Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 2

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ VIỆT NAM‌


1.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Từ xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần gắn kết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu KT - XH của nông thôn. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làng nghề nước ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnh thông qua sự tăng trưởng về số lượng và chủng loại ngành nghề sản xuất mới. Một số làng nghề từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần được khôi phục và phát triển. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có được vị thế trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang có sự biến thái, pha tạp giữa làng nghề thực sự mang tính chất thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam.

Cho đến nay, đã có số liệu thống kê về số lượng, loại hình của các làng nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề cũng như mật độ và phân bố trên quy mô toàn quốc nhưng chưa đầy đủ và toàn diện. Nguyên nhân chủ yếu là do tuy đã có tiêu chí phân loại làng nghề và làng nghề truyền thống, nhưng còn chưa thống nhất về cách hiểu và cách thức phân loại giữa các địa phương, dẫn tới một số địa phương vẫn chưa công nhận làng nghề, trong khi đó, nhiều địa phương khác ngoài việc đã công nhận rất nhiều làng nghề, còn thống kê được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn làng có nghề trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, thời điểm thống kê và phương pháp thống kê cũng ảnh hưởng rất lớn đến các thông tin và số liệu về làng nghề do tính biến động liên tục theo nhu cầu thị trường, thay đổi theo mùa vụ sản xuất hoặc theo nguồn nguyên liệu sản xuất. Theo kết quả Nghiên cứu Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam từ 2002 - 2004 trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức JICA của Bộ

NN &PTNT thì hiện có khoảng 2.017 làng nghề. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Môi trường được tổng hợp từ báo cáo chính thức của UBND, Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến tháng 7/2011 thì tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề đã được công nhận và 2.037 làng có nghề chưa được công nhận.

Sự phân bố các làng nghề ở Việt Nam

- Làng nghề truyền thống phân bố và có mật độ không đều giữa các vùng miền trên phạm vi toàn quốc và phản ánh những nét đặc thù của các dân tộc. Ví dụ, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì nghề dệt thổ cẩm, đan lát, nghề gốm là những thế mạnh, mang nặng tính tự cung tự cấp, ở vùng đồng bằng hoạt động làng nghề rất đa dạng từ những hoạt động sản xuất các công cụ sản xuất nông nghiệp đến những hoạt động đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao như chạm bạc, đúc đồng làm các vật dụng thờ cúng…

- Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì vậy, khái niệm làng nghề luôn được gắn với nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, nhưng vẫn duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra “lỗ hổng” trong chính sách phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề.

- Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm từ 60 - 70% trong đó đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tây cũ, Bắc Ninh; Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định… Ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Ở miền Nam chiếm khoảng 16,4% tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ. Nhìn chung, các làng nghề ở khu vực miền Trung và miền Nam tương đối đơn điệu, tập trung chủ yếu vào làm thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản, chế biến lương thực và thực phẩm.

- Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành nghề:

+ Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ: chiếm khoảng 37%;

+ Nhóm làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: chiếm 24%.

+ Nhóm làng nghề dệt, nhuộm, thuộc da: chiếm 5%;

+ Nhóm làng nghề gia công cơ kim khí: chiếm 4%;

+ Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: chiếm 3%;

+ Nhóm làng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc: chiếm 1%;

+ Nhóm làng nghề tái chế chất thải: chiếm 1%;

+ Nhóm các loại hình làng nghề khác: chiếm 24%.

Do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cư cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trường là rò rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư nhưng hậu quả môi trường bị tác động chưa đến mức đáng báo động như miền Bắc. Hơn nữa, do đặc điểm phát triển nên tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống, tận dụng nhân công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phương, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cư quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách có định hướng tại các khu vực này là hết sức cần thiết.

1.2. XU THẾ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM

Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư, và quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây.

Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề trong những năm tiếp theo được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015



Vùng kinh tế

Dệt nhuộm, ươm tơ,

thuộc da

Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn

nuôi, giết mổ


Tái chế phế liệu


Thủ công mỹ nghệ

Sản xuất vật liệu xây dựng, khai

thác đá

Đồng bằng sông

Hồng

2

1

2

2

-1

Đông Bắc

1

1

0

1

0

Tây Bắc

1

1

0

1

0

Bắc Trung Bộ

1

2

1

2

1

Nam Trung Bộ

2

2

1

2

1

Tây Nguyên

1

0

0

2

1

Đông Nam Bộ

1

1

1

2

-1

Đồng bằng sông

Cửu Long

1

1

1

2

-1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 2

Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam)

1.3. CÁC ÁP LỰC TỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ

Với sự phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch của làng nghề tại nông thôn, cùng với sự mất cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng, và sự lỏng lẻo trong quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng, hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực rất lớn đến chất lượng môi trường tại các khu vực làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc Đồng bằng sông Hồng, quan trọng phải kể đến như sau:

- Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ;

- Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân;

- Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống, nên sử dụng lao động mang tính chất gia đình, sản xuất theo kiểu “gia truyền” dẫn tới việc “giấu” công nghệ sản xuất và nguyên liệu, hóa chất sử dụng; chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường;

- Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt;

- Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp, nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không có. Ngay cả trong những trường hợp, nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hướng hình thành các doanh nghiệp/hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ nhưng vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải và BVMT;

- Trình độ sản xuất thấp, và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm được đến sản xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm BVMT rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất coi trách nhiệm xử lý ô nhiễm không phải là trách nhiệm của mình, mà là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Ngay bản thân chính quyền địa phương ở nhiều nơi cũng coi đây là trách nhiệm của Nhà nước phải đầu tư xử lý ô nhiễm, mà không bám sát nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải khắc phục, xử lý ô nhiễm”. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới ô nhiễm môi trường mà sản xuất nghề gây ra;

- Nếp sống tiểu nông, tư duy sản xuất nhỏ, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, nên các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp, nhân công rẻ. Hơn nữa, để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao động.

Trong những năm gần đây, làng nghề Việt Nam đã có sự phát triển về cả số lượng và loại hình làng nghề. Tuy nhiên các làng nghề này đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt là vấn đề về môi trường. Các làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ cũng không nằm ngoài xu thế đó; đòi hỏi cần có những giải pháp phù hợp, kịp thời để hài

Hòa giữa phát triển kinh tế hòa giữa phát triển kinh tế và BVMT.

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN‌‌

2.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trong năm 2012, Đề tài được triển khai thực hiện đối với môi trường làng nghề tại thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định.

2.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tôi đã sử dụng tổ hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: sử dụng trong quá trình rà soát, thống kê và đánh giá tình hình, hiện trạng về hoạt động, quy mô, phân bố và hiện trạng môi trường các làng nghề;

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế tại các địa phương nhằm có được những thông tin chính xác và chi tiết về tình hình môi trường tại các làng nghề;

- Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích mẫu: sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát tại các địa phương nhằm cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu về mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề;

- Phương pháp phân tích, đánh giá: sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá nhằm đưa ra những kết luận xác thực nhất về tình hình, hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, các văn bản, chính sách, chiến lược liên quan đến vấn đề môi trường làng nghề;

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu;

- Phương pháp kế thừa: kế thừa các số liệu, dữ liệu từ các dự án, nhiệm vụ mà Cục BVMT trước đây, các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan tư vấn đã thực hiện có liên quan đến việc kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề;

Do thời gian hạn chế nên tôi đã lựa chọn 5 làng nghề điển hình, tiêu biểu về loại hình sản xuất và mức độ ô nhiễm trên phạm vi cả nước để thống nhất với các địa phương và tiến hành điều tra, khảo sát. Nội dung khảo sát chủ yếu tập trung đánh giá tình hình thực hiện công tác BVMT làng nghề tại các địa phương, lấy và phân tích các loại mẫu nước, khí thải và chất thải rắn (CTR) nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌‌

PHẦN A: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC BỘ


3.1. THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.1. Tổng quan làng nghề Hà Nội

Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề (chiếm gần 59% tổng số làng nghề trên địa bàn). Trong đó, có 272 làng nghề được UBND Thành phố cấp bằng công nhận làng nghề, (số làng nghề truyền thống được công nhận là 198), với 166 “nghệ nhân Hà Nội” và hàng ngàn thợ giỏi. Có tới 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm ngành nghề đang phát triển mạnh như: Gốm sứ, dệt may, da giầy, điêu khắc, khảm trai, sơn mài, mây tre, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, chế biến nông sản, cơ khí…

Tổng số lao động tham gia sản xuất trong các làng có nghề là hơn 600.000 người với 168.676 hộ sản xuất, 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 doanh nghiệp tư nhân, 164 HTX và 50 hội, hiệp hội. Số lao động trong các làng nghề được công nhận là hơn 300.000 người, thu nhập bình quân của một lao động làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề ước đạt 1,4 triệu đồng/người/tháng.

Cả năm 2010, giá trị sản xuất của các làng nghề ước đạt 8.663 tỷ đồng, chiếm 8,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Trong đó, giá trị sản xuất của 272 làng nghề được công nhận ước đạt 7.128 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2010 sản phẩm của các làng nghề ước đạt 804,5 triệu USD, chiếm khoảng 10,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.

Các làng nghề được phân bố rộng khắp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm 21/29 quận, huyện và thị xã (ngoại trừ 4 quận nội thành và các quận Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân). Các làng nghề tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Trong đó, các huyện có số lượng làng nghề được công nhận nhiều nhất của Hà Nội là huyện Phú Xuyên (37 làng nghề), Thanh Oai (54 làng nghề) và Thường Tín (44 làng nghề).

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí