Hệ Chỉ Tiêu Tổng Hợp Đánh Giá Điều Kiện Sinh Khí Hậu Tn – Tq – Bk


Dựa vào các kết quả nghiên cứu giới hạn sinh lý liên quan đến nhiệt độ [56], [82], [93] cho thấy cơ thể cảm thấy bình thường khi giới hạn nhiệt độ dao động từ 18 – 220C, đây là vùng dễ chịu mà con người đạt trạng thái dễ chịu nhất. Nhiệt độ ở mức dưới 180C là lạnh, trên 220C là hơi nóng. Khi đó cơ thể con người phải bắt đầu các hoạt động điều hòa thân nhiệt và sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Tuy nhiên, do cơ thể con người có khả năng thích nghi với các điều kiện ngoại cảnh vì thế ngoài vùng dễ chịu thì con người vẫn có khả năng thích ứng. Nên ngoài khoảng nhiệt độ trung bình từ 18 – 220C là khoảng nhiệt độ hoàn toàn thích hợp cho sức khỏe con người thì khoảng nhiệt độ trung bình trên 22 0C và dưới 180C được đưa vào vùng tương đối thích hợp cho sức khỏe con người.

Từ kết quả nghiên cứu về giới hạn nhiệt, kết quả phân tích các số liệu khí tượng và quy luật phân hóa của chúng theo không gian của lãnh thổ TN – TQ

– BK, tác giả phân chia nhiệt độ trung bình năm thành 4 cấp (bảng 2.4)

Bảng 2.4. Chỉ tiêu và phân cấp nhiệt độ trung bình năm


Cấp

Mức đánh giá

Nhiệt độ TB năm 0C

Độ cao địa hình (m)

I

Nóng

T ≥ 220C

< 200 m

II

Ấm

200C ≤ T < 220C

200 – 600 m

III

Mát

180C ≤ T < 200C

600 – 1000 m

IV

Lạnh

T < 180C

>1000 m

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững - 9

- Chỉ tiêu độ dài mùa lạnh

Độ dài mùa lạnh tác động tương đối lớn đến hoạt động du lịch. Thời tiết lạnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như việc triển khai các hoạt động du lịch. Để xác định được sự tác động của yếu tố mùa đông lạnh đến hoạt động du lịch và sức khỏe con người trên lãnh thổ TN – TQ – BK tác giả


lựa chọn số tháng lạnh trong năm là những tháng có nhiệt độ trung bình < 180C và phân chia thành 3 cấp tương ứng với số tháng lạnh trong năm căn cứ vào số liệu thống kê của các trạm trong khu vực nghiên cứu.

Bảng 2.5. Chỉ tiêu và phân cấp độ dài mùa lạnh


Cấp

Mức đánh giá

Số tháng lạnh / năm

1

Mùa lạnh ngắn

L ≤ 3 tháng

2

Mùa lạnh TB

3 < L ≤ 5 tháng

3

Mùa lạnh dài

L > 5 tháng


- Chỉ tiêu lượng mưa trung bình năm

Yếu tố mưa ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch đặc biệt là DLTQ. Những khu vực mưa nhiều thường có số ngày mưa và độ ẩm lớn và những nơi đó thời gian hoạt động du lịch bị thu hẹp lại vì không thể triển khai các hoạt động du lịch. Để đánh giá sự tác động của yếu tố lượng mưa đến hoạt động du lịch tác giả lựa chọn tổng lượng mưa năm để thấy được sự phân bố lượng mưa và sự phân hóa độ ẩm không khí của lãnh thổ nghiên cứu.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu [82], [92] cùng với việc phân tích các số liệu thống kê về lượng mưa tại các trạm trên lãnh thổ TN – TQ – BK, tổng lượng mưa năm được chia thành 3 cấp với các mức độ đánh giá như sau:

Bảng 2.6. Chỉ tiêu và phân cấp lượng mưa trung bình năm


Cấp

Mức đánh giá

Tổng lượng mưa năm (R: mm)

A

Mưa nhiều

R > 2000mm

B

Mưa vừa

1500 < R ≤ 2000mm

C

Mưa ít

R ≤ 1500


- Chỉ tiêu số ngày mưa

Đối với hoạt động du lịch số ngày mưa có ý nghĩa lớn bởi nó tác động tới khả năng triển khai các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó số ngày mưa cũng thể hiện sự tác động đến sức khỏe con người (vì nó phản ánh mức ẩm theo thời gian) và ảnh hưởng đến việc tổ chức một số loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Dựa vào các số liệu thống kê của các trạm trên lãnh thổ và các kết quả nghiên cứu, số ngày mưa được phân thành 4 cấp tương ứng với số ngày mưa nhiều ít khác nhau.

Bảng 2.7. Chỉ tiêu và phân cấp số ngày mưa


Cấp

Mức đánh giá

Số ngày mưa (N)

a

Số ngày mưa lớn

N > 200 ngày mưa

b

Số ngày mưa khá lớn

180 < N ≤ 200 ngày mưa

c

Số ngày mưa trung bình

150 < N ≤ 180 ngày mưa

d

Số ngày mưa ít

N ≤ 150 ngày mưa


Căn cứ vào số ngày mưa có thể suy ra thời gian khô của lãnh thổ nghiên cứu. Như vậy cấp a tương đương với mùa khô ngắn, cấp b tương đương với mùa khô hơi ngắn, cấp c tương đương với mùa khô trung bình và cấp d tương đương với mùa khô dài. Thời kì khô chính là khoảng thời gian thuận lợi cho việc tiến hành tổ chức các hoạt động du lịch một cách thuận tiện nhất.

Đặc điểm thời tiết, khí hậu tác động lên cơ thể con người một cách tổng hợp và đó chính là sự tác động tổng hợp của các yếu tố khí hậu. Vì vậy khi đánh giá sự tác động của tiêu chí SKH cần phải đánh giá tổng hợp các yếu tố và xây dựng hệ chỉ tiêu tổng hợp theo các tiêu chí đánh giá. Hệ chỉ tiêu tổng hợp để phân loại SKH lãnh thổ TN – TQ – BK được thể hiện trong bảng 2.8.


Bảng 2.8. Hệ chỉ tiêu tổng hợp đánh giá điều kiện sinh khí hậu TN – TQ – BK


Ẩm


Nhiệt

Mưa TB năm

A – Mưa nhiều R>2000mm

B – Mưa vừa 1500 < R ≤ 2000mm

C – Mưa ít R≤ 1500mm

L-Số N-Số

Nhiệt độ tháng lạnh ngày mưa

TB năm(0C)

a N>200

b

180 < N ≤ 200

b

180 < N ≤ 200

c

150 < N ≤ 180

d

N ≤ 150

IV – Lạnh T < 180C

3 – Mùa lạnh dài

L > 5 tháng

IVA3a


IVB3b



III – Mát

180C ≤ T < 200C

1 – Mùa lạnh ngắn

L < 3 tháng



IIIB1b



2 – Mùa lạnh trung bình

L = 4 – 5 tháng


IIIA2b


IIIB2c


3 – Mùa lạnh dài

L > 5 tháng




IIIB3c



II - Ấm

200C ≤ T < 220C

1 – Mùa lạnh ngắn

L < 3 tháng




IIB1c

IIC1d

3 – Mùa lạnh dài

L > 5 tháng




IIB3c


I – Nóng T ≥ 220C

1 – Mùa lạnh ngắn

L < 3 tháng




IB1c



b. Kết quả phân loại sinh khí hậu lãnh thổ TN – TQ – BK

Kết quả phân loại trên lãnh thổ TN – TQ – BK có tất cả 10 loại SKH. Chúng được thể hiện thông qua tập hợp các kí hiệu: IB1c, IIB1c, IIB3c.... Đặc điểm của các loại SKH được miêu tả theo trình tự từ những loại SKH ở vùng thấp lên các đai cao hơn, từ các loại SKH mưa nhiều đến mưa ít.

- IB1c: Loại SKH nóng, mưa vừa, mùa lạnh ngắn và số ngày mưa trung bình. Đây là loại SKH có diện tích lớn nhất (5312km2) bao gồm hầu hết tỉnh TN, hầu khắp TQ và một phần nhỏ thuộc chợ mới BK.


- IIB1c: Loại SKH ấm, mưa vừa, mùa lạnh ngắn và số ngày mưa trung bình. Loại này chiếm diện tích lớn (5272km2), trải rộng trên lãnh thổ các huyện: Chợ Đồn, Ba Bể, Bạch Thông (Bắc Kạn); Võ Nhai, Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên); Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn và Hàm Yên (Tuyên Quang).

- IIB3c: Loại SKH ấm, mưa vừa, mùa lạnh dài và số ngày mưa trung bình. Loại này phân bố ở 2 huyện Ngân Sơn và Na Rì (Bắc Kạn).

- IIC1d: Loại SKH ấm, mưa ít, mùa lạnh ngắn và số ngày mưa ít. Phân bố ở huyện Pắc Nặm, Ba Bể và Ngân Sơn.

- IIIA2b: Loại SKH mát, mưa nhiều, mùa lạnh trung bình và số ngày mưa khá lớn. Loại này chiếm diện tích nhỏ, phân bố ở một phần sườn Đông và Tây của dãy Tam Đảo, một phần vùng núi phía Tây Na Hang và Chiêm Hóa, phía Bắc của huyện Hàm Yên.

- IIIB1b: Loại SKH mát, mưa vừa, mùa lạnh ngắn và số ngày mưa khá lớn. Phân bố ở phía Bắc của huyện Na Hang.

- IIIB2c: Loại SKH mát, mưa vừa, mùa lạnh trung bình và số ngày mưa trung bình. Loại này nằm rải rác, chạy thành tuyến dài thuộc Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn (Bắc Kạn) và Na Hang (Tuyên Quang).

- IIIB3c: Loại SKH mát, mưa vừa, mùa lạnh dài và số ngày mưa trung bình. Loại này gồm một dải chạy dài phía Tây huyện Na Rì, phía Đông huyện Bạch Thông và Chợ Mới.

- IVA3a: Loại SKH lạnh, mưa nhiều, mùa lạnh dài và số ngày mưa nhiều. Phân bố ở vùng núi cao nhất Tam Đảo, Chiêm Hóa và Hàm Yên.

- IVB3b: Loại SKH lạnh, mưa vừa, mùa lạnh dài và số ngày mưa khá lớn. Phân bố ở khu vực núi cao của Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Pác Nặm, Ngân Sơn và Na Hang.


2.1.4. Thủy văn

2.1.4.1. Mạng lưới sông suối

Lãnh thổ TN – TQ – BK là vùng thượng lưu của một số con sông lớn: sông Cầu, sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy… Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nước chảy xiết, lắm thác ghềnh.

Mạng lưới sông ngòi ở đây dày đặc và phân bố tương đối đồng đều. Các dòng sông lớn có một số phụ lưu. Hướng sông ngòi chịu ảnh hưởng của địa hình nên dòng chảy có hướng bắc nam (sông Gâm) hoặc Tây Bắc - Đông Nam (sông Lô, sông Cầu).

Sông ngòi tạo nên sự chia cắt địa hình, hình thành nên những thác nước, thung lũng, hẻm vực…. thuận lợi cho việc phát triển loại hình DLTQ.

Tuy nhiên do chế độ mưa mùa và diễn biến thất thường nên mực nước sông có sự thay đổi mạnh mẽ theo mùa. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lượng nước trong năm và thường gây ra ngập lụt ở một số vùng nên ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch của địa phương.

2.1.4.2. Hồ

Lãnh thổ nghiên cứu có hệ thống hồ (bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo) rất phong phú, trong đó một số hồ có phong cảnh tuyệt đẹp tạo khả năng phát triển DLTQ, DLND rất tốt như: hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Na Hang (Tuyên Quang). Đặc biệt, hồ Ba Bể còn là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, kết hợp với VQG Ba Bể đem lại tiềm năng lớn cho phát triển loại hình DLST.

2.1.4.3. Nước khoáng

Lãnh thổ nghiên cứu có một số điểm nước khoáng, nước nóng có giá trị giải khát, chữa bệnh, phục vụ dân sinh và phát triển du lịch như: Suối khoáng La Hiên (huyện Võ Nhai – Thái Nguyên) mới được khai thác; Nguồn nước


khoáng ở Mỹ Lâm (huyện Yên Sơn – Tuyên Quang) khá nổi tiếng, nhiệt độ nước khoảng 400C, chất lượng tốt đang được khai thác cho mục đích chữa bệnh kết hợp DLND.

2.1.5. Sinh vật

Lãnh thổ TN – TQ – BK có tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú cả về hệ động thực vật, hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái nhân sinh. Kiểu rừng phổ biến ở đây là rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng và lá kim. Trong rừng có nhiều loài động, thực vật qúy hiếm: các loại cây gỗ, cây dược liệu, các loài động – thực vật đặc hữu… Tính đa dạng sinh học được thể hiện rõ nhất trong các KBT và các VQG: KBTTN Kim Hỷ, VQG Ba Bể (BK), KBTTN Tát Kẻ - Bản Bung, KBTTN Chạm Chu (TQ), KBTTN Phượng Hoàng, KBTTN Thần Sa (TN), một phần VQG Tam Đảo (Sơn Dương – TQ và Đại Từ - TN).

Rừng của vùng có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng hộ, bảo vệ sinh thái và có điều kiện để phát triển lâm nghiệp hàng hóa. Đồng thời, với tính đa dạng sinh học cao của các hệ động và thực vật là cơ sở và điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là loại hình DLST, DLTQ, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học.

Đa dạng sinh học VQG Ba Bể và khả năng phát triển DLST

- Đa dạng loài động vật, động vật đặc hữu và quý hiếm:

+ Đa dạng loài động vật

Tổng số có 470 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận tại VQG Ba Bể và vùng phụ cận, trong đó bao gồm 81 loài thú thuộc 26 họ và 8 bộ. 234 loài chim được ghi nhận trong các cuộc khảo sát mới đây; Các quần thể chim của Ba Bể bổ sung một số loài của danh mục cấm, 7 loài bị cấm khai thác thuộc khu hệ rừng cận nhiệt đới Sino – Himalayan, 6 loài giới hạn trong vùng rừng nhiệt đới ẩm Đông Dương, 3 loài giới hạn trong vùng Nhiệt đới


khô Inđô – Mã Lai. 30 loài bò sát, 18 loài ếch nhái và 107 loài cá thuộc 61 loài, 17 họ và 5 bộ. Có thể nói hồ Ba Bể được coi như là một trong những hồ tự nhiên phong phú bậc nhất về đa dạng sinh học các loài cá ở Việt Nam.

VQG Ba Bể còn đặc biệt phong phú về đa dạng sinh học các loài bướm. Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận được 354 loài trong VQG. Nhiều loài bướm được tìm thấy ở đây thuộc vào loại rất hiếm không chỉ ở Việt Nam mà cả trên phạm vi toàn cầu như loài Lethe violaceopicta.

+ Đa dạng động vật đặc hữu và quý hiếm

Hồ Ba Bể là nơi di trú của các loài chim nước, đặc biệt từ năm 2007 đến nay các nhà khoa học đã tìm thấy loài Vạc hoa – một loài chim được coi là tuyệt chủng trên toàn thế giới cách đó 25 năm. VQG Ba Bể đã được tổ chức Chim quốc tế (Birdlife International) xác định là một vùng chim quan trọng và đa dạng sinh học trọng yếu đối với một số loài bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu và có vùng phân bố hẹp. Vạc hoa chỉ phân bố trong các vùng địa sinh học Á nhiệt đới Trung Quốc – Hymalaya và rừng ẩm nhiệt đới Đông Dương. Tổ chức Chim quốc tế đánh giá: “VQG Ba Bể là nơi phân bố của hơn 1% quần thể toàn cầu của loài Vạc hoa, ước tính trên thế giới hiện chỉ có khoảng 500 cá thể Vạc hoa còn tồn tại”.

VQG Ba Bể còn là nơi phân bố của Cu ly lớn, Khỉ mặt đỏ, Gấu ngựa, Cầy Vằn, Cá cóc bụng hoa, Rùa đất, Ba Ba trơn là những loài bị đe dọa ở cấp toàn cầu. Vì thế, đây là nơi có các quần thể của một số loài động vật rất quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học, đặc biệt đây là nơi duy nhất ở Việt Nam ghi nhận có một loài linh trưởng là Voọc đen má trắng.

- Đa dạng thực vật

+ Đa dạng thành phần loài

Ở VQG Ba Bể và phụ cận có tổng số 1268 loài thực vật thuộc 672 chi, 162 họ và 5 ngành bao gồm: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Thân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2023