Tỷ Lệ Các Nguyên Nhân Làm Chậm Kế Hoạch Công Tác Bồi Thường Tài Sản Trên Đất Của Dự Án


Tuy nhiên việc xác định giá trị bồi thường về đất nông nghiệp căn cứ trên cơ sở mục đích đất và hạng đất. Về mục đích sử dụng căn cứ trên cơ sở giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Và việc phân hạng đất dựa trên cơ sở sổ “bộ thuế” do HTX nông nghiệp giao. Nhưng từ năm 2003 Nhà nước thực hiện chính sách miễn thuế đối với đất nông nghiệp và theo quy định cứ 05 năm phải tiến hành phân hạng đất nhưng thực tế việc này không thực hiện được nên quá trình quản lý về hạng đất buông lỏng dẫn đến việc xác định hạng đất để áp dụng chính sách bồi thường gặp rất nhiều khó khăn.

- Giá bồi thường tài sản, hoa màu trên đất:

+ 106 ý kiến đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất trong phương án (chiếm 88,03%);

+ 14 ý kiến không đồng ý với giá bồi thường tài sản hoa màu trên đất (chiếm 11,97%), các hộ gia đình có đề nghị tăng giá bồi thường theo ý kiến của người dân là mức bồi thường hoa màu như vậy qua các năm là không thay đổi, trong khi đó giá sản phẩm nông nghiệp đều thay đổi qua các năm theo yếu tố thị trường, và mức đầu tư trên 1 m2 đất nông nghiệp cũng thay đổi như giá phân lân, phân đạm thay đổi từng tháng, từng thời kỳ thậm chí từng ngày vì vậy theo ý kiến của các hộ dân được điều tra là mức giá bồi thường hoa màu trên đất cần thay đổi theo yếu tố thị trường tại thời điểm thu hồi đất và bồi thường. Ngoài ra khung giá về tài sản, công trình kiến trúc trên đất như nhà cửa, công trình phụ…còn thấp, với giá bồi thường đó không thể xây dựng lại được những công trình đã bị thu hồi.

- Chính sách hỗ trợ:

+ 108 ý kiến đồng ý với chính sách hỗ trợ của dự án chiếm 90%;

+ 12 ý kiến cho rằng mức hỗ trợ còn thấp chiếm 10%. Các hộ dân bị thu hồi đất cho rằng các chính sách hỗ trợ như hỗ trợ ổn định sời sống và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp còn thấp. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách có thể điều chỉnh lại mức giá bồi thường hỗ trợ cho các hộ vì hiện nay quỹ đất của các địa phương càng ngày càng bị thu hẹp để phục vụ sản xuất công nghiệp và các công trình công cộng, mà đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân.


- Tiến độ bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất

Từ kết quả phân tích hồ sơ do Ban đầu tư và xây dựng thành phố Nam Định cung cấp kết hợp với kết quả điều tra lấy ý kiến của các hộ dân và cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện dự án tôi nhận thấy:

- Tiến độ bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất của dự án xây cầu Tân Phong cơ bản thực hiện đúng kế hoạch và tiến độ. Tuy nhiên thực tế theo phản ánh của người dân quá trình thực hiện việc GPMB kéo dài thời gian so với các văn bản của các cấp có thẩm quyền ban hành, chủ yếu tập chung vào các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Công tác tuyên truyền vận động, công khai minh bạch các chủ trương, chính sách thu hồi đất bồi thường GPMB, tái định cư của Đảng và Nhà nước làm chưa tốt.

+ Công tác kê khai kiểm đếm, đặc biệt kiểm kê tài sản trên đất là một trong những công việc mất nhiều thời gian nhất của tổ công tác, vì tài sản trên đất là hạng mục, công trình có kết cấu khác nhau và cây cối, hoa màu có nhiều chủng loại và kích thước khác nhau. Vì vậy, tổ công tác phải mất nhiều thời gian để thống kê, kiểm kê các loại tài sản trên đất theo đúng kết cấu, kích thước và chủng loại được quy định. Ngoài ra, trong quá trình tổ công tác tiến hành kiểm kê tài sản, thời tiết không thuận lợi làm cho công tác kiểm kê thường xuyên bị gián đoạn, địa hình của khu vực giải phóng mặt bằng phức tạp cũng là nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án.

- Người dân khi nhận được kết quả kê khai kiểm điểm của tổ công tác còn chậm trong việc phản hồi ý kiến cho tổ công tác.

- Ngoài ra do dự án kéo dài nên trong thời gian xây dựng và thực hiện phương án bồi thường đã có các quy định khác nhau về đơn giá bồi thường dẫn đến một số hộ gia đình, cá nhân được bồi thường sau lại có lợi hơn hộ được bồi thường trước dẫn đến người dân chưa đồng ý với phương án bồi thường, từ đó ảnh hưởng đến việc bàn giao mặt bằng sạch.

Theo kết quả điều tra từ các cơ quan hữu quan có liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt là từ các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác xây dựng và thực hiện phương án bồi thường. Tỷ lệ trung bình các nguyên nhân làm chậm kế hoạch của công tác bồi thường của dự án xây dựng cầu Tân Phong được thể hiện trong hình 3.5.


Hình 3 5 Tỷ lệ các nguyên nhân làm chậm kế hoạch công tác bồi thường tài 1

Hình 3.5. Tỷ lệ các nguyên nhân làm chậm kế hoạch công tác bồi thường tài sản trên đất của dự án‌

Qua hình 3.5 cho thấy: Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thực hiện công tác bồi thường chậm so với tiến độ đề ra là do: Thời gian kiểm kê tài sản (35%) và Công tác tuyên truyền vận động (32%) (Công tác tuyên truyền vận động ở đây phải hiểu không phải chỉ là với người dân là chính mà có cả một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên ở cơ sở lại chính là đối tượng gây khó khăn trong công tác GPMB), công khai minh bạch các chủ trương chính sách thu hồi và bồi thường GPMB, tái định cư của Đảng và Nhà nước làm chưa tốt, người dân chưa hiểu, từ đó có thể bị hiểu sai, gây cản trở trong công tác kê khai kiểm đếm và nhận tiền chi trả. Bên cạnh đó Chính quyền địa phương nhiều nơi còn chưa thực sự vào cuộc, thiếu sự hợp tác coi đây là công việc của tổ bồi thường GPMB và chủ đầu tư.

- Việc bố trí nguồn kinh phí để chi trả tiền bồi thường đất cho các hộ dân còn chậm. Đôi khi còn không thống nhất được nguồn kinh phí lấy ở đâu và do đơn vị nào chi trả chiếm 28%.

- Công tác kiểm kê tài sản trên đất cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả chậm tiến độ của các dự án. Mặc dù, các cán bộ trực tiếp phụ trách công tác kiểm kê tài sản đã hết sức cố gắng để thực hiện công việc theo đúng kế hoạch đề ra xong phần lớn các tài sản trên đất là các công trình, hạng mục có kết cấu, cấp hạng khác nhau và cây cối, hoa màu có nhiều chủng loại, kích thước, độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, công tác kiểm kê tài sản thực hiện ngoài thực địa nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Do đó, công tác kiểm kê tài sản trên đất chiếm đến 35% nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ của các dự án. Các nguyên nhân khác chiếm 5%.


3.4.1.2. Điều tra về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng

Bảng 3.12. Hiểu biết và ý kiến của người dân về công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng‌


STT


Nội dung

Kết quả điều tra

Số phiếu

Tỷ lệ (%)


1

Nhà nước chỉ bồi thường đất mà không bồi

thường tài sản gắn liền với đất có đúng không?

120

100,00

Đúng

0

0,00

Sai

120

100,00

Không biết

0

0,00


2

Giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi có đúng không?

120

100,00

Đúng

106

88,33

Sai

11

9,17

Không biết

3

2,50


3

Đơn giá để tính bồi thường là do nhà nước quy

định đúng không?

120

100,00

Đúng

117

97,50

Sai

0

0,00

Không biết

3

2,50


4

Quy trình tiến hành bồi thường GPMB đã đúng trình tự hay chưa?

120

100,00

Đúng quy trình

120

100,00

Chưa đúng quy trình

0

0,00


5

Việc thực hiện hỗ trợ bồi thường GPMB của Hội đồng BT & GPMB và chính quyền

120

100,00

Công khai

120

100,00

Chưa công khai

0

0,00


6

Việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại Hội đồng BT & GPMB và chính quyền

120

100,00

Sớm so với quy định

0

0,00

Đúng thời gian

115

95,83

Chậm chễ

05

4,17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng 3.12 ta thấy: Nhờ vào sự vận động, tuyên truyền của các cán bộ thực hiện công tác GPMB cũng như chính quyền địa phương, nhìn chung đa số người dân đều hiểu được những chính sách của Nhà nước. Đây là điều rất quan trọng giúp cho công tác BT&GPMB được thực hiện một cách nhanh chóng.

- Có 100% người dân trong khu vực GPMB cho rằng: Khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài bồi thường về đất thì còn bồi thường tài sản gắn liền với đất. Diện tích


đất thu hồi của dự án không chỉ thu hồi riêng đất mà còn có ảnh hưởng đến cây cối cũng như nhà cửa và vật kiến trúc. Người dân trong khu vực này là những người chịu ảnh hưởng từ việc thu hồi đất đai, cho nên họ đã tìm hiểu về việc thu hồi đất và việc bồi thường về đất cũng như những quyền lợi mà họ nhận được khi việc thu hồi đất diễn ra.

- Có 88,33% người dân cho rằng: Giá đất bồi thường theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi là đúng; 9,17% người dân lại cho rằng giá đất bồi thường là không đúng theo mục đích sử dụng, họ cho rằng giá bồi thường thấp hơn so với giá thực tế; còn 2,5% ý kiến của người dân cho rằng họ không biết giá bồi thường có đúng với giá hiện tại của loại đất đó hay không.

- Có 100% người dân cho rằng quy trình tiến hành bồi thường GPMB là đúng quy trình.

- Có 100% người dân trong khu vực GPMB cho rằng việc thực hiện hỗ trợ bồi thường của hội đồng bồi thường và giải phóng mặt bằng là công khai.

- Có 95,83% người dân trong khu vực GPMB cho rằng việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại hội đồng BT và GPMB là đúng thời gian; 4,17% cho rằng việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại còn chậm chễ.

3.4.1.3. Điều tra ý kiến của cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án

Qua bảng 3.13 cho thấy ý kiến của cán bộ địa chính xã và cán bộ trực tiếp tham gia vào dự án bồi thường và giải phóng mặt bằng thành phố Nam Định như sau:

Về mặt thuận lợi khi thực hiện công tác bồi thường và GPMB dựa vào tinh thần đoàn kết, ủng hộ của nhân dân, sự giúp đỡ của lãnh đạo và các ban ngành chiếm 100%.

Về khó khăn ảnh hưởng đến công tác bồi thường và GPMB: khó khăn do trình độ của người dân còn hạn chế có 16 ý kiến chiếm 64% số phiếu, do chính sách có nhiều bất cập có 8 ý kiến chiếm 32% số phiếu. Ngoài ra vấn đề vốn và kĩ thuật là vấn đề gây khó khăn có 1 ý kiến chiếm 4% số phiếu.

Khó khăn khi áp dụng văn bản mới liên quan đến BT&GPMB của dự án: chiếm 12% số phiếu cho rằng do cấp trên phổ biến xuống còn chậm, do công tác tiếp thu tuyên truyền còn chậm chiếm 20% số phiếu, do trình độ của người dân còn hạn chế


chiếm 56% số phiếu, 4% số phiếu cho rằng khó khăn khi áp dụng văn bản mới là do điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng. Còn lại là văn bản có tính khả thi chưa cao chiếm 8% số phiếu.

Bảng 3.13. Kết quả điều tra cán bộ trong ban bồi thường và GPMB của thành phố Nam Định‌


STT


Nội dung

Kết quả điều tra

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1

Những thuận lợi để thực hiện công tác BT và GPMB

25

100,00


Sự ủng hộ của nhân dân địa phương và sự ủng hộ của

lãnh đạo và các ban ngành

25

100,00


Đồng ý

25

100,00


Không đồng ý

0

0,00

2

Khó khăn ảnh hưởng đến BT&GPMB

25

100,00

2.1

Trình độ của người dân còn hạn chế

16

64,00

2.2

Chính sách còn nhiều bất cập

8

32,00

2.3

Vấn đề vốn và đầu tư kĩ thuật

1

4,00

3

Khó khăn khi áp dụng văn bản mới liên quan đến BT&GPMB của dự án?

25

100,00

3.1

Do cấp trên phổ biến xuống còn chậm

3

12,00

3.2

Do công tác tiếp thu, tuyên truyền còn chậm

5

20,00

3.3

Trình độ của người dân còn hạn chế

14

56,00

3.4

Văn bản có tính khả thi chưa cao

2

8,00

3.5

Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của từng địa phương

1

4,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục như:

+ Tích cực tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về công tác bồi thường và GPMB đến nhân dân để người dân hiểu biết hơn về pháp luật đất đai từ, đó có sự đồng tình ủng hộ của người dân. Và việc quản lý nhà nước về đất đai đạt hiệu quả hơn.

+ Vốn là điều kiện quan trọng để thực hiện bồi thường và GPMB. Cho nên nguồn vốn phải đảm bảo được giải ngân đúng mức, đúng thời gian của dự án.


3.4.2. Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường đất đến đời sống của người dân

3.4.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về kinh tế

Dự án có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của thành phố Nam Định nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung. Do đó, dù số hộ bị thu hồi đất và ảnh hưởng của dự án lớn với diện tích thu hồi lớn, song nhìn chung thu nhập bình quân của các hộ đều tăng so với trước khi thu hồi đất. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.14 và bảng 3.15.

Bảng 3.14. Thu nhập bình quân nhân khẩu/năm theo nguồn thu nhập của các hộ dân tại dự án‌


STT


Các nguồn thu nhập

Trước thu hồi đất

Sau thu hồi đất

Giá trị (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị

(triệu đồng)

Cơ cấu (%)

1

Thu từ nông nghiệp

19,52

54,88

17,32

32,82

2

Lúa

6,19

17,38

3,63

6,87

3

Rau màu

4,82

13,54

5,68

10,76

4

Chăn nuôi

8,52

23,96

8,01

15,19

5

Thu từ phi nông nghiệp

16,10

45,12

35,40

67,18

6

Buôn bán nhỏ

5,16

14,50

10,06

19,07

7

Dịch vụ

4,73

13,31

9,06

17,16

8

Làm công ăn lương

4,72

13,27

8,12

15,39

9

Trợ cấp

0,27

0,75

1,05

2,00

10

Lao động thời vụ

0,61

1,70

1,11

2,10

11

Thu từ nguồn khác

0,56

1,58

6,05

11,47

Tổng thu nhập

35,62

100,00

52,72

100,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Qua bảng 3.14 cho thấy thu nhập bình quân nhân khẩu /năm sau khi bị thu hồi đất tăng tăng từ 35,62 triệu đồng lên 52,72 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ nông nghiệp có xu hướng giảm so với trước khi bị thu hồi đất, từ 19,52 triệu đồng xuống còn 17,32 triệu đồng, nguyên nhân là do các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đã chuyển từ lao động nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, hoặc vừa lao động nông nghiệp vừa buôn bán để tăng thêm thu nhập cho gia đình hoặc diện tích nông nghiệp bị thu


hồi một phần nên trong thời gian nông nhàn người dân địa phương đi làm thuê để thêm thu nhập.

Bảng 3.15. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi thu hồi đất


STT

Chỉ tiêu

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ (%)

1

Số hộ có thu nhập cao

85

70,83

2

Số hộ có thu nhập không đổi

23

19,17

3

Số hộ có thu nhập thấp hơn

12

10,00

Tổng

120

100,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)


Hình 3 6 Thu nhập của các hộ dân sau thu hồi đất Qua bảng 3 15 và hình 3 6 cho 2

Hình 3.6. Thu nhập của các hộ dân sau thu hồi đất

- Qua bảng 3.15 và hình 3.6 cho thấy có 70,83 % các hộ được phỏng vấn cho rằng sau dự án các hộ có thu nhập cao hơn là do các hộ đã biết sử dụng các khoản tiền bồi thường của dự án để tiếp tục đầu tư cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình, bên cạnh đó một số hộ còn dùng tiền để thuê thêm đất, mở rộng sản xuất; 19,17 % số hộ cho rằng thu nhập không đổi. Tuy nhiên, trong số các hộ bị thu hồi đất lại có 10,0 % số hộ cho rằng sau khi bị thu hồi đất, thu nhập của các hộ này thấp hơn so với trước khi có dự án.

Nguyên nhân là do các hộ này sau khi nhận được tiền bồi thường chỉ chú trọng mua sắm tài sản, sửa chữa nhà cửa, chưa biết sử dụng các khoản tiền nhận được để đầu tư, mở rộng sản xuất hoặc chuyển đổi sang nghề khác.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí