Ngân hàng chủ quan tin tưởng vào khách hàng truyền thống của mình hoặc quá coi trọng tài sản đảm bảo mà coi nhẹ khâu kiểm tra, giám sát khách hàng.
Cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc năng lực chuyên môn yếu kém, không am hiểu về ngành nghề kinh doanh mà mình đang tài trợ không phát hiện được các yếu kém của dự án xin vay vốn cũng như các dấu hiệu bất thường trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Hoặc do cán bộ tín dụng thái hoá biến chất, cố ý làm trái, không chấp hành đúng chính sách chế độ, tiếp tay đồng loã với kẻ gian lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng.
Ngân hàng quá nhấn mạnh vào lợi nhuận và phát triển mà sao nhãng sự lành mạnh của các khoản cho vay.
Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không tốt các đảm bảo tín dụng. Việc định giá tài sản đảm bảo thấp hơn giá trị thực, cho vay quá giá trị tài sản đảm bảo, không giám sát, bảo vệ tài sản cẩn thận.
Ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm ngăn ngừa hạn chế rủi ro khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường, từ đó chưa có được các biện pháp phòng ngừa, phân tán rủi ro thích hợp, chưa có tổ chức theo dõi quản lý rủi ro thật sự hữu hiệu.
Nguyên nhân rủi ro từ phía khách hàng:
Nguyên nhân rủi ro từ phía khách hàng rất đa dạng, nhưng đối với tín dụng trung dài hạn, khách hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế, nguyên nhân chủ yếu tập trung ở một số loại chính sau:
- Khách hàng gặp khó khăn trên thị trường cung cấp nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ sản phẩm nên không thu đựơc lợi nhuận dự kiến: trên thị trường đầu vào, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi giá cả nguyên vật liệu tăng đột biến, nguyên liệu khan hiếm, hoặc chất lượng nguyên liệu không đảm bảo... Các biến cố này ảnh hưởng đến giá thành cũng như chất lượng của
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 1
- Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 2
- Khái Quát Về Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam Trong Thời Gian Qua
- Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Nhnt Vn
- Tình Hình Dư Nợ Tín Dụng Trung Dài Hạn Tại Nhnt Năm 2006
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
sản phẩm, do đó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trên thị trường đầu ra, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi giá bán không cạnh tranh, sản xuất vượt quá mức cầu, mẫu mã hàng hoá không phù hợp...
- Vốn vay sử dụng sai mục đích: có những trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn vay vào những mục đích khác với mục đích khai báo với Ngân hàng, khiến cho Ngân hàng không thể kiểm soát được khoản tín dụng cấp ra, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho Ngân hàng.
- Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản: trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp không trả được nợ không phải do hoạt động kinh doanh thua lỗ mà do vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều, nên đến hạn, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán cho Ngân hàng.
- Do tình trạng tham nhũng, gian lận diễn ra trong nội bộ doanh nghiêp.
- Do rủi ro đạo đức: khách hàng cố tình dùng những thủ đoạn để lừa đảo, chiếm dụng vốn của Ngân hàng.
Nguyên nhân rủi ro do môi trường hoạt động kinh doanh:
- Do một dự án có thời hạn dài nên nó thường không tránh khỏi ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính từ phía môi trường kinh doanh có thể gây khó khăn cho dự án như sau:
- Do những nguyên nhân mang tính chất bất khả kháng như thiên tai bão lụt, hạn hán, động đất, núi lửa...
- Tình hình an ninh, chính trị và kinh tế trong và ngoài nước không ổn định làm chậm quá trình thi công, xây dựng dự án hoặc làm cho dự án sản xuất phải tạm thời gián đoạn.
- Do tác động của thời kỳ khủng hoảng, suy thoái của chu kỳ kinh tế. Sự phát triển kinh tế thường diễn ra theo chu kỳ: hưng thịnh – khủng hoảng – suy thoái – phát triển – hưng thịnh... Trong thời kỳ phát triển và hưng thịnh, hoạt động kinh doanh thuận lợi, do đó hoạt động tín dụng cũng khá an toàn.
Còn thời kỳ khủng hoảng, suy thoái, sản xuất đình trệ nên các khoản tín dụng gặp rủi ro cũng gia tăng. Tín dụng trung dài hạn thường diễn ra trong thời gian tương đối dài, nên khó có thể tránh khỏi ảnh hưởng của các chu kỳ kinh tế.
- Môi trường pháp lý không thuận lợi và sự lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô. Sự thay đổi bất thường của các chính sách có thể gây bị động, khó khăn cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời kéo theo khó khăn trong việc thu hồi vốn của Ngân hàng. Sự lơ là quản lý của các cơ quan pháp luật cũng có thể tạo những “kẽ hở” cho các doanh nghiệp thực hiện các vụ làm ăn phi pháp, gây nguy cơ rủi ro cao cho Ngân hàng...
1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trung dài hạn của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở các nghiên cứu về nợ quá hạn, ta thấy khả năng phát sinh nợ quá hạn luôn tồn tại kể từ khi khoản vay phát sinh cho đến khi thu hồi hết nợ. Để đảm bảo khả năng thu hồi nợ và lãi đúng hạn, Ngân hàng phải thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém thuộc về bản thân Ngân hàng, phát hiện, loại trừ khả năng phát sinh nợ quá hạn từ phía khách hàng và môi trường kinh doanh. Rủi ro là một vấn đề phức tạp, để hạn chế được nó, đòi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả các bộ phận, từ bộ phận quản trị cho đến bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng. Trong phần này, chúng ta chỉ nêu lên những biện pháp cơ bản, có liên quan trực tiếp đến rủi ro tín dụng trung dài hạn.
1.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý kết hợp hài hoà giữa mục tiêu mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng.
Chính sách tín dụng là một hệ thống các quy định nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay của một NHTM nhằm 3 mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận cao, sự an toàn và sự lành mạnh. Thông thường, chính sách tín dụng được thể hiện dưới hình thức các văn bản. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, nó có thể là chỉ là những chỉ thị bằng lời của ban lãnh đạo Ngân hàng, hoặc là một tập hợp những hành vi, thông lệ hoặc tập quán.
Chính sách tín dụng có tầm quan trọng đặc biệt với sự phát triển của một NHTM. Chính sách tín dụng thể hiện “triết lý” và “văn hoá’ cho vay, bởi vậy nó là cơ sở hình thành nên các thủ tục cho vay. Mức độ chặt chẽ, khoa học của một thủ tục cho vay lại quyết định đến cơ cấu và chất lượng tín dụng của một Ngân hàng.
Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ là “kim chỉ nam” đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, giúp Ngân hàng có thể đạt được lợi nhuận và kiểm soát rủi ro theo kế hoạch đã định. Trên thực tế, chính sách tín dụng phải được thay đổi theo từng thời kỳ nhằm đảm bảo cho việc phát triển tín dụng phù hợp với nhu cầu thị trường và xu hướng của nền kinh tế.
1.3.2. Hoàn thiện kỹ thuật thẩm định các nhu cầu tín dụng
Tín dụng trung dài hạn luôn là những khoản tín dụng có số lượng vốn lớn, thời hạn cho vay dài, do đó cần có sự cân nhắc trước khi cho vay: nên cho vay hay không và cho vay thì sẽ cho vay như thế nào, cho vay bao nhiêu thì phù hợp. Để trả lời những câu hỏi này và đi đến quyết định cuối cùng, cần thiết phải hoàn thiện thẩm định trên các mặt:
Thứ nhất, uy tín của khách hàng phải được đề cập trong thẩm định và cụ thể hơn, nó phải có nội dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, với các tiêu thức cụ thể là: thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng; thẩm định qua phỏng vấn trực tiếp với mục đích cần đạt rõ ràng là: tìm hiểu phẩm chất của khách hàng vay trên góc độ như động cơ cho vay, sự liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ; thẩm định danh tiếng hoặc tai tiếng; uy tín của khách hàng qua các luồng thông tin và giới thiệu của khách hàng khác về khách hàng vay vốn.
Thứ hai, hoàn thiện thẩm định nguồn trả nợ của khách hàng. Trước khi một nhu cầu cho vay được đáp ứng, việc nhìn thấy một loạt các nguồn tiền trả
nợ là cần thiết, nó đem lại cho TCTD giải quyết cả ba vấn đề trong quan hệ tín dụng là giá cả, rủi ro và lòng tin. Với ba nguồn được xếp thứ tự trong việc thẩm định cần làm là:
Một là, nguồn từ quyết toán của khoản vay: là nguồn trả nợ từ chính hiệu quả của khoản tín dụng, nó phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay mà trưc tiếp là phương án vay vốn.
Hai là, nguồn từ chính năng lực tài chính của khách hàng vay vốn: được dùng khi dự án vay thực hiện không thành công, khi đó bản thân vốn nội sinh của doanh nghiệp, với tư cách người đi vay là nguồn thu khác của Ngân hàng. Nguồn này vẫn chứa đựng sự không chắc chắn do việc Ngân hàng cùng phải chia sẻ nguồn thu này với chủ nợ khác.
Ba là, tài sản bảo đảm (thế chấp, cầm cố...): Là nguồn thu sau cùng từ khách hàng. Nguồn này tỏ ra khá chắc chắn do tính “ưu quyền” của Ngân hàng trên giá trị của tài sản đảm bảo. Tuy không phải là nguồn gắn liền với bản chất của tín dụng do thanh lý chậm, tốn kém chi phí và sức lực, khó tìm kiếm thị trường.
1.3.3. Thực hiện một cách khoa học và đồng bộ quy trình cho vay:
Quy trình cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Một quy trình cho vay chặt chẽ và có hiệu quả sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Quy trình cho vay là một quy trình kể từ khi khách hàng lập đơn đề nghị vay vốn đến lúc Ngân hàng thu hồi hết nợ vay. Nó gồm 6 giai đoạn:
- Lập hồ sơ đề nghị vay vốn
- Giai đoạn phân tích tín dụng
- Giai đoạn quyết định tín dụng
- Giai đoạn giải ngân
- Giai đoạn giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro
- Giai đoạn kiểm tra và thanh lý hợp đồng
Các giai đoạn trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải được thực hiện một cách đầy đủ, sát sao ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít cán bộ tín dụng lơi lỏng hời hợt trong việc thực hiện các giai đoạn, họ chỉ quan tâm tới một, hai giai đoạn đầu mà không xem xét kỹ các giai đoạn sau, điều đó rất dễ gây ra rủi ro. Chính vì vậy, từ khi thiết lập cho đến khi kết thúc mối quan hệ tín dụng, các cán bộ Ngân hàng phải áp dụng đồng bộ quy trình nhưng cũng phải kết hợp một cách linh hoạt và mềm dẻo. Có như vậy, hiệu quả đầu tư tín dụng mới được nâng cao, rủi ro tín dụng cũng mới được hạn chế ở mức thấp nhất.
1.3.4. Tham gia bảo hiểm tín dụng
Đây là một giải pháp nhằm đảm bảo sẽ bồi thường cho các Ngân hàng trong trường hợp khách hàng của Ngân hàng gặp rủi ro, không có khả năng hoàn trả số tiền vay. Ngân hàng có thể tiến hành bảo hiểm tín dụng dưới 3 hình thức:
- Một là, Ngân hàng khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh. Như vậy, khoản tín dụng trong trường hợp này đã được coi như là đã tham gia bảo hiểm.
- Hai là, Ngân hàng tự bảo hiểm cho chính mình bằng cách thành lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp những thiệt hại do rủi ro gây ra.
- Ba là, Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại khi gặp rủi ro mất vốn tín dụng.
thức:
1.3.5. Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng
Để tiến hành phân tán, chia sẻ rủi ro, Ngân hàng thực hiện dưới 2 hình
- Đa dạng hoá đối tượng tín dụng: nhà kinh tế học Sammuelson đã
khuyến cáo các nhà đầu tư cần tránh mạo hiểm, rủi ro rằng: “không nên bỏ tất cả trứng vào trong một giỏ”. Muốn tránh rủi ro Ngân hàng cần phân phối đầu
tư vào nhiều khách hàng hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Như vậy, nếu xảy ra rủi ro tại một lĩnh vực hay một khách hàng nào đó, Ngân hàng vẫn có thể bù đắp vào những khách hàng hay lĩnh vực khác. Để thực hiện biện pháp này các Ngân hàng cần thực hiện 2 vấn đề:
Cho vay nhiều đối tượng thuộc loại hình sản xuất khác nhau, không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một sản phẩm, hàng hoá.
Không nên đầu tư một số tiền lớn cho một khách hàng mà phải san sẻ ra nhiều khách hàng.
- Liên kết đầu tư: trong kinh doanh có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một Ngân hàng không thể đáp ứng được hoặc khó xác định mức độ rủi ro có thể thì Ngân hàng cần liên kết đầu tư, đồng tài trợ với các Ngân hàng khác. Theo cách này, Ngân hàng sẽ phân tán rủi ro của mình cho các Ngân hàng khác.
1.3.6. Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi quản lý tài khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở Ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng...), từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp) từ các nguồn thông tin khác (các cơ quan thông tin đại chúng, toà án...).
Để đảm bảo cho hệ thống thông tin của các NHTM hoạt động có hiệu quả, là nơi tin cậy để các cán bộ tín dụng nắm được những thông tin cần thiết, cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các chủ đầu tư. Trước mắt phải kiểm toán tài liệu cân đối kế toán và kết quả hoạt động tài chính của các đơn vị xin vay vốn, đầu tiên là thực hiện đối với các dự án có quy mô từ trung bình trở lên.
- Tổ chức dữ liệu trên cơ sở các chỉ tiêu tín dụng chuẩn hoá, cung cấp thông tin và các báo cáo ngược lại trên mạng Online cho tất cả các chi nhánh NHTM và các phòng, ban NHTM TW.
- Kết nối với các hệ thống thông tin khác của NHNN, bộ thương mại, bộ công nghiệp... thu thập thông tin tín dụng toàn ngành Ngân hàng và thông tin kinh tế khác.
- Xây dựng trang Web cung cấp thông tin tín dụng điện tử trực tuyến cho toàn hệ thống bao gồm: thông tin kinh tế, thông tin hoạt động tín dụng của khách hàng bất kỳ, thông tin xếp hạng tín dụng.
1.3.7. Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp tín dụng cho khách hàng, từ khâu đầu tiên như lập hồ sơ tín dụng cho đến khâu cuối cùng là thu hồi nợ cho vay, do đó, cán bộ tín dụng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng của các khoản cho vay.
Để nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong tín dụng trung dài hạn cần tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng: Lựa chọn cán bộ có đủ kiến thức và đạo đức nghề nghiệp làm công tác tín dụng; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn phổ bíên kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay đến các cán bộ tín dụng; gửi cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài, nhất là học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng có uy tín trong khu vực về thẩm định dự án và cho vay theo dự án.....
1.3.8. Phân tán rủi ro thông qua thị trường bán nợ và các hợp đồng tín dụng phái sinh
Bên cạnh các phương pháp truyền thống được các NHTM sử dụng từ trước tới nay, hiện nay, các NHTM đã sử dụng các biện pháp hiện đại để phòng ngừa rủi ro tín dụng trung dài hạn.
(1) Chứng khoán hoá các khoản cho vay
Chứng khoán hoá tài sản là việc Ngân hàng đem tài sản có ở nội bảng