Kết Quả Phân Tích Mẫu Khí Làng Nghề Tái Chế Nhựa Phan Bôi

Nước thải từ làng nghề tái chế nhựa chủ yếu là nước thải rửa nguyên liệu, loại nước ngày chứa tất cả các chất ô nhiễm bám vào nguyên liệu chủ yếu là cặn bẩn, dầu mỡ, SS, chất tẩy rửa,… làm cho COD, BOD5, SS, cao.

Hầu hết các hộ gia đình tham gia sản xuất trong làng nghề là không có biện

pháp xử lý nước thải trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của làng, do đó toàn bộ lượng nước ô nhiễm này theo đường thoát nước chung và đổ ra ao, sông, cống rãnh của làng. Tuy nhiên, trong quá trình chảy trên mương, một lượng lớn chất ô nhiễm đã được phân hủy nhưng chủ yếu là các chất dễ phân hủy, còn các chất khó phân hủy sẽ được đổ ra sông.

Kết quả phân tích nước thải từ làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi cho thấy các chỉ tiêu TDS, BOD5, COD và Coliform đều vượt quá TCCP từ 1 đến trên 3 lần so với QCVN 24: 2009/BTNMT (Cột B) đối với nước thải sản xuất.

Hiện trạng môi trường không khí

Nhìn chung chất lượng không khí tại làng nghề Phan Bôi bị ô nhiễm NO2 lớn hơn TCCP 3 lần; hàm lượng bụi PM10 vượt gần 3 lần (bảng 2.19).


Bảng 2.19. Kết quả phân tích mẫu khí làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05 : 009/BTNMT

1

Áp suất

mbar

1014

-

2

Nhiệt độ

oC

29,5

-

3

Độ ẩm

%

60,3

-

4

Tốc độ gió

m/s

0,2

-


5

Bụi


µg/m3


PM1

33,6

-

PM2.5

81,2

-

PM7

141,0

-

PM10

144,6

50

TSP

147,7

140

6

CO

g/m3

150

-

7

NO2

g/m3

120

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 8


8

SO2

g/m3

8

50

9

Tiếng ồn

dBA

49

70 (QCVN 26 :

010/BTNMT)

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Hiện trạng chất thải rắn: Do đặc trưng của mưa sinh nên làng Phan Bôi tái chế đủ thứ, từ nhựa, ác quy, hạt nhựa đến buôn bán vật liệu nên CTR của làng cũng đử các chủng loại: túi ni-lon, vở chai, ác quy hỏng… CTR nguy hại hàng tháng cũng khá cao khoảng 92 tấn.

3.3.2.3. Làng nghề chạm bạc Huệ Lai

Nhiều năm nay, người dân thôn Huệ Lai, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên, không còn vất vả với đồng ruộng nữa mà lại có thu nhập khá cao nhờ nghề chạm vàng bạc.

Nếu như trước đây, những sản phẩm của làng nghề Huệ Lai chủ yếu tiêu thụ ở Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội... thì nay đã đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài chế tác theo đơn đặt hàng, những người thợ trong làng thường xuyên sáng tạo ra nhiều mẫu mã, sản phẩm mới lạ, chất lượng cao, được khách hàng ưa chuộng. Nhờ đó mà thu nhập của thợ làng nghề kim hoàn từ 1,5-2,5 triệu đồng/người/tháng, thợ tay nghề cao từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Góp phần vào phát triển làng nghề, Hội nông dân xã đã giúp các hộ vay 5 tỷ đồng để đầu tư sản xuất.

Năm 2004, làng nghề chạm vàng bạc Huệ Lai đã được UBND tỉnh Hưng Yên trao bằng công nhận làng nghề.

Ông Đỗ Xuân Chuyển là người xây dựng làng nghề và hiện nay là chủ nhiệm HTX chạm vàng bạc Phù Ủng . Hợp tác xã thành lập năm 1998 có 42 hộ tham gia. Ngoài số lao động của 42 hộ này, nhiều hộ trong làng không có vốn mở nghề đã nhận hàng của HTX về làm. Đến nay tổng số vốn của HTX gần 10 tỷ đồng.

Hiện trạng môi trường nước làng nghề chạm bạc Huệ Lai

Qua kết quả phân tích cho thấy môi trường nước tại làng nghề chạm bạc Huệ Lai đã bị ô nhiễm. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) vượt TCCP tới 7 lần, BOD vượt 1,5 lần (bảng 2.20) .

Bảng 2.20. Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề chạm Bạc Huệ Lai


TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

1

Màu

Pt-Co

27,94

70

2

Nhiệt độ

oC

25

40

3

Mùi

Cảm quang

Không mùi

Không khó chịu

4

Độ pH

-

7,0

5,5 – 9,0

5

TDS

mg/l

704

100

6

BOD5

mg/l

65

50

7

COD

mg/l

98,7

100

8

Tổng Nitơ (N)

mg/l

19,26

30

9

Tổng phốtpho (P)

mg/l

3,1

6,0

10

Tổng Sắt (Fe)

mg/l

0,089

5,0

11

Kẽm (Zn)

mg/l

0,0020

3,0

12

Mangan (Mn)

mg/l

0,219

1,0

13

Crom (Cr)

mg/l

0,010


14

Dầu mỡ

mg/l

1,427

20

15

Sunphat (SO4)

mg/l

98,2

-

16

Asen (As)

mg/l

0,0021

0,1

17

Cadimi (Cd)

mg/l

0,0048

0,01

18

Chỡ (Pb)

mg/l

0,023

0,5

19

Coliform

MPN/ 100ml

2100

5000

20

Thủy ngân (Hg)

mg/l

<0,001

0,01

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Hiện trạng môi trường không khí:

Qua kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề chạm bạc bị ô nhiễm bụi: hàm lượng bụi PM10 đã vượt quá TCCP tới trên 3 lần, TSP vượt 1,46 lần.

Hiện trạng chất thải rắn: Do đặc thù là ngành đòi hỏi kỹ thuật chế tác cao, nguồn nguyên liệu đắt nên làng nghề chạm bạc Huệ Lai hay cũng như các làng nghề chạm bạc khác, lượng CTR hầu như không đáng kể.

3.3.2.4. Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm Xuân Lôi, Đình Dù.

Hiện thôn Xuân Lôi có gần 300 hộ dân, trong đó hơn 50% số hộ chuyên nghề làm đậu. Tại đây, người dân đã kết hợp chăn nuôi lợn với nghề làm đậu phụ truyền thống. Riêng thu nhập từ lợn, mỗi hộ có thể thu lãi từ 20 đến 25 triệu đồng/năm. Vì vậy, môi trường bị ô nhiễm chủ yếu là nước thải, mùi hôi thối.

Hiện trạng môi trường nước

Kết quả phân tích mẫu nước thải tại làng nghề được thể hiện trên bảng 2.21. Qua bảng này cho thấy, Coliform vượt TCCP xấp xỉ 1,4 lần; TDS vượt 8,0 lần; BOD5 vượt 1,3 lần; COD vượt 1,2 lần.

Bảng 2.21. Kết quả phân tích mẫu nước thải làng nghề CBLT Xuân Lôi


TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

1

Màu

Pt-Co

29,3

70

2

Nhiệt độ

oC

26,4

40

3

Mùi

Cảm quan

Mùi hôi

Không khó chịu

4

Độ pH

-

6,78

5,5 – 9,0

5

TDS

mg/l

801

100

6

BOD5

mg/l

74

50

7

COD

mg/l

120,6

100

8

Tổng Nitơ (N)

mg/l

30,4

30

9

Tổng photpho (P)

mg/l

2,99

6,0

10

Tổng Sắt (Fe)

mg/l

0,124

5,0

11

Kẽm (Zn)

mg/l

0,004

3,0

12

Mangan (Mn)

mg/l

0,830

1,0

13

Crom (Cr)

mg/l

0,014


14

Dầu mỡ

mg/l

10,87

20

15

Sunphat (SO4)

mg/l

97,6

-

16

Asen (As)

mg/l

0,004

0,1

17

Cadimi (Cd)

mg/l

0,006

0,01

18

Chì (Pb)

mg/l

0,040

0,5

19

Coliform

MPN/100ml

6900

5000


TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

20

Thủy ngân (Hg)

mg/l

0,001

0,01

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Hiện trạng môi trường không khí

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí làng nghề chế biến lương thực Xuân Lôi có hàm lượng khí NO2 vượt quá giới hạn cho phép xấp xỉ 3 lần, hàm lượng bụi PM10 vượt 1,4 lần.

Hiện trạng chất thải rắn: Có đến trên 50% hộ dân trong làng nghề Xuân Lôi làm đậu nhưng CTR từ quá trình này hầu như không đáng kể là do họ chủ yếu dùng bã đậu để chăn nuôi gia súc. CTR của làng nghề này lại chủ yếu từ quá trình nuôi lợn mà ra và hầu như chưa có xử lý loại chất thải này.

3.3.3. Đánh giá chung

Trong nhiều năm qua, sự phát triển làng nghề tại Hưng Yên đã tạo động lực to lớn góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế tại tỉnh. Tuy nhiên, môi trường tại các làng nghề Hưng Yên lại đang trong tình trạng báo động, đặc biệt là môi trường nước, không khí, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.

Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề Hưng Yên tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục và giải quyết hiệu quả. Tình trạng ô nhiễm môi trường của nhiều làng nghề diễn biến ngày càng trầm trọng hơn. Nguyên nhân chính là do công nghệ sản xuất ở các làng nghề rất lạc hậu, quy mô sản xuất ở các làng nghề thường là hộ cá thể không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để đầu tư cải tiến công nghệ và bảo vệ môi trường; chưa có cơ quan chủ trì quản lý môi trường ở các làng nghề, hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý môi trường chưa cụ thể và chưa phù hợp với đặc điểm làng nghề; hiểu biết về bảo vệ môi trường của nhân dân ở các làng nghề còn rất hạn chế.

3.4. TỈNH HẢI DƯƠNG‌

3.4.1. Tổng quan về làng nghề Hải Dương.

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau (như điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm tự nhiên) sự phân bố và phát triển làng nghề theo các khu vực trên địa bàn tỉnh không đồng đều, hiện tại tập trung ở các huyện: Gia Lộc, Nam Sách, Thanh Miện, Bình Giàng.

Thời gian qua, xác định vai trò quan trọng của làng nghề, ngành nghề nông thôn, Đảng và nhà nước đã tập trung chỉ đạo và ban hành chính sách như nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm tại chỗ , nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân. UBND tỉnh Hải Dương cũng đã có quyết định số 920/2003/QĐ/UB ngày 03/04/2003 về ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề. Mục tiêu của tỉnh là khôi phục và phát triển mạnh mẽ các ngành nghề nông thôn và làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh thực hiện chương trình “ mỗi làng một nghề”, từng bước xóa làng trắng nghề (thuần nông) trong toàn tỉnh.

Hiện trạng chất lượng môi trường tại các làng nghề

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương năm 2010 có thể đánh giá sơ bộ về môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh như sau: Tình trạng ô nhiễm môi trường tại cac làng nghề trên địa bàn tỉnh đang gia tăng song vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành và của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 56 làng nghề, ngoài ra còn có nhiều làng nghề khác chưa được cấp giấy chứng nhận. Phần lớn nước thải, chất thải rắn, lỏng và chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo đúng quy định mà đổ thải ngay tại các ao hồ, kênh mương và các khoảng đất trống trong làng, ngoài đồng gây ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Nhận thức BVMT của người dân tại các làng nghề còn kém, giá thành đầu tư cho xử lý môi trường còn cao và vượt ra ngoài khả năng đầu tư của các hộ sản xuất. Theo kết quả phân tích của trung tâm quan trắc và phân tích môi trường, Sở TN&MT Hải Dương tháng 10 năm 2007, các thông số về môi trường tại một số làng nghề đều vượt quy chuẩn cho phép; tại làng nghề chăn nuôi xã Lai Vu, huyện Kim Thành các

thông số: TSS, COD, BOD5, Ntổng N-NH3 Colifrom đều vượt quy chuẩn cho phép (QCVN 24: 2009/ BTNMT) nhều lần (COD đạt 843 mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 8,4 lần; Ntổng vượt quy chuẩn cho phép 7,3 lần; BOD5 đạt 417mg/l, vượt quy chuẩn cho phép 8,3 lần; Ptỏng đạt 29mg/l. vượt quy chuẩn cho phép 4,8 lần; amoni tính theo ni tơ đạt 198 mg/l vượt quy chuẩn cho phép 19,8 lần; riêng giá trị Colifrom vượt quy chuẩn cho phép 42 lần.

3.4.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh

3.4.2.1. Làng nghề bún bánh Đông Cận, Tân Tiến, Gia Lộc

Theo ý kiến của Ông Lê Văn Luyện, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Tiến cho biết: trước đây, làng nghề chỉ có hơn chục hộ làm bún với quy mô sản xuất nhỏ và hoàn toàn thủ công, đến nay đã có khoảng 100 hộ tham gia, chiếm gần 40% số hộ trong thôn. Sản phẩm của làng nghề không chỉ được tiêu thụ trên địa bàn huyện Gia Lộc mà đã vươn ra khắp các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Nghề làm bún giải quyết việc làm cho khoảng 300 lao động tại chỗ. Đặc biệt, nghề làm bún hiện nay không chỉ duy trì trong thôn mà còn phát triển rộng ra một số thôn lân cận như Tam Lương và Quán Đào.

Tuy nhiên, hiện nay do lượng sản xuất bún của làng nghề ngày càng tăng (khoảng 10 tấn bún/ngày) vì vậy lượng nước thải và bã thải trong quá trình sản xuất rất lớn. Việc thu gom, xử lý chất thải, nước thải tại làng nghề vẫn chưa thực sự được các cấp, các ngành quan tâm. Hầu hết nguồn nước trong quá trình ngâm gạo, ngâm bột và thau rửa đều được người dân xả trực tiếp ra các ao hồ, mương máng xung quanh khu vực sinh sống gây ô nhiễm môi trường. Lượng bã thải trong quá trình làm bún đã được người dân tận dụng làm thức ăn chăn nuôi nhưng vẫn còn tồn và thải ra môi trường… Để làng nghề phát triển bền vững, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân địa phương, các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường, có chính sách hỗ trợ người dân trong việc giữ gìn, phát triển làng nghề, trong đó có vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt người dân làng nghề cũng cần nâng cao nhận thức, để không gây ô nhiễm môi trường sản xuất tại chính làng nghề.

Hiện trạng môi trường nước

Do làng nghề sản xuất mang tính nhỏ lẻ, manh mún, nên chỉ gây ô nhiễm cục bộ tại chính các hộ gia đình, chưa gây ảnh hưởng lớn đến toàn khu vực. Về lâu dài cần phải theo dòi khảo sát thêm và cần nâng cao ý thức người dân làng nghề (xem kết quả phân tích bảng 2.22).

Bảng 2.22. Kết quả phân tích nước thải cơ sở sản xuất bún, thôn Đông Cận


T

T

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

1

Nhiệt độ

oC

25

40

2

Màu sắc

Pt-Co

40

70

3

Mùi

Cảm quan

Thối

Không khó chịu

4

pH

-

7,54

5,5 – 9,0

5

Chất rắn lơ lửng (TSS)


216

100

6

Chì (Pb)

mg/l

0,00252

0,5

7

Cadimi (Cd)

mg/l

0,00039

0,01

8

BOD5

mg/l

12,09

50

9

COD

mg/l

19,04

100

10

Tổng Mangan (Mn)

mg/l

0,357

1,0

11

Tổng Sắt (Fe)

mg/l

0,27

5,0

12

Asen (As)

mg/l

0,1

0,1

13

Kẽm (Zn)

mg/l

0,017

3,0

14

Tổng Crom (Cr)

mg/l

0,014

-

15

Sunphat (SO42-)

mg/l

4,53

-

16

Hàm lượng dầu mỡ động

thực vật

mg/l

0,36

20

17

Tổng N

mg/l

7,86

30

18

Tổng P

mg/l

230,1

6,0

19

Tổng Coliform

Con/100ml

52

5000

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Hiện trạng chất thải rắn; Hiện nay làng nghề Đông Cận ngoài việc làm bún, người dân còn tận dụng bã thải của sản xuất bún để chăn nuôi tăng thu nhập nên lượng CTR giảm đi nhưng chất thải của chăn nuôi lại tăng lên đáng kể. Hầu như nhà nào cũng nuôi lợn. Hiện tại các hộ dân chưa xử lý loại chất thải này.

3.4.2.2. Làng nghề cơ khí Tráng Liệt, Gia Bình

Qua khảo sát cho thấy hiện nay vấn đề môi trường ở làng nghề cơ khí Tráng Liệt còn tồn đọng những vấn đề sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022