Đánh giá công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Phong và đường dẫn nối cầu Tân Phong với quốc lộ 21B thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định - 10


Bảng 3.16. Phương thức sử dụng tiền các hộ dân tại dự án nghiên cứu


STT

Chỉ tiêu

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ (%)

1

Tiết kiệm, cho vay

65

54,17

2

Đầu tư sản xuất kinh doanh

14

11,67

3

Xây dựng, sửa chữa nhà cửa

12

10,00

4

Mua sắm đồ dùng

29

24,17

Tổng

120

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Đơn vị: %


Hình 3 7 Phương thức sử dụng tiền đền bù của người dân Qua bảng 3 16 và 1

Hình 3.7. Phương thức sử dụng tiền đền bù của người dân

Qua bảng 3.16 và hình 3.7 cho thấy có 65 hộ gửi tiết kiệm, hoặc cho vay chiếm 54,1 % giá trị bồi thường; 14 hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp chiếm 11,67% giá trị bồi thường; 12 hộ sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa chiếm 10% giá trị bồi thường; 29 hộ dùng để mua sắm xe máy, ti vi, tủ lạnh... chiếm tới 24,17% giá trị bồi thường.

Một số hộ dân được điều tra phỏng vấn trực tiếp:

- Hộ ông Trần Như Hắc: dự án thu hồi của hộ ông Hắc 257,5m2 đất nông nghiệp, gia đình ông trước đây chủ yếu sống bằng nghề làm nông với thu nhập bình quân khẩu/năm là 31,43 triệu đồng. Sau khi dự án hoàn thành phần diện tích còn lại của gia đình ông nằm ven đường dẫn lên cầu Tân Phong gia đình ông chuyển sang


kinh doanh trồng cây cảnh như các loại hoa hồng, cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Ông Hắc cho biết việc vận chuyển hàng hóa thuận tiện nên ngoài việc phục vụ cho nhân dân trong tỉnh còn có rất nhiều khách ngoại tỉnh mua chủ yếu là từ các tỉnh lân cận như Thái Bỉnh, Ninh Bình. Hiện nay với thu nhập bình quân khẩu/năm của gia đình ông Hắc là khoảng 72,0 triệu đồng, chủ yếu thu nhập từ buôn bán cây cảnh.

- Hộ bà Trần Thị Hoa: dự án thu hồi 804,3m2 đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm, bà Hoa cho biết trước khi có dựa án giải phóng mặt bằng gia đình bà còn rất khó khăn do chồng mất sớm 4 mẹ con sống trong căn nhà cấp 4 đã cũ nát. Nay khi có dự án GPMB cầu Tân Phong, gia đình bà đã được nhận đề bù 1 suất tái định cư tại phường Cửa Nam với diện tích 72,0m2 và bà đã chuyển quyền sử dụng cho con trai để lập gia đình riêng, số tiền được nhận đền bù gia đình bà đã xây dựng được căn nhà bê tông 2 tầng khang trang trên phần diện tích còn lại tiếp giáp đường dẫn cầu Tân Phong.

3.4.2.2. Ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về an ninh, trật tự xã hội

Bảng 3.17. Tình hình an ninh, trật tự xã hội khu vực dự án sau thu hồi đất


TT

Chỉ tiêu

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ (%)

1

An ninh trật tự xã hội tốt hơn

46

38,33

2

An ninh trật tự xã hội không đổi

67

55,83

3

An ninh trật tự xã hội kém hơn

7

5,84

Tổng

120

100,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Qua bảng 3.17 cho thấy theo đánh giá của người dân trong khu vực giải phóng mặt bằng có 38,33% các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự, xã hội tốt hơn trước; 55,83% các hộ cho rằng vấn đề an ninh, trật tự không có gì thay đổi so với trước khi có dự án; 5,84 % các hộ còn lại cho rằng tình hình trật tự kém hơn với lý do sau khi cầu đã thông xe thì lượng xe cộ lưu thông nhiều nên cũng gây nguy hiểm cho các hộ dân sinh sống tại hai bên đường.


Bảng 3.18. Tình hình quan hệ nội bộ gia đình khu vực dự án sau thu hồi đất


STT

Chỉ tiêu

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ (%)

1

Số hộ có quan hệ tốt hơn

87

72,50

2

Số hộ có quan hệ không đổi

19

15,83

3

Số hộ có quan hệ kém hơn

14

11,67

Tổng

120

100,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Qua bảng 3.18 cho thấy hầu hết các hộ gia đình sau khi nhận được tiền bồi thường và hỗ trợ của dự án đều đã biết sử dụng đúng mục đích để giúp ổn định đời sống và sản xuất của gia đình mình chiếm 72,50%. Do đó việc bị thu hồi đất và phải di chuyển chỗ ở không làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

3.4.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của giải phóng mặt bằng đến đời sống người dân về môi trường

Bảng 3.19. Tình hình môi trường khu vực dự án sau thu hồi đất


STT

Chỉ tiêu

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ (%)

1

Số hộ cho rằng môi trường tốt hơn

47

39,17

2

Số hộ cho rằng môi trường không đổi

62

51,67

3

Số hộ cho rằng môi trường kém hơn

11

9,17

Tổng

120

100,00

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra)

Qua bảng 3.19 cho thấy 9,17% các hộ dân được điều tra cho rằng dự án xây dựng làm cho môi trường xung quanh ô nhiễm hơn trước đây, các hộ được điều tra cho rằng môi trường trong khu vực sau dự án kém hơn trước khi có dự án là các hộ sinh sống khu mặt đường dưới chân cầu vì khói bụi của các loại xe lưu thông trên cầu ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của một số người dân trong khu vực thực hiện dự án.


3.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB ở tỉnh Nam Định

3.5.1. Thuận lợi

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh sự chỉ đạo và điều hành của UBND tỉnh Nam Định, được sự đồng tình ủng hộ và phối kết hợp chặt chẽ của UBND thành phố, xã, phường và các cấp các ngành, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2015 - 2020 đã đạt được kết quả đáng kể, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương trong thời gian qua, đồng thời tạo đà thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.

Việc triển khai Luật và các văn bản quy định của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương đã được UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời tới các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố. Hình thức triển khai phong phú như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh truyền hình, báo Nam Định, đài truyền thanh các xã, phường; thông qua bản tin tuyên truyền, các buổi nói chuyện, tập huấn nghiệp vụ... Vì vậy các chính sách hiện hành về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được triển khai kịp thời tới cán bộ làm công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư để hiểu và làm đúng theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước và của tỉnh, đồng thời cũng được truyền tải đến đông đảo các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện và giám sát việc thực hiện của các cơ quan Nhà nước theo đúng quy định.

Về triển khai các văn bản của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ và văn bản quy định của UBND tỉnh về công tác Bồi thường hỗ trợ và tái định cư:

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng Thẩm định Bồi thường hỗ trợ tái định cư tỉnh thường xuyên phối hợp với các sở ngành có liên quan tổ chức tập huấn chính sách, nghiệp vụ về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư cho cán bộ làm công tác bồi thường thuộc Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư các huyện, thành phố.

Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư để các đối tượng thuộc phạm vi thu hồi đất theo từng xã, phường.


Kết quả do làm tốt công tác triển khai, tập huấn chính sách về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư nên Dự án được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ về cơ bản đáp ứng yêu cầu tiến độ bàn giao mặt bằng thi công công trình góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư đã có bước chuyển biến tích cực, hầu hết các công trình, Dự án đều được các cấp, các ngành tính toán bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chính xác, kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất.

Các vấn đề vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ đã được quan tâm giải quyết một cách kịp thời, triệt để đáp ứng cơ bản nguyện vọng và vướng mắc của nhân dân vì vậy tình trạng dây dưa, kiện cáo kéo dài đã được cải thiện một cách đáng kể.

Phần lớn người bị thu hồi đất chấp hành nghiêm túc chủ trương thu hồi đất của nhà nước, nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo đúng quy định. Những trường hợp cố tình không chấp hành quyết định thu hồi đất, bàn giao mặt bằng để thi công công trình đã được xử lý một cách kiên quyết đúng quy định của pháp luật.

Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đã thiết lập được hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong thu hồi đất. Chính sách này đã và đang được áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội, từng bước tháo gỡ những vướng mắc trong thu hồi đất, giải phóng và bàn giao mặt bằng cho Dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội tạo nguồn lực sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới diện mạo đô thị... Đáng chú ý là vấn đề con người đã được đưa lên mục tiêu hàng đầu, điều này thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự đổi mới của pháp luật đất đai hiện hành.

- Công tác giải phóng mặt bằng đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, chỉ đạo chặt chẽ từ tỉnh đến huyện, thành phố, xã, phường... nên các ngành, các cấp đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để mọi người dân thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy đại đa số nhân dân thông hiểu chế độ chính sách của Đảng và nhà nước và ủng hộ chủ trương giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử


dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế.

- Các chính sách của Nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: giá đất trên địa bàn toàn tỉnh, giá bồi thường và các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đất dịch vụ cho người dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp... Do vậy các phương án bồi thường khi tính toán đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của pháp luật. Công khai dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng nên phần lớn diện tích bàn giao cho các nhà đầu tư được kịp thời theo tiến độ.

- Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất về cơ bản đã thực hiện đúng theo Nghị định số 47/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó thể chế các chủ trương chính sách, ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh cùng thành phố Nam Định đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển các Dự án trên địa bàn thành phố. Các văn bản được ban hành trong thời gian này thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát thực với thực tế tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý Nhà nước về thu hồi và giải phóng mặt bằng của tỉnh cũng như của Thành phố.

Qua quá trình thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư cho thấy: quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất bị thu hồi được đảm bảo, quá trình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng công khai minh bạch, công bằng dân chủ, thống nhất ý chí trong chỉ đạo của tỉnh cũng như của Thành phố, đã làm hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai.

3.5.2. Khó khăn

Trong quá trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như:

- Về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật: Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành chính sách pháp luật của người dân nói chung và người


bị thu hồi đất chưa cao. Một số hộ chưa chấp hành tốt việc thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng, không nhận tiền bồi thường, không chấp hành giao đất cho Nhà nước xây dựng công trình. Số hộ này tuy không nhiều nhưng lại là tồn tại rất lớn ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng dẫn đến việc kéo dài thời gian, không bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Về đối tượng và điều kiện được bồi thường: Do trình độ quản lý còn nhiều bất cập cùng với tinh thần thực hiện pháp luật của người dân chưa cao dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc xác định chính xác, công bằng các đối tượng được bồi thường và điều kiện được bồi thường thiệt hại. Công tác quản lý sổ sách chưa đồng bộ dẫn đến việc xác định hồ sơ đối với một số hộ không phối hợp chưa chính xác phải làm điều chỉnh lại quyết định.

- Về mức bồi thường hỗ trợ:

+ Đối với đất nông nghiệp: Việc thu hồi đất cho Dự án chủ yếu tập trung vào quỹ đất nông nghiệp, trong khi đó phần lớn người dân sinh sống và sản xuất bằng nông nghiệp, không có ngành nghề hoặc thu nhập khác. Vì vậy quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng cũng gặp rất nhiều khó khăn.

+ Đối với vật kiến trúc, hoa màu, vật nuôi: Do sự biến động giá của nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường nên khi bồi thường về tài sản trên đất vẫn còn vướng mắc, giá vẫn còn thấp so với thị trường.

- Các chính sách hỗ trợ và tái định cư:

Chính sách bồi thường thiệt hại thu hồi đất giải phóng mặt bằng hiện nay là chủ yếu tập trung vào bồi thường thiệt hại về đất và tài sản trên đất mà chưa thực sự quan tâm đến việc ổn định đời sống và tái định cư của người dân bị thu hồi đất do đó mà thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi gặp nhiều khó khăn. Nhiều người dân sau khi được hỗ trợ không đảm bảo ổn định đời sống, việc làm cho người dân đặc biệt những lao động lớn tuổi (trên 35 tuổi), thường là trụ cột của gia đình, gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập cho gia đình.

Bên cạnh đó còn do cấp uỷ, chính quyền địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự quan tâm sâu sát và chưa thật kiên quyết trong quá trình thực hiện các biện pháp giải


phóng mặt bằng; Cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi; một số cán bộ tham gia làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chưa thực sự sâu sát với công việc, trình độ, năng lực chuyên môn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn hạn chế; Công tác quản lý đất đai trên địa bàn còn nhiều hạn chế; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cơ sở còn chậm làm ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB ở tỉnh Nam Định

* Về nhận thức tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp cho nhân dân hiểu rõ và tự giác chấp hành các chế độ, chính sách trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp cố tình chây ì, không chấp hành quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, không giao đất cho Nhà nước thực hiện quy hoạch thì các cấp chính quyền phải xử lý kiên quyết, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ giữa cấp Uỷ với chính quyền chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, Mặt trận Tổ quốc từ cấp xã, xã đến thành phố tuyên truyền vận động, thuyết phục đối với những hộ có đất bị thu hồi tự giác thực hiện, nếu các hộ vẫn cố tình không chấp hành thì phải kiên quyết xử lý bằng hình thức cưỡng chế bảo vệ thi công theo đúng quy định của pháp luật.

* Về đối tượng và điều kiện được bồi thường

- Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định đối tượng được bồi thường, không được bồi thường về đất.

- Bố trí những cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ổn định, chuyên trách; có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các chế độ chính sách về bồi thường để có thể trực tiếp giải quyết các kiến nghị, thắc mắc của nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ.

- Phối hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ, chính quyền địa phương với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội hội như: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 14/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí