Điều Kiện Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên


công nghiệp, tạo sự phát triển cân đối giữa các khu vực, hình thành vành đai công nghiệp phát triển bao bọc trung tâm thị xã Thủ Dầu Một. Thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng góp phần đắc lực phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH của địa phương, đồng thời là một nhân tố quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Vốn đầu tư nước ngoài tập trung nhiều vào một số ngành công nghiệp kỹ thuật cao như: sản xuất hàng linh kiện đIện tử, phụ tùng xe ôtô, xe máy, sản xuất nhựa PVC, kính cao cấp, tivi, tủ lạnh, máy điều hoà…Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chuyển từ nông sản và bán thành phẩm sang các sản phẩm công nghiệp và tinh chế. Nhờ có sự chuyển giao công nghệ và kỹ năng marketing từ các công ty nước ngoài, nhiều sản phẩm của Việt nam đã xuất hiện trên thị trường thế giới. Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, cả về nâng cao hiệu quả quản lý, đầu tư chiều sâu, quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu. Tạo động lực cho việc cải thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ, thúc đẩy các ngành và các lĩnh vực khác phát triển như ngân hàng thương mại, bảo hiểm, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, hoạt động phát triển công nghiệp đã có nhiều tác động tích cực tới quá trình tăng trưởng kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh năng động và đang thực sự trở thành một bộ phận quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và góp phần quan trọng vào việc giải quyết những mục tiêu kinh tế xã hội.

1.3.4. Những bài học kinh nghiệm cho Bắc Ninh

Trên cơ sở nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp và kinh nghiệm thực tế của các nước và các địa phương trên thế giới và ở Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp tại địa phương đối với tỉnh Bắc Ninh như sau:

Thứ nhất, chính sách phát triển công nghiệp của một địa phương không thể tách rời với chính sách phát triển công nghiệp của quốc gia. Như vậy, mọi chính sách và chiến lược của Tỉnh đề ra phải dựa trên các chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia và xu hướng phát triển công nghiệp của khu vực.

Thứ hai, chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương phải dựa trên lợi thế so sánh chính địa phương so với các vùng và địa phương khác. Trong đó lợi thế về vị trí địa lý được đánh giá cao. Đối với các nước đang phát triển, việc phát triển công nghiệp vẫn là chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế vùng và địa phương.


Thứ ba, Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương phải trên cơ sở khai thác các nguồn lực của địa phương, đồng thời phải thu hút được các nguồn lực của các vùng và địa phương khác (trong và ngoài nước) vào phát triển công nghiệp của địa phương, trong đó đặc biệt chú ý tới tài nguyên, nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ và thị trường.

Thứ tư, mỗi vùng và địa phương cần có chính sách phát triển công nghiệp phù hợp với đặc điểm đặc thù của địa phương. Chính sách phát triển công nghiệp của các địa phương đi sau cần hướng tới thu hút các ngành có công nghệ cao, tiên tiến, tránh trở thành nơi thu hút “công nghiệp rác thải” của các đô thị hoặc khu vực kinh tế lớn gần đó. Đồng thời các vùng và địa phương muốn đi nhanh hơn và đi trước so với các địa phương khác cần phải có những chính sách riêng thông thoáng hơn nhất là chính sách thu hút đầu tư.

Thứ năm, chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương không chỉ thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài vào mà còn là sự khuyến khích đầu tư, phát triển kinh doanh của mọi thành phần kinh tế nội tại dân cư trong vùng. Đồng thời quan tâm tới giải quyết các vấn đề về môi trường, các vấn đề xã hội, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tạo ra sự phát triển công nghiệp nhanh và bền vững.


Kết luận chương 1

Chương này đã hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển công nghiệp trong quá trình CNH-HĐH, về công nghiệp tại địa phương; vai trò của chính quyền địa phương trong việc đề ra chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương dưới giác độ khoa học quản lý.

Chính sách công nghiệp có ý nghĩa quan trọng để thực hiện thành công chiến lược phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một quốc gia. Chính sách công nghiệp đúng đắn và có hiệu quả tạo nên hình ảnh của các quốc gia, của mỗi địa phương trong cả nước. Cùng với quá trình phát triển ở mỗi quốc gia, phát triển vùng địa phương ngày càng được coi trọng. Chính sách phát triển vùng, địa phương ngày càng được quan tâm, đổi mới đã góp phần thay đổi bộ mặt của các nước đang phát triển với vịêc hình thành các trung tâm kinh tế lớn là động lực, cực phát triển, các KKT, KCN có sức cạnh tranh toàn cầu, là công cụ thực hiện chiến lược marketing địa phương. Đồng thời gắn bó, tạo dựng chính sách phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần phát triển đất nước theo hướng bền vững.

Thực tế cho thấy hiện vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau đề cập tới phát triển công nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, đều thống nhất ở chỗ phát


triển kinh tế địa phương là tổng hợp các nỗ lực của địa phương nhằm phát huy lợi thế và các nguồn lực của địa phương vào phát triển kinh tế. Sự phối hợp thực hiện đồng bộ giữa chính sách công nghiệp quốc gia và chính sách phát triển vùng, hình thành chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương trên cơ sở chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ. Chương này tác giả cố gắng làm rõ những quan điểm về phát triển công nghiệp địa phương và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương; đồng thời hệ thống hoá lý luận cơ bản về chính sách công nghiệp và chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, làm rõ khái niệm, nội dung cơ bản, nguyên tắc hoạch định, quá trình hoạch định, quá trình thực hiện và đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương. Tác giả đưa ra các cách phân loại chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương, đồng thời đi sâu nghiên cứu và đề ra 7 nhóm chính sách cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tại địa phương. Quá trình đánh giá chính sách là khâu rất quan trọng, nhưng trong thực tế thường xem nhẹ khâu này. Tác giả đưa ra các nội dung đánh giá chính sách dưới phương thức tiếp cận 3 giác độ: Đánh giá và dự báo vị thế; đánh giá và dự báo nội lực; đánh giá và dự báo các tác nhân, làm cơ sở cho việc đề ra chính sách và đánh giá chính sách. Đồng thời tác giả đưa ra 6 tiêu chí cơ bản để đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương làm cơ sở áp dụng cho quá trình thực hiện đánh giá chính sách. Những mô hình lý thuyết và kinh nghiệm rút ra từ thực tế có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển công nghiệp địa phương ở Việt Nam và đặc biệt có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu và đề ra chiến lược và các chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh.

Tuy nhiên, do chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương là một trong những khái niệm mới được áp dụng vào thực tế ở các nước châu Á trong một số năm gần đây. Ở Việt Nam, khái niệm này là hoàn toàn mới mẻ, do vậy có những hạn chế về tài liệu và thông tin là một trong những trở ngại lớn trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Với những lý do trên nên quá trình nghiên cứu gặp phải những hạn chế nhất định, nhất là trong nghiên cứu về chính sách của các địa phương trong khu vực, mà cụ thể là chính sách phát triển công nghiệp cho từng địa phương, hy vọng sẽ được giải quyết trong các nghiên cứu và phân tích tiếp theo.


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 1997 – 2007


2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu kinh tế với cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Về địa hình - địa chất, khí hậu, thuỷ văn: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Địa hình tương đối bằng phẳng. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng

- Tài nguyên, khoáng sản : Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng khoảng 660ha, là tỉnh nghèo về tài nguyên khoảng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng thấp, cát sỏi các loại khai thác từ các dòng sông.


Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,7 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64%; đất lâm nghiệp chiếm 0,74%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 28,4%, đất chưa sử dụng còn 0,81% (Xem Bảng 2.1).


Các loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp

52.622,25

64,00

Đất nuôi trồng thuỷ sản

4.981,74

6,10

Đất lâm nghiệp

607,31

0,74

Đất chuyên dùng

13.836,76

16,80

Đất ở

9.517,44

11,60

Đất chưa sử dụng

668,72

0,81

Tổng số

82.271,12

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh - 9

Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2005

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh.


- Các làng nghề Bắc Ninh. Bắc Ninh vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, vùng đất “trăm nghề”. Hiện nay tỉnh có trên 100 làng nghề, trong đó có 62 làng nghề truyền thống, nổi tiếng như: làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, làng đồng Đại Bái, làng rèn Đa Hội, làng dệt Lũng Giang, Hồi Quan, Sơn mài Đình Bảng, chạm khắc Đồng Kỵ, làng nghề tre trúc Xuân Lai,… Ngày nay một số làng nghề đã bị mai một, việc khôi phục và phát triển các làng nghề vừa để phát triển kinh tế địa phương vừa để phát triển tiềm năng du lịch được tỉnh quan tâm với việc quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.

2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Quá trình phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2007 được thể hiện rõ nét về trong chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội đã có bước chuyển biến rõ nét và đạt được những thành tựu quan trọng: “Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, năng lực kết cấu hạ tầng và đô thị được tăng cường đáng kể, các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh, quốc phòng được củng cố và giữ vững” nhận định tại Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ Tỉnh uỷ Bắc Ninh khoá 17.


Khi mới được tái lập, nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh ở điểm xuất phát rất thấp. Năm 1996, GDP bình quân đầu người trên địa bàn Bắc Ninh mới bằng 56,2% so với mức bình quân của cả nước. Do vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh đặt ra như là yêu cầu bắt buộc, tạo đột phá làm tăng nhanh nguồn lực để tạo điều kiện thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Giai đoạn 1997 - 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng trong cùng giai đoạn. Giai đoạn năm 1999 - 2000 (15,9% - 16,6%). Đây là kết quả của chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, hiệu quả của hoạt động đầu tư, phát huy nội lực và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển công nghiệp.

Đóng góp vào kết quả tăng trưởng trên do có tốc độ tăng trưởng cao của cả 3 khu vực: Nông nghiệp tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn đạt 4,02%, công nghiệp tăng 21,4%, dịch vụ tăng 14,77%. Diễn biến mức tăng giá trị gia tăng của từng khu vực hàng năm (Xem phụ lục 1).

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ. Mười một năm qua, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng tới 26,6 điểm %. Mặc dù ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng đáng kể, với mức bình quân 4,02%/năm, nhưng tỷ trọng trong GDP giảm tới 26%. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình đẩy mạnh CNH, tạo ra tốc độ tăng trưởng cao ở khu vực công nghiệp, dịch vụ. Năm 2001 là năm đầu tiên tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP của tỉnh vượt qua ngành nông nghiệp và năm 2002 là năm đầu tiên tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP của Bắc Ninh vượt qua tỷ trong tương ứng của cả nước. Chuyển biến tích cực của cơ cấu kinh tế ( Xem Biểu đồ 2.1).

-Nguồn nhân lực: Bắc Ninh là tỉnh có mật độ dân số là 1.241 người/km2

(2005), dân số nông thôn chiếm 86,83%, lao động trong độ tuổi chiếm 55,9% dân số, lao động làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 64,3% tổng số lao động toàn tỉnh. Mức gia tăng dân số trong tuổi lao động tăng hàng năm với tốc độ tăng bình quân 5,16%/năm. Lực lượng lao động trẻ một mặt tạo lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mặt khác cũng tạo nên một sức ép đối với hệ thống giáo dục, đào tạo và giải quyết việc làm.

- Về chất lượng lao động: Lực lượng lao động tôt nghiệp tiểu học 8,35%, tốt nghiệp trung học cơ sở 68,71%, tốt nghiệp trung học phổ thông 21,94%. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp/học nghề trở lên chiếm 22,9%,


lao động qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 14,16%. Năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 28%.



Cơ cấu GDP theo giá thực tế

phân theo ba khu vực kinh tế từ 1997-2008


15.30

56.38

28.32

16.61

57.24

26.15

21.30

49.52

29.18

26.26

45.92

27.82

28.22

44.69

27.09

29.00

43.90

27.10

32.30

40.08

27.62

34.19

37.58

28.23

37.96

35.67

26.37

41.92

30.69

27.39

46.32

24.23

29.45

45.05

23.77

31.18

2008


2007


2006


2005


2004


2003


2002


2001


2000


1999


1998


1997


0% 20% 40% 60% 80% 100%

Nông, lâm nghiệp và t huỷ sản Công nghiệp và xây dự ng Dịch vụ


Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 1997 – 2007

Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh (2008)

- Mức sống dân cư: đời sống cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện về vật chất và văn hóa tinh thần. GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm, từ 142USD (năm 1995) lên 238,4USD (năm 2000); 525,7USD (năm 2005) và 1.166USD (2008) cao hơn mức trung bình của cả nước [11].

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh cũng có nhiều khó khăn, hạn chế: là một tỉnh có diện tích nhỏ, mật độ dân số cao, dân số chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, còn mang nặng yếu tố tự cung, tự cấp, manh mún, phân tán, lạc hậu. Điểm xuất phát kinh tế của tỉnh thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm. Tài nguyên khoáng sản ít, các cơ sở công nghiệp trong nông thôn chưa nhiều, nhất là công nghiệp chế biến. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp và có xu hướng ngày một giảm; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản


xuất và đời sống; môi trường ở các làng nghề ô nhiễm nặng; dịch vụ kém phát triển, trình độ và khả năng cạnh tranh hàng hóa còn hạn chế. Trình độ năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ cơ sở trong cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Những khó khăn và yếu kém trên tác động không nhỏ, làm hạn chế đến quá trình thực hiện chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh qua các giai đoạn phát triển.

2.1.2. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2007

Đóng góp vào kết quả phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh hơn 10 năm qua có vai trò quyết định của sản xuất công nghiệp. Sản xuất công nghiệp có bước phát triển nhanh về tốc độ, quy mô, tổ chức không gian kinh tế cũng như hiệu quả.

2.1.2.1. Về tốc độ phát triển ngành công nghiệp

Tốc độ phát triển ngành công nghiệp ở mức cao đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn 1997-2007 để đuổi kịp và vượt mức GDP bình quân/đầu người của cả nước. Trong nhiều năm cơ cấu khu vực nông nghiệp và dịch vụ giảm thì khu vực công nghiệp giữ được ổn định và có mức tăng trưởng cao. Hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp luôn ở mức 2 con số, thấp nhất năm 1998 (11,5%), cao nhất năm 1999 (105,2%). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1997-2008 đạt 33,51%, giá trị gia tăng bình quân 24,45% (Xem bảng 2.2) .


STT

Chỉ tiêu

BQ 1997 -

2000

BQ 2001 -

2005

BQ 2006 -

2008

BQ 1997-

2008

1

Giá trị sản xuất công nghiệp

44,4

26,34

31,86

33,51

2

Giá trị gia tăng công nghiệp

30,58

21,59

21,35

24,45

Bảng 2.2. Tốc độ tăng giá trị gia tăng, giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2008

Nguồn: Bắc Ninh 12 năm xây dựng và phát triển (1997-2008), Cục Thống kê Bắc Ninh.

2.1.2.2. Về cơ cấu ngành công nghiệp

Công nghiệp Bắc Ninh có các ngành sản xuất khá đa dạng, dựa trên ưu thế tự nhiên, gắn với quá trình sản xuất từ lâu đời như các làng nghề truyền thống. Các nhóm ngành chính bao gồm các phân ngành: khai thác (đá, cát, sỏi); công nghiệp chế biến; sản xuất, phân phối điện nước và khí đốt, trong đó công nghiệp chế biến chiếm tới trên 99%. Công nghiệp chế biến bao gồm các ngành:

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí