c. Về liên kết xúc tiến quảng bá du lịch giữa các địa phương
- Đối với liên kết xây dựng website DL chung, các yêu cầu của website này, bao gồm: (i) đáp ứng các yêu cầu xúc tiến, quảng bá DL của điểm đến chung của các địa phương. (ii) Đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng là khách DL trong nước và quốc tế về chức năng, thông tin, giao diện... (iii) Đảm bảo yêu cầu hiện đại trên cả góc độ giao diện và công nghệ như thường xuyên thay đổi và cập nhật theo xu hướng sử dụng trang website của người đi DL. Tuy nhiên, để duy trì trang website này sẽ cần chi phí khá lớn do vậy cần tận dụng cơ chế hợp tác quốc tế dưới hình thức tài trợ của các cơ quan, tổ chức phi chính phủ. Đặc biệt, cần có sự tham gia, kết hợp với doanh nghiệp trong việc quản lý và cập nhật thông tin, duy trì trang website này sau khi các dự án hỗ trợ kết thúc. Các doanh nghiệp có thể kinh doanh và thu lợi nhuận dựa trực tiếp trên website.
- Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền quảng bá có thể phát triển các công cụ trực tuyến khác, như các công cụ mạng xã hội: facebook, instagram, youtube... Các thông tin từ mạng xã hội có thể bổ sung nội dung cho website du lịch của lãnh thổ. Đồng thời cần phát triển các nội dung số thông qua bài viết, hình ảnh, video về du lịch vùng cao Trị - Thiên.
- Liên kết xuất bản các ấn phẩm chung của tiểu vùng: để thực hiện công tác quảng bá xúc tiến du lịch giữa các địa phương miền núi Trị - Thiên nói riêng và các địa phương lân cận nói chung, cần có những ấn phẩm thống nhất chung của vùng và các địa phương. Cần đa dạng các ấn phẩm du lịch như tờ rơi, tập gấp, sách hướng dẫn du lịch, sổ tay du lịch dành cho hướng dẫn viên. Đẩy mạnh quảng bá DL trong công tác truyền thông, hội chợ du lịch. Thực hiện quảng bá chéo, nhất là các chương trình, sự kiện tổ chức chung hoặc tại các điểm DL, trạm dừng chân của mỗi địa phương.
- Đối với liên kết xúc tiến quảng bá điểm đến: thực tiễn các hoạt động quảng bá xúc tiến trên tuyến đường Hồ Chí Minh giữa 4 huyện gồm: A Lưới, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang đã phân tích tại mục 4.1.1.1 cho thấy, chủ yếu các huyện hợp tác theo hình thức cùng nhau tới điểm du lịch và trưng bày các SPDL riêng của mình. Đây là cách làm vẫn chưa thực sự thấy rõ được sự liên kết giữa các địa phương tham gia. Do vậy, việc quản lý điểm đến và liên kết, xúc tiến quảng bá điểm đến ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên sau khi được kí kết, xác lập mô hình liên kết cần nghiên cứu thực hiện các nội dung sau:
+ Đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp DL và sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về DL và doanh nghiệp trong xúc tiến quảng bá điểm đến.
+ Cải thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng thị trường: khuyến khích phát triển SPDL theo định hướng thị trường hơn thông qua kết nối chặt chẽ với các đơn vị điều hành tour; tăng cường đào tạo về chất lượng sản phẩm.
+ Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và marketing cho các tuyến du lịch nội vùng qua các tỉnh, huyện thuộc Trị - Thiên gồm: các tuyến đường di sản văn hoá trên quốc lộ 1A, tuyến DL trên đường Hồ Chí Minh Tây và Đông, tuyến DL xuyên biên giới trên hành lang kinh tế Đông - Tây.
4.3.3. Bảo vệ môi trường trong PTDL bền vững
- Đối với quy hoạch và quản lý du lịch gắn với bảo vệ môi trường:
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Và Mô Hình Liên Kết Vùng, Tiểu Vùng
- Căn Cứ Kết Quả Đánh Giá Đktn, Tndl, Các Điểm Dl
- Định Hướng Quản Lý Tài Nguyên Và Bảo Vệ Môi Trường
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 21
- Giản Đồ Tương Quan Nhiệt Độ Và Độ Ẩm Tuyệt Đối Của Không Khí Với Khả Năng Thích Ứng Của Con Người
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên - 23
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
+ Khoanh vùng cần bảo vệ, vùng bảo tồn, vùng dành cho PTDL và những tác động của con người đối với môi trường đang diễn ra mạnh tại ở các tiểu vùng A.2, A.3, B.3. Đặc biệt cần thận trọng đối với các công trình, dự án có khả năng tác động tới môi trường tự nhiên như dự án hồ Rào Quán, dự án xây dựng tổ hợp DL hồ Tân Độ, dự án khu DL phức hợp thác Mơ, thuộc tiểu vùng B.2, A.5... Phát triển hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và xây dựng hình ảnh DL xanh ở tất cả các điểm DL đang khai thác.
+ Các khu vực DL tập trung như điểm DL ĐaKrông, trung tâm Lao Bảo, điểm DL A Nôr, thác Mơ,... phải có quy định nghiêm ngặt về thực thi chính sách bảo vệ môi trường.
- Đào tạo, tuyên truyền giáo dục môi trường:
+ Xây dựng đội ngũ lao động có kiến thức, kĩ năng, khả năng tư duy để quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên. Tiếp tục tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn lực phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường.
+ Lồng ghép, giáo dục, tuyên truyền ý thức người tham gia cung cấp SPDL và khách du lịch về ý thức bảo vệ môi trường.
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cộng đồng đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường thông qua các công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng hiểu được ý nghĩa bảo vệ tài nguyên môi trường gắn với công ăn việc làm, nguồn thu nhập (tăng số lượng khách DL) và đời sống của người dân. Trên đây là nhóm giải pháp mang tính lâu dài, các địa phương cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.
4.3.4. Một số giải pháp khác
a. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Ðể đáp ứng được yêu cầu PTDL, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đánh giá, rà soát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực DL của địa phương, đặc biệt ở các tiểu vùng A.2, A.5, B.2, B.3, cần ưu tiên phát triển DL. Các địa phương cần thu thập các dữ liệu về số lượng, chất lượng nhân lực và mức độ đáp ứng nhu cầu lao động thực tế. Về cơ cấu nhân lực theo lĩnh vực, ngành nghề, độ tuổi, giới tính, công việc và khả năng đáp ứng yêu cầu PTDL. Trên cơ sở rà soát, đánh giá rõ thực trạng, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo cần thống nhất về quan điểm, chủ trương phát triển nguồn nhân lực DL. Liên kết xây dựng kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực giữa các tiểu vùng.
- Quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề về DL và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực DL, đặc biệt ở các tiểu vùng có tiềm năng lớn phát triển DL nhưng ngân sách chi hàng năm cho lĩnh vực này còn nhiều bất cập ở 2 tiểu vùng B.2, A.2. Tối ưu hoá các nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài trong đào tạo, phát triển nhân lực DL. Đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực DL.
- Ưu tiên đào tạo, tuyển chọn người dân tộc thiểu số làm việc ở các tiểu vùng ưu tiên, điểm DL trọng điểm, đặc biệt ở tiểu vùng A.2 còn nhiều bất cập.
b. Giải pháp xúc tiến, phát triển thị trường
Một số biện pháp xúc tiến DL, phát triển thị trường cần tập trung nhằm phát triển LHDL và SPDL đặc trưng tại các tiểu vùng các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên, bao gồm: nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động tổ chức, tham gia các hội chợ DL ở các tiểu vùng ưu tiên A.2, A.5, B.2, B.3. Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, chú trọng tiếp cận các đối tượng thị trường phù hợp để thực hiện xúc tiến, quảng bá, đặc biệt là thị trường trong nước. Bên cạnh đó, cần thực hiện các giải pháp khác nhằm tăng cường khả năng liên kết quảng bá giữa các địa phương có cùng nhóm sản phẩm để thu hút thị trường và tạo dựng thương hiệu cho từng dòng sản phẩm ở các tiểu vùng B.2, A.2, A.3, B.3. Đồng thời, tăng cường tìm kiếm đối tác doanh nghiệp DL, hợp tác giữa các bên, các thành phần kinh tế trong xúc tiến quảng bá du lịch. Hiện nay, các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên đang gặp nhiều khó khăn về thu hút doanh nghiệp DL đầu tư tại các điểm DL. Do vậy, việc xúc tiến DL, khai thác hình ảnh điểm đến trong từng SPDL đang được làm bởi các cơ quan quản lý nhà nước là chính. Dẫn đến chưa chuyên nghiệp, cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá DL. Mở rộng hợp tác với các địa phương trong khu vực liên kết đã có sự đầu tư điểm đến của doanh nghiệp DL.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Nhằm đề xuất định hướng PTDL 4 huyện miềm núi Trị - Thiên theo các tiểu vùng và theo các tuyến liên kết 13 điểm DL, luận án đã tiến hành:
- Phân tích thực trạng PTDL trên lãnh thổ NC ở một số góc độ quan trọng như: khách và doanh thu DL; CSVC - CSHT kỹ thuật phục vụ DL ở các địa phương; nguồn lao động phục vụ trực tiếp/gián tiếp cho ngành DL; vốn đầu tư DL. Ngoài ra, để xây dựng định hướng, giải pháp liên quan liên kết vùng, tiểu vùng tốt, tác giả đã phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển 3 mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong PTDL gồm có: liên kết DL trên tuyến đường Hồ Chí Minh, liên kết trên hành lang kinh tế Đông Tây và liên kết DL sinh thái vùng Quảng Nam - Thừa Thiên Huế.
- Sử dụng công cụ SWOT phân tích những điểm mạnh, điểm yếu/ cơ hội, thách thức của PTDL ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên hiện nay.
- Cùng với những cơ sở pháp lí, các văn bản liên quan đến PTDL trên lãnh thổ NC, tác giả đã đề xuất 3 nhóm định hướng và giải pháp phát triển DL theo các tiểu vùng, cụ thể như sau:
+ Đối với định hướng về khai thác, phát triển các SPDL dựa trên những đặc trưng của TNDL tự nhiên và văn hoá. Trong đó, hệ thống SPDL đặc trưng của vùng được xác định gồm hệ thống SPDL gắn với văn hoá (DTLS - cách mạng, tìm hiểu văn hoá cộng đồng) và DL thiên nhiên.
+ Nhóm định hướng tổ chức không gian PTDL đã xác định: các tiểu vùng ưu tiên phát triển; xác định các điểm du lịch trọng điểm; xác định các tuyến du lịch gồm các tuyến nội vùng và liên vùng. Kết quả định hướng tổ chức không gian phát triển được thể hiện trên bản đồ định hướng không gian.
+ Nhóm định hướng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Các định hướng khác như định hướng phát triển CSHT - CSVC kỹ thuật phục vụ du lịch, phát triển nguồn nhân lực và phát triển thị trường khách DL.
+ Các nhóm giải pháp bao gồm: khai thác hợp lý TNDL; phát triển SPDL đặc trưng hiệu quả; nhóm giải pháp khai thác hiệu quả LHDL và tuyến, điểm DL thông qua hình thức liên kết vùng và tiểu vùng; nhóm giải pháp bảo vệ môi trường nhằm phát triển DL bền vững.
KẾT LUẬN
1. Về phương pháp luận: nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNDL là một hướng nghiên cứu ĐLTN tổng hợp và mang tính ứng dụng cao đã được nhiều nhà khoa học thực hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một công việc khá phức tạp do hệ thống chỉ tiêu đánh giá còn hạn chế. Luận án đã kế thừa, tiếp cận hướng nghiên cứu đánh giá ĐKTN, tài nguyên cho PTDL theo góc độ địa lí tự nhiên trên nền tảng của phân vùng ĐLTN.
2. ĐKTN và TNDL trên lãnh thổ NC có sự phân hoá theo quy luật sâu sắc như: địa hình, khí hậu, thủy văn (hồ, thác nước, suối nước khoáng), sinh vật (thảm thực vật và ĐDSH)… Đồng thời, các TN này có tiềm năng tương đối lớn và được khai thác ở các mức độ khác nhau cho PTDL. Tuy nhiên, việc xây dựng những tuyến điểm DL một cách hợp lý dựa trên căn cứ khoa học địa lí về không gian lãnh thổ chưa được xem xét đầy đủ, PTDL ở các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc đánh giá ĐKTN và TNDL cho LHDL cụ thể và điểm DL là yêu cầu cấp thiết.
3. Luận án áp dụng phương pháp phân vùng ĐLTN và phân loại SKH các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên đã xác định được 2 á vùng, 8 tiểu vùng, dựa trên tính tương đối đồng nhất về tự nhiên và 6 loại SKH có đặc điểm khác nhau. Kết quả này chính là cơ sở để đánh giá thích nghi sinh thái TNDL, điều kiện SKH cho một số LHDL, các điểm du lịch và là cơ sở định hướng tổ chức không gian lãnh thổ trong PTDL theo hướng liên kết và bền vững.
4. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho phát triển 2 LHDL (DL thiên nhiên, DL văn hoá), theo từng tiểu vùng cho thấy: các tiểu vùng A.2, A.5, B.2, B.3 RTL do mức độ đa dạng và phong phú về TNDL, tiểu vùng A.4 đạt mức TL, tiểu vùng A.3 đạt mức TĐTL và tiểu vùng A.1, B.1 ITL.
5. Với đặc điểm, mức độ tập trung TNDL và các LHDL có thể triển khai, khả năng liên kết DL giữa các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên. Luận án đã xác định được 13 điểm DL. Kết quả đánh giá tổng hợp 13 điểm DL đã xác định được như sau: mức RTL gồm có điểm DL Lao Bảo, điểm DL Hồ Rào Quán - Động Voi Mẹp, thị trấn Khe Sanh - Tân Hợp, điểm DL ĐaKrông, điểm DL A Nôr - thị trấn A Lưới, điểm DL A Roàng, điểm DL Thác Mơ - Thượng Lộ; mức TL gồm điểm du lịch Hướng Phùng, Tà Long, điểm DL Hồng Hạ; mức TĐTL là điểm DL Hướng Việt - Tà Phuồng, điểm DL Tà Rụt; chỉ có 1 điểm du lịch có mức ITL đó là Khe Luồi - Ba Lòng (do ít loại TNDL)
6. Từ các kết quả đánh giá TNDL cho 2 LHDL, 13 điểm DL theo tiểu vùng, luận án đã xây dựng được định hướng PTDL các huyện miền núi khu vực Trị - Thiên như sau:
- Định hướng về sản phẩm du lịch: SPDL đặc trưng gồm các SPDL gắn với DTLS - cách mạng: tham quan, NC các di tích thời kì chống Mỹ gồm đường mòn Hồ Chí Minh (Con đường huyền thoại); cụm quốc lộ 9: nghĩa trang Trường Sơn, Cam Lộ, Khe Sanh, Tà Cơn và các điểm di tích trên đường Hồ Chí Minh Tây (A.2, B.2, B.3); các SPDL sinh thái gắn với sông suối, cảnh quan và giáo dục môi trường tại các khu vực VQG, các KBT (A.2, A.5); các SPDL gắn với đặc trưng văn hoá cộng đồng dân tộc ít người: dân tộc Bru - Vân Kiều ở các tiểu vùng B.1, B.2, A.2, A.3; dân tộc Tà Ôi ở các tiểu vùng B.3, A.4; tìm hiểu văn hoá của cộng đồng người Cơ Tu ở tiểu vùng A.5
- Định hướng không gian phát triển: ưu tiên phát triển các tiểu vùng A.2, A.5, B.2, B.3, A.4; mở rộng sang tiểu vùng B.1, A.1 ở phía bắc cũng như thêm các SPDL ở tiểu vùng trung tâm A.3 của lãnh thổ NC, tạo điều kiện thuận lợi cho liên kết DL trên tuyến đường Hồ Chí Minh Tây. Phát triển 7 địa bàn DL trọng điểm gồm: điểm DL Lao Bảo, điểm DL Hồ Rào Quán - Động Voi Mẹp, thị trấn Khe Sanh - Tân Hợp, điểm DL ĐaKrông, điểm DL A Nôr - thị trấn A Lưới, điểm DL A Roàng, điểm DL Thác Mơ - Thượng Lộ. Tổ chức 9 tuyến DL (7 tuyến DL nội vùng, 2 tuyến DL liên vùng).
7. Đồng thời, để khai thác hợp lý ĐKTN, TNDL cần có các giải pháp khai thác hợp lý TNDL; phát triển SPDL đặc trưng hiệu quả; khai thác hiệu quả LHDL và tuyến, điểm DL thông qua hình thức liên kết vùng và tiểu vùng; nhóm giải pháp bảo vệ môi trường nhằm PTDL bền vững.
KIẾN NGHỊ
- Do vùng nghiên cứu tương đối rộng lớn và hạn chế về thời gian, tác giả chỉ giới hạn phạm vi đánh giá ĐKTN và TNDL cho 2 LHDL (thiên nhiên, văn hoá); 13 điểm du lịch. Đây là 2 LHDL có thế mạnh, có khả năng phát triển lâu dài, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho khu vực miền núi Trị - Thiên. Trong đó, có 7/13 điểm DL rất thuận lợi cho PTDL. Tuy nhiên, lãnh thổ NC vẫn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển các LHDL khác như LHDL MICE, du lịch vui chơi giải trí, DL thể thao - mạo hiểm,... đây coi là hướng mở để phát triển thêm nội dung nguyên cứu của đề tài.
- Mã số của luận án là 9440217 - Địa lý tự nhiên do đó khi đánh giá cho cả 2 LHDL luận án chú trọng nhiều hơn đến ĐKTN, TNDL. Chính vì vậy, có một số kết quả đánh giá trùng khớp với Quy hoạch DL (được Tổng cục DL xây dựng). Tuy nhiên, cũng bên cạnh đó các định hướng còn được đề xuất dựa trên cơ sở một số yếu tố quan trọng khác như định hướng phát triển KT-XH của vùng, vị thế địa chính trị của vùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Lê Thanh An (2012). Ước lượng lợi ích du lịch của Vườn Quốc gia Bạch Mã- Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 3, 19 - 27.
[2]. Lê Thị Ngọc Anh (2019). Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế, Việt Nam, LATS Quản trị kinh doanh, Đại học Khoa học Huế.
[3]. Ban Quản lý dự án 4, Trung tâm Kỹ thuật đường bộ 4 (2009). Dự án bền vững hoá công trình do mưa lũ gây ra năm 2009 trên đường Hồ Chí Minh đoạn từ Quảng Bình - Kom Tum.
[4]. Đinh Thị Vân Chi (2004). Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Duy Chinh (2002). Đánh giá đặc điểm khí hậu tỉnh Quảng Trị, Thuộc đề tài nhánh của "Xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá đặc điểm khí tượng thuỷ văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị.
[6]. Nguyễn Thế Chinh (1995). Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm tuyến du lịch Nghệ An, LATS Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7]. Phạm Văn Chiến (2015). Nguyên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu, bổ sung và biên soạn đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Đài khí tượng - thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.
[8]. Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Trị (2012). Báo cáo tình hình thiệt hại trên các tuyến quốc lộ qua địa phận Quảng Trị mùa mưa bão các năm 2010, 2011, 2012.
[9]. Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Thừa Thiên Huế (2012). Báo cáo tình hình thiệt hại trên các tuyến quốc lộ qua địa phận Thừa Thiên Huế mùa mưa bão năm 2010, 2011, 2012.
[10]. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (1996). Địa chất và khoáng sản tờ Lệ Thủy, Quảng Bình tỷ lệ 1:200.000.
[11]. Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam (1996). Địa chất và khoáng sản tờ Hướng Hóa, Huế, Đà Nẵng tỷ lệ 1:200.000.
[12]. Cụm liên kết hợp tác phát triển du lịch 4 huyện miền núi (2015). Biên bản ghi nhớ về Liên kết hợp tác phát triển du lịch trên tuyến đường Hồ Chí Minh của các huyện Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang (Quảng Nam) và huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).
[13]. Cụm liên kết hợp tác phát triển du lịch 4 huyện miền núi (2018). Báo cáo Công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch đầu năm 2017 giữa các huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang (Quảng Nam).