Bản Đồ Vị Trí - Hành Chính Các Huyện Miền Núi Khu Vực Trị - Thiên

Hình 2 1 Bản đồ vị trí hành chính các huyện miền núi khu vực Trị Thiên 1


Hình 2.1. Bản đồ vị trí - hành chính các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên

50

- Vị thế tự nhiên: nằm giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên và kết nối các hệ thống di sản văn hóa 2 miền Nam - Bắc của đất nước. Đặc biệt, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên nằm trên Con đường di sản miền Trung, Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại tạo nên sự đa dang dạng và phong phú về TNDL. Đồng thời, hệ thống núi cao, đồ sộ và phạm vi rộng lớn tạo ra phân hóa sâu sắc về tự nhiên.

Như vậy, với vị trí đặc biệt này các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên chính là điểm nối kết ở khu vực biên giới phía tây và vị trí trung tâm của cả nước. Các tuyến DL quan trọng mang tầm vóc quốc tế và quốc gia đang tạo nên những lợi thế nhất định trong phát triển kinh tế nói chung và PTDL nói riêng.

2.1.2. Đặc điểm địa chất

Cấu trúc địa chất - kiến tạo ảnh hưởng đến đặc trưng địa hình, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, cảnh quan sinh thái, các quá trình phát sinh tai biến thiên nhiên. Lãnh thổ NC phân bố các thành tạo địa chất có tuổi từ Proterozoi đến Đệ tứ, bao gồm: đá magma xâm nhập, phun trào, các thành tạo trầm tích và biến chất. Nhìn chung, hoạt động tân kiến tạo (nội sinh) kết hợp quá trình ngoại sinh đã tạo nên sự đa dạng của cảnh quan với các dạng tài nguyên thiên nhiên độc đáo (hang động karst, khối đá có hình thái đẹp, vách núi trên đá vững chắc tạo cảm giác mạnh cho khách DL. Ngoài ra quá trình địa chất còn tạo ra các nguồn nước khoáng nóng) cho PTDL. Trên cơ sở phân tích bản đồ địa chất khoáng sản (1:200.000) các tờ Lệ Thủy, Quảng Bình [10]; Hướng Hóa - Huế - Đà Nẵng [11] và kết quả NC về địa chất, khoáng sản của các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [15], [110], lãnh thổ NC có đặc điểm sau (hình 2.2):

2.1.2.1. Địa tầng

Phụ giới NeoProterozoi - Giới Paleozoi, hệ Cambri, thống hạ, phụ giới này chỉ có hệ tầng Núi Vú (NR3 - 1nv) lộ ra hạn chế ở các xã A Bung và A Pey - A Dang (A Lưới) với diện tích 100 km2. Đặc điểm thạch học là khối lượng lớn đá sẫm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

màu, đi cùng với phiến đá thạch anh, đá phiến kết tinh, đá phiến sericit, quarsit; góc dốc 50 - 800, bề dày hệ tầng 1300 - 1500 m.

Giới Paleozoi (PZ), các hệ tầng chính bao gồm: hệ tầng A Vương (2 - O1av) phân bố không nhiều dọc sông Thạch Hãn, khu vực La Sam, Tà Long, Làng Vây, A Vao, Tà Lao, Tà Rụt; thành phần thạch học chủ yếu đá phiến thạch anh hai mica, đá


51



Hình 2 2 Bản đồ địa chất các huyện miền núi khu vực Trị Thiên 52 phiến 2

Hình 2.2. Bản đồ địa chất các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên


52

phiến thạch anh, đá phiến biotit - thạch anh, đá phiến sét chứa hữu cơ. Hệ tầng Long Đại (O3 - S1lđ) phân bố khá rộng rãi ở phía bắc cầu ĐaKrông, hồ Rào Quán và tây nam - đông bắc Bốt Đỏ (A Lưới); thành phần là cát bột kết, đá phiến sét, thấu kính đá vôi. Hệ tầng Đại Giang (S2đg) chiếm diện tích rất hẹp ở phía tây bắc huyện Hướng Hóa; cấu tạo bởi trầm tích lục nguyên gồm: cát kết, cát kết dạng quarzit, bột kết, đá phiến sét xen kẹp đá vôi sét, đá vôi có chứa hoá đá bảo tồn tốt. Hệ tầng Tân Lâm (D2tl) lộ ra với diện tích không lớn ở Tân Lâm, Hướng Lập, Đá Bàn - Tà Rùng (Quảng Trị) và dọc theo đứt gãy ĐaKrông - Huế; thành phần thạch học chủ yếu cát

