So Sánh Hoạt Động Mgtm Và Hoạt Động Đại Lý Thương Mại

Bảng 3: So sánh hoạt động MGTM và hoạt động Đại lý thương mại


Hoạt động MGTM

Hoạt động Đại lý thương mại

Bên môi giới đóng vai trò là người trung gian trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng của các bên được môi giới.

Bên đại lý là người trung gian trong việc mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng.

Bên môi giới hoạt động với danh nghĩa của chính mình, không đại diện cho quyền lợi của bên nào, không tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên (trừ trường hợp được ủy quyền).

Bên đại lý hoạt động với danh nghĩa của chính mình; đứng tên trên hợp đồng, là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới là quan hệ hợp đồng từng lần, ngắn hạn.

Quan hệ giữa bên đại lý và bên giao đại lý là quan hệ hợp đồng dài hạn.

Bên môi giới không có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các bên được môi giới.

Đại lý bao tiêu có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Hợp đồng môi giới không nhất thiết phải lập thành văn bản.

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra - 3

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005.

1.1.4 Vai trò của hoạt động môi giới thương mại

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, nhu cầu mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng tăng, yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng khắt khe. Số lượng thương nhân cung cấp các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường rất nhiều; người có nhu cầu mua các hàng hóa, dịch vụ lại không thể nắm bắt hết các thông tin về sản phẩm cũng như về doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đó; người có nhu cầu bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ cũng gặp khó khăn trong việc tìm thấy người mua và thuyết phục họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình. Chính vì vậy, các nhà môi giới thương mại xuất hiện với vai trò là người kết nối giúp

người mua và người bán gặp gỡ nhau, thương lượng về các điều kiện giao dịch và cuối cùng đi tới giao kết hợp đồng.

Vai trò quan trọng của hoạt động MGTM trong nền kinh tế thị trường thể hiện qua những điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động môi giới thương mại mang lại nhiều lợi thế cho các thương nhân trong việc tìm kiếm đối tác giao dịch.

Người môi giới thương mại thường hiểu biết, nắm vững tình hình thị trường, pháp luật và tập quán địa phương. Nhờ vào mối quan hệ rộng, người môi giới có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của thương nhân và sản phẩm mà thương nhân đó cung cấp. Do đó, người môi giới có thể giới thiệu cho người mua và người bán gặp nhau, đẩy nhanh quá trình tìm hiểu lẫn nhau giữa các đối tác, thúc đẩy việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. So với việc tự “mò mẫm” tham gia vào thị trường, việc sử dụng người môi giới thương mại có thể giúp các bên thuê môi giới giảm bớt rủi ro, tiết kiệm thời gian và công sức tìm hiểu đối tác.

Người môi giới thương mại là những tổ chức, cá nhân có các điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp… Chính vì vậy, họ có khả năng đẩy mạnh các giao dịch thương mại, thậm chí giúp mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với giá có lợi cho bên thuê môi giới.

Sử dụng người môi giới thương mại (cũng như những người trung gian thương mại khác) là một hình thức của phân công lao động. Do sự chuyên môn hóa, người môi giới thương mại sẽ xây dựng mạng lưới quan hệ rộng, thu lượm các kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Các nhà sản xuất chuyên tâm vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà mình có thế mạnh, tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Như vậy, người môi giới thương mại giúp cho tất cả các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu dùng đều đạt hiệu quả.

Thông qua việc sử dụng dịch vụ môi giới thương mại, các nhà kinh doanh có thể hình thành mạng lưới tiêu thụ hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên phạm vi rộng, tạo điều kiện cho để mở rộng, chiếm lĩnh thị trường.

Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế nói riêng, người môi giới thương mại đóng vai trò là cầu nối để các nhà xuất nhập khẩu ở các nước khác nhau có thể dễ dàng ký kết hợp đồng với nhau. Các nhà môi giới thương mại nắm được nhiều thông tin về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán kinh doanh của các nước. Nhờ đó, họ có thể trợ giúp bên mua và bên bán vượt qua các rào cản, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế.

Thứ hai, hoạt động môi giới thương mại thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Hoạt động môi giới thương mại khiến cho lượng hàng hóa lưu thông tăng, giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong một nước và giữa các quốc gia phát triển mạnh. Ngày 21/9/1953, Liên minh quốc tế của những người đại lý và môi giới thương mại (International Union of Commercial Agents and Brokers – viết tắt là IUCAB) ra đời. Sự kiện này cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động môi giới thương mại nói riêng và trung gian thương mại nói chung trong thương mại quốc tế. Hiện nay, thành viên của IUCAB bao gồm 20 hiệp hội của các nhà đại lý thương mại và môi giới độc lập, đại diện cho gần 47.000 hãng đại lý thương mại với 1,2 triệu đại lý trải suốt Châu Âu, Bắc

và Nam Mỹ8.

Nhờ vào hoạt động môi giới thương mại, quá trình lưu thông hàng hóa được đẩy mạnh. Người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận nhiều chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất lượng đa dạng; có cơ hội so sánh sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau. Điều này dẫn đến yêu cầu đối với chất lượng sản

8 47,000 commercial agents in Europe, North and South America. Who are they?, truy cập ngày 16/03/2010, http://www.iucab.nl/nl/page3.asp(website của Liên minh quốc tế của những người đại lý và môi giới thương mại).

phẩm, dịch vụ của khách hàng ngày càng cao, kích thích các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhằm đổi mới, phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình để thu hút khách hàng.

Thứ ba, hoạt động môi giới thương mại góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, ổn định an ninh, trật tự xã hội.

Các loại hình hoạt động thương mại phát triển dẫn đến thị trường ngày càng phức tạp, có sự tham gia của nhiều chủ thể; hàng hóa được mua bán, cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Thị trường lại chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, bao gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, tập quán, pháp luật… Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn mới phát triển, thông tin và các yếu tố cấu thành thị trường đều chưa hoàn hảo. Vì những lí do trên, các thương nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thường gặp khó khăn trong việc tìm hiểu các thông tin như nguồn gốc, chất lượng, tình trạng pháp lý… của hàng hóa, dịch vụ.

Thông qua các cá nhân và tổ chức môi giới chuyên nghiệp, các chủ thể tham gia vào thị trường có cơ hội được cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa, dịch vụ. Điều này giúp ổn định đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ tư, hoạt động môi giới thương mại góp phần đẩy mạnh sự đổi mới chính sách pháp luật của Nhà nước.

Sự hình thành và phát triển của hoạt động môi giới thương mại hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu về quản lý hoạt động môi giới. Thêm vào đó, thông qua các giao dịch môi giới trên thị trường, những điểm không phù hợp với thực tế của các quy định pháp luật sẽ bộc lộ. Đây là cơ sở để Nhà nước sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp thị trường hoạt động hiệu quả và ổn định.

1.2 Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại

1.2.1 Sự cần thiết phải có pháp luật điểu chỉnh hoạt động môi giới thương mại

Thứ nhất, pháp luật về hoạt động MGTM ra đời sẽ hợp pháp hóa nghề môi giới, giúp người dân có cái nhìn tích cực về hoạt động này.

Trên thế giới, người môi giới thương mại xuất hiện từ rất sớm. Trong thời kỳ phong kiến, người môi giới đã xuất hiện trong mối quan hệ giữa vua chúa và thương gia9. Bước sang thời kỳ xã hội tư bản, hoạt động môi giới thương mại đã phát triển đạt đến trình độ cao. Họ thành lập nên các tổ chức với những quy định chặt chẽ mà điển hình là các Sở giao dịch hàng hóa. Họ xuất hiện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ bất động sản, chứng khoán cho đến bảo hiểm, logistics; thậm chí ở cả lĩnh vực hôn nhân, giáo dục và việc làm… Theo thống kê của Liên minh quốc tế của những người đại lý và môi giới thương mại (IUCAB), mỗi năm, các thành viên của tổ chức này (bao gồm 20 hiệp hội đại diện cho các đại lý thương mại độc lập và các nhà môi giới) đã đóng góp cho nền kinh tế các nước Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ một khoản thu nhập xấp xỉ 2,4 tỉ đô la Mỹ (tương đương 2,1 tỉ euro)10.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, nghề môi giới bị coi là “phe phẩy”, là bất hợp pháp và không được pháp luật thừa nhận. Cho đến năm 1997, với sự ra đời của Luật thương mại năm 1997, hoạt động MGTM mới chính thức được thừa nhận.

Thứ hai, pháp luật về hoạt động MGTM góp phần hạn chế những mặt phi tích cực của hoạt động này.

Bất chấp những lợi ích to lớn mà hoạt động môi giới thương mại mang lại cho nền kinh tế, phương thức kinh doanh qua người môi giới thương mại cũng có những nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của phương thức này là bên


9 Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr 3, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

10 470,000 commercial agents in Europe, North and South America. Who are they?, truy cập ngày 17/03/2010, http://www.iucab.nl/nl/page3.asp(website của IUCAB).

thuê trung gian không liên hệ trực tiếp với khách hàng. Thực tế cho thấy, đã xảy ra rất nhiều tranh chấp phát sinh trong hoạt động môi giới thương mại. Tranh chấp có thể nảy sinh từ việc bên môi giới cung cấp thông tin không chính xác, không trung thực, gây hại đến lợi ích của bên thuê môi giới; hoặc bên thuê môi giới không hoàn thành nghĩa vụ trả thù lao cho bên môi giới; hay bên thuê môi giới có tranh chấp với bên thứ ba do hợp đồng gây tranh cãi mà người thảo hợp đồng là bên môi giới… Các loại tranh chấp trên chỉ có thể giải quyết được nếu có pháp luật về hoạt động MGTM.

Những lí do đã phân tích ở trên cho thấy sự cần thiết phải ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại.

1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới thương mại

Ở Việt Nam, hoạt động môi giới thương mại được điều chỉnh bởi Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các Luật chuyên ngành khác như Luật chứng khoán năm 2006, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006… Các văn bản này thường quy định về chức năng, vị trí, vai trò của người trung gian môi giới, về quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới…

Các Luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại trong các lĩnh vực cụ thể như chứng khoán, bất động sản, hàng hải, bảo hiểm… Do đó, các điều khoản của chúng thường chi tiết và tỉ mỉ hơn Luật thương mại năm 2005. Tuy nhiên, xét một cách cơ bản, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các Luật chuyên ngành khác tập trung điều chỉnh hoạt động môi giới thương mại ở những nội dung sau:

1.2.2.1 Quy định về phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới

Hoạt động môi giới nói chung được điều chỉnh bởi bộ Bộ luật dân sự năm 2005. Hoạt động môi giới thương mại do Luật thương mại năm 2005 điều chỉnh. Hoạt động môi giới trong từng lĩnh vực cụ thể được quy định

trong các luật chuyên ngành. Ví dụ: hoạt động môi giới hàng hải được quy định trong Bộ luật hàng hải năm 2005, hoạt động môi giới chứng khoán do Luật chứng khoán năm 2006 điều chỉnh…

1.2.2.2 Quy định về điều kiện để thương nhân được tiến hành hoạt động môi giới thương mại

Theo Điều 150, Luật thương mại Việt Nam năm 2005, môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Như vậy, theo Luật này, cá nhân, tổ chức muốn tiến hành hoạt động MGTM trước hết phải là thương nhân. Mà thương nhân chính là “các tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh” (khoản 1, Điều 6, Luật thương mại Việt Nam năm 2005).

Những quy định về điều kiện đối với thương nhân môi giới tại Sở giao dịch hàng hóa chặt chẽ hơn so với thương nhân môi giới nói chung. Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa chỉ được phép hoạt động tại Sở giao dịch hàng hóa khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (Điều 69, Luật thương mại Việt Nam năm 2005). Về vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Theo đó, thành viên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp; vốn pháp định là 05 tỷ đồng trở lên; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; các điều

kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa (Điều 19, Nghị định 158/2006/NĐ-CP).

Luật thương mại Việt Nam năm 2005 chỉ quy định một cách khái quát về điều kiện để thương nhân được tiến hành hoạt động MGTM. Điều kiện này được quy định cụ thể hơn ở các luật chuyên ngành.

Ví dụ, theo Luật kinh doanh BĐS năm 2006, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và đăng kí kinh doanh; đồng thời phải có ít nhất một người có chứng chỉ môi giới BĐS (khoản 2, Điều 8). Trong trường hợp cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập, cá nhân này cần đăng kí kinh doanh và có chứng chỉ môi giới BĐS (khoản 3, Điều 8).

1.2.2.3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi

giới

Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định rõ về quyền, nghĩa vụ

của bên môi giới và nghĩa vụ của bên được môi giới. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 không đề cập đến quyền của bên được môi giới.

Từ khái niệm về hoạt động môi giới thương mại (Điều 150, Luật thương mại Việt Nam năm 2005) có thể suy ra, nghĩa vụ quan trọng nhất của bên môi giới là làm trung gian để các bên được môi giới đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Quyền quan trọng nhất của bên môi giới là được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

Cụ thể, Điều 151 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 nêu lên bốn nghĩa vụ của bên môi giới. Trong đó, đáng chú ý nhất là nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tư cách của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ. Đồng thời, bên môi giới không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới.

Song song với những nghĩa vụ được quy định tại Điều 151, bên môi giới có quyền hưởng thù lao môi giới. Quyền này phát sinh từ thời điểm các bên

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí