Nhiệt Độ Trung Bình Tháng Và Năm Các Trạm Lãnh Thổ T N – Tq – Bk(0 C)


núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cánh cung nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Địa hình Tuyên Quang là nơi gặp gỡ của cánh cung Đông Triều – Tam Đảo, cánh cung sông Gâm và khối núi thượng nguồn sông Chảy. Đồng thời địa hình Tuyên Quang cũng bị dãy núi Con Voi cắt vát ở phía tây. Chính vì thế, địa hình tỉnh tương đối đa dạng và phức tạp. Về độ cao địa hình, trong phạm vi tỉnh dao động khá lớn, trên 1.000m. Điểm thấp nhất của địa hình là bãi bồi ven sông Đáy, nơi tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xã Sơn Nam là dưới 40m, cao nhất là đỉnh núi Trạm Chu trên ranh giới giữa xã Phù Lưu (Hàm Yên) và Hà Lang (Chiêm Hóa) với độ cao 1.591m. Nét đặc thù nhất của địa hình tỉnh Tuyên Quang là miền chuyển tiếp từ địa hình núi sang địa hình đồi trong đó địa hình núi vẫn chiếm ưu thế. Phần lớn địa hình có xu hướng thấp dần từ bắc - tây bắc xuống nam - đông nam.

Bắc Kạn có địa hình đa dạng và phức tạp hơn cả. Địa hình ở đây có thể chia thành các khu vực với đặc điểm khác nhau:

- Địa hình vùng núi trung bình: Kiểu địa hình này tạo thành dải nằm dọc theo phía Tây đến phía Bắc của tỉnh thuộc các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn và Na Rì. Xen vào đó có các dãy núi cao là ranh giới giữa các huyện Bạch Thông, Ba Bể và phía Bắc huyện Chợ Đồn. Ở vùng này các khối granit xâm nhập thường có độ dốc lớn, đỉnh nhọn và cao nhất vùng. Các núi cát kết, phiến sét hình thái mềm mại hơn, các đường phân thuỷ có khi sắc sảo, rõ nét, có chỗ lại hơi bằng hoặc lượn sóng.

- Địa hình vùng đồi núi thấp: Chạy dọc theo Quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các huyện trong tỉnh. Địa hình vùng này đỡ phức tạp hơn, độ cao dưới 700 m, độ dốc thấp hơn vùng núi trung bình, thảm thực vật tự nhiên nghèo, chủ yếu là rừng thứ cấp và rừng trồng. Do độ che phủ giảm, lại nằm trong vùng mưa nhiều, nên xói mòn rửa trôi trên đất dốc xảy ra khá mạnh mẽ.


- Địa hình núi đá vôi: Núi đá vôi ở Bắc Kạn thuộc cánh cung Ngân Sơn. Quang cảnh các núi đá vôi rất hùng vĩ, vách đá dựng đứng cheo leo, đỉnh lởm chởm, răng cưa nhọn hoắt. Trong vùng núi đá vôi xuất hiện suối ngầm nên thường gây mất nước trong mùa khô.

- Địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho khai thác nông nghiệp. Xen giữa các dãy đồi núi là những dải đất thấp khá bằng phẳng để trồng lúa và hoa màu khá tốt như cánh đồng Nam Cường, Phương Viên, Đông Viên (huyện Chợ Đồn); Thượng Giao, Mỹ Phương (huyện Ba Bể); Nà Khoang, Bằng Khâu (huyện Ngân Sơn); Lục Bình, Mỹ Thanh (huyện Bạch Thông). Cấu tạo địa chất vùng này khá phức tạp gồm nhiều loại đá như đá biến chất (huyện Ngân Sơn); đá vôi (huyện Nà Rì); đá granit (huyện Ba Bể).

Đặc điểm địa hình bị chia cắt nhiều nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Giao thông không thuận tiện ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch lãnh thổ. Tuy nhiên chính đặc điểm địa hình này lại góp phần tạo nên sự tương phản, đa dạng của các thành phần tự nhiên, hình thành nên nhiều phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Một số nơi xuất hiện cảnh quan hồ trên núi như hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Na Hang (Tuyên Quang), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)… kèm theo đó là hệ thống các thác nước, các hang động như: thác Đầu Đẳng, thác Mơ, thác Pác Ban, động Puông, Hang Phượng Hoàng…đây là điều kiện rất thuận lợi để khai thác phát triển loại hình DLTQ, DLND kết hợp tham quan.

2.1.3. Khí hậu

2.1.3.1. Đặc điểm khí hậu

Lãnh thổ TN – TQ – BK mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Do địa hình bị chia cắt, núi cao, suối sâu, độ dốc lớn nên đã hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới khác nhau. Ở vùng thấp


có khí hậu lạnh của mùa đông, ở các khu vực núi cao có khí hậu mát mẻ vào mùa hè thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp đa dạng, phong phú.

Do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên thời kỳ mùa đông thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương mù, sương muối, băng giá. Vào thời kỳ mùa hè lại thường xảy ra các hiện tượng lũ ống, lũ quét tại lưu vực của các con sông như sông Cầu, sông Lô.

Đặc điểm khí hậu của lãnh thổ được thể hiện thông qua các đặc trưng của các yếu tố khí hậu.

a. Chế độ bức xạ

Lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn có điều kiện bức xạ khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình nhiều năm khoảng 124 - 125 kcal/cm2/năm. Trong năm tổng lượng bức xạ trên được phân bổ thành hai mùa rõ rệt: Thời kì hè – thu, lượng bức xạ tổng cộng luôn vượt 10 kcal/cm2/tháng, cao nhất là trong các tháng VI và VII (15 kcal/cm2/tháng). Thời kì đông – xuân lượng bức xạ dao động từ 6 - 9 kcal/cm2/tháng, thấp nhất là vào thời kì mưa phùn (tháng II và III) lượng bức xạ chỉ đạt 6 kcal/cm2/tháng.

b. Chế độ gió

Chế độ gió của lãnh thổ TN – TQ – BK thay đổi theo mùa rõ rệt, phù hợp với sự thay đổi của hệ thống hoàn lưu. Về mùa hạ, hướng gió thịnh hành là đông nam và nam. Về mùa đông, khi gió mùa đông bắc tràn về, hướng gió chủ yếu là bắc và đông bắc. Trong các thung lũng, ven sông, hướng gió phụ thuộc vào điều kiện địa hình, có khi đối lập với hướng hoàn lưu chung. Tốc độ gió trung bình năm trên địa bàn lãnh thổ dao động từ 0,8 – 1,2m/s. Gió lạnh thường xuất hiện khi có frông lạnh tràn về, có khi đạt cấp 8 (17 m/s) gây cảm giác rét buốt đối với người dân và du khách. Vì vậy thời kỳ mùa đông lạnh cũng là thời kỳ hoạt động du lịch của lãnh thổ bị hạn chế.


c. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm của lãnh thổ dao động trong khoảng từ 20 – 240C, biên độ dao động nhiệt lớn do trong năm có một thời kì chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc.

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm các trạm lãnh thổ T N – TQ – BK(0 C)


Tháng Trạm


1


2


3


4


5


6


7


8


9


10


11


12


Năm

Thái Nguyên

15.9

17.5

20.0

23.8

27.1

28.6

28.6

28.2

27.1

24.7

21.1

17.6

23.3

Định Hóa

15.4

17.0

19.8

23.6

26.7

28.1

28.2

27.7

26.5

23.8

20.0

16.6

22.8

Tam Đảo

11.2

12.5

15.4

18.9

21.7

23.1

23.2

22.8

21.7

12.2

16.0

11.7

18.2

Tuyên Quang

16.3

17.9

20.5

24.3

27.3

28.8

28.7

28.3

27.2

24.7

21.3

17.5

23.6

Chiêm Hóa

15.8

17.5

20.3

24.2

26.8

28.2

28.3

28.0

26.7

24.2

20.6

16.8

23.1

Hàm Yên

16.0

17.6

20.4

24.2

26.9

28.4

28.3

28.0

26.8

24.3

20.7

16.5

23.2

Bắc Kạn

15.0

16.8

19.6

23.4

26.2

27.7

27.6

27.3

26.0

23.4

19.8

16.0

22.4

Chợ Rã

14.9

16.7

19.8

23.7

26.2

27.7

27.7

27.6

26.0

23.3

19.7

15.7

22.4

Ngân Sơn

12.5

14.3

17.4

21.4

24.1

25.6

25.7

25.3

23.8

21.0

17.2

13.5

20.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững - 8

Nguồn: Phòng Địa lí Khí hậu – Viện Địa lí Tính chất gió mùa đã tạo nên sự khác biệt rõ rệt về thời tiết. Trong các tháng 12, 1, 2 và 3 nhiệt độ không khí giảm đi rõ rệt, nhiệt độ trung bình tháng

giảm xuống dưới 200C vì vậy phần nào đã gây ra trở ngại cho hoạt động du

lịch. Ngược lại, từ tháng 4 đến tháng 11 không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 200C, nhưng cũng không quá cao do thuộc trung du miền núi nên lại là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động du lịch đặc biệt là loại hình tham quan, nghỉ mát vào mùa hè.

d. Mưa

Lượng mưa trung bình năm của lãnh thổ khá cao (1500 – 2000 mm) nhưng phân bố không đều cả về không gian và thời gian do ảnh hưởng của địa hình khác nhau. Mùa mưa thường tập trung từ tháng 4 cho đến tháng 9 chiếm 75 –


80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 chỉ chiếm 20 – 25% lượng mưa năm.

Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm các trạm lãnh thổ TN – TQ – BK (mm)


Tháng Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Thái Nguyên

24,8

31,4

59,9

108,6

246,1

325,5

417,7

342,4

239,2

121,7

49,8

23,5

1990,7

Định Hóa

21,9

29,8

54,0

101,5

210,4

266,8

327,5

303,4

165,4

99,0

38,6

18,0

1636,4

Tam Đảo

36,6

46,5

82,4

135,2

239,3

358,4

435,4

453,3

325,1

204,3

88,0

37,3

2441,7

Tuyên Quang

24,1

27,7

51,7

113,7

220,9

259,4

292,1

302,6

182,5

119,9

46,3

18,1

1659,2

Hàm Yên

27,5

35,7

55,6

122,4

235,7

284,3

330,7

312,5

188,4

118,7

45,6

24,8

1781,9

Chiêm Hóa

26,4

31,6

52,3

120,2

228,1

280,7

288,3

283,8

156,9

96,6

42,5

23,6

1631,1

Bắc Kạn

22,5

28,1

50,9

102,7

187,5

255,1

292,9

277,2

157,1

72,7

38,0

19,5

1504,3

Chợ Rã

22,0

22,5

43,4

94,6

184,6

236,4

257,2

240,7

127,7

78,1

40,5

19,8

1367,7

Ngân Sơn

27,8

28,7

56,4

93,8

213,1

266,9

329,7

277,6

152,1

88,2

51,6

27,0

1613,0

Nguồn: Phòng Địa lí Khí hậu – Viện Địa lí

Trong các tháng mùa mưa, mỗi tháng có từ 15 - 20 ngày có mưa. Trong các tháng mùa khô, chỉ có từ 7 - 10 ngày mưa. Lượng nước mưa một ngày trong mùa mưa lớn gấp nhiều lần lượng mưa một ngày trong mùa khô.

Mùa mưa, số ngày mưa trên l0mm chiếm 40 – 50% tổng số ngày mưa, số ngày mưa trên 50mm đến 100mm không hiếm trong mùa mưa: từ 1- 3 ngày mưa trên 50mm trong một tháng, từ 1 – 2 tháng có trận mưa lớn trên 100mm.

Những tháng mùa mưa, số ngày mưa liên tục, mưa lớn là những nhân tố tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch đặc biệt là loại hình DLTQ, DLST.

e. Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình ở TN – TQ – BK khá cao, trung bình năm đạt khoảng 80 – 85%. Trong biến trình năm đại lượng này biến đổi không nhiều chỉ 5 – 8% từ tháng ẩm nhất đến tháng khô nhất.


Bảng 2.3. Độ ẩm trung bình của các tháng trong năm tại TN – TQ – BK (%)


Tháng

Trạm


1


2


3


4


5


6


7


8


9


10


11


12

Thái Nguyên

78

81

85

86

81

82

84

85

84

81

80

80

Tuyên Quang

86

86

86

85

81

83

83

89

82

85

83

82

Bắc Kạn

82

82

83

84

82

84

86

86

85

83

83

82

Nguồn: Địa chí TN – TQ – BK

Độ ẩm này là điều kiện thuận lợi cho phát triển thảm thực vật xanh tốt, các loài cây đặc sản đặc biệt là các loài hoa đặc trưng của miền núi: hoa ban, hoa mai... tạo vẻ đẹp quyến rũ thu hút khách du lịch. Tuy nhiên vào những ngày xảy ra thời tiết nồm, độ ẩm lên rất cao (> 90% thậm chí bão hòa) gây nên kiểu thời tiết ẩm ướt rất khó chịu, không thích hợp đối với sức khỏe con người.

g. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

- Thời tiết nồm: Trong mùa lạnh, xen giữa các đợt lạnh có những ngày nắng ấm như mùa xuân, nhiệt độ > 200C, độ ẩm > 90% gây nên kiểu thời tiết nồm. Thời tiết nồm gây cảm giác ẩm ướt, khó chịu không có lợi cho sức khỏe con người.

- Sương muối: Sương muối thường xuất hiện vào tháng XII và tháng I đây là thời điểm thời tiết lạnh nhất (có năm xuống tới 50C). Sương muối có tác hại đến sản xuất nông lâm nghiệp, nó kìm hãm sinh trưởng của thực vật. Nếu số ngày sương muối kéo dài các loài cây trồng bị mất nước, thậm chí bị chết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

- Giông: Thường xuất hiện từ tháng V đến tháng X, các cơn giông thường đem theo mưa rào với lượng mưa đáng kể.

- Bão: Mặc dù cách xa biển nhưng hàng năm lãnh thổ vẫn chịu ảnh hưởng của bão tuy nhiên mức độ không lớn.


- Mưa đá: Thường xảy ra vào thời điểm giao mùa từ mùa xuân chuyển sang hè và từ mùa thu chuyển sang đông. Mưa đá thường xảy ra ở các huyện thuộc TQ và BK, cường độ mưa lớn, thời gian xảy ra không lâu, nhưng hạt mưa lớn, khi mưa kèm theo gió xoáy, lốc, nên chúng có sức tàn phá mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng.

Với khí hậu mang đặc điểm khí hậu miền núi tương đối mát mẻ vào mùa hè nên rất thích hợp cho sức khỏe con người, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là DLND trên địa bàn lãnh thổ. Tuy nhiên, các điều kiện thời tiết cực đoan như sương muối, mưa đá, lốc, bão… gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong tỉnh và tác động xấu đến hoạt động du lịch như: gây trở ngại cho DLTQ, làm giảm chất lượng chuyến đi thậm chí có thể phải hủy tour du lịch.

Trong giai đoạn hiện nay, các điều kiện khí hậu này đã ít nhiều bị thay đổi bởi tác động của BĐKH toàn cầu. Theo như kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam thì lãnh thổ nghiên cứu nằm trong khu vực khí hậu bị biến đổi khá nhanh, điều này sẽ gây ra những tác động xấu và làm giảm đi khả năng phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ. BĐKH và nước biển dâng có những tác động trực tiếp về lâu dài hoặc tức thời thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, ... đến sự suy giảm, thậm chí trong nhiều trường hợp làm mất đi tài nguyên du lịch; sự xuống cấp, hư hại hoặc mất đi hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; ảnh hưởng đến việc thực hiện các tours (chương trình du lịch) với việc phải chuyển đổi chương trình hoặc huỷ các chương trình đã ký với khách hàng. Ngoài ra tình trạng an toàn của du khách cũng sẽ bị đe doạ trong trường hợp xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH với quy mô và cường độ lớn, kéo dài.

Các loại hình du lịch được xem là lợi thế của lãnh thổ nghiên cứu có khả năng bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của BĐKH, cụ thể:


Đối với loại hình DLND với lợi thế về khí hậu ôn hòa khi nhiệt độ tăng lên về lâu dài sẽ làm giảm sức hấp dẫn về sự mát mẻ, số ngày mát sẽ ít đi hoặc thay đổi về tính chất so với trước đây làm cho sức hấp dẫn của các điểm đến nghỉ dưỡng núi sẽ kém đi và hậu quả là luồng khách du lịch và chất lượng nghỉ dưỡng giảm.

DLST: BĐKH làm thay đổi hệ sinh thái, các chu kỳ thời tiết thay đổi, lượng mưa, nguồn nước, nhiệt độ thay đổi (ví dụ rét đậm dài ngày) ... làm ảnh hưởng đến đời sống hoang dã của một số loài sinh vật; phát sinh một số loài vi khuẩn có hại. Các KBTTN sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm đa dạng sinh học vốn được xem là có giá trị du lịch, qua đó làm suy giảm tính hấp dẫn của điểm đến DLST.

2.1.3.2. Phân loại sinh khí hậu lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang –

Bắc Kạn

a. Chỉ tiêu phân loại

Đánh giá điều kiện SKH cho phát triển du lịch cần phải dựa vào các chỉ tiêu sinh học, sinh lí đối với sức khỏe con người cùng với việc phân tích các điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động du lịch. Vì vậy ở đây tác giả lựa chọn 2 tiêu chí chính là nhiệt độ trung bình và tổng lượng mưa.

Bên cạnh đó, do lãnh thổ nghiên cứu nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh nên cần phải lựa chọn thêm tiêu chí phụ là độ dài mùa lạnh và số ngày mưa.

- Chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm

Nhiệt độ là một trong những yếu tố SKH ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như mọi hoạt động của con người. Để phân tích, đánh giá sự phân hóa của tài nguyên nhiệt theo không gian, theo độ cao và theo địa hình, tác giả lựa chọn chỉ tiêu nền nhiệt là nhiệt độ trung bình năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023