- sạn kết thạch anh, cát kết dạng quarzit, bột kết, đá phiến sét tím gụ chứa hóa thạch tay cuộn (Brachiopoda), sét vôi, thấu kính đá vôi. Hệ tầng Cò Bai (D2-3cb) có quan hệ bất chỉnh hợp với hệ tầng Tân Lâm, lộ ra ở Tà Rùng, khu vực Nam Đông,... với diện tích lộ khoảng vài chục km2; thành phần thạch học chủ yếu là đá vôi phân lớp màu đen xen đá vôi silic, thấu kính silic vôi, đá vôi xám sáng phân lớp trung bình - mỏng, thấu kính sét vôi màu đen. Hệ tầng La Khê (C1lk) nằm kế tiếp với hệ tầng Cò Bai; thành phần thạch học gồm cát kết hạt thô, cát kết dạng quarzit xen đá phiến sét, bột kết màu xám, sét than. Hệ tầng A Lin (P2al) phân bố dọc theo hệ thống đứt gãy ĐaKrông - A Lưới đến đèo Pê Ke, thượng nguồn sông Thạch Hãn đến A Lưới.

Giới Mesozoi, các hệ tầng chính bao gồm: Hệ tầng A Ngo (J1an) phân bố ở phía tây của Hướng Hoá, A Lưới; thành phần thạch học: xen kẽ cuội - sạn kết, cát kết và đá vôi có chứa hóa thạch chân rìu (Cardinia). Hệ tầng Mụ Giạ (K2mg) phủ không chỉnh hợp trên các trầm tích Paleozoi và granit Permi - Trias, phân bố dọc đường Hồ Chí Minh Tây; thành phần thạch học: cuội kết, dăm kết, sạn kết gắn kết kém.

Giới Kainozoi: thành tạo phun trào bazan Pliocen - Pleistocen hạ (βN2 - Q1) phân bố ở nhiều nơi có độ cao khác nhau như: A Dua (600 - 700 m), Cùa (30 - 100 m). Đệ tứ không phân chia (Q) rất đa dạng bao gồm tàn - sườn tích (edQ) phát triển trên các loại đá gốc có thành phần, nguồn gốc, tuổi khác nhau.

2.1.2.2. Các thành tạo magma xâm nhập

Hoạt động magma xâm nhập ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên xảy ra mạnh mẽ và đa dạng, bao gồm 10 phức hệ: Hiệp Đức (PZ1hđ), Núi Ngọc (GbPZ1nn), Điện Bông (GPZ1đb), Trà Bồng (Di - GDi O-Stb), Đại Lộc (GaD1đl), Bến Giằng - Quế Sơn (GDi-G PZ3bg- qs), Chaval (GbaT3cv), Hải Vân (GaT3hv), Bà Nà (GE2bn), Măng Xim (SyE2mx) và một số đai mạch chưa rõ tuổi. Thành phần thay đổi từ mafic, trung tính đến axit, có tuổi từ Paleozoi đến Paleogen.

2.1.2.3. Các đứt gãy kiến tạo và vận động tân kiến tạo

Các đứt gãy kiến tạo, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên nằm trong đới Trường Sơn bắc với cấu trúc dạng tuyến. Hệ đứt gãy chủ yếu hướng tây bắc - đông nam (đứt gãy Rào Quán). Cấu trúc dạng chạc ba với sự xuất hiện các đứt gãy nan quạt tạo nên sự xoay của cấu trúc địa chất dần sang hệ đứt gãy á vĩ tuyến (đứt gãy Rào Thanh - đường quốc lộ 9), hình thành nên dãy Hoành Sơn. Ngoài ra còn có đứt gãy sâu ĐaKrông - A Lưới (có độ sâu rất lớn khoảng 25 - 30 km, hướng đông bắc); các đứt gãy nội đới có mặt rất nhiều theo các phương khác nhau như: các đứt gãy Bản Gôn - Thượng Tía - sông Hữu Trạch, sông Tả Trạch, Rào Trăng,...

Vận động tân kiến tạo, có thể chia lãnh thổ NC thành các khối kiến trúc tân kiến tạo chủ yếu sau đây: các khối kiến trúc nâng mạnh dạng vòm, khối tảng với biên độ lớn hơn 1500 m, điển hình như khối nâng Vĩnh Ô (các khối núi là động Voi Mẹp 1701 m, động Sa Mùi 1617 m) và khối nâng A Lưới. Các khối kiến trúc nâng trung bình yếu đó là các khối nâng ĐaKrông với biên độ nâng 500 - 1000 m. Các khối kiến trúc nâng yếu có biên độ 300 - 500 m, gồm diện tích còn lại thuộc núi thấp xen đồi.

Một số kết luận chung về ý nghĩa của cấu trúc địa chất đối với sự PTDL của các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên như sau:

- Xét theo đặc điểm thạch học: các thành tạo địa chất có nhiều giá trị cho PTDL bao gồm: các đá trầm tích Carbonat thuộc hệ tầng Cù Bai, hệ tầng tạo nên các địa hình karst mặt và karst ngầm cùng với hệ thống hang động. Tuy nhiên trên lãnh thổ NC, các hang động thuộc hệ tầng La Khê thường có quy mô nhỏ còn hang động thuộc tầng Cù Bai có quy mô lớn hơn và có nhiều cảnh quan đẹp thường phân bố phía tây bắc của các huyện miền núi Trị - Thiên, đường đi vào tương đối khó khăn. Các đá trầm tích với nhiều màu sắc và độ bền vững khác nhau lộ ra ở dọc bờ và lòng các sông suối; đồng thời dưới tác động của nước, các đá này bị đào mòn chọn lọc tạo nên khối đá, vách đá tương đối đa dạng như thác A Nôr, thác Mơ, thác Chênh Vênh. Các đá trầm tích dọc sông Thạch Hãn, sông Xê Pôn, sông Bồ, sông Hữu Trạch có góc dốc thoải, các sườn vách dốc đứng bên bờ sông phía ngược hướng dốc của mặt lớp, sườn vách dốc các con sông, lòng sông phát triển theo mặt lớp thường có trắc diện thoải, nhiều đoạn lộ trơ đá gốc có mặt phẳng như mặt bàn tạo nên 2 dạng địa hình khác nhau có giá trị du lịch. Các thành tạo phun trào bazan tuổi Nêogen - Đệ Tứ do đá bazan cấu tạo nên các bề mặt nghiêng thoải, lớp vỏ phong hoá dày, có giá trị phát triển cây công nghiệp dài ngày, trở thành điểm tham

quan du lịch. Đồng thời các khe nứt nguyên sinh trong đá bazan và hiện tượng phong hoá đồng tâm cũng tạo nên cảnh quan đẹp. Các đá magma thuộc phức hệ Trường Sơn với độ bền vững cao, tạo nên các khối núi cao và đẹp. Do độ bền vững của đá granit đã tạo nên các dốc đứng trên sườn núi, thác nước cao ở lòng sông suối cũng như hình thành các khối đá sót có kích thước, hình thù khác nhau trên bề mặt tương đối bằng phẳng. Các thành tạo ít có giá trị hoặc gây cản trở cho PTDL gồm đất đá trầm tích, biến chất có tuổi Paleozoi, Mezozoi hoặc các thành tạo có độ bền vững thấp dễ dẫn tới trượt lở, xói mòn đất.

- Xét về mặt quá trình địa chất hiện đại: thông qua phạm vi các đới đứt gãy kiến tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thăm dò, khai thác để sử dụng các điểm nước nóng dựa vào quy luật xác định nguồn gốc phát sinh của chúng. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến những nền móng địa chất không ổn định trong quy hoạch, thiết kế các công trình phục vụ DL.

2.1.3. Tài nguyên địa hình và địa mạo

Tổng hợp các dữ liệu từ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam [10], [11] và một số công trình NC về Địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Trị của Trương Quang Hải, Nguyễn Cao Huần (2006) [22], Trần Nghi (2004) [40], Trần Tân Văn (2005)

[110] địa hình và địa mạo tại lãnh thổ NC có những đặc điểm chính sau:

2.1.3.1. Địa hình

- Địa hình núi trung bình với độ cao tuyệt đối từ 1000 m trở lên chiếm khoảng 10 - 25% diện tích lãnh thổ NC. Trong đó có hai bậc địa hình phổ biến: bậc cao từ 1500 - 2000 m xuất hiện ở khu vực bắc Hướng Hoá với khối núi cao điển hình là Sa Mùi (1617 m), Voi Mẹp (1701 m); bậc cao từ 1000 - 1500 m có nhiều đỉnh cao như Động Vàng Vàng (1250 m), Động Châu (1254 m),… Về hình thái, các bề mặt đỉnh san bằng sót có dạng bề mặt chia nước phức tạp, hẹp, đỉnh nhọn và thường kéo dài theo

phương các dãy núi; độ dốc sườn lớn, phổ biến là khoảng 20 - 350; chia cắt sâu khoảng

300 - 500 m/km2, 650 m/km2, phân cắt ngang phổ biến dưới 1,5 - 2 km/km2.

- Khu vực núi thấp với độ cao tuyệt đối 300 - 1000 m chiếm khoảng 20 - 35% diện tích lãnh thổ NC. Trong đó, có 2 bậc địa hình phổ biến từ 300 - 400 m và 600 - 700 m phân bố phổ biến ở các thung lũng giữa núi khá rộng của Tà Rụt, A Vao (ĐaKrông), khu vực phía tây, tây nam các vùng núi trung bình động Ngai, đông A Lưới và Bạch Mã. Về hình thái, ít hiểm trở hơn; chia cắt sâu ở các mức độ khác nhau từ 50 đến hơn 300 m/km2; chia cắt ngang dao dộng từ 0,5 đến 1,3 km/km2

- Địa hình khối núi bóc mòn karst có diện tích nhỏ so với cả nước, chúng là khối núi đá vôi còn sót lại nằm ở phía nam của lãnh thổ Việt Nam. Phân bố khá tập trung ở phía bắc khối núi Động Sa Mùi (diện tích 20 km2), nằm ở độ cao 400 - 500 m, có vách đứng đỉnh bằng phẳng bị phân cắt mạnh. Địa hình karst còn phân bố dọc đường Hồ Chí Minh Tây, phía nam quốc lộ 9, tạo nên một dải hẹp kéo dài có sườn dốc, đỉnh nhọn.

- Địa hình đồi trước núi xâm thực - bóc mòn có sự phân bố khá liên tục, chiếm khoảng 39,1% diện tích lãnh thổ NC. Độ cao địa hình phần lớn dưới 250 m được chia làm 3 kiểu: gò đồi thấp (10 - 50 m), gò đồi trung bình (50 - 125 m) và đồi cao (125 - 250 m); hầu hết có dạng đồi bát úp, đỉnh rộng, sườn thoải 20 ÷ 250. Đây là dạng địa hình thường nằm dọc theo các chân núi tạo thành các dải địa hình đồi kéo dài.

2.1.3.2. Địa mạo

Dựa vào nguồn gốc hình thái, địa mạo các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên được chia thành 4 nhóm địa hình và 8 kiểu địa hình khác nhau (hình 2.3)

- Nhóm núi kiến tạo - bóc mòn: được hình thành trên đới nâng tân kiến tạo. Trong đó, từ độ cao tuyệt đối từ 300 - 2000 m là kiểu địa hình dãy núi kiến tạo - bóc mòn dạng địa luỹ, vòm khối tảng tạo chủ yếu bởi đá biến chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở, lăn trượt. Từ độ cao 1000 - 2000 m là kiểu địa hình dãy và khối núi cấu trúc - bóc mòn dạng vòm khối tảng, tạo chủ yếu bởi đá phun trào, chia cắt mạnh đến trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở; và kiểu địa hình dãy, khối núi kiến tạo - bóc mòn - thạch học dạng vòm, vòm địa luỹ bởi đá xâm nhập chia cắt mạnh, sườn dốc, với quá trình đổ lở.

- Nhóm núi bóc mòn - xâm thực: phát triển trên đới nâng tân kiến tạo với kiểu địa hình chính là trên cấu trúc uốn nếp, uốn nếp khối tảng, tạo bởi trầm tích lục nguyên, bị chia cắt trung bình, sườn dốc đến dốc thoải với quá trình lăn trượt và rửa trôi trên bề mặt sườn, phân bố độ cao tuyệt đối chủ yếu từ 300 - 1000 m.

- Nhóm thung lũng và trũng giữa núi kiến tạo - xâm thực, xâm thực - tích tụ: cũng được hình thành trên đới nâng tân kiến tạo bao gồm kiểu địa hình thung lũng, trũng giữa núi kiến tạo - xâm thực với bề mặt dạng đồi và dãy đồi, tạo bởi đá trước Kainozoi và các dải trầm tích Neogen - Đệ Tứ với quá trình xâm thực, rửa trôi phân bố ở khu vực có độ cao tuyệt đối từ 20 - 1000 m. Kiểu địa hình thung lũng, trũng kiến tạo - xâm thực với bề mặt dạng đồi phân bậc, tạo bởi trầm tích Neogen - Đệ Tứ, với quá trình rửa trôi, xói rửa phân bố ở khu vực có độ cao từ 20 - 100 m. Kiểu địa hình thung lũng, trũng xâm thực - bóc mòn với bề mặt dạng đồi, cấu tạo bởi đá gốc khác nhau với quá trình rửa trôi, xói rửa phân bố ở độ cao từ 100 - 300 m.



Hình 2 3 Bản đồ phân kiểu địa hình các huyện miền núi khu vực Trị Thiên 3

Hình 2.3. Bản đồ phân kiểu địa hình các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên

57

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023