Doanh Số Chovay Theo Kỳ Hạn Của Ngân Hàng Acb – Huế Giai Đoạn 2009 – 2011.


với năm 2009. Cụ thể tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn năm 2010 là 23.19%, tăng lên 9.74% so với năm 2009 (13.45%), và ngược lại tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 giảm ở mức tương ứng so với năm 2009 (86.55%), chỉ còn chiếm 76.81%. Điều này là do chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào tín dụng ngắn hạn, bởi cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với cho vay trung dài hạn, tập trung thắt chặt tín dụng vào mảng ngắn hạn sẽ tạo ra hiệu quả lớn cho chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng.

1,600


1,400


1,200


1,000


800


600


400


200


0

2009 2010 2011

DSCV

Ngan han

Trung dai han

Biểu đồ 2.2: Doanh số chovay theo kỳ hạn của Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011.

(đơn vị tính: tỷ đồng)

Bước sang năm 2011, đây là thời điểm nền kinh tế đã đi qua cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra từ 6 tháng cuối năm 2008, nền kinh tế phát triển rất nóng, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng là rất gay gắt, việc huy động vốn và cho vay của các Ngân hàng là không minh bạch, tồn tại nhiều cuộc cạnh tranh ngầm và vi phạm các quy định của NHNN về huy động vốn và cho vay, đặc biệt là các Ngân hàng quy mô nhỏ. Mặc dù vậy, với địa vị là một Ngân hàng có uy tín nhiều năm, doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng lên rất đáng kể, cụ thể doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2011 đạt mức

864.274 triệu đồng, tăng 427.126 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng mức tăng 97.71%, đây thực sự là một mức tăng rất ấn tượng. Mức tăng doanh số cho vay này tập trung chủ yếu ở mảng cho vay ngắn hạn, mức cho vay ngắn hạn năm 2011 đã tăng đến 400.930 triệu đồng tương ứng mức tăng 119.40% so với năm 2010, còn doanh số cho vay trung dài hạn chỉ tăng với mức 25.84% so với năm 2010, đạt mức 127.567 triệu đồng. Điều này cũng dễ nhận thấy bởi khi nền kinh tế đã hồi phục, nhu cầu vay vốn ngắn


hạn trên địa bàn tăng lên rất lớn, một phần bởi đa phần các ngành kinh tế trên địa bàn đều có chu kỳ vốn ngắn hạn, và mặt khác cũng có một sự thận trọng trong việc vay vốn trung dài hạn bởi sự biến động lãi suất vay vốn trong thời gian này là rất lớn, tạo ra nhiều rủi ro thua lỗ cho người kinh doanh. Do vậy, tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2011 đã tăng lên đáng kể so với năm 2010, đạt mức 85.32% trong khi tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn giảm xuống còn 14.76%. Về mặt đối tượng cho vay thì doanh số cho vay ở mảng cá nhân và mảng doanh nghiệp đều có sự tăng trưởng ấn tượng và khá đồng đều, cụ thể doanh số cho vay KHCN năm 2011 tăng 95.25% so với năm 2010, còn doanh số cho vay KHDN năm 2011 tăng 103.34% so với năm 2010.

2.2.2.2 Doanh số thu nợ trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu –

Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011.

Doanh số thu nợ phản ánh tình hình thu hồi vốn của Ngân hàng và là cơ sở để xác định vòng chuyển của vốn vay. Một chu kỳ quay vòng vốn được xem là kết thúc và có hiệu quả khi bảo toàn được vốn đầy đủ và có lợi nhuận cao, do đó đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Á Châu – CNH qua 3 năm 2009, 2010, 2011 ta có thể thấy doanh số thu nợ của Chi nhánh có những biến động cùng chiều với sự thay đổi của doanh số cho vay.

Bảng 2.5: Doanh số thu nợ của Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011.

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

Doanh số thu nợ

1,384,340

385,826

761,263

-998,514

-72.13

375,437

97.31

1. Theo đối tượng

Khách hàng cá nhân

1,313,350

276,817

571,419

-1,036,533

-78.92

294,602

106.42

Khách hàng doanh nghiệp

70,990

109,009

189,844

38,019

53.56

80,835

74.15

2. Theo kỳ hạn

Ngắn hạn

1,227,398

290,409

685,287

-936,989

-76.34

394,878

135.97

Trung dài hạn

156,942

95,417

75,976

-61,525

-39.20

-19,441

-20.37

Tỷ lệ DSTN ngắn hạn (%)

88.66

75.27

90.02





Tỷ lệ DSTN trung dài hạn (%)

11.34

24.73

9.98





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 56 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu - chi nhánh Huế - 4

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế)


Năm 2009, doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 1.384.340 triệu đồng, trong đó nếu xét theo đối tượng thì doanh số thu nợ KHCN chiếm chủ yếu, với mức 1.313.340 triệu đồng còn KHDN chỉ chiếm 70.990 triệu đồng, nếu xét theo kỳ hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tới 88.66%, đạt mức 1.227.398 triệu đồng trong khi doanh số thu nợ trung dài hạn chỉ ở mức 156.942 triệu đồng, chiếm 11.34%. Điều này là hoàn toàn phù hợp theo mức doanh số cho vay theo đối tượng và theo kỳ hạn.

Bước sang năm 2010, đây là thời gian mà NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế, đặc biệt là trong những tháng cuối năm. Chính vì thế, song song với việc doanh số cho vay giảm rất mạnh thì doanh số thu nợ cũng giảm đi rất mạnh bởi doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2010 đạt 385.826 triệu đồng, giảm đến 998.514 triệu đồng tương ứng mức giảm 72.13% so với năm 2009. Trong đó doanh số thu nợ KHCN năm 2010 giảm 1.036.533 triệu đồng tương ứng 78.92% so với năm 2009, trong khi doanh số thu nợ KHDN lại tăng lên tương ứng với mức tăng doanh số cho vay KHDN, cụ thể doanh số thu nợ KHDN năm 2010 đạt 109.009 triệu đồng, tăng 38.019 triệu đồng tương ứng 53.56% so với năm 2009. Trong năm 2010, bên cạnh việc thắt chặt chính sách tín dụng của Ngân hàng, thì việc các khách hàng làm ăn kém hiệu quả, không tạo ra được nguồn trả nợ cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc doanh số thu nợ

giảm mạnh.

1,400


1,200


1,000


800


600


400


200


0

2009 2010 2011

DSTN Ngan han Trung dai han


Biểu đồ 2.3: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn của Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011.

(đơn vị tính: tỷ đồng)


Đến năm 2011, trên đà phát triển nhanh chóng của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2008, doanh số thu nợ của Ngân hàng đã tăng lên đáng kể cùng với doanh số cho vay. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2011 đạt 761.263 triệu đồng, tăng 375.437 triệu đồng tương ứng 97.31% so với năm 2010. Trong đó doanh số thu nợ đối với KHCN và KHDN năm 2011 lần lượt tăng 106.42% và 74.15% so với năm 2010. Điều đáng lưu ý ở đây là doanh số thu nợ trung dài hạn năm 2011 lại có sự suy giảm 19.441 triệu đồng tương ứng 20.37% so với năm 2010, đạt 75.976 triệu đồng. Điều này là do trong năm 2010, nền kinh tế nhiều biến động lớn, các khách hàng của Ngân hàng làm ăn kém hiệu quả, không tạo ra được nguồn trả nợ cho Ngân hàng, dẫn đến việc các khoản nợ đáo hạn trong năm 2011 không thực hiện được. Tuy nhiên, doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2011 lại có mức tăng rất ấn tượng, tăng đến 135.97% tương ứng 394.878 triệu đồng so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011 nền kinh tế phục hồi, các khách hàng đã làm ăn có hiệu quả hơn, tạo ra được nhiều nguồn trả nợ, bên cạnh đó cũng phải kể đến công tác quản lý và thu hồi nợ tốt của Ngân hàng, cán bộ tín dụng thường xuyên tiến hành kiểm tra và theo dõi các khoản vay, nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ (thường là trước từ 5 đến 10 ngày) giúp cho khách hàng có thời gian để chuẩn bị nguồn trả nợ và trả nợ đúng thời hạn. Điều đó đã góp phần rất lớn tạo ra sự tăng mạnh về tổng doanh số thu nợ cho Ngân hàng trong năm 2011.

Nhìn chung, doanh số thu nợ của Chi nhánh qua 3 năm là khá tương đồng so với doanh số cho vay, về cả giá trị cũng như tốc độ tăng. Điều này cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ tại ngân hàng trong thời gian qua là khá tốt.

2.2.3 Dư nợ trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế giai

đoạn 2009 - 2011.

Đây là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này đuợc sử dụng nhiều khi so sánh các Ngân hàng với nhau hay được dùng để đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra, dùng để so sánh với việc nhân viên tín dụng có hoàn thành được chỉ tiêu hay không. Các nhà lãnh đạo Ngân hàng thường đánh giá mức độ sinh lợi trên cơ sở dư nợ thực tế chứ không phải doanh số cho vay.


Bảng 2.6: Tình hình dư nợ tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011.

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

Dư nợ tín dụng

236,900

288,222

391,233

51,322

21.66

103,011

35.74

1. Theo đối tượng

Khách hàng cá nhân

166,610

194,227

217,223

27,617

16.58

22,996

11.84

Khách hàng doanh nghiệp

70,290

93,995

174,010

23,705

33.72

80,015

85.13

2. Theo kỳ hạn

Ngắn hạn

107,300

152,668

204,088

45,368

42.28

51,420

33.68

Trung dài hạn

129,600

135,554

187,145

5,954

4.59

51,591

38.06

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (%)

45.29

52.97

52.17





Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn (%)

54.71

47.03

47.83





(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế).

Dư nợ tín dụng của Ngân hàng ACB Huế liên tục tăng qua các năm. Năm 2009, dư nợ thực tế của Chi nhánh đạt 236.900 triệu đồng, năm 2010 dư nợ thực tế của Chi nhánh đạt 288.222 triệu đồng, tăng 51.322 triệu đồng tương ứng 21.66% so với năm 2009. Qua năm 2011 thì mức dư nợ bình quân đã tăng hơn 35.74% so với năm 2010, đạt mức 391.233 triệu đồng. Ta có thể nhận thấy xét theo đối tượng thì dư nợ tín dụng tập trung nhiều ở khối KHCN, điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ nó hoàn toàn tương ứng với mức doanh số cho vay ở khối KHCN, nhu cầu vay vốn của cá nhân đa dạng hơn rất nhiều so với doanh nghiệp. Nếu xét theo kỳ hạn thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn qua 3 năm lại khá cân bằng nhau, và sự biến động tỷ trọng qua các năm là khá nhỏ. Điều này có sự khác biệt rõ ràng so với tỷ trọng doanh số huy động cũng như doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn (tỷ trọng rất chênh lệch) bởi dư nợ có tính chất khác biệt so với huy động và cho vay. Các khoản nợ trung dài hạn có thời gian tồn tại khá lâu (chưa tới thời gian đáo hạn) nên việc tồn tại dư nợ trung dài hạn là khá lớn dẫn đến tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn chênh lệch không nhiều. Dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn là cao hơn, điều đó làm cho tỷ trọng dư nợ trung dài hạn năm 2010 (47.03%), năm 2011 (47.83%) là thấp hơn so với năm 2009 (54.71%), trong khi tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn trong 2 năm 2010 và 2011 là khá tương đồng.


Điều đáng lưu ý ở đây là trong năm 2010, đây là năm Ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, doanh số huy động và doanh số cho vay đều sụt giảm rất mạnh, tuy nhiên dư nợ lại tăng lên, cả dư nợ ngắn hạn lẫn dư nợ trung dài hạn. Cụ thể năm 2010, dư nợ tăng 21.66% so với năm 2009, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng đến 42.28% còn dư nợ trung dài hạn tăng 4.59%. Doanh số cho vay ngắn hạn giảm sút trong khi dư nợ ngắn hạn tăng lên, đây là một dấu hiệu không tốt bởi lẽ điều này sẽ làm gia tăng nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Nguyên nhân, một mặt là do các khách hàng của Ngân hàng làm ăn không hiệu quả, không tạo ra nguồn trả nợ cho Ngân hàng, mặt khác cũng có thể do công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng là không tốt. Dư nợ trung dài hạn tăng nhưng với mức độ rất nhỏ (4.59%), có thể do các khoản vay có thời gian đáo hạn dài, điều này có thể không gây nhiều ảnh hưởng cho Ngân hàng.

400


350


300


250


200


150


100


50


0

2009 2010 2011


Dư nợ Ngan han Trung dai han


Biểu đồ 2.4: Dư nợ theo kỳ hạn của Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011.

(đơn vị tính: tỷ đồng)

Đến năm 2011, nền kinh tế đã phần nào bước qua cuộc khủng hoảng kinh tế, đang trên đà phát triển nhanh chóng, mức dư nợ của Ngân hàng cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, cụ thể dư nợ năm 2011 đạt mức 391.233 triệu đồng, tăng 35.74% so với năm 2010. Trong đó đặc biệt mức tăng dư nợ đối với KHDN là rất cao, tăng đến 85.13% so với năm 2010, lớn hơn nhiều so với mức tăng của KHCN (11.84%), điều đó là do có những chính sách của Nhà nước về hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn, tăng cường sản xuất kinh doanh dẫn đến


dư nợ KHDN lớn. Trong khi đó mức dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn năm 2011 tăng lần lượt 33.68% và 38.06% so với năm 2010, các mức tăng này khá đồng đều nhau.

Do những đặc điểm của tín dụng trung dài hạn, nên không phải dư nợ tín dụng càng cao thì có thể khẳng định chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng là tốt. Để có thể đảm bảo tốt chất lượng tín dụng trung dài hạn thì bên cạnh việc mở rộng hoạt động tín dụng trung dài hạn cần phải được thực hiện song song với việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát. Thẩm định tín dụng trung dài hạn thực chất là thẩm định dự án đầu tư, phân tích tính khả thi về mặt tài chính dự án, qua đó xác định được khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng khi cho vay để đầu tư vào dự án đó.

2.2.4 Nợ quá hạn trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011.

Để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng một cách đầy đủ, đặc biệt là chất lượng tín dụng trung dài hạn thì chúng ta cần phải xem xét đến chỉ tiêu Nợ quá hạn. Nợ quá hạn là những khoản nợ mà khách hàng vì lý do nào đó không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng thời hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp, rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao.

Để dễ dàng trong việc quản lý chất lượng tín dụng một cách hiệu quả, hạn chế rủi ro do các khoản tín dụng đem lại, Ngân hàng Á Châu chia những món nợ ra làm 5 loại: nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Trong đó, các nợ nhóm 3, 4, 5 được ngân hàng xếp vào loại Nợ Xấu; đây là các món nợ quá hạn dưới tiêu chuẩn, nợ có khả năng mất vốn, ngân hàng cần đặc biệt chú ý.


Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn tại Ngân hàng ACB – Huế giai

đoạn 2009 – 2011.

Đơn vị tính: Triệu đồng.


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ tín dụng

236,900

288,222

391,233

51,322

21.66

103,011

35.74

Nợ quá hạn

1,080

904

753

-176

-16.30

-151

-16.70

1. Theo đối tượng

Khách hàng cá nhân

780

604

603

-176

-22.56

-1

-0.17

Khách hàng doanh nghiệp

300

300

150

0

0.00

-150

-50.00

2. Theo kỳ hạn

Ngắn hạn

649

550

350

-99

-15.25

-200

-36.36

Trung dài hạn

431

354

403

-77

-17.87

49

13.84

Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn (%)

60.09

60.84

46.48





Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn (%)

39.91

39.16

53.52





Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%)

0.46

0.31

0.19





Tỷ lệ nợ quá hạn TDH/ Tổng dư nợ (%)

0.18

0.12

0.10





Nợ Xấu

707

700

711

-7

-0.99

11

1.57

1. Theo đối tượng

Khách hàng cá nhân

407

400

561

-7

-1.72

161

40.25

Khách hàng doanh nghiệp

300

300

150

0

0.00

-150

-50.00

2. Theo kỳ hạn

Ngắn hạn

449

533

350

84

18.71

-183

-34.33

Trung dài hạn

258

167

361

-91

-35.27

194

116.17

Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn (%)

63.51

76.14

49.23





Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn (%)

36.49

23.86

50.77





Tỷ lệ nợ xấu / Nợ quá hạn (%)

65.46

77.43

94.42





Tỷ lệ nợ xấu TDH/ Nợ quá hạn TDH (%)

59.86

47.17

89.58





Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%)

0.30

0.24

0.18





Tỷ lệ nợ xấu TDH / Tổng dư nợ (%)

0.11

0.06

0.09





(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế).


Dựa vào bảng số liệu, ta có thể thấy Nợ quá hạn qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011 chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng giảm đi. Cụ thể năm 2009, Nợ quá hạn ở mức 1080 triệu đồng, chỉ chiếm 0.46% so với tổng dư nợ. Năm 2010, Nợ quá hạn đã giảm xuống 16.30% so với năm 2009, đạt mức 904 triệu đồng và chiếm 0.31% so với tổng dư nợ. Đến năm 2011, Nợ quá hạn giảm 16.70% so với năm 2010, đạt mức 753 triệu đồng và chiếm 0.19% so với tổng dư nợ. Mặc dù dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng lên khá lớn nhưng nợ quá hạn lại ngày càng giảm đi. Điều đó chứng tỏ công tác thẩm định, kiểm tra và thu hồi vốn vay của Ngân hàng là rất tốt, việc đốc thúc khách hàng trả nợ đúng hạn có hiệu quả cao, vượt xa chỉ tiêu của Ngân hàng đề ra là duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%.

Xét theo đối tượng, tỷ trọng nợ quá hạn trong 3 năm vẫn tập trung ở khối KHCN, điều này cũng dễ hiểu bởi dư nợ tín dụng ở khối KHCN là lớn hơn rất nhiều so với khối KHDN. Trong năm 2010, nợ quá hạn ở khối KHCN giảm khá mạnh, giảm 22.56% so với năm 2009 trong khi nợ quá hạn ở khối KHDN là không thay đổi. Điều này là do chính sách tín dụng của Ngân hàng năm 2010 tập trung thắt chặt tín dụng đối với khối KHCN, doanh số cho vay giảm mạnh nên nợ quá hạn cũng giảm đi. Trong năm 2011, nợ quá hạn đối với KHDN lại giảm đến 50% so với năm 2010 còn đối với KHCN lại hầu như không đổi, điều này là do trong năm 2011 Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tạo ra được nguồn trả nợ, dẫn đến nợ quá hạn giảm.

1,200


1,000


800


600


400


200


0

2009 2010 2011

Nợ quá hạn Ngan han Trung dai han

Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn theo kỳ hạn của Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011.

(đơn vị tính: triệu đồng)


Xét theo kỳ hạn, trong năm 2009 và 2010, tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn xấp xỉ 60% và nợ quá hạn trung dài hạn xấp xỉ 40%, năm 2010 Nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm 15.25% so với năm 2009, còn Nợ quá hạn trung dài hạn giảm 17.87% so với năm 2009. Tuy nhiên bước sang năm 2011, trong khi Nợ quá hạn ngắn hạn giảm 36.36% so với năm 2010, đạt mức 350 triệu đồng thì Nợ quá hạn trung dài hạn lại tăng 13.84% so với năm 2010, đạt mức 403 triệu đồng, vì thế tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn tăng lên thành 53.52%, vượt qua tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn là 46.48%. Sở dĩ có điều này là do trong giai đoạn 2010 trở về trước, nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của người đi vay và các món nợ này đáo hạn nhiều vào năm 2011, điều đó đã dẫn tới việc nợ quá hạn trung dài hạn trong năm 2011 tăng lên. Mặt khác, dư nợ tín dụng trung dài hạn cũng tăng lên khá nhiều (38.06%) trong năm 2011 cũng là nguyên nhân gia tăng Nợ quá hạn trung dài hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn so với tổng dư nợ qua 3 năm là rất nhỏ, đặc biệt là năm 2011, chỉ 0.1%. Điều này cũng thể hiện công tác thu hồi vốn vay trung dài hạn là rất hiệu quả.

1,200

1,000

800

600

400

200

0

2009 2010 2011

Nợ quá hạn

Nợ xấu

Biểu đồ 2.6: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng ACB – Huế giai

đoạn 2009 – 2011.

(đơn vị tính: triệu đồng) Về Nợ xấu, sự biến động của nó qua 3 năm hầu như là rất nhỏ, năm 2009 có

707 triệu đồng, năm 2010 là 700 triệu đồng, giảm 0.99% và năm 2011 là 711 triệu đồng, tăng 1.57%. Tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu so với tổng nợ quá hạn là khá cao và


tăng lên qua các năm với tốc độ khá nhanh, cụ thể năm 2009 là 65.46%, đến năm 2010 là 77.43% và năm 2011 là 94.42%. Điều này là do Nợ xấu hầu như không thay đổi qua các năm trong khi Nợ quá hạn lại giảm khá mạnh, vì thế đã làm cho tỷ trọng Nợ xấu so với Nợ quá hạn tăng lên khá mạnh qua các năm. Điều này cho thấy Ngân hàng thực hiện hiệu quả công tác thu hồi nợ đúng hạn ở các khoản nợ nhóm 1 và 2 nhưng lại chưa hiệu quả trong các khoản nợ nhóm 3, 4, 5 (nợ xấu). Tỷ lệ nợ xấu TDH so với nợ quá hạn TDH qua 3 năm luôn ở mức rất cao, đặc biệt là năm 2009 lên đến 89.58%, điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động tín dụng trung dài hạn, các khoản nợ xấu nhiều khả năng không thể thu hồi lại được. Có một điểm đáng lưu ý ở đây là trong 3 năm 2009, 2010, 2011, Nợ quá hạn và Nợ xấu đối với KHDN là bằng nhau, điều đó chứng tỏ việc thu hồi nợ ở khối KHDN là chưa hiệu quả, hầu như các khoản nợ quá hạn đối với KHDN đều trở thành nợ xấu.

Tuy vậy, nhìn tổng quát, tỷ trọng nợ xấu so với tổng dư nợ là rất nhỏ và giảm dần qua các năm, năm 2009 là 0.3%, năm 2010 là 0.24%, năm 2011 là 0.18%, thêm vào đó tỷ trọng nợ xấu trung dài hạn so với tổng dư nợ lại nhỏ hơn rất nhiều (2009: 0.11%; 2010: 0.06%; 2011: 0.09%). Điều đó cho thấy công tác thu hồi các khoản vốn, giải quyết các khoản nợ quá hạn nói chung và nợ quá hạn trung dài hạn nói riêng là khá hiệu quả, hoàn thành chỉ tiêu mà Ngân hàng đã đề ra là duy trì được tỷ trọng Nợ xấu dưới 1%.

2.2.5 Lợi nhuận hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế giai đoạn 2009 - 2011.

Mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp khác là tối đa hóa lợi nhuận. Việc thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng có thể dẫn đến chi phí tăng. Mặt khác nếu chất lượng tín dụng không tốt, độ an toàn của các khoản vay giảm cũng dẫn đến lợi nhuận Ngân hàng giảm. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn phải đảm bảo được ngân hàng có lợi nhuận và an toàn tín dụng.

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng đều tăng qua các năm. Lợi nhuận tín dụng trung dài hạn của ngân hàng năm 2009 là 7.868 triệu đồng, lợi nhuận tín dụng TDH năm 2010 là 8.577 triệu đồng, tăng 709 triệu đồng tương ứng 9.01% so với năm 2009. Sang năm 2011, lợi nhuận tín dụng TDH là 10.292 triệu đồng, tăng 1.715 triệu đồng tương ứng 20% so với năm 2010. Đây là kết quả của việc trong thời gian qua Ngân hàng đã tiến


hành mở rộng hoạt động cho vay trung dài hạn, dư nợ tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng liên tục tăng lên qua các năm

Bảng 2.8: Lợi nhuận tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng ACB – Huế giai đoạn 2009 – 2011.

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2010/2009

2011/2010

+/-

%

+/-

%

1. Lợi nhuận tín dụng TDH

7,868

8,577

10,292

709

9.01

1,715

20

2. Dư nợ tín dụng TDH

129,600

135,554

187,145

5,954

4.59

51,591

38.06

3. Tổng lợi nhuận trước thuế

11,705.44

12,876

14,163.58

1,171

10

1,288

10

Tỷ suất sinh lợi của tín dụng TDH (%)

6.07

6.33

5.50





Mức đóng góp của tín dụng TDH (%)

67.22

66.61

72.67





(Nguồn: Phòng tín dụng khách hàng cá nhân Ngân hàng ACB – Chi nhánh Huế)

Đặc biệt trong năm 2010, Ngân hàng đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ theo định hướng của NHNN, dẫn đến doanh số cho vay giảm, tuy nhiên Ngân hàng vẫn đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận khá cao là 9.01%, điều đó thực sự cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả của Ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi. Điều này càng được thấy rõ hơn khi sang năm 2011, nền kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ thì chỉ tiêu lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, tăng 1.715 triệu đồng tương ứng 20% so với năm 2010.

Theo bảng trên, ta có thể thấy tỷ suất sinh lợi của tín dụng TDH qua 3 năm là khá ổn định tuy có sự sụt giảm nhỏ vào năm 2011. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng nhanh, nhu cầu vay vốn trong xã hội là rất lớn, điều đó dẫn đến việc dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh và dù lợi nhuận tín dụng TDH vẫn tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận lại thấp hơn so với tốc độ tăng của dư nợ nên tỷ suất sinh lời tín dụng TDH có giảm đi vào năm 2011. Tỷ suất này cao nhất trong năm 2010, đạt mức 6.33% bởi trong năm này, dư nợ tín dụng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng lợi nhuận của Ngân hàng (do áp dụng CSTT thắt chặt của NHNN).

Xem tất cả 56 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí