Kết Quả Tuyển Dụng Của Công Ty Theo Nguồn Tuyển Dụng


2.2.3.2. Kết quả tuyển dụng của công ty theo nguồn tuyển dụng


Bảng 2.9: Số lượng hồ sơ theo các nguồn của công ty trong 3 năm 2017-2019


Đơn vị: Lao động ( Người )



Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh (%)

SL

SL

SL

2018/2017

2019/2018

Nguồn bên trong

2

-

2

-

-

Nguồn bên ngoài

4

9

11

225

122,22

Tổng

6

9

13

150

144,44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế - 9

(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)


- Kết quả tuyển dụng theo nguồn tuyển dụng trong 3 năm qua, nguồn tuyển dụng chủ yếu của công ty là lực lượng lao động bên ngoài tổ chức. Cụ thể nguồn bên ngoài năm 2018 tăng 5 người, tương ứng tăng 125% so với năm 2017. Năm 2019 so với năm 2018 tăng 2 người tương ứng với tăng 22,22%.

- Còn nguồn bên trong vào năm 2017 và năm 2019 đều tuyển được 2 người, còn năm 2018 không tuyển, vì nguồn tuyển dụng bên trong chủ yếu tuyển dụng cho những vị trí quan trọng nên nhu cầu rất ít, chỉ khi nào cá nhân đó thật sự giỏi, có kinh nghiệm lâu năm, am hiểu và đáp ứng đủ yêu cầu của vị trí đó mới ứng tuyển nên hầu như nguồn này rất có ít sự thay đổi. Đồng thời nhìn chung thì nhu cầu tuyển dụng của công ty trong ba năm qua là không nhiều vì cơ cấu nhân sự của công ty đang trong giai đoạn ổn định.

2.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác tuyển dụng của công ty


2.3.1. Mô tả đặc điểm mẫu điều tra


Tại thời điểm nghiên cứu tác giả đã nghiên cứu 105 mẫu là những cán bộ nhân viên, người lao động làm tại các xưởng sản xuất và văn phòng của công ty và đã loại trừ những người trong ban lãnh đạo. Số phiếu phát ra là 105 phiếu và thu về 105 phiếu. Nên số phiếu hợp lệ để đưa vào phân tích là 105 phiếu.


Bảng 2.10: Thông tin đặc điểm mẫu điều tra


Chỉ tiêu

Tần số (lần)

Phần trăm (%)

Theo giới tính

Nam

81

77,1

Nữ

24

22,9

Theo độ tuổi

Từ 18-30 tuổi

71

67,6

31-40 tuổi

26

24,8

41-50 tuổi

5

4,8

Trên 50 tuổi

3

2,9

Theo trình độ học vấn

ĐH,CĐ

23

21,9

Trung cấp, dạy nghề

24

22,9

LĐPT

58

55,2

Theo thời gian làm việc

< 1 năm

38

36,2

1-3 năm

35

33,3

3-5 năm

17

16,2

>5 năm

15

14,3

Theo vị trí

Văn phòng

24

22,9

Xí nghiệp

81

77,1

(Nguồn:Kết quả xử lí số liệu spss 2020)


Xét theo giới tính


Xét theo chỉ tiêu giới tính ta có thể thấy được tỷ lệ giới tính có sự chênh lệch giữa Nam và Nữ. Trong tổng số 105 người được điều tra thì nam chiếm đến 81 người với tỷ lệ 77,1%. Trong khi đó nữ chỉ có 24 người với tỷ lệ 22,9 %.Giải thích cho điều này là vì đặc điểm tính chất công việc nặng nhọc, môi trường làm việc áp lực, ồn ào, bụi bẩn nên sẽ phù hợp cho nam giới hơn so với nữ giới.

Xét theo độ tuổi


Theo kết quả khảo sát ta thấy lao động có độ tuổi từ 18-30 chiếm tỉ trọng lớn hơn so với các nhóm tuổi khác. Cụ thể là trong 105 người khảo sát, thì độ tuổi 18-30 chiếm 71 người với tỉ trọng 67,6%, độ tuổi 31-40 chiếm 26 người với tỉ trọng 24,8%,trong khi đó độ tuổi 41-50 chiếm 5 người với tỉ trọng 4,8% và trên 50 tuổi có 3 người với tỉ trọng 2,9%. Điều này đúng với thực tế vì nhóm lao động trẻ linh hoạt, khỏe mạnh sẽ phù hợp với các yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Xét theo trình độ học vấn


Theo khảo sát ta có thể thấy số lượng LĐPT chiếm số lượng lớn trong tổng số 105 người được hỏi. Cụ thể như sau: Trình độ ĐH,CĐ chiếm 23 người tương ứng với 21,9%, trình dộ trung cấp và dạy nghề chiếm 24 người tương ứng với 22,9%và trình độ LĐPT chiếm 58 người tương ứng với 55,2%. Sở dĩ lượng LĐPT chiếm phần nhiều là do các xí nghiệp của công ty hoạt động nhiều nên số lượng lao động trực tiếp sản xuất chiếm phần đông.

Xét theo thời gian làm việc


Theo khảo sát thì đa số người được hỏi đều mới làm việc dưới 1 năm, có nghĩa là họ vừa mới trải qua công tác tuyển dụng của công ty trong thời gian đó, nên sẽ có những đánh giá khách quan hơn. Cụ thể những người có thời gian làm việc dưới 1 năm chiếm 38 người với tỷ lệ 36,2%, tiếp theo đó là lao động có thời gian làm việc từ 1-3 năm cũng khá cao chiếm 35 người với tỷ lệ 33,3%, lao động có thời gian làm việc từ 3-5 năm chiếm 17 người với tỷ lệ 16,2% và cuối cùng là trên 5 năm chiếm 15 người với tỷ lệ 14,3% là lực lượng lao động làm việc nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm của công ty.

Xét theo vị trí


105 người được khảo sát là những người có những chức vụ khác nhau trong công ty. Nhưng trong đó là đa số người lao động làm ở xí nghiệp, số lượng lao động được khảo sát làm ở xí nghiệp là 81 người và chiếm 77,1% trong tổng số 105 người được khảo sát. Còn số lượng lao động được khả sát làm ở văn phòng là 25 người chiếm 22,9%. Giải thích cho sự chênh lệch này là vì thực tế số lượng lao động thực hiện trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh ở các xí nghiệp của công ty nó chiếm nhiều hơn so với số lao động gián tiếp ở văn phòng công ty.

2.3.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha


Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

Điều kiện để các biến được chấp nhận: Có chỉ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) từ 0,3 trở lên, hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6

Bảng 2.11: Kết quả đánh giá sơ bộ các thang đo bằng Cronbach's Alpha



STT


Thang đo

Số biến quan sát

Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan biến tổng bé nhất

1

Tuyển mộ.

7

0,790

0,431

2

Tuyển chọn.

6

0,752

0,414

3

Định hướng.

5

0,803

0,525


4

Mức độ hài lòng

chung.


3


0,705


0,486

(Nguồn:Kết quả xử lí số liệu spss 2020)


Kết luận: Thang đo công tác tuyển dụng có hệ số Cronbach’s Alpha cho hoạt động tuyển mộ (0,790), hoạt động tuyển chọn (0,752), hoạt động định hướng (0,803), mức độ hài lòng chung(0,705) đều lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng của các


biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên thang đo là phù hợp và đạt được độ tin cậy để được sử dụng trong phiếu điều tra để điều tra những người được khảo sát.

2.3.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác tuyển dụng của công ty


2.3.3.1. Hoạt động tuyển mộ của công ty


Đánh giá hoạt động tuyển dụng của công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng Thừa Thiên Huế. Phiếu điều tra đã sử dụng thang đo likert 5 mức độ với 1: rất đồng ý, 2:không đồng ý, 3: trung lập, 4: đồng ý, 5: rất đồng ý. Và kết quả thu được như sau

Bảng 2.12: Thống kê mô tả mẫu về hoạt động tuyển mộ



Tuyển mộ


N

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Các thông báo tuyển mộ rò ràng, dễ hiểu

105

2

5

3,86

0,935

Cơ hội việc làm công bằng cho người xin

việc đến với công ty.


105


1


5


3,40


1,062

Hình thức tuyển mộ đa dạng.

105

2

5

3,39

0,995

Người xin việc dễ dàng tiếp cận với các thông báo tuyển mộ.


105


2


5


3,26


1,000

Nội dung của thông báo tuyển mộ bám sát

với yêu cầu công việc cần tuyển.


105


1


5


3,32


0,860

Địa điểm thời gian tiếp xúc, nộp hồ sơ

thuận lợi.


105


1


5


3,27


0,775

Cán bộ tuyển mộ nhiệt tình trong lúc

phỏng vấn.


105


2


5


3,26


1,038

(Nguồn:Kết quả xử lí số liệu spss 2020)


Các biến quan sát hầu hết được đánh giá ở mức trên trung bình giao động từ 3,26 đến 3,90. Trong đó, hầu như các đối tượng được khảo sát đồng ý với các tiêu chí “Các thông báo tuyển mộ rò ràng, dễ hiểu” đạt mức trung bình cao nhất (mean=3,86), “Cơ


hội việc làm công bằng cho người xin việc đến với công ty” có mean = 3,40 , “Hình thức tuyển mộ đa dạng” có mean=3,39, “Nội dung của thông báo tuyển mộ bám sát với yêu cầu công việc cần tuyển” có mean=3,32, “Địa điểm thời gian tiếp xúc, nộp hồ sơ thuận lợi” có mean=3,27, “Người xin việc dễ dàng tiếp cận với các thông báo tuyển mộ” và “Cán bộ tuyển mộ có năng lực, nhiệt tình trong lúc phỏng vấn” cùng có mean=3,26. Kết quả này cũng một phần nào cho thấy rằng các ứng viên khó tiếp cận với thông báo tuyển mộ của công ty.

Kiểm định One Sample T- Test (Phụ lục 4.1) Giả thiết:

Hₒ: Mức độ đánh giá trung bình của những người được khảo sát đối với hoạt

động tuyển mộ của công ty là mức 3.


H1: Mức độ đánh giá trung bình của những người được khảo sát đối với hoạt

động tuyển mộ của công ty là khác mức 3.


Đối với các tiêu chí “các thông báo tuyển mộ rò ràng dễ hiểu”, “Cơ hội việc làm công bằng cho người xin việc đến với công ty”, “Hình thức tuyển mộ đa dạng”, “Người xin việc dễ dàng tiếp cận với các thông báo tuyển mộ”, “Nội dung của quá trình thông báo tuyển mộ sát với yêu cầu”, “Địa điểm thời gian tiếp xúc, nộp hồ sơ thuận lợi”, “Cán bộ tuyển mộ có năng lực nhiệt tình trong lúc phỏng vấn”, có sig < 0,05. Nên ta có cơ sở để bác bỏ Hₒ hay chấp nhận H1.

Vì các tiêu chí “Các thông báo tuyển mộ rò ràng dễ hiểu”, “Cơ hội việc làm công bằng cho người xin việc đến với công ty”, “Hình thức tuyển mộ đa dạng”, “Người xin việc dễ dàng tiếp cận với các thông báo tuyển mộ”, “Nội dung của quá trình thông báo tuyển mộ sát với yêu cầu”, “Địa điểm thời gian tiếp xúc, nộp hồ sơ thuận lợi “Cán bộ tuyển mộ có năng lực nhiệt tình trong lúc phỏng vấn” có T>0 nên giá trị trung bình mẫu của các yếu tố trên đều trên mức 3. Tức là ý nghĩa 0,05 thì mức độ đánh giá trung bình của các đối tượng được khảo sát với các tiêu chí “Các thông báo tuyển mộ rò ràng dễ hiểu”, “Cơ hội việc làm công bằng cho người xin việc đến với công ty”, “Hình thức tuyển mộ đa dạng”, “Người xin việc dễ dàng tiếp cận với các thông báo tuyển mộ”, “Nội dung của quá trình thông báo tuyển mộ sát với yêu cầu”, “Địa điểm thời gian tiếp


xúc, nộp hồ sơ thuận lợi”, “Cán bộ tuyển mộ có năng lực nhiệt tình trong lúc phỏng vấn” là trên mức 3, chứng tỏ giá trị trung bình mẫu nghiên cứu đạt trên mức trung bình và kết quả đánh giá của những đối tượng được khảo sát có thể đại diện cho những đối tượng khác trong công ty.

2.3.3.2. Hoạt động tuyển chọn của công ty

Bảng 2.13: Thống kê mô tả mẫu về hoạt động tuyển chọn



Tuyển chọn


N

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Quá trình tiếp đón, phỏng vấn ban đầu

thoải mái.


105


2


5


3,33


0,947

Người phỏng vấn có nhiều kinh nghiệm,

hiểu biết.


105


2


5


3,42


0,808

Quá trình tuyển chọn công bằng với mọi

ứng viên.


105


1


5


3,27


0,759

Nội dung phỏng vấn gắn chặt với công

việc mà công ty mô tả.


105


2


5


3,30


0,831

Các tiêu chuẩn để loại bỏ những ứng viên là hợp lí.


105


2


5


3,26


0,798

Phản hồi của công ty sau phỏng vấn.

105

2

5

3,41

0,867

(Nguồn:Kết quả xử lí số liệu spss 2020)


Các biến quan sát hầu hết được đánh giá ở trên mức trung bình so với thang đo Likert 5 mức độ. Đặc biệt tiêu chí “Người phỏng vấn có nhiều kinh nghiệm hiểu biết” có mức trung bình cao nhất (mean=3,35). Bởi vì hội đồng phỏng vấn được thành lập là những người có chức vụ cao nhất của công ty với thâm niên công tác lâu năm và dày dặn kinh nghiệm. Ngoài ra những tiêu chí sau cũng có mức trung bình cao là “Phản hồi của công ty sau phỏng vấn” có mean=3,41, “Quá trình tiếp đón, phỏng vấn ban đầu thoải mái”có mean=3,33, “Nội dung phỏng vấn gắn chặt với công việc mà công ty mô tả” có mean=3,30,“Quá trình tuyển chọn công bằng với mọi ứng viên” có mean=3,27.


Riêng tiêu chí “Các tiêu chuẩn để loại bỏ các ứng viên là hợp lí”có mức trung bình thấp nhất với mean=3,26.Cho thấy những người được khảo sát cho rằng quá trình tuyển chọn của công ty chưa đưa ra các tiêu chuẩn hợp lí để loại bỏ các ứng viên nên chưa thật sự công bằng với tất cả ứng viên.

Kiểm định One sample T- Test (Phụ lục 4.2) Giả thiết:

Hₒ: Mức độ đánh giá trung bình của những người được khảo sát đối với hoạt

động tuyển chọn của công ty là mức 3.


H1: Mức độ đánh giá trung bình của những người được khảo sát đối với hoạt

động tuyển chọn của công ty là khác mức 3.


Đối với các tiêu chí “Quá trình tiếp đón phỏng vấn ban đầu thoải mái”,“Quá trình tuyển chọn công bằng với mọi ứng viên”, “Người phỏng vấn có nhiều kinh nghiệm hiểu biết”, “Nội dung phỏng vấn gắn chặt với công việc mà công ty mô tả”, “Các tiêu chuẩn để loại bỏ các ứng viên là hợp lí”, “Phản hồi của công ty sau phỏng vấn” có sig

< 0,05 nên ta có cơ sở để bác bỏ Hₒ hay chấp nhận H1.


Vì các tiêu chí “Quá trình tiếp đón phỏng vấn ban đầu thoải mái”, “Quá trình tuyển chọn công bằng với mọi ứng viên”, “Người phỏng vấn có nhiều kinh nghiệm hiểu biết”, “Nội dung phỏng vấn gắn chặt với công việc mà công ty mô tả”,“Các tiêu chuẩn để loại bỏ các ứng viên là hợp lí”, “Phản hồi của công ty sau phỏng vấn”, có T > 0 nên giá trị trung bình mẫu của các yếu tố trên đều trên mức 3. Tức là với ý nghĩa 0,05 thì mức độ đánh giá trung bình của các đối tượng khảo sát với các tiêu chuẩn “Quá trình tiếp đón phỏng vấn ban đầu thoải mái”,“Quá trình tuyển chọn công bằng với mọi ứng viên”, “ Người phỏng vấn có nhiều kinh nghiệm hiểu biết”, “Nội dung phỏng vấn gắn chặt với công việc mà công ty mô tả”, “Các tiêu chuẩn để loại bỏ các ứng viên là hợp lí”, “Phản hồi của công ty sau phỏng vấn” là trên mức 3, chứng tỏ giá trị trung bình mẫu nghiên cứu đạt trên mức trung bình và kết quả đánh giá của những đối tượng được khảo sát có thể đại diện cho những đối tượng khác trong công ty.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/07/2022