Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Và Danh Lam Thắng Cảnh

2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá

2.2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, tạo nên một hệ thống lưu giữ giá trị của rất nhiều DTLS - văn hóa. Đây được coi là nhóm TN nổi trội, đặc trưng tạo nên sự khác biệt về so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Theo thống kê, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có tổng số 60 di tích đã được xếp hạng (phụ lục 10.2) và có sự phân bố không đều khá rõ nét giữa các vùng NC. Trong đó, có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt (điểm vượt đường 9 của đường dây 559 thuộc xã ĐaKrông), 12 di tích cấp quốc gia (huyện Hướng Hóa: 3 điểm di tích, huyện ĐaKrông: 1 điểm di tích, huyện A Lưới: 8 điểm di tích). Ngoài ra còn có 47 di tích cấp tỉnh và nhiều các DTLS - văn hóa nhỏ lẻ khác. Các di tích văn hoá - nghệ thuật, danh lam thắng cảnh với những giá trị độc đáo về kiến trúc, văn hoá, lịch sử và tâm linh, có ý nghĩa đối với PTDL. Đặc biệt, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh Tây, quốc lộ 9 và quốc lộ 49,...

2.2.2.2. Lễ hội truyền thống

Các lễ hội truyền thống thường gắn liền với DTLS - văn hóa, các hoạt động tín ngưỡng. Phần lớn lễ hội được tổ chức với quy mô nhỏ, thời gian diễn ra lễ hội ngắn. Hiện nay, tại khu vực NC gồm có 6 lễ hội chính đang được bảo tồn thông qua tái hiện lại trong các sự kiện, lễ hội văn hoá, thể thao thường kỳ: Aza Koonh (lễ cầu mùa), lễ hội ARiêu Car và lễ hội ARiêu Ping (lễ hội giỗ tổ tiên và tái hiện vòng đời), lễ ATan Pa Nuôn (lễ cúng thần Núi và thần Đất), lễ Apier (lễ trỉa lúa), lễ Tưka

bôn (lễ cúng cơm mới) [88], [100]. Trong đó, Lễ hội Aza Koonh đã được công nhận

là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia ngày 20/12/2019. Các trò chơi dân gian nằm trong dự án bảo tồn của huyện miền núi khu vực Trị - Thiên, bao gồm: trò chơi bắn nỏ, đẩy gậy, nhảy vòng, đi cà kheo, ném vòng bắt duyên. Đây là các trò chơi thường diễn ra vào các dịp Tết, lễ hội từ tháng 5 đến tháng riêng là chủ yếu, thu hút nhiều người tham gia.

2.2.2.3. Các tài nguyên văn hoá khác

- Nghề và làng nghề truyền thống: lãnh thổ NC có nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm độc đáo. Theo thống kê đến tháng 3/2019, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên có 19 làng nghề (phụ lục 10.3) được UBND tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận và nằm trong đề án củng cố, khôi phục và phát triển làng nghề, nghành nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn từ

2013 - 2020 và từ 2020 - 2025 [99], [103]. Trong đó, huyện Hướng Hóa có 4 làng nghề, huyện ĐaKrông có 6 làng nghề, huyện A Lưới có 3 làng nghề và huyện Nam Đông gồm có 6 làng nghề. Ngoài ra, nghề dệt Zèng (thổ cẩm) của người Tà Ôi ở huyện A lưới đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là DSVH phi vật thể Quốc gia vào năm 2016. Nhiều sản phẩm dệt Zèng đã được xuất khẩu ra nước ngoài và ngày càng thu hút khách DL tham quan và trải nghiệm. Bên cạnh đó còn có các điểm tham quan kinh tế, tại khu vực NC có 2 cửa khẩu quốc tế và 2 cửa khẩu quốc gia. Trong đó, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hóa) được thành lập khá sớm, ý nghĩa quan trọng nhất trong tỉnh Quảng Trị về mặt giao lưu hàng hóa, buôn bán giữa các nước nằm phía tây dãy Trường Sơn.

- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: văn hóa cộng đồng dân tộc ít người Bru - Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu chiếm đa số. Đây là 3 cộng đồng dân tộc ít người sống lâu đời, tập chung nhất ở vùng Trường Sơn. Do vậy, đây là nhân tố chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển, đa dạng hóa các loại hình, SPDL như: cấu trúc nhà ở truyền thống : mỗi dâ n tộ c ở từng địa phương đều có nhà truyền thống với những

nét biểu trưng riêng của dân tộc họ . Cấu trúc các ngô i nhà đươc

thiết kế nghệ thuậ t

và chạm khắc công phu , trang trí khéo léo và mang đậ m bản sắc dâ n tộ c như: nhà sàn của dân tộc Bru - Vân Kiều; kiểu nhà dài, nhà moong, nhà rông của người Tà Ôi; nhà gươi của người Cơ Tu . Làn điệu dân ca , nhạc cụ truyền thống: nền vă n hóa

mang những nét đặ c sắc riê ng của từ ng dâ n tộ c đã tao nê n sư ̣ đa daṇ g và phong phu

về mặ t tinh thần cho cộ n g đồng các dâ n tộ c . Các làn điệu dân ca nổi tiếng được các huyện duy trì bảo tồn, phát huy định kì hàng năm như: điệu Cha chấp (lối vừa hát vừa kể rất phổ biến của người Bru - Vân Kiều); Kaarr Lơi (Ka Lơi), Târ A (dân ca

của nhóm người Pa Cô thuộc Tà Ôi), điệu đi sim (hình thức hát nam nữ của người

Bru - Vân Kiều); Ba Boih (dân ca Cơ Tu ); ru con (Pa Cô, Pa Hy, Cơ Tu), cũng như các điệu múa dân tộc truyền thống khác như: múa Dazã (Cơ Tu, Tà Ôi), múa Aza,

múa cầu mùa (Pa Cô)... Đi cùng với các làn điệ u dâ n ca và điệ u múa là các nhac cu

dân tộc rất phong phú như trống , cồng, chiêng, sáo, tù và khèn,... Ngoài ra, mỗi dâ n tộ c còn có mộ t kho truyệ n cổ tích thể hiệ n sư ̣ mậ t thiết của chế độ x ã hội với tập

quán nghi lê,

̉ duṇ g cô ng cu,

vũ khí đấu tranh, khả năng sáng tạo của họ . Văn hóa

ẩm thực : các món ăn mang nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc như: các món ăn

đươc chế biêń từ ng ũ cốc như xôi thui ống , cơm ống /lam (adeep ihoor)..., bánh

Aquat và Adeep man (Pa Cô ). Các món ăn chế biến từ cá , thịt và côn trùng nhuyễn

thể như: cá gói lá rừng vùi tro , con dế (Anút), kiến chua (Aling ca xâ u ),... các loại rượu cũng rất đa dạng.

- Các hoạt động văn hoá, thể thao: khu vực NC là nơi có điều kiện tổ chức, triển khai các hoạt động văn hoá, thể thao như: triển lãm, hội chợ thương mại, sự kiện thể thao - văn hoá, văn nghệ địa phương, phiên chợ vùng cao... thu hút khách DL với nhiều mục đích khác nhau.

Như vậy, hệ thống TNDL văn hoá trên lãnh thổ NC rất phong phú và đa dạng với những giá trị văn hóa riêng, đặc sắc. Mặt khác, yếu tố vị trí địa lí kết hợp cảnh quan tự nhiên và DTLS - văn hoá có tính tập trung tại một số khu vực đã là lợi thế so sánh trong PTDL giữa các quần thể DL lân cận nổi tiếng khác của miền Trung.

2.3. Phân vùng địa lí tự nhiên cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên

2.3.1. Chỉ tiêu phân vùng địa lí tự nhiên

Dựa theo các nguyên tắc ở mục 1.4.6.2 và phương pháp phân vùng ĐLTN mục 1.4.6.3; kế thừa các kết quả nghiên cứu về phân vùng ĐLTN của Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997) [21]; cũng như đặc điểm của lãnh thổ NC, các chỉ tiêu được lựa chọn trong phân vùng ĐLTN, bao gồm:

- Á vùng: theo Hoàng Đức Triêm (1990) [80] "vùng là một tổng thể lãnh thổ tự nhiên được phân hoá ra trong một tỉnh địa lí với diện tích dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn km2, có một cấu trúc thẳng đứng tương đối đồng nhất về nền địa chất, một kiểu địa hình phát sinh, một kiểu khí hậu, một kiểu thuỷ văn chủ yếu và liên quan với chúng là một đại tổ hợp đất, một loạt quần hợp thực vật chủ yếu và bao gồm một tập hợp có quy luật các cấp phân vị nhỏ hơn". Theo đó, á vùng chính

là cấp bổ trợ (thứ cấp) cấp vùng, trong đó chỉ tiêu cấp phân vị á vùng là sự tương đồng về hướng sơn văn. Từ chỉ tiêu này, tiếp tục xác định theo chỉ tiêu điều kiện khí hậu (thay đổi nhiệt - ẩm) dưới tác động của độ cao địa hình (quy luật đai cao)

- Tiểu vùng: chỉ tiêu tách các á vùng thành các tiểu vùng dựa vào sự thống nhất của một kiểu địa hình (khối núi, khu vực đồi, dạng đồng bằng, dạng thung lũng…) trên một nền nhan thạch tương đồng về tuổi. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay việc phân cấp độ cao địa hình miền đồi núi vẫn chưa thống nhất giữa các nhà NC. Hoàng Đức Triêm (1990) [80] đã chỉ lấy độ cao tuyệt đối 500 m để phân chia ranh giới vùng đồi và núi dựa trên sự phân hoá cảnh quan. Đối với phân chia địa hình chi tiết hơn, Trần An Phong (1995) [47] và Nguyễn Huy Phồn

(1996) [48] trong quá trình đánh giá cảnh quan theo quan điểm sinh thái, phát triển bền vững ở vùng trung tâm miền núi Bắc Bộ của Việt Nam đã phân chia như sau: địa hình đồi phải có độ cao tuyệt đối từ 50 - 500 m; núi thấp từ 500 - 1000 m; núi TB từ trên 1000 - 2000 m, núi cao là trên 2000 m. Dựa vào sự phân hoá ĐLTN của các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên, tác giả đã lựa chọn kế thừa kết quả phân cấp độ cao địa hình của Vũ Tự Lập (1978) [30] với các cấp địa hình dựa vào độ cao tuyệt đối như sau: địa hình đồi từ 50 - 500 m; địa hình núi thấp từ trên 50 - 1500 m; địa hình núi TB từ trên 1500 - 2500 m; trên 2500 m là địa hình núi cao. Theo đó, một lãnh thổ được coi là địa hình đồi hay núi (núi thấp, núi TB, núi cao) phải chiếm ít nhất trên 50% diện tích so với tổng diện tích tự nhiên của lãnh thổ đó. Đồng thời, chỉ tiêu các quần thể sinh vật (các kiểu thảm thực vật, HST chính) được sử dụng dựa trên mối quan hệ tổng thể các hợp phần tự nhiên giữa chúng tại mỗi tiểu vùng.

2.3.2. Kết quả phân vùng địa lí tự nhiên

- Trên cơ sở sự phân hoá các hợp phần tự nhiên cùng với các chỉ tiêu đã xác lập trên lãnh thổ nghiên cứu. Các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên được chia ra làm 2 á vùng. Ranh giới giữa 2 á vùng được xác định dựa theo đường phân thuỷ của dãy Trường Sơn.

- Ở cấp tiểu vùng, á vùng Đông Trường Sơn được tách ra 5 tiểu vùng, á vùng Tây Trường Sơn được tách ra 3 tiểu vùng. Kết quả hệ thống các đơn vị phân vùng ĐLTN các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên được thể hiện ở bảng 2.2 và hình 2.8.

Bảng 2.2. Hệ thống các đơn vị phân vùng địa lí tự nhiên trên lãnh thổ NC


Á vùng

Tiểu vùng

hiệu

A. Á vùng Đông Trường Sơn

1. Tiểu vùng núi trung bình và thấp thượng nguồn bắc sông Thạch Hãn

A.1

2. Tiểu vùng đồi thượng nguồn sông Thạch Hãn

A.2

3. Tiểu vùng núi trung bình và thấp thượng nguồn nam sông Thạch Hãn

A.3

4. Tiểu vùng núi trung bình và thấp thượng nguồn sông Hương

A.4

5. Tiểu vùng đồi thượng nguồn sông Hương

A.5

B. Á vùng Tây Trường Sơn

1. Tiểu vùng núi trung bình và thấp thượng nguồn sông Sê Phăng Hiêng

B.1

2. Tiểu vùng đồi thượng nguồn sông Xê Pôn

B.2

3. Tiểu vùng núi trung bình và thấp sông A Sáp

B.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.



Hình 2 8 Bản đồ phân vùng ĐLTN cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị Thiên 1

Hình 2.8. Bản đồ phân vùng ĐLTN cho PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên


78

2.4. Phân hóa điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch theo các tiểu vùng

2.4.1. Á vùng Đông Trường Sơn

Á vùng chiếm khoảng 2816,32 km2 (68%) trong tổng diện tích đất tự nhiên các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Phía bắc và phía tây của á vùng nằm phía đông dãy Trường Sơn (theo đường phân thuỷ); phía đông, đông nam giáp với huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hải Lăng (Quảng Trị), huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) và thành phố Đà Nẵng. Á vùng chủ yếu là dạng địa hình đồi cùng với cấu trúc sơn văn theo hướng tây bắc - đông nam do đó chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa tây nam. Các yếu tố khí hậu đặc trưng của gió mùa tây nam như nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối, tần suất,... biểu hiện rõ ràng hơn so với á vùng tây Trường Sơn. Toàn bộ á vùng được chia làm 5 tiểu vùng tương ứng ĐKTN và TNDL như sau:

- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp thượng nguồn bắc sông Thạch Hãn (A.1): tiểu vùng có diện tích khoảng 453,1 km2, chiếm 10,9% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn lãnh thổ NC. Vị trí nằm thượng nguồn phía bắc của sông Thạch Hãn; diện tích của tiểu vùng thuộc huyện Hướng Hoá và một phần phía đông

bắc huyện ĐaKrông. Phía tây bắc chạy theo đường chia nước của dãy núi Trường Sơn, tiếp giáp với tiểu vùng núi trung bình và núi thấp thượng nguồn sông Sê Phăng Hiêng (á vùng tây). Tiểu vùng thuộc hệ tầng địa chất A Ngo, tuổi Paleozoi và hệ tầng Long Đại, tuổi Ordovic - Silua. Trong tiểu vùng phát triển hệ thống đứt gãy tây bắc - đông nam (đứt gãy Rào Quán), mặt trượt nghiêng với góc dốc 30 - 400.

Địa hình phần lớn có độ cao trên 1000 m, kiểu địa hình chính là: dãy và khối núi kiến tạo - bóc mòn - thạch học dạng vòm, vòm địa luỹ được hình thành do đá xâm nhập chia cắt mạnh, sườn dốc, với quá trình đổ lở; kiểu dãy, khối núi kiến tạo - bóc mòn thạch học dạng vòm, vòm địa luỹ, tạo chủ yếu bởi đá xâm nhập chia cắt mạnh, sườn dốc cùng với quá trình đổ lở. Khí hậu tiểu vùng chịu ảnh hưởng khá rõ nét của sự phân dị về địa hình, tạo nên vành đai nhiệt đới dưới 700 m và vành đai á nhiệt đới trên 700m. Trong phạm vi tiểu vùng có các khoanh vi SKH chính lần lượt như sau: IIA1a, IIIA2a, IVA3a; đây là những loại SKH có nhiệt độ trung bình năm

khoảng từ 22- 240C và không có mùa lạnh; tại những nơi địa hình cao hơn (theo quy

luật đai cao) nhiệt độ giảm xuống còn < 200C và có mùa lạnh ≤ 2 tháng hoặc từ 3 - 4 tháng; lượng mưa trung bình năm rất nhiều khoảng ≥ 2500 mm và không có mùa

khô. Sông ngòi, có mật độ sông khá dày, chịu sự chi phối của sông Thạch Hãn, độ dốc lớn; chế độ thuỷ văn thường cạn vào mùa khô, gây lũ vào mùa mưa. Sinh vật cũng có sự phân hoá thể hiện trong kiểu thảm thực vật. Thảm thực vật tự nhiên bao gồm cả 2 đai (nhiệt đới, á nhiệt đới) với rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm và trảm cây bụi, cỏ thứ sinh.

Nhìn chung, TNDL tự nhiên tương đối nghèo nàn, chỉ có TN sinh vật là giàu có. Mặt khác, dân cư phân bố phân tán, hầu như chưa có TNDL văn hoá nào nổi trội.

- Tiểu vùng đồi thượng nguồn sông Thạch Hãn (A.2): tiểu vùng có diện tích khoảng 594,2 km2, chiếm 14,3% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn lãnh thổ NC. Tiểu vùng có diện tích hầu hết nằm trong huyện ĐaKrông, phía đông và đông nam tiếp giáp huyện Cam Lộ, Hải Lăng; phía tây là ranh giới với á vùng tây Trường Sơn; phía nam giáp tiểu vùng núi trung bình và núi thấp thượng nguồn nam sông Thạch Hãn; phía bắc giáp tiểu vùng núi trung bình và núi thấp thượng nguồn bắc sông Thạch Hãn (á vùng đông). Như vậy, đây là tiểu vùng chuyển tiếp của dãy

núi Trường Sơn với bề mặt tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình chủ yếu dưới 500 m, độ dốc nhỏ. Tiểu vùng thuộc nhiều hệ tầng địa chất khác nhau, bao gồm hệ tầng A Ngo tuổi Paleozoi, hệ tầng Tân Lâm tuổi Devon, hệ tầng Long Đại, tuổi Ordovic - Silua. Tiểu vùng NC thuộc kiến trúc nâng yếu có biên độ 300 - 500 m; về kiểu địa hình bao gồm: kiểu địa hình thung lũng, trũng giữa núi kiến tạo - xâm thực với bề mặt dạng đồi và dãy đồi, tạo bởi đá trước Kainozoi và các dải trầm tích Neogen - Đệ Tứ với quá trình xâm thực, rửa trôi và xen lẫn kiểu địa hình dãy núi kiến tạo - bóc mòn dạng địa luỹ, vòm khối tảng tạo chủ yếu bởi đá biến chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở, lăn trượt. Khí hậu so với các tiểu vùng khác thì đây là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa tây nam khô nóng. Mặt khác, lượng mưa có sự phân hoá từ tây sang đông. Đặc biệt kiểu mưa địa hình khá phổ biến ở phía tây của tiểu vùng (do sườn đón gió nên mưa thường đến nhanh, cường độ lớn), khác hẳn với đặc điểm khí hậu ở bên kia sườn núi của dãy Trường

Sơn (tiểu vùng B.2). Các loại SKH chủ yếu có diện tích lớn lần lượt là IIA1a, IA1a và IB1b, theo đó nhiệt độ trung bình rất cao, khoảng từ 22 - 260C và không có mùa lạnh, lượng mưa trung bình năm dưới 2500 mm, hầu hết tiểu vùng không có mùa khô hoặc có mùa khô từ 3 - 4 tháng phân bố dọc thung lũng sông Thạch Hãn. Mật độ sông suối khá dày đặc, chế độ thuỷ văn cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi lượng mưa

hàng năm như tiểu vùng A.1, tuy nhiên mức độ phân hoá ít hơn, sông chảy êm đềm hơn, độ dốc nhỏ. Bên cạnh đó, đây là tiểu vùng tập trung điểm nước nóng, nước khoáng có giá trị nhất so với các tiểu vùng khác, có giá trị PTDL như Klu, làng Eo, làng Rượu. Thảm thực vật chủ yếu rừng trồng xen lẫn rừng kín thường xanh cây lá rộng và trảng cây bụi, cỏ thứ sinh < 700 m (đai nhiệt đới).

Nhìn chung, TNDL tự nhiên tuy có SKH chỉ TĐTL nhưng tiểu vùng lại có hệ thống TN khác rất phong phú cho PTDL, đồng thời phân bố tập trung, một số điểm DL nổi trội như: danh thắng ĐaKrông, hồ Rào Quán, cảnh quan sông Thạch Hãn, suối Pa Ca... Bên cạnh đó, dân cư sinh sống khá tập trung, chủ yếu cộng đồng người Bru - Vân Kiều (thôn Klu, bản Cát), các DTLS - văn hoá tuy số lượng ít nhưng rất có giá trị.

- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp thượng nguồn nam sông Thạch Hãn (A.3): tiểu vùng có diện tích khoảng 497,1 km2, chiếm 12% trong tổng diện tích đất tự nhiên của toàn lãnh thổ NC. Vị trí thuộc huyện ĐaKrông, trong đó, phía đông của tiểu vùng tiếp giáp huyện Phong Điền; phía tây là đường ranh giới với

Lào; phía nam giáp tiểu vùng núi trung bình, núi thấp sông A Sáp (á vùng tây); phía bắc tiếp giáp tiểu vùng đồi thượng nguồn sông Thạch Hãn (á vùng đông). Có sự phân hoá về địa hình, độ cao phổ biến trên 500 m nhưng ít có các đỉnh núi cao cũng như ít hiểm trở hơn so với các tiểu vùng núi thấp và núi trung bình khác. Đỉnh núi cao nhất thuộc tiểu vùng này là đỉnh Ba Lê (1102 m); địa hình có sự phân bậc rõ ràng (500 - 600 m và 1000 - 1100 m), phần đỉnh là sự san bằng khá rộng. Phù hợp với đặc điểm địa hình này là sự phân dị của cấu trúc địa chất. Địa hình bậc thấp là cấu tạo bởi đá biến chất hệ tầng A Vương và đá xâm nhập thuộc phức hệ Hải Vân là thành phần chính ở đỉnh núi. Các đá trầm tích lục nguyên hệ tầng ĐaKrông tuổi Jura Creta. Tiểu vùng nằm trong hệ thống đứt gãy sâu dạng nghịch ĐaKrông - A

Lưới (chuyển động ngang phải, mặt đứt gãy cắm dốc về hướng đông bắc, đứt gãy này có độ sâu rất lớn (25 - 30 km), góc dốc 55 - 600 về phía tây nam và nằm trong đới địa chấn M = 5.6 - 6.0 [75], [110]. Phần lớn tiểu vùng có 2 kiểu địa hình thuộc nhóm núi kiến tạo - bóc mòn gồm: kiểu địa hình dãy núi kiến tạo - bóc mòn dạng địa luỹ, vòm khối tảng tạo chủ yếu bởi đá biến chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc với quá trình đổ lở, lăn trượt; và kiểu địa hình dãy, khối núi kiến tạo - bóc mòn - thạch học dạng vòm, vòm địa luỹ bởi đá xâm nhập chia cắt mạnh, sườn dốc, với quá trình đổ lở; đồng thời xen lẫn giữa 2 kiểu địa hình này là kiểu địa hình thung lũng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023