nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp này để thu thập tài liệu, chụp ảnh tư liệu, gặp gỡ trao đổi với các cán bộ quản lí và người dân địa phương cũng như du khách tại các điểm khảo sát.
Quá trình thực địa được tiến hành thành nhiều đợt trong suốt thời gian thực hiện luận án từ 2010 – 2016. Các điểm thực địa mà nghiên cứu sinh lựa chọn là những điểm du lịch đã được khai thác và những điểm du lịch tiềm năng, đó là: hồ Ba Bể, VQG Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Na Hang, thác Bản Ba, suối khoáng Mỹ Lâm, Tân Trào (Tuyên Quang), ATK, hồ Núi Cốc (Thái Nguyên). Kết quả thu thập được trong quá trình thực địa là cơ sở giúp cho việc phân tích, đánh giá được xác thực hơn.
1.3.1.3. Phương pháp chuyên gia
Đánh giá ĐKTN và TNDL là vấn đề phức tạp có liên quan tới lí luận của nhiều ngành khoa học và thực tiễn phát triển KT - XH. Vì vậy, trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có liên quan ở Viện Địa lí, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch... Ngoài ra, trong quá trình thực địa đã tiến hành gặp gỡ, trao đổi với các cán bộ quản lí và người dân địa phương ở các điểm khảo sát nhằm nắm bắt, thu thập thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch của địa phương.
1.3.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch
Mục đích của việc đánh giá các ĐKTN và TNTN là nhằm xác định mức độ thuận lợi (rất thuận lợi, trung bình, kém thuận lợi) của chúng đối với toàn bộ hoạt động du lịch nói chung hay đối với từng loại hình du lịch, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục vụ du lịch nói riêng.
Trong đánh giá tổng hợp các ĐKTN, việc xác định đối tượng đánh giá là các thể tổng hợp tự nhiên các cấp khác nhau phải phù hợp với quy mô và nội
dung đánh giá, trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp và chỉ tiêu đánh giá thích hợp. Thông thường ở quy mô toàn quốc hoặc một vùng rộng lớn, người ta lấy cảnh quan làm đối tượng đánh giá. Ở quy mô nhỏ hơn như cấp tỉnh và cấp huyện, đối tượng đánh giá là các nhóm dạng và dạng địa lý. Còn ở các điểm du lịch thì đối tượng đánh giá lại là các dạng và diện địa lý.
Đánh giá tổng hợp TNDL rất phức tạp, không chỉ đánh giá tài nguyên mà còn đánh giá cả điều kiện nhằm khai thác tài nguyên đó, do đó đòi hỏi phải kết hợp nhiều tiêu chí, nhiều lĩnh vực khác nhau.
Khi đánh giá tổng hợp cần xác định rõ mục tiêu đánh giá và xây dựng thang đánh giá. Để xây dựng thang đánh giá phải xác định được các tiêu chí đánh giá, các bậc đánh giá, chỉ tiêu, số điểm của từng bậc và cách tính kết quả chung. Ngoài ra để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của một số tiêu chí còn phải xác định các trọng số của những tiêu chí đó.
Trong luận án, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL cho phát triển du lịch được xây dựng trên kết quả đánh giá từng thành phần tự nhiên và giá trị của các điểm tài nguyên. Các giai đoạn đánh giá gồm:
1.3.2.1. Xác định các tiêu chí cần đánh giá
Mục tiêu của đề tài là đánh giá ĐKTN, TNDL cho phát triển du lịch. Bởi vậy các tiêu chí tự nhiên được lựa chọn để đánh giá bao gồm: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật (thảm thực vật và đa dạng sinh học). Còn đối với đánh giá giá trị của các điểm tài nguyên thì các tiêu chí được lựa chọn là: cấp độ xếp hạng của điểm tài nguyên, thời gian khai thác trong năm, quy mô có khả năng khai thác.
1.3.2.2. Xác định mức đánh giá và điểm đánh giá
TNDL là những điểm ít nhiều đã được lựa chọn nên sẽ không có tiêu chí nào được đánh giá là không thuận lợi mà chỉ ở các mức độ thuận lợi ít hay nhiều mà thôi. Còn đối với ĐKTN thì sẽ có những tiêu chí không thuận lợi
cho phát triển loại hình du lịch này nhưng lại thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch khác. Vì vậy trong đề tài này việc đánh giá ĐKTN và TNDL cho phát triển du lịch sẽ sử dụng 4 bậc để chỉ 4 mức độ: RTL, KTL, TB và ITL. Điểm đánh giá tương ứng sẽ là 4, 3, 2, 1.
1.3.2.3. Xác định trọng số đánh giá
Trong các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá không phải tiêu chí nào cũng có mức độ và giá trị phục vụ du lịch ngang nhau mà có những tiêu chí có những ý nghĩa quan trọng hơn. Do đó để đảm bảo cho việc đánh giá được chính xác và khách quan cần xác định thêm trọng số cho các tiêu chí. Có nhiều cách xác định trọng số đánh giá, theo Nguyễn Cao Huần (2005) [29] trọng số đánh giá có thể xác định dựa trên:
- Kết quả so sánh ảnh hưởng của các yếu tố theo phương pháp ma trận tam giác: Dựa trên việc so sánh tầm quan trọng của từng cặp nhân tố đối với các hình thức khai thác sử dụng tài nguyên. Số lần lặp lại của các yếu tố càng cao thì trọng số của nó càng lớn. Các yếu tố có số lần lặp lại lớn nhất được xác định trọng số là 1. Các yếu tố còn lại được xác định trọng số bằng cách lấy tần số gặp lại của yếu tố đó chia cho tần số gặp lại của yếu tố có trọng số bằng 1.
- Theo phương pháp chuyên gia: Ý kiến đánh giá của các chuyên gia được xác định bằng điểm, sau đó chia trung bình.
- Theo phương pháp toán học: Dựa vào phân tích hệ số quan hệ, hàm số hồi quy, phân tích nhân tố…
- Theo hệ số quan hệ giữa yếu tố đánh giá và chủ thể: Hệ số quan hệ càng cao thì trọng số được xác định càng lớn.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc xác định trọng số thiếu luận cứ khoa học mà thường được lựa chọn dựa theo cảm tính nên làm tăng mức độ định tính trong đánh giá và sự tùy tiện trong định ra thang cấp đánh giá.
Trong luận án, một số tiêu chí đánh giá có tính định lượng như: độ dốc, độ chia cắt của địa hình hay lượng mưa, số ngày mưa… một số tiêu chí lại có tính định tính cao như độ hấp dẫn của điểm tài nguyên… Do đó, đánh giá ĐKTN và TNDL không thể sử dụng những công thức xác định trọng số thuần túy định lượng mà phải kết hợp cả định lượng và định tính. Trong luận án, trọng số đánh giá của các tiêu chí được sử dụng với các số nguyên là: 1, 2, 3.
1.3.2.4. Xây dựng thang đánh giá tổng hợp và trọng số đánh giá
Thang đánh giá tổng hợp và trọng số đánh giá
Trọng số | Cấp đánh giá | ||||
K1 | K2 | K3 | K4 | ||
Tiêu chí 1 | R1 | K1 R1 | K2 R1 | K3 R1 | K4 R1 |
Tiêu chí 2 | R2 | K1 R2 | K2 R2 | K3 R2 | K4 R2 |
Tiêu chí 3 | R3 | K1 R3 | K2 R3 | K3 R3 | K4 R3 |
Tổng điểm đánh giá | X1 | X2 | X3 | X4 | |
Phân cấp đánh giá | RTL | KTL | TB | ITL |
Có thể bạn quan tâm!
- Sản Phẩm Du Lịch, Loại Hình Du Lịch
- Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Du Lịch Vùng Lãnh Thổ
- Nguyên Tắc Và Phương Pháp Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Thiên Nhiên Cho Phát Triển Du Lịch
- Nhiệt Độ Trung Bình Tháng Và Năm Các Trạm Lãnh Thổ T N – Tq – Bk(0 C)
- Hệ Chỉ Tiêu Tổng Hợp Đánh Giá Điều Kiện Sinh Khí Hậu Tn – Tq – Bk
- Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên, Tài Nguyên Du Lịch Cho Phát Triển Du Lịch
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
điểm = 4 | K2: Khá thuận lợi | điểm = 3 | |
K3: Trung bình | điểm = 2 | K4: Ít thuận lợi | điểm = 1 |
R1: Trọng số 1, điểm = 3; R2: Trọng số 2, điểm = 2; R3: Trọng số 3, điểm = 1 Trong đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch, việc sử dụng điểm trung bình nhân sẽ tạo ra sự chênh lệch điểm rất lớn giữa các mức độ đánh giá. Do đó việc sử dụng điểm trung bình cộng của các điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí
để phân biệt mức độ thuận lợi là phù hợp nhất.
1.3.3. Phương pháp đánh giá sử dụng công cụ hệ thông tin địa lí (GIS)
1.3.3.1. Quá trình đánh giá sử dụng công cụ GIS
Trong luận án, GIS được sử dụng như một phương pháp và phương tiện đánh giá. Dữ liệu đầu vào là các bản đồ thành phần tự nhiên cùng với các đặc trưng của các thành phần đó. Trên cơ sở các chỉ tiêu và bậc đánh giá đã xác lập, GIS sẽ phân tích và xây dựng các bản đồ cùng với kết quả đánh giá.
Để thể hiện kết quả đánh giá, các lớp thông tin được sử dụng bao gồm: thông tin địa lí (theo diện, theo điểm hoặc theo tuyến); thông tin thuộc tính (các đặc tính của tài nguyên, giá trị của tài nguyên...). Những thông tin này được thể hiện dưới dạng mô tả hoặc dạng số.
Kết quả đánh giá của mỗi tiêu chí đánh giá với việc sử dụng GIS sẽ được thể hiện trên bản đồ đánh giá riêng và đánh giá chung cho từng loại hình du lịch.
1.3.3.2. Sản phẩm đánh giá
Sản phẩm đánh giá sẽ là bản đồ, bảng kết quả đánh giá riêng của các tiêu chí tự nhiên đối với từng loại hình du lịch và bản đồ kết quả đánh giá chung cho từng loại hình và được thể hiện bằng việc thống kê diện tích theo các mức độ thuận lợi phân theo đơn vị hành chính.
Hệ thống bản đồ đánh giá phải thể hiện được kết quả đánh giá một cách rõ ràng và chính xác. Hệ thống bản đồ được biên tập ở tỉ lệ 1/100.000 để đảm bảo độ chi tiết và chính xác trong việc xác định vị trí và diện tích của các tiêu chí đánh giá. Sau khi hoàn thành, để phù hợp với khổ giấy A3, các bản đồ được điều chỉnh và đưa về tỉ lệ 1/600.000.
1.3.4. Phương pháp nội suy
Trong luận án, các bản đồ: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, phân loại sinh khí hậu của lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn được thành lập theo phương pháp nội suy trên cơ sở nguồn số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, số ngày mưa…
Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về đánh giá ĐKTN, TNDL trên quan điểm phát triển bền vững. Cụ thể là:
Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam và tại địa bàn nghiên cứu - lãnh thổ TN – TQ – BK. Nhìn chung, việc nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNDL đã được tiến hành từ rất lâu và áp dụng trên nhiều lãnh thổ khác nhau bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc nghiên cứu về lịch sử phát triển đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu của luận án, xác định được mục tiêu, quy trình cũng như phương pháp đánh giá ĐKTN, TNDL phục vụ phát triển du lịch bền vững.
Tổng quan các cơ sở lí luận về du lịch, ĐKTN, TNDL, phát triển du lịch bền vững và hệ thống các quan điểm nghiên cứu, các phương pháp đánh giá ĐKTN, TNDL cho phát triển du lịch bền vững, trong đó phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án là phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái nhằm xác định tiềm năng và mức độ thuận lợi của TNDL cho phát triển các loại hình du lịch của lãnh thổ nghiên cứu và phương pháp đánh giá sử dụng công cụ GIS.
Đây là những cơ sở khoa học giúp cho việc đánh giá ĐKTN, TNDL của lãnh thổ TN – TQ – BK mang tính khoa học và khách quan, phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Đánh giá ĐKTN, TNDL cho phát triển 3 loại hình du lịch: DLTQ, DLND, DLST
Đánh giá cho DLTQ
Đánh giá cho DLND
Đánh giá cho DLST
- BĐĐG địa hình
- BĐĐG sinh khí hậu
- BĐĐG tài nguyên sinh vật
- BĐĐG thắng cảnh
- BĐĐG sinh khí hậu
- BĐĐG thắng cảnh
- BĐĐG địa hình
- BĐĐG tài nguyên sinh vật
- BĐĐG sinh khí hậu
- BĐĐG địa hình
BĐĐG mức độ thuận lợi cho phát triển DLTQ
BĐĐG mức độ thuận lợi cho phát triển DLND
BĐĐG mức độ thuận lợi cho phát triển DLST
Đánh giá độ bền vững của DLTQ
Đánh giá độ bền vững của DLND
Đánh giá độ bền vững của DLST
BDĐG chung cho phát triển 3 loại hình du lịch
Hiện trạng phát triển và những vấn đề thiếu bền vững trong phát triển du lịch lãnh thổ
Đề xuất định hướng phát triển du lịch bền vững
Giải pháp phát triển du lịch bền vững
Chồng xếp phân tích bằng Chồng xếp phân tích bằng Chồng xếp phân tích bằng
công cụ GIS công cụ GIS công cụ GIS
Phân tích các ĐKTN và TNDL tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu
Xác định các loại hình du lịch lợi thế của lãnh thổ nghiên cứu
- Bản đồ vị trí hành chính
- Bản đồ bậc địa hình
- Bản đồ nhiệt
- Bản đồ mưa
- Bản đồ sinh khí hậu
- Bản đồ thảm thực vật
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án
Chương 2. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - TÀI NGUYÊN DU LỊCH CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG LÃNH THỔ THÁI NGUYÊN – TUYÊN QUANG – BẮC KẠN
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn
2.1.1. Vị trí địa lí
Lãnh thổ TN – TQ – BK thuộc trung du miền núi Đông Bắc với tổng diện tích tự nhiên là 14.261,9 km2. Phía bắc giáp Cao Bằng, Hà Giang; Phía tây giáp Yên Bái; Phía tây nam giáp Phú Thọ, Phía nam giáp Vĩnh Phúc, Hà Nội; Phía đông nam giáp Bắc Giang; Phía đông giáp Lạng Sơn. Toàn bộ lãnh thổ nằm trong giới hạn từ 20020’ B – 22044’ B và 104053’ Đ – 106016’ Đ. Với vị trí này, lãnh thổ trở thành trung tâm của khu vực Đông Bắc, là cửa ngõ giao lưu với một số tỉnh của Trung Quốc; Ngoài ra có thể dễ dàng thông thương với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Các tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3 nối lãnh thổ với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra là các tuyến Quốc lộ 37, 1B, 2C, 279 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông nối liền địa bàn với các tỉnh trong khu vực Đông Bắc. Đây là những điều kiện thuận lợi cho giao lưu, phát triển KT - XH, đồng thời cũng mở ra cơ hội lớn trong việc thu hút nguồn du khách cho phát triển du lịch của lãnh thổ.
1.1.2. Địa hình
Lãnh thổ TN – TQ – BK mang đặc điểm địa hình trung du miền núi và có thể được phân ra làm 3 dạng cơ bản: núi trung bình (độ cao từ 700 – 1600m), núi thấp và đồi trung du (độ cao từ 100 – 700m), đồng bằng (độ cao <100m).
Khu vực Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng bắc – nam, thấp dần từ bắc xuống nam. Bao quanh phía tây nam và phía bắc là những dãy