Tình Hình Nghiên Cứu Chọn Lọc Bò Đực Giống Chuyên Sữa

­ Đối với nhóm đực giống không tốt (GTG từ 0 đến 100 kg sữa): không nên sử dụng tinh của chúng phối với bò sữa, chỉ sử dụng cho việc phối cải tiến, nâng cao tầm vóc đàn bò sinh sản như bò LaiSind.

­ Đối với nhóm đực giống kém chất lượng (GTG <0 kg sữa) không phối với bò sữa, chỉ tận dụng phối cải tiến với bò vàng hoặc LaiSind nhằm nâng cao khối lượng đàn bò nền.

Nếu chọn lọc 100 con bố

có giá trị

giống về

tiềm năng sữa cao

nhất thì nhóm bố này có giá trị giống trung bình là +416,3 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy trung bình đạt 0,513. Cá thể bố có giá trị giống cao nhất đạt 904,9 kg và thấp nhất là 267,3 kg sữa/chu kỳ. Nếu sử dụng nhóm bố này phối giống có khả năng nâng cao sản lượng sữa đàn con cao hơn so với trung bình toàn đàn 206,15 kg sữa/chu kỳ. Nếu chọn lọc 100 con bố

có giá trị

giống về

tiềm năng sữa cao nhất thì nhóm bố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

này có giá trị

giống trung bình là +416,3 kg sữa/chu kỳ, với độ tin cậy trung bình đạt

Đánh giá chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian ở Việt Nam - Phạm Văn Tiềm - 8

0,513. Cá thể

bố có giá trị

giống cao nhất đạt 904,9 kg sữa/chu kỳ và

thấp nhất là 267,3 kg sữa/chu kỳ. Như vậy, nếu sử dụng nhóm bố này phối giống có khả năng nâng cao sản lượng sữa đàn con cao hơn so với trung bình toàn đàn là 206,15 kg sữa/chu kỳ. Đây là kết quả cụ thể ứng dụng giá trị giống trong điều kiện chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam.

1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC BÒ ĐỰC GIỐNG CHUYÊN SỮA

1.4.1. Trên thế giới

1.4.1.1. Nhật Bản

Theo Takeo Abe (1992), đánh giá chọn lọc bò đực giống sữa tốt nhất là kiểm tra qua đời sau thông qua 4 bước.

Bước 1: Tạo bò đực tốt để chọn làm đực giống kiểm tra

Chọn bố bò đực và mẹ bò đực: Chọn bò đực bố và thiết lập các chỉ tiêu chọn lọc chung đối với mẹ bò đực, được thực hiện hàng năm bởi Uỷ Ban của Hiệp hội cải tiến gia súc Nhật Bản. Số lượng đực giống bố được lựa chọn cho phối giống theo kế hoạch mỗi năm khoảng 30 con. Số bò đực bố này bao gồm cả bò đực nội địa và nhập ngoại.

Bước 2: Kiểm tra bản thân đàn bê đực

Nuôi dưỡng những bê đực được lựa chọn và sơ tuyển trước. Chăm sóc, nuôi dưỡng những con bê đực được sinh ra từ kế hoạch phối giống. Trong vòng 12 tháng, thông qua việc kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển, những cá thể sinh trưởng, phát triển tốt và ngoại hình tốt sẽ được giữ lại để kiểm tra chất lượng tinh từ đó quyết định bò đó có thể được chọn làm giống hay không. Những bò đực đã được lựa chọn qua bước này đảm bảo chất lượng về ngoại hình­thể vóc và chất lượng tinh tốt. Một nửa số đó bị loại thải. Một nửa khác giữ lại được chuyển đến các Trung tâm đực giống để lấy tinh dự trữ.

Bước 3: Phối giống để sản xuất đàn bò con gái

Bò đực giống có nhiệm vụ quan trọng là sản xuất tinh. Tinh đó

được sử dụng để phối tạo ra những con bê cái cho mục đích kiểm tra đời sau. Sau đó, phải đợi cho đến khi việc kiểm tra kết thúc, nếu bò đực đạt tiêu chuẩn thì tinh mới được sử dụng và tinh của bò đực giống không đạt

tiêu chuẩn phải loại bỏ. Để

có thể

tiến hành kiểm tra tiềm năng sản

xuất sữa của một bò đực giống, cần thiết phải có từ 50­100 bò con gái của mỗi bò bố.

Bước 4: Kiểm tra năng suất đàn bò con gái

Kiểm tra năng suất và chất lượng sữa của SLS được quy chuẩn 305 ngày và bình thường dựa trên số liệu của 10 ngày ghi chép. Đối với

thành phần sữa như tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ Protein sữa, số liệu được tính toán mỗi tháng 1 lần với mẫu lấy ở ngày ghi chép. Thông qua kiểm tra đó, có thể phán đoán được năng lực di truyền của bố nó – con bò đực giống đang kiểm tra.

Nếu trong số bò đực giống của Trung tâm cải tiến gia súc của Nhà nước được xếp loại tốt thì giữ lại làm giống, đồng thời tăng cường sản xuất tinh đông lạnh cung cấp cho cho công tác thụ tinh nhân tạo bò và bò bị xếp loại kém thì bị loại bỏ.

1.4.1.2. Canada

Canada là một trong những quốc gia có nhiều bò sữa (1.000.000 con), sản lượng sữa rất cao (9.000­10.000kg/chu kỳ) và áp dụng thụ tinh nhân tạo cho bò sữa cao nhất, đạt trên 90%. Trong những thập kỷ qua, Canada đã áp dụng tổng hợp nhiều công nghệ tiên tiến cho ngành chăn nuôi bò sữa nên chất lượng giống đã tăng lên rất cao. Với tổng đàn bò cái vắt sữa của Canada rất lớn, 800.000­1.000.000 con, nhưng việc thu thập số liệu về sản lượng sữa được tiến hành rất nghiêm túc, đạt tới 75­80% và việc phân tích chất lượng sữa cũng được làm rất nhiều. Vì vậy, chất lượng đàn giống ngày một cải thiện hơn.

Brian Van Doormaal (2007) cho biết, tại Canada mỗi năm chọn 400 bê đực từ đàn bò sữa bố mẹ hạt nhân của tháp giống đưa về cơ sở kiểm tra, đánh giá để chọn lọc bò đực giống hướng sữa như sau:

­ Theo dõi khả năng sinh trưởng đàn bê. Cân khối lượng qua từng

thời kỳ

chính đối với bò đực giống: sơ

sinh, cai sữa, 12 tháng, huấn

luyện khai thác tinh, kiểm tra đánh giá chất lượng tinh. Loại bỏ những cá thể không đạt tiêu chuẩn giống theo từng thời kỳ.

­ Đánh giá ngoại hình. Ngoại hình luôn được theo dõi, loại bỏ

ngay khi phát hiện ra bất kỳ một đặc tính ngoại hình nào không tuân thủ của giống.

­ Đánh giá khả năng chống chịu bệnh tật. Loại bỏ ngay những cá thể biểu hiện không thích nghi tốt hoặc bị một số bệnh.

­ Đánh giá chất lượng tinh. Những bò đực giống đạt các tiêu chuẩn về sinh trưởng và chống chịu bệnh tật tốt là được chọn đưa vào kiểm tra chất lượng tinh. Loại bỏ những cá thể chất lượng tinh không tốt.

­ Đánh giá khả năng sản xuất tinh. Những bò đực giống có chất

lượng tinh tốt sẽ được tiếp tục khai thác tinh nhằm đánh giá khả năng sản xuất tinh và lưu giữ để sử dụng khi kết thúc phương pháp kiểm tra chọn lọc đực giống. Loại bỏ những đực giống tuy chất lượng tinh tốt nhưng khả năng sản xuất tinh không cao.

­ Đánh giá khả năng thụ thai của tinh trùng. Vừa đánh giá nhanh khả năng thụ thai qua ống nghiệm và đồng thời theo dõi tỷ lệ phối giống

có chửa trên các đàn giống để tiếp tục theo dõi đời con của các đực

giống. Loại bỏ

những đực giống tuy chất lượng tinh và khả

năng sản

xuất tinh tốt nhưng tỷ lệ thụ thai không cao.

­ Đánh giá sản lượng sữa đàn chị em gái. Song song với việc đánh giá đàn bò đực giống, sản lượng sữa đàn chị em gái cũng cần đánh giá nhằm loại thải sớm những đực giống mà chị em gái có năng suất thấp.

­ Đánh giá đời con. Những bò đực đạt các tiêu chuẩn nêu trên sẽ

được phối giống để tạo đàn con gái cho việc kiểm tra chọn lọc đực

giống. Việc đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, sản lượng sữa và chất lượng sữa đàn con gái là khâu quan trọng nhất, khâu quyết định chọn cá thể nào giữ lại làm giống.

1.4.1.3. Australia

Chọn lọc bò đực giống hướng sữa ở Australia bắt buộc phải kiểm tra qua đời sau theo quy định của Hiệp hội bò HF Australia. Kiểm tra, đánh giá, chọn lọc bò đực giống hướng sữa của Australia được dựa trên sản lượng sữa trung bình của 305 ngày vắt và tỷ lệ mỡ sữa lứa sữa đầu của đàn con gái của từng bò đực giống theo phương pháp kiểm tra qua đời sau.

Bất kỳ một bò đực giống sữa HF nào ở Australia muốn được sử

dụng trong công tác giống: phối giống trực tiếp hay khai thác tinh để sử dụng trong nước và bán ra ngoài nước, đều phải được thực hiện kiểm tra qua đời sau và được Hiệp hôi bò HF của Australia xác nhận. Vì lẽ đó, bò đực giống HF của Australia được thế giới đánh giá có chất lượng cao vì có tiềm năng sữa lớn do thực hiện nghiêm túc kiểm tra chọn lọc qua đời sau.

1.4.2. Trong nước


Trong thời gian qua, nước ta đã có một số công trình nghiên cứu

đánh giá chọn bò đực giống chuyên sữa HF. Song, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện hoàn thiện phương pháp kiểm tra qua chọn lọc bò đực giống qua đời sau.

Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) cho biết đã chọn được 9 bò đực

giống lai hướng sữa từ tổng số 25 bê đực nhưng chỉ được chọn thông

qua kiểm tra qua đời trước và sinh trưởng phát triển của cá thể.

Nguyễn Ánh Long (2011) cho biết đã chọn được 15 bò đực HF từ Australia thông qua đời trước nuôi tại Trạm Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò sữa Việt Nam.

Cục Chăn nuôi (2011), phê duyệt Quy trình đánh giá bò đực giống

Holstein Friesian qua đời sau. Quy trình gồm 04 bước: Kiểm tra đời trước, kiểm tra bản thân, kiểm tra qua chị em gái và kiểm tra qua con gái.

Nguyễn Văn Đức và cs. (2011), thực hiện đề tài độc lập cấp Bộ ở

giai đoạn 2006­2010, đã tạo chọn được đàn bò sữa chất lượng tốt, trong

đó chọn tạo được 15 bò đực giống HF có

tiềm năng sữa

>8.000 kg

sữa/chu kỳ từ những bò bố có tiềm năng sữa >10.000 kg sữa/chu kỳ và mẹ có sản lượng sữa >7.000 kg sữa/chu kỳ.

Lê Văn Thông và cs. (2013), đã nghiên cứu đánh giá xếp cấp được các bò đực giống theo sinh trưởng phát triển, khả năng sản xuất tinh và đã chọn được 20 bò đực giống tốt nhất trong tổng số 106 bò đực giống

để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác

thụ tinh nhân tạo

đàn bò

sữa, bò thịt Việt Nam. Lê Bá Quế (2013), nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất tinh của từng cá thể đực giống và tiềm năng sữa của 9 bò đực giống HF thông qua khả năng sản xuất sữa lứa đầu của đàn con gái.

Công trình nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống HF qua đời sau được thực hiện bởi đề tài Độc

lập cấp Nhà nước (2009­2013)

do TS. Lê Văn Thông làm chủ

nhiệm.

Song, do thời gian của đề tài Độc lập cấp Nhà nước chỉ được thực hiện trong 5 năm, nên công trình này chưa hoàn thiện đầy đủ 4 bước của kiểm

tra qua đời sau. Tuy mới hoàn hiện được 3 bước là kiểm tra qua đời

trước, kiểm tra bản thân và kiểm tra thông qua chị em gái và hoàn thiện được phần đầu của bước kiểm tra con gái là sinh trưởng phát triển của đàn con gái, nhưng đã mang lại thành công lớn là sản lượng sữa của các bò đực giống được chọn lọc đã cao hơn so với sản lượng sữa trung bình của đàn.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

35 bê đực HF sinh từ đàn bò hạt nhân có đủ các tiêu chuẩn để chọn làm giống, trong đó 23 bê đực sinh ra tại Mộc Châu (Sơn La) và 12 bê đực sinh tại Công ty Cổ phần bò sữa Tiền Phong (Tuyên Quang). Sau cai sữa, chọn được 15 bê đực tốt nhất (10 bê đực của Mộc Châu và 5 bê đực của Tuyên Quang), đạt tiêu chuẩn về ngoại hình, khả năng sinh trưởng, cân đối các bộ phận sinh dục, có sản lượng sữa bò mẹ >7.000 kg/chu kỳ và tiềm năng sữa của bố >12.000 kg sữa/chu kỳ đưa về nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada.

2.1.2. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu

­ Các bò đực giống được nuôi dưỡng, theo dõi và khai thác tinh tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội) thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương.

­ Đàn bò cái HF chị em gái và con gái được nuôi dưỡng tại Mộc châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đồng). Số lượng bò chị em gái và con

gái trong từng thí nghiêm được bố trong đó:

trí tương đối đồng đều ở

2 cơ

sở,

+ Đàn bò chị em gái là những cá thể cùng bố, khác mẹ với bò đực giống đang kiểm tra và hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu: mỗi bò đực giống cần đánh giá sản lượng sữa lứa đầu của 40­45 chị em gái, tương đối đều tại 2 cơ sở Mộc Châu và Đức Trọng.

+ Đàn con gái của 6 bò đực giống được tuyển chọn sau khi kết thúc

bước kiểm tra chọn lọc qua chị em gái: Chọn ngẫu nhiên những bê cái

được sinh ra trong năm 2009 và trước tháng 6 năm 2010 mà mẹ của chúng là bò HF có sản lượng sữa từ 5.000 kg/chu kỳ đến 5.500 kg/chu kỳ, đẻ con từ lứa 2 đến lứa 5, tại 2 cơ sở Mộc Châu và Đức Trọng là những nơi có điều kiện chăn nuôi bò sữa HF, môi trường sinh thái tương đối tốt và đồng đều. Số lượng con gái của mỗi bò đực giống là 50 con, tương đối đồng đều ở 2 cơ sở để đảm bảo mỗi bò đực giống có được ≥40 bò con gái hoàn thành chu kỳ sữa lứa đầu.

Đàn bò con gái được phối giống trong thời gian từ 2010 đến 2011 tại 2 cơ sở Mộc Châu và Đức Trọng.

­ Nuôi dưỡng và khai thác đàn bò đực giống Holstein Friesian:

+ Đàn bê đực sau khi sinh được tuyển chọn để nuôi tại cơ sở với sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho đến khi cai sữa: bê được uống sữa đầu đầy đủ, chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, được vận động tắm chải hàng ngày, tiêm phòng đầy đủ.

+ Đàn bò đực hậu bị nuôi tại Moncada được chăm sóc, nuôi dưỡng theo theo quyết định 66/2005/QĐ­BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005): mỗi cá thể được nuôi trong một ô chuồng riêng diện tích là 45m2, trong đó: 20m2 có mái che và 25m2 sân chơi không mái; có máng ăn và máng uống riêng cho từng con. Hàng ngày, chuồng trại, máng ăn, uống được vệ sinh sạch sẽ, vận động tắm chải vào buổi sáng, mùa hè nóng được quạt mát và phun sương. Bò được quản lý cá thể và tiêm phòng bệnh nghiêm ngặt, kiểm tra thú y định kỳ 2 lần/năm. Bò được ăn theo chế độ dinh dưỡng tính sẵn cho từng cá thể theo tiêu chuẩn NRC của Hoa kỳ (1988).

+ Chế độ khai thác tinh: 2 lần/tuần/con. Môi trường pha chế tinh

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí