Khái Niệm Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên

7


TNDL chính là tiền đề để PTDL, TNDL càng đa dạng, phong phú, đặc sắc và có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách và khả năng khai thác phục vụ cho HĐDL càng cao.

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

“TNDLTN bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch” [2].

TNDLTN gồm tài nguyên đang được khai thác cho du lịch và tài nguyên chưa được khai thác cho du lịch. Như vậy, TNTN hay ĐKTN được con người khai thác và sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch hoặc đã đưa vào quy hoạch sử dụng cho PTDL trở thành TNDLTN.

Trong luận án, các điểm TNTN được chọn để đánh giá là các điểm đã được khai thác cho du lịch hoặc đã được quy hoạch để thành điểm du lịch. Do đó, khái niệm TNTN phục vụ PTDL được sử dụng trong luận án cũng chính là TNDLTN.

* Tài nguyên du lịch văn hóa

TNDL văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch [2].

1.1.1.3. Khái niệm về điều kiện tự nhiêntài nguyên thiên nhiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

* Điều kiện tự nhiên

“ĐKTN là khả năng của toàn bộ các thành phần trong môi trường tự nhiên, có ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ (ví dụ: vị trí địa lý, địa hình, TNTN, khí hậu, các nguồn nước, các nguồn động thực vật…). ĐKTN là một nguồn lực quan trọng trong việc phát triển quốc gia. Tuy nhiên, đối với từng quốc gia nó có mặt thuận lợi và khó khăn không hoàn toàn giống nhau [9].

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển du lịch - 3

* Tài nguyên thiên nhiên

“TNTN là toàn bộ giá trị vật chất của thiên nhiên, cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động kinh tế của xã hội loài người như: khoáng sản, đất đai, động thực vật… và các ĐKTN như: khí hậu, không khí, ánh sáng, nguồn nước. Danh mục các loại TNTN cũng thường xuyên được mở rộng, tùy vào những tiến bộ của xã hội, vào trình độ khoa học - kỹ thuật của con người [9].

8


Khái niệm ĐKTN và TNTN tuy tương đồng nhưng có sự khác biệt. ĐKTN thì có thể có lợi hay không có lợi cho phát triển kinh tế. ĐKTN trở thành TNTN khi được con người khai thác và sử dụng cho mục các mục đích khác nhau.

1.1.1.4. Vai trò của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển du lịch

Du lịch là ngành kinh tế phát triển dựa trên các dạng tài nguyên. ĐKTN và TNTN có vai trò rất lớn đối với phát triển du lịch, các thành phần của tự nhiên như địa hình - địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái có những tác động cụ thể đến sự PTDL.

* Vai trò của địa hình - địa mạo

Vai trò của địa hình và các quá trình địa mạo đối với phát triển du lịch thể hiện ở các khía cạnh:

- Địa hình là thành phần chính của tự nhiên tạo nên cảnh quan để du khách thưởng ngoạn. Đặc điểm và hình thái của địa hình cũng quyết định đến việc phát triển các LHDL. Có những LHDL chỉ được phát triển trong điều kiện địa hình đặc thù như du lịch leo núi, chèo thuyền vượt thác, tham quan địa hình karst…Các quá trình địa mạo cũng có vai trò quan trọng trong việc tạo lập nên các dạng địa hình để được khai thác, sử dụng cho du lịch [10].

- Bề mặt địa hình là nơi diễn ra các HĐDL của con người, đồng thời cũng là địa bàn để xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ HĐDL. Đặc điểm hình thái và trắc lượng hình thái địa hình có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc xây dựng các công trình này [10].

Hiện tại, con người đã khai thác rất nhiều giá trị của địa hình cho HĐDL, đơn cử theo hai hướng chính sau:

- Sử dụng trực tiếp: thưởng ngoạn phong cảnh gắn liền với các HĐDL khác nhau như khám phá thưởng ngoạn các cảnh quan karst, các đảo đá vôi, các vách núi; chèo thuyền vượt thác ghềnh trên sông; tắm biển, lặn biển ở các bãi biển, đáy biển...

- Sử dụng gián tiếp: con người đã gián tiếp sử dụng bề mặt địa hình để phục vụ HĐDL bằng việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như đường xá, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, sân golf, các resort…

* Vai trò của khí hậu

Khí hậu là tiền đề quyết định cho các hoạt động du lịch, xác định sự phù hợp của địa điểm và thời gian, chất lượng sản phẩm.

Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét ở các LHDL nghỉ biển, nghỉ núi và mức độ nhất định trong du lịch chữa bệnh. Đối với các du lịch nghỉ biển, các thành phần như ánh nắng, độ ẩm, hướng gió, nhiệt độ và một số đặc điểm như vị trí địa lý,

9


chiều dài - rộng của bãi tắm… sẽ quyết định đến nhu cầu của khách. Ví dụ: Khách du lịch Châu Âu thích tắm biển khi nhiệt độ nước biển từ 200C - 250C, khách du lịch Bắc Âu thì lại thích tắm biển khi nhiệt độ nước biển khoảng 150C - 160C.

* Vai trò của thủy văn

Hiện nay, khi du lịch đang hướng dần về với thiên nhiên thì vai trò của yếu tố thủy văn đối với PTDL càng được thể hiện rõ. Các mặt nước sông, hồ, mặt biển, đầm, vịnh…và các yếu tố động lực của môi trường nước như sóng, thác, ghềnh…có ý nghĩa lớn cho PTDL, nhất là du lịch thể thao, nghỉ dưỡng.

Một số quốc gia, ví dụ Việt Nam, những thắng cảnh gắn liền với yếu tố thủy văn đã trở thành biểu tượng, điểm nhấn thu hút hàng triệu lượt khách du lịch nước ngoài mỗi năm như: sông Hương (Huế), thác tình yêu (Sa Pa), hồ Xuân Hương (Đà Lạt)...

* Vai trò của sinh vật

Tài nguyên sinh vật có vai trò tích cực đối với HĐDL, là cơ sở để phát triển nhiều LHDL khác nhau. Chính tài nguyên sinh vật đã hình thành nên các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan… đây là nguồn TNDL quan trọng đặc biệt đối với du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học.

Tài nguyên sinh vật là cơ sở để tạo nên các địa điểm tham quan hấp dẫn du khách, như các vườn bách thú, các bảo tàng sinh vật, các công viên, các vườn hoa, các HST rừng ngập mặn, HST thực vật trồng, các HST rạn san hô…

Tài nguyên sinh vật còn cung cấp nguồn thực phẩm, nguồn dược liệu tự nhiên quý hiếm, hấp dẫn đối với nhiều du khách có nhu cầu ẩm thực, chữa bệnh.

* Vai trò của tài nguyên khoáng sản

Nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là dạng tài nguyên khoáng sản có giá trị rất lớn đối với du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Hiện nay, LHDL này đang ngày càng phát triển, được mở rộng và đa dạng hơn.

Ở những khu vực có nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn sẽ được kết hợp với các tài nguyên du lịch khác và cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật để tạo nên các địa điểm du lịch hấp dẫn du khách.

1.1.1.5. Khái niệm về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

* Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

- Đánh giá ĐKTN, TNTN là sự xác định các giá trị của tự nhiên đối với một yêu cầu KTXH cụ thể. Đây là kiểu đánh giá để xác định mức độ thuận lợi của tự nhiên cho một hoạt động kinh tế, dựa trên cơ sở đó để tiến hành đầu tư cho hoạt động kinh tế đạt

sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các nhân tố hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau của đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người”[11].

- Đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL là sự so sánh, đối chiếu các đặc điểm của TNTN, tiểu vùng tự nhiên (TVTN) với những yêu cầu của HĐDL, LHDL để xác định được mức độ phù hợp.

1.1.2. Cơ sở lý luận về định hướng không gian khai thác tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch

Định hướng không gian khai thác TNTN cho PTDL trong luận án được xuất phát từ quan niệm tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL). Theo Nguyễn Minh Tuệ “TCLTDL là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn) kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất”[12].

Như vậy, TCLTDL là sự phân hoá không gian của du lịch. Sự phân hoá không gian này dựa vào tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, lao động trong ngành du lịch, mối liên hệ giữa ngành du lịch với ngành khác, với địa phương khác. TCLTDL phải hợp lý, khoa học để khai thác có hiệu quả TNDL, đồng thời phải bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

TCLTDL là một dạng của tổ chức lãnh thổ KTXH, có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, cụm tương hỗ phát triển du lịch (thể tổng hợp lãnh thổ du lịch), vùng du lịch.

- Hệ thống lãnh thổ du lịch:

“Hệ thống lãnh thổ du lịch thường được coi là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, đó là: nhóm người đi du lịch, các tổng thể tự nhiên, văn hoá - lịch sử, cơ sở vật chất - kĩ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên và bộ phận tổ chức quản lý. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ” [12].

- Cụm tương hỗ phát triển du lịch:

Cụm tương hỗ phát triển du lịch là tập hợp theo khu vực các doanh nghiệp, nhà cung cấp và dịch vụ du lịch có mối liên kết với nhau [12].

- Vùng du lịch:

phạm vi và ranh giới xác định, có những nét đặc thù về TNDL (tự nhiên và nhân văn), điều kiện vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch đặc trưng… cho phép hình thành và phát triển hiệu quả các hệ thống lãnh thổ du lịch dựa trên cơ sở các mối liên hệ nội vùng và liên vùng” [12].

Trong vùng du lịch được phân thành nhiều cấp, ở Việt Nam các cấp phân vị trong vùng gồm 5 cấp (từ thấp đến cao): điểm du lịch - trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch - á vùng du lịch - vùng du lịch.

- Quan điểm về TCLTDL trong luận án:

+ Trong phạm vi nghiên cứu của luận án là đánh giá ĐKTN, TNTN cho PTDL thì TCLTDL chỉ giới hạn ở việc định hướng về không gian khai thác TNTN cho PTDL, có nghĩa chỉ đưa ra định hướng khai thác TNTN theo các không gian du lịch (tiểu vùng tự nhiên cho PTDL) để khai thác tốt nhất tiềm năng của TNTN và đảm bảo hiệu về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Cấp tiểu vùng được giới hạn là các TVTN phục vụ định hướng khai thác TNTN cho PTDL chứ không phải là phân chia thành các tiểu vùng du lịch.

+ Về hình thức TCLTDL trong luận án được xác định là theo vùng tự nhiên cho du lịch, toàn bộ tỉnh Phú Yên là một vùng, dưới vùng là tiểu vùng. Các định hướng PTDL cho Phú Yên gồm: điểm du lịch, cụm điểm du lịch và tuyến du lịch.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch

1.2.1. Trên thế giới

Bắt đầu từ thập kỉ 60, trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu đề cập đến đánh giá ĐKTN và TNTN cho PTDL, điển hình là ở Nga và các nước Đông Âu. Các công trình tiêu biểu có thể kể đến như:

- Công trình của V.Xtaukat (1969) đã nghiên cứu và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan, đưa ra quan niệm về du lịch nghỉ dưỡng phục vụ cho mục đích du lịch [trích theo 13].

- Tác giả L.I. Mukhina (1973) đã đánh giá tài nguyên bằng cách sử dụng đơn vị cơ sở là “đất nghỉ ngơi” để phục vụ mục đích du lịch tại hồ Xelighe. Tác giả đã dùng các yếu tố tự nhiên như độ cao, độ dốc, tần suất khúc ngoặt của địa hình; kiểu thực bì, độ cao cây cỏ, độ chiếu tán, loài cây đang tái sinh của thực vật…để làm cơ sở phân hóa không gian lãnh thổ của vùng hồ cho các dạng nghỉ ngơi [trích theo 14].

- E.E.Phêrôrốp đề xuất phương pháp đánh giá khí hậu tổng hợp và đã được các

cơ sở phân loại thời tiết trong sinh khí hậu, qua đó xây dựng tổ hợp các kiểu thời tiết đặc trưng trong ngày với các mức độ khác nhau đến sức khỏe con người cũng như đến các LHDL. Đây là công trình nghiên cứu về sinh khí hậu con người có giá trị sử dụng của các nhà khí hậu thế giới [trích theo 14].

- A.G. Ixatsenko (1985), đã đánh giá ảnh hưởng của ĐKTN và TNTN đến du lịch. Tác giả đã xác định mức độ thích hợp cho mỗi LHDL dựa vào sự đa dạng của môi trường tự nhiên, các điều kiện khí hậu, điều kiện vệ sinh và các thuộc tính khác của tự nhiên [15].

- B.N. Likhainốp đã xác định tài nguyên phục vụ việc nghỉ ngơi, giải trí là một dạng đặc biệt của TNDL, việc nghiên cứu chúng là một nhiệm vụ đặc biệt của địa lý giải trí [trích theo 14].

Nhiều tác giả phương Tây cũng đã có những nghiên cứu về đánh giá TNTN cho mục đích du lịch:

- Ở Hoa Kỳ, tác giả Mieczkowski (1995) đã tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đối với TNTN và môi trường, sức tải của các điểm du lịch và đưa ra một số biện pháp để phát triển du lịch bền vững về môi trường và được thể hiện trong cuốn Environmental Issues of Tourism and Recreation [trích theo 13].

- Trong cuốn Quy hoạch du lịch của G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raynouard (Pháp) do Đào Đình Bắc dịch (2005) [16] đã đề cập tới vấn đề phân loại, thống kê, đánh giá tài nguyên; chỉ ra các phương pháp xây dựng định mức và tiêu chuẩn trong quy hoạch du lịch để hướng đến sự phát triển bền vững.

- Trong tài liệu Đánh giá tiềm năng du lịch của lãnh thổ (Evaluating a territory’s touristics potential) của Peter Zimmer cùng các cộng sự [17] đã nêu ra hai giai đoạn chính trong việc đánh giá tiềm năng du lịch của một địa phương:

Giai đoạn 1: Phân tích tình hình du lịch địa phương bao gồm việc phân tích khả năng cung cấp, nhu cầu, sự cạnh tranh và xu hướng của thị trường. Bước đầu tiên của giai đoạn này là tạo ra một bảng tóm tắt về tình hình du lịch địa phương, dựa trên các nội dung: Tổ chức HĐDL; Tiếp thị du lịch; Vấn đề đào tạo trong ngành du lịch; Sự hợp tác cùng phát triển; Các cơ chế, chính sách hỗ trợ. Đồng thời, việc xác định tình hình sản xuất kinh doanh của ngành du lịch địa phương như doanh thu của ngành, giá trị gia tăng được tạo ra bởi hoạt động du lịch, số lượng việc làm… cũng rất quan trọng, hữu ích nhằm cung cấp thông tin về lãnh thổ.

Giai đoạn 2: Quá trình đánh giá thông qua việc so sánh kết quả phân tích thực

ro và quyết định phương hướng PTDL trong khu vực.

- Với nhóm tác giả Elleen Guierrez, Kristin Lamoureux, Seleni Matus và Kaddu Sebunya trong đề tài Kết nối cộng đồng, du lịch và bảo tồn - Một quá trình đánh giá du lịch (Linking Communities, Tourism and Conservation - A Tourism Assessment Process) [18], đã chọn lọc một số nội dung có liên quan đến đánh giá TNDL, bước đầu hình thành quy trình và nội dung đánh giá tiềm năng du lịch. Nhóm tác giả này cho rằng có ba giai đoạn chính trong quá trình đánh giá du lịch của một lãnh thổ: Thứ nhất là giai đoạn chuẩn bị để tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm của ngành du lịch ở địa phương; Thứ hai là đánh giá bao gồm: sự tham gia của các bên liên quan, thống kê các điểm tham quan (điểm tài nguyên), cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng và sự cạnh tranh, con người và năng lực thể chế, nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trường, sự đa dạng sinh học và đánh giá chi phí lợi ích; Thứ 3 là kết luận và kiến nghị. Công trình này cũng cho rằng, đánh giá tiềm năng của các điểm tài nguyên dựa trên việc xây dựng một hệ thống các tiêu chí và đưa ra các tiêu chí để đánh giá tài nguyên du lịch như sau:

+ Tính độc đáo: Các điểm tài nguyên có sức hấp dẫn hay không và hấp dẫn ở mức độ nào sẽ tùy thuộc vào tính độc đáo, đặc sắc của nó. Từ tính độc đáo của tài nguyên sẽ giúp xác định điểm tài nguyên này là chính hay phụ. Và trong quá trình khai thác, luôn cần sự liên kết của các điểm tài nguyên chính (quan trọng) hay phụ (ít quan trọng) nhằm tạo ra tiềm năng lớn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn cho lãnh thổ nhờ tạo ra sức thu hút cao hơn đối với khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

+ Tính thẩm mỹ hoặc giá trị cảnh quan: Đây là tiêu chí mang tính cảm tính, chủ quan thông qua việc xem xét sự sạch sẽ, sống động của màu sắc, giá trị kiến trúc, nghệ thuật, tính đồng nhất hoặc tương phản trong thành tạo địa chất và môi trường xung quanh.

+ Đa dạng sinh học: Xem xét sự đa dạng các hệ động thực vật của địa phương, đặc biệt là các loài quý hiếm và độc đáo; đồng thời còn phải xem xét đến tính dễ quan sát được của các loài. Xác định danh mục các loài động thực vật và kiểm tra các loài quý hiếm, đang bị đe dọa thông qua các chuyên gia và Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) để cân nhắc tác động có hại mà HĐDL gây ra cho việc bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.

+ Giá trị văn hóa: Được đo bằng tầm quan trọng về văn hóa, xã hội của các điểm tài nguyên đối với con người. Tiêu chí này được đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu


(phong tục tập quán cổ truyền; các loại hình nghệ thuật và nghề truyền thống; lễ kỉ niệm truyền thống, điệu múa và âm nhạc…). Tính xác thực của điểm tài nguyên văn hóa cũng cần được kiểm tra, đồng thời còn chú ý đến những nơi hoặc các hoạt động có tính nhạy cảm có thể xảy ra, đối với địa phương trong quá trình khai thác cho HĐDL.

+ Giá trị lịch sử: cần chú ý đến các nội dung tuổi; bảo tồn; tầm quan trọng của tài nguyên (xếp hạng tài nguyên) ở cấp địa phương, quốc gia hay quốc tế; giá trị kiến trúc, nghệ thuật; giá trị văn hóa; quy mô. Để đánh giá chính xác giá trị lịch sử, cần nghiên cứu kỹ các tài liệu lịch sử và tham khảo ý kiến với các thành viên cộng đồng có kiến thức, các chuyên gia, các nhà sử học.

+ Khai thác và sử dụng: xác định loại hình, hoạt động du lịch cụ thể dựa trên đặc điểm vốn có của tài nguyên

+ Sự tham gia của cộng đồng: yếu tố cần được xem xét là lợi ích cộng đồng, cung cấp thêm nhiều việc làm từ việc khai thác các tài nguyên cho HĐDL. Đặc biệt, đối với các điểm tài nguyên văn hóa bên cạnh việc khai thác vần hướng đến mục đích bảo tồn và các mục tiêu xã hội khác.

+ Khả năng kiểm soát hoạt động du lịch tại điểm tham quan: nhằm tạo sự ổn định, an toàn cho điểm đến.

+ Khả năng tiếp cận: đánh giá khả năng tiếp cận đến điểm tài nguyên là thuận lợi hay khó khăn để đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch và tạo sự thu hút đối với khách du lịch.

+ Phát triển sản phẩm: xem xét đến SPDL của địa phương, của điểm tài nguyên nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Ở Trung Quốc cũng đã có công trình Mô hình đánh giá tài nguyên du lịch - QEPP: Trường hợp nghiên cứu ở Bắc Kinh (The QEPP Evaluation model of tourism resources-A case study of tourism resources in Beijing), của Liu Xiao (2006) [19], đã dựng mô hình QEPP để đánh giá TNDL. QEPP là viết tắt của bốn từ: Chất lượng, Môi trường, Vị trí và Giá trị cộng đồng (Q: Quality, E: Environment, P: Position và P: Pubic Praise). Các chỉ tiêu được lựa chọn để đưa vào đánh giá TNDL bao gồm: cấp tài nguyên; mức độ phong phú của cảnh quan; diện tích khu vực; quy mô dân số đô thị trung tâm; khoảng cách đến trung tâm thành phố; mức độ tập trung tài nguyên; vị trí; giá trị cộng đồng. Trong mỗi chỉ tiêu, tác giả cũng tiến hành phân bậc để đánh giá, tương ứng mỗi bậc sẽ có một mức điểm. Giá trị của tài nguyên được tính bằng tổng số điểm của tất cả các biến đưa vào đánh giá.

Có thể nói, các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến phương pháp và các

Xem tất cả 195 trang.

Ngày đăng: 30/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí