỗ (bao gồm cả gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ), gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan; Thị trường Nhật Bản cũng có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ…

- Phát triển làng nghề mới gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới:

+ Đối với những làng đã có nghề: Đối với những làng đã có nghề nhưng còn chiếm tỉ trọng thấp và đã có sản phẩm trên thị trường cần tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch để nhân rộng ra nhiều hộ làm nghề.

+ Đối với những làng thuần nông: Xây dựng và phát triển các làng nghề thuần nông thành làng nghề theo hướng phát triển bền vững, tập trung vào các ngành nghề sử dụng lao động, nguyên vật liệu tại chỗ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến vào quá trình sản xuất và ít gây tác động đến môi trường như: Sản xuất hàng thủ công, thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, sinh vật cảnh và các ngành nghề khác.

Bên cạnh đó phát triển các loại hình dịch vụ bổ trợ, phục vụ cho phát triển nghề và làng nghề như: Tài chính tín dụng, vận tải, thông tin liên lạc, tư vấn sản xuất kinh doanh…

3.1.1.2. Hiện trạng môi trường từ hoạt động của các làng nghề

a. Đặc điểm chung của các làng nghề trong công tác BVMT

- Hầu hết các cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình, đặt tại nhà và nằm trong khu dân cư nên việc thu gom và xử lý CTR rất khó khăn. Đại đa số các làng nghề chưa đầu tư bất kỳ giải pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, bụi, chất thải rắn, nước thải sản xuất được thải chung với nước thải sinh hoạt của làng vào hệ thống thoát nước mặt.

- Công tác quản lý và những giải pháp BVMT chưa được quan tâm đúng mức. Chính quyền địa phương chưa có ý thức về tuyên truyền và chỉ đạo nhân lực thực hiện về BVMT. Chưa có cán bộ chuyên môn về môi trường làng nghề tại các cơ sở nên việc quản lý BVMT hạn chế.

- Ý thức BVMT của người dân và các đơn vị sản xuất tại làng nghề còn kém.

b. Hiện trạng chất lượng môi trường tại các làng nghề của Hà Nội

Theo báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của thành phố Hà Nội thực hiện năm 2010 và kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại làng nghề do Trung tâm Quan trắc

phân tích tài nguyên và môi trường (TN&MT) - Sở TN&MT Hà Nội thực hiện các năm 2009, 2010 cho thấy hiện trạng môi trường tại các làng nghề Hà Nội như sau:

Hiện trạng môi trường không khí

Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2009 thực hiện tại 23 làng nghề thuộc các lĩnh vực: dệt nhuộm (2 làng nghề), sản xuất hàng mỹ nghệ (4 làng nghề), chế biến dược liệu (1 làng nghề), chế biến lương thực, thực phẩm (2 làng nghề), luyện kim - cơ khí (2 làng nghề), mây tre đan và chế biến gỗ (3 làng nghề), tái chế nhựa (1 làng nghề), cho thấy có 9/23 làng nghề (chiếm 39%) có từ 1 - 4 chỉ tiêu quan trắc nồng độ khí thải gây ô nhiễm vượt quá TCCP từ 1,1 - 3,1 lần (so sánh với TCVN 5938: 2005).

Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2010 thực hiện tại 46 làng nghề thuộc các lĩnh vực: dệt nhuộm (7 làng nghề), sản xuất hàng mỹ nghệ (7 làng nghề), chế biến lương thực, thực phẩm (9 làng nghề), luyện kim - cơ khí (6 làng nghề), mây tre đan và chế biến gỗ (10 làng nghề), giầy da (4 làng nghề), cho thấy có 45/46 làng nghề (chiếm 97,8%) có từ 01 chỉ tiêu quan trắc chất lượng không khí vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1 - 4,3 lần (so sánh với QCVN 05:2009); cụ thể là:

- Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Đông) có nồng độ H2S vượt TCCP từ 2,8 - 3,1 lần.

- Kết quả đo đạc không khí năm 2009 của các làng nghề sản xuất hàng mỹ nghệ cho thấy các chỉ tiêu bụi, benzen, toluene, xylem, đều nằm trong giới hạn cho phép tuy nhiên ngoại trừ hàm lượng SO2 tại làng nghề sơn mài Hạ Thái và lược sừng Thụy Ứng (Thường Tín) vượt TCCP 1,3 - 1,6 lần TCVN cho phép.

- Làng nghề LTTP Yên Viên và làng nghề chế biến biến nông sản thực phẩm Dương Liễu tại thời điểm quan trắc có chỉ tiêu SO2 vượt 1,4 - 1,8 lần, NO2 vượt 1,3 - 1,6 lần TCCP.

- Tại các làng nghề luyện kim, cơ khí như cơ kim khí Phùng Xá, luyện kim gò hàn Phú Thứ, rèn Đa Sỹ kết quả đo đạc cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép trừ độ ồn nằm ngoài giới hạn TCVN 5949:2005 (1,1 lần), Độ rung tại làng nghề cũng cao hơn TCVN 6962:2001 là 1,1 lần; ngoài ra có chỉ tiêu bụi kim loại vượt TCCP nhiều lần.

- Tại các làng nghề mây tre đan như đan phên Ngọc Trực và mây tre đan Phú Hữu, đan lát Kim Lũ có hàm lượng các chỉ tiêu môi trường không khí vào thời điểm

quan trắc nằm trong giới hạn cho phép ngoại trừ bụi SO2 benzen vượt TCCP từ 1,1 - 1,9 lần.

Hiện trạng chất lượng nước

Cũng theo kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại vị trí các cống thải của làng nghề đổ ra môi trường nước mặt thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010 cho thấy 100% số lượng làng nghề được quan trắc đều có từ 1 chỉ tiêu phân tích nước thải vượt TCCP theo TCVN 5945:2005 (B) (hiện nay là QCVN 24:2009/ BTNMT (B), trong đó các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có chỉ tiêu hữu cơ quan trắc vượt TCCP cao nhất từ 10 - 14 lần so với TCCP, cụ thể là:

- Làng nghề khâu bóng da thôn Văn Khê có chỉ tiêu COD vượt TCCP 5,1 lần, Hàm lượng chỉ tiêu BOD5 vượt TCCP 4,3 lần; chỉ tiêu TSS vượt TCCP 3,3 lần.

- Trong số các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, thì làng nghề chế biến

nông sản thực phẩm Bá Nội có 5/5 chỉ tiêu quan trắc vượt TCCP từ 2,5 - 14 lần; Làng nghề tinh bột thôn Cộng Hòa có 4/5 chỉ tiêu vượt TCCP đến 6,5 lần.

- Làng nghề cơ khí Phùng Xá có mức độ ô nhiễm cao nhất trong số các làng nghề cơ kim khí, có 8/12 chỉ tiêu vượt TCCP với mức độ cao đặc biệt từ 21,3 - 107,1 lần.

- Các làng nghề mây tre đan chế biến gỗ có làng nghề đồ gỗ xã Thụy Hà có mức độ ô nhiễm cao nhất, với một số chỉ tiêu quan trắc vượt từ 1,2 - 5,8 lần.

- Chất lượng môi trường nước thải của làng nghề dệt nhuộm thấy làng nghề dệt in hoa La Nội có mức độ ô nhiễm cao hơn cả, với một số chỉ tiêu quan trắc vượt từ 2,1

- 6,3 lần.

- Trong số các làng nghề mỹ nghệ cho thấy làng nghề lược sừng Thụy Ứng có mức độ ô nhiễm cao hơn cả, với một số chỉ tiêu quan trắc vượt từ 1,6 - 4,6 lần.

Hiện trạng môi trường tại CCN làng nghề

Trong năm 2010, Sở TN&MT đã thực hiện giám sát chất lượng môi trường tại 02 CCN làng nghề tại huyện Thường Tín là CCN làng nghề Duyên Thái (chuyên sản xuất hàng mỹ nghệ, sơn mài), và CCN làng nghề Liên Phương. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại 02 CCN làng nghề cho thấy khu vực CCN làng nghề có nước thải ra ngoài môi trường vượt TCCP cụ thể là:

- Chất lượng không khí khu vực 02 CCN có chỉ tiêu NO2 tại 4/4 vị trí quan trắc của CCN làng nghề Liên Phương vượt TCCP từ 1,1 - 1,4 lần (so sánh với QCVN

05:2009); các chỉ tiêu quan trắc không khí xung quanh khác tại 02 CCN làng nghề đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

- Chất lượng nước thải tại 02 CCN có trên 01 chỉ tiêu quan trắc vượt TCCP từ 1,2 - 8 lần (so sánh với QCVN 24:2009 (cột B)) trước khi thải ra ngoài môi trường tiếp nhận của khu vực.

3.1.2. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường năm 2011

3.1.2.1. Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, huyện Thạch Thất

Làng nghề Phùng Xá, huyện Thạch Thất là một trong những làng nghề cơ khí phát triển nhất của tỉnh Hà Tây cũ . Với nhiều hoạt động sản xuất như tái chế sắt thép, cán, kéo, đột dập… đã tạo ra nhiều sản phẩm như cuốc xẻng, cày bừa, bản lề, đinh

ghim, sắt thép xây dựng… đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho phần lớn người dân trong làng. Tuy nhiên, hiện tại trên địa bàn xã đã thành

lâp

CCN làng nghề , trong cụm đã xây dưn

g hê ̣thống xử lý nước thải nhưng do công

nghệ lạc hậu, người lao động chưa được đào tạo đầy đủ, nên hoạt động không hiệu quả. Nước thải từ quá trình mạ kẽm, cán kéo sắt thép; khí thải từ các lò nung, nấu kim loại và hơi hóa chất; CTR từ sinh hoạt và sản xuất thải ra ngày một nhiều. Ước tính mỗi ngày làng nghề Phùng Xá thải ra khoảng 5.000 m3 nước thải các loại, 13 tấn CTR và khoảng 450 m3 khí thải. Nếu không có các giải pháp kịp thời và thích hợp, điều đó sẽ tác động không chỉ tới sự phát triển chung của làng nghề mà còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và phát triển bền vững. Kết quả lấy và phân tích các mẫu nước và khí được thể hiện trên bảng 2.1. Qua bảng này cho thấy, nước thải tại làng nghề Phùng Xá cả trước và sau xử lý đều vẫn bị ô nhiễm: hàm lượng BOD và COD vẫn vượt TCCP.

Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu nướ c thải làng nghề Phùng Xá


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24 -

2009 (Cột B)

P1

P2

1

Nhiệt độ

oC

25

23

40

2

Màu sắc

Pt-Co

55

0

70

3

Mùi

Cảm quan

Không

Không

Không khó chịu

5

pH

-

7,19

7,42

5,5 – 9,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 3


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24 -

5

Chất rắn lơ lửng

(TSS)

mg/l

115

8,0

100

6

Chì (Pb)

mg/l

0,167

0,152

0,5

7

Cadimi (Cd)

mg/l

0,018

0,02

0,01

8

BOD5

mg/l

58,64

64,53

50

9

COD

mg/l

102,89

118,69

100

10

Tổng Mangan (Mn)

mg/l

0,168

1,02

1,0

11

Tổng Sắt (Fe)

mg/l

0,09

0,07

5,0

12

Asen (As)

mg/l

0,0

0,0

0,1

13

Kẽm (Zn)

mg/l

2,56

2,07

3,0

14

Tổng Crom (Cr)

mg/l

0,071

0,048

-

15

Sunphat (SO42-)

mg/l

68,325

93,50

-

16

Hàm lượng dầu mỡ

động thực vật

mg/l

1,98

1,84

20

17

Tổng N

mg/l

1,68

3,24

30

18

Tổng P

mg/l

2,5

2,0

6,0

19

Tổng Coliform

Con/100ml

0

0

5000

Ghi chú:

P2: mẫu nước thải trước xử lý tại làng nghề Phùng Xá P1: mẫu nước thải sau xử lý tại làng nghề Phùng Xá

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

3.1.2.2. Làng nghề cơ khí Đa Sỹ, Hà Đông

Ngày nay, Làng nghề Đa Sỹ vẫn có danh tiếng với các sản phẩm: dao, kéo, tràng, bào, đục... Song, cũng như các làng nghề khác, Đa Sỹ đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đa Sỹ hiện có 1.300 hộ dân, trong đó khoảng 900 hộ làm nghề rèn với trên dưới

1.000 lò. Hoạt động sản xuất của các hộ chủ yếu là nhỏ lẻ mang tính chất gia đình. Nhìn một cách tổng thể, chính quyền địa phương chưa có quy hoạch làng nghề. Vì vậy, tình trạng ô nhiễm khí than, đặc biệt là tiếng ồn chưa được giải quyết một cách

triệt để. Tổng lượng nước thải trong làng nghề: 40 m3/ngày (có hệ thống xử lý nước thải). CTR trong làng nghề: 0,8 tấn/ngày.

Theo kết quả khảo sát chất lượng không khí tại 02 cơ sở sản xuất tại làng nghề

Đa Sỹ (bảng 2.2) có hàm lượng bụi và tiếng ồn vượt TCCP. Bụi PM10 vươt TCCP tư

2,64 - 5,13 lần; bụi TSP vượt TCCP từ 1,2 - 2,08 lần; tiếng ồn vươt TCCP 1,2 lần.

Bảng 2.2. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề Đa Sỹ


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05:

2009/BTNMT

H1

H2

1

Áp suất

mbar

842

842

-

2

Nhiệt độ

oC

30

30

-

3

Độ ẩm

%

69

69

-

4

Tốc độ gió

m/s

-

-

-


5

Bụi


µg/m3




PM1

18.0

46.2

-

PM2.5

31.6

103.2

-

PM7

79.0

200.3

-

PM10

132

256.5

50

TSP

171.2

292.5

140

6

Tiếng ồn

dBA

84

84.1

70 (QCVN 26:

2010/BTNMT)

Ghi chú:

H1: 226, tổ 3, phường Kiến Hưng H2: 11, tổ 3, phường Kiến Hưng

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)


3.1.2.3. Làng nghề sơn mài Hạ Thái, Duyên Thái, Thường Tín

Làng nghề sơn son thếp vàng và sơn mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Thành ph ố Hà Nội) có 200 năm lịch sử. Hiện tại, người thợ sơn Hạ Thái bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm sơn son thếp vàng truyền thống như tượng Phật, đồ thờ cúng... họ đã biết tạo ra hàng nghìn mẫu sản phẩm hấp

dẫn, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm...

Số hộ tham gia sản xuất là 800 trên tổng số 1.029 hộ, chiếm gần 80% người dân làng nghề Hạ Thái làm nghề sản xuất đồ sơn son thiếp vàng và sơn mài, mỗi năm sản xuất hàng triệu sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.

- Lượng nước thải trong làng nghề: 150 m3/ngày (có hệ thống xử lý nước thải).

- CTR trong làng nghề: 01 - 02 tấn/ngày. Tỉ lệ thu gom 85%

Nhìn chung, chất lượng nước sinh hoạt của các hộ gia đình có chất lượng còn tương đối tốt, đa số các chỉ tiêu phân tích đều nhỏ hơn TCCP.

Theo kết quả phân tích chất lương không khí môi trường xung quanh cơ sở san̉

xuất taị làng nghề cho thấy hàm lươn

g bui

vươt

TCCP , bụi PM10 ̀ 3,35 - 3,8 lần, bụi

TSP vươt

TCCP 2,04 lần (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề Sơn mài Hạ Thái


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05:

2009/BTNMT

A1

A2

1

Áp suất

mbar

856

730

-

2

Nhiệt độ

oC

30

32.7

-

3

Độ ẩm

%

58

56

-

4

Tốc độ gió

m/s

1

-

-


5

Bụi


µg/m3




PM1

38.3

38.6

-

PM2.5

76.9

71.3

-

PM7

162.8

163.6

-

PM10

167.8

190.4

50

TSP

286.5

286.5

140

6

Tiếng ồn

dBA

58.8

71.5

70 (QCVN 26:

2010/BTNMT)

Ghi chú:

A1: Đo xưởng mài tại cơ sở sản xuất anh Tuấn Anh A2: Đo trong phòng sơn

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí