Bình Quân Thu Nhập/tháng Ở Các Hộ Có Đất Sau Khi Bị Thu Hồi

thất nghiệp một số tìm những công việc chỉ mang tính thời vụ như làm thuê, bốc vác, phụ hồ.

Bảng 3.16. Bình quân thu nhập/tháng ở các hộ có đất sau khi bị thu hồi


STT

Mức thu nhập

BQ mức thu nhập

(đồng/tháng)

Số hộ đạt mức

thu nhập

Tỷ lệ (%)

1

<=1tr

896.000

11

18,33

2

1tr-2tr

1.852.000

16

26,67

3

2tr-3tr

2.550.000

25

41,67

4

>=3tr

4.500.000

8

13,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 11

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018)

Tại dự án này, những hộ có mức thu nhập cao nhất là những hộ buôn bán mà có vốn để mở các cửa hàng sửa chữa xe máy, cửa hàng bán gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, cửa hàng ăn uống, quán cà phê, hiệu cắt tóc, gội đầu, kinh doanh nhà trọ… với thu nhập hàng tháng có thể từ 3 triệu đến 10 triệu và một số còn có thể cao hơn nữa. Tuy nhiên số hộ thuộc mức này cũng không nhiều chỉ có 8 hộ trong tổng số 60 hộ được phỏng vấn chiếm 13,33%. Có 25 hộ đạt mức thu nhập từ 2-3 triệu, chiếm tỷ lệ 41,67%, đây là các hộ có lao động xin được vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, làm thuê cho cửa hàng sửa chữa xe máy, tỷ lệ này cao cũng do các hộ này cũng có một hộ bị thu hồi đất từ những giai đoạn trước nên họ đã làm việc ở các doanh nghiệp từ 2-3 năm nay. Các hộ đạt mức thu nhập trong khoảng từ 1 triệu đến 2 triệu chiếm tỷ lệ 26,67% những hộ đạt thu nhập ở mức này chủ yếu làm các nghề như xe ôm, thợ xây, buôn bán nhỏ lẻ, bán hàng dong, hàng khô. Những hộ có thu nhập dưới 1 tr/ tháng chiếm tỷ lệ trên là 18,33% đây là những hộ đã bị thu hồi hết toàn bộ hoặc gần hết đất nông nghiệp, thành phần các hộ này có nhiều lao động hiện đang thất nghiệp và nhiều lao động đã trên 35 tuổi khó có thể xin vào làm việc trong các khu công nghiệp hoặc đi học nghề để chuyển đổi nghề nên họ phải đi làm phụ hồ, làm thuê mang tính chất thời vụ. qua đây ta có thể nhận thấy đối với nhiều hộ có đất thu hồi sau dự án thi thu nhấp từ hoạt động buôn bán và dịch vụ là nguồn thu chủ yếu nuôi sống gia đình họ hiện nay.

Tương tự thu nhập của các lao động ở các hộ gia đìnhcó đất bị thu hồi cũng có những thay đổi nhất định sau khi bị thu hồi đất.

Bảng 3.17. Thu nhập bình quân theo người/tháng phân theo nguồn thu



STT

Các nguồn thu nhập

Trước khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất

Giá trị

(đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(đồng)

Cơ cấu

(%)

1

Tổng

7.451.000

100

7.717.200

100


2

Thu từ nông nghiệp

2.051.000

30,95

958.000

11,43

Lúa

550.500

8,09

302.000

2,76

Rau màu

680.500

10,58

305.000

4,04

Chăn nuôi

820.000

12,28

350.000

4,63


3

Thu từ phi nông

nghiệp

5.400.000

69,05

6.759.200

88,57

Buôn bán

1.321.000

19,36

1.890.800

28,21

Dịch vụ

1.534.000

18,44

2.060.200

27,23

Làm công ăn lương

1.840.000

21,84

1.898.200

25,08

Thu từ nguồn khác

705.000

9,41

910.000

11,27

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018)

Nhìn vào bảng trên ta thấy trước khi bị thu hồi đất thu nhập bình quân từ các ngành nông nghiệp là 2.051.000đồng/ tháng, trong đó: Thu nhập của lao động trồng lúa là 550.500đồng/tháng, thu nhập của lao động trồng rau màu là 680.500 đồng/tháng, thu nhập của lao động làm chăn nuôi là 820.000 đồng/tháng. Thu nhập bình quân từ các ngành phi nông nghiệp là 5.400.000 đồng/tháng, trong đó thu nhập bình quân của người làm công ăn lương chiếm tỷ trọng lơn nhất 21,84%), thu nhập bình của người làm công ăn lương chiếm tỷ trọng lớn nhất (21,84%), thu nhập từ các ngành khác chiếm tỷ trọng thấp hơn, cụ thể: thu nhập của người làm dịch vụ là

1.534.000 đồng/tháng, thu nhập của lao động làm buôn bán là 1.321.000 đồng/tháng, thu nhập của lao động từ các nguồn thu khác là 705.000 đồng/tháng.

Sau khi chuyển đổi nghề nghiệp do bị thu hồi đất, nguồn thu của lao động tham gia trồng trọt chỉ có khoảng 302 00đồng/ tháng đối với cây lúa và 305 000đồng/ tháng đối với rau màu. Lao động tham gia hoạt động chăn nuôi cũng giảm thu nhập đi, chỉ còn có khoảng 305.500 đồng/tháng.

Ngược lại thu nhập trong ngành phi nông nghiệp tăng cao hơn so với trước khi bị thu hồi đất, tăng từ 5.400.000 đồng/tháng lên 6.759.200 đồng/tháng. Trong đó thu nhập cụ thể của lao động trong ngành dịch vụ tăng mạnh nhất từ 1.5334.000 đồng/tháng lên 2.060.200 đồng/tháng. Sau đó là thu nhập của lao động trang ngành buôn bán cũng tăng từ 1.321.000 đồng/tháng lên 1.890.800 đồng/tháng

Nhìn chung thu nhập của các hộ gia đình trước và sau khi mất đất bị thu hồi có sự thay đổi rõ rệt. sau khi bị thu hồi đất rất nhiều các hộ dân đã bị thu hồi gần như toàn bộ đất nông nghiệp dẫn đến số lao động nông nghiệp giảm mạnh nên thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm 11,43% tổng thu nhập, ngược lại thu nhập từ phi nông nghiệp tăng lên chiếm tỷ lệ lớn với 88,75%. hiện nay, các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất cũng chỉ còn lại một phần diện tích rất nhỏ đất trồng lúa và các hoa màu. Do không còn các sản phẩm từ trồng trọ, nên thu nhập của lao động từ chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng, tỷ lệ thu nhập giảm từ 12,28% xuống còn 4,63% trong các nguồn thu từ phi nông nghiệp, nguồn thu của lao động từ hoạt động buôn bán và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu từ phi nông nghiệp cụ thể: Thu nhập của lao động từ buôn bán chiếm 28,2%, thu nhâọ của lao độngtừ hoạt động dịch vụ cũng chiếm tỷ lệ 27,23%, và thu nhập từ các lao động làm công ăn lương chiếm tỷ lệ khoảng 25,08%. Còn lại, các nguồn thu nhập khác của lao động như trợ cấp, làm thuê thời vụ không ổn định thì chiếm tỷ lệ 11,27% tổng thu nhập.

3.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân

3.4.3.1. Dự án: Đầu tư, xây dựng tuyến đường tránh QL 45 vào cụm công nghiệp phía Tây bắc TT.Quán Lào, huyện Yên Định

Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án đường tránh QL 45 trước và sau khi bị thu hồi đất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.18. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân trước và sau khi thu hồi



Chỉ tiêu điều tra

Trước khi bị thu

hồi đất

Sau khi bị thu hồi đất

Tổng số

(Hộ)

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

(Hộ)

Tỷ lệ (%)

1. Số hộ điều tra

20


20


2. Số người trong độ tuổi LĐ

59

100

63

100

+ Làm nông nghiệp

52

88,14

42

67,09

+ Làm việc trong các doanh nghiệp

2

3,05

4

6,07

+ Buôn bán

1

1,36

3

4,15

+ Dịch vụ

1

1,02

2

3,51

+ Cán bộ, công chức

0

0,68

0

0,64

+ Lao động tự do

3

4,75

10

15,97

+ Không có việc làm

1

1,02

2

2,56

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018.)

Theo bảng trên ta thấy trước khi bị thu hồi đất tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn(88,14%) tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 10,84% trong đó lao động làm trong doanh nghiệp chiếm 3,05%. Lao động buôn bán chiếm tỷ lệ 1,36%, các hộ có lao động buôn bán ở đây chủ yếu buôn bán nhỏ như trà đá, bán rau, bán hàng sáo, bán hàng khô….. 1,02 %số lao động dịch vụ chủ yếu là cho thuê nhà trọ tuy nhiên quy mô cũng không lớn do chưa có sự đầu tư. Số lao động là cán bộ công chức chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 0,68 %. Số lao động tự do là 3 người, chiếm tỷ lệ 4,75 % gồm những người làm nghề xe ôm, làm thuê, bốc vác…..

Sau khi thu hồi đất tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm 88,14% xuống còn 67,09%, ngược lại tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng lên từ 10,84 % lên 30,35%. Trong số các lao động phi nông nghiệp thì tỷ lệ làm nghề tự do có mức tăng cao nhất, từ 4,75% lên15,97 %. Đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp, lao động làm nghề buôn bán và dịch vụ, sau khi thu hồi đất tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực này cũng có sự gia tăng, nhưng tỷ lệ tăng cũng không cao(Chỉ trên 3 %), cụ thể: Tỷ

lệ lao động làm việc trong các doanh nghiệp tăng 3,02%, tỷ lệ lao động làm nghề buôn bán 2,8 %,tỷ lệ lao động làm dịch vụ tăng 2,5 %. Tỷ lệ chuyển sang các lĩnh vực trên có tỷ lệ tăng khác nhau do các nguyên nhân sau:

+ Lao động tại dự án này đa phần là lao động lớn tuổi(lao động trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ 61,66 %) cộng với trình độ văn hóa thấp và chưa qua đào tạo nghề nên họ khó có cơ hội để xin vào các công ty, doanh nghiệp. Trong khi đó, các công ty này đòi hỏi ít nhất phải có bằng nghề, mà với độ tuổi trên 35 tuổi thì việc đi học nghề đối với với họ là không dễ dàng. Vì vậy rất nhiều lao động đã chuyển sang làm lao Động tự do, họ làm các nghề nhý xe ôm, làm thuê, làm bốc vác,……Để có thu nhập bù vào phần thu nhập từ hoạt Động nông nghiệp Đã giảm đi do thu hồi đất, vì vậy tỷ lệ lao động tự do đã tăng cao sau khi bị thu hồi đất (11,23%).

+ Một số lao động chuyển sang hoạt động buôn bán và dịch vụ. Tuy nhiên do số tiền bồi thường hỗ trợ mà các hộ dân nhận được đa số ở mức dưới 50 triệu (Chiếm 68 %) nên việc đàu tư buôn bán dịch vụ cũng chỉ ở quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là buôn bán các mặt hàng như hàng khô, hàng sáo, dịch vụ nhà trọ, dịch vụ rửa xe.

+ Do đa số lao động tại dự án chưa qua đào tạo nghề nên khi bị thu hồi đất rất ít lao động xin vào làm việc trong các doanh nghiệp. Số lao đọng xin vào làm trong doanh nghiệp chủ yếu là lao động trẻ vừa ra trường nên đã xin vào làm việc tại đây, không có lao động nào được đào tạo nghề bằng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề xin vào các doanh nghiệp này do chưa có đủ thời gian để học nghề .

Tỷ lệ lao động không có việc làm tăng lên rất ít, chỉ có 2 lao động không có việc làm sau khi thu hồi đất, những lao động không có việc làm chủ yếu nằm trong các hộ thuộc diện đói, nghèo trong xã diện tích đất nông nghiệp ít, sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, số tiền bồi thường ít cộng với trình độ dân trí thấp nên các lao động này vẫn chưa tìm được nghề phù hợp, họ vẫn phải dùng số tiền bồi thường, hỗ trợ để trang trải các chi phí sinh hoạt cho gia đình.

3.4.3.2.Dự án: Công trình hợp phần hệ thống kênh Bắc Sông Chu-Nam Sông Mã thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, đoạn qua huyện Yên Định.

Theo số liệu phỏng vấn 60 hộ dân, trước khi thu hồi đất có 185 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động làm nông nghiệp là 94 người, chiếm tỷ lệ cao nhất(50,81%), 91 lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 43,51 %. Trong số các lao động phi nông nghiệp thì tỷ lệ lao động làm buôn bán chiếm tỷ lệ lớn nhất(12,70 %), các mặt hang mà các hộ buôn bán cũng rất đa dạng, từ những mặt hang có giá trị như bán trà đá, hàng mã đễn những mặt hàng có giá trị vừa như bán hoa quả, bánh kẹo, nước giải khát, bán đồ văn phòng phẩm, bán điện thoại….. Có 11,08 % lao động sống bằng dịch vụ như cắt tóc gội đầu, dịch vụ nhà trọ, dịch vụ ăn uống. Có 18 người làm việc trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 9,46%.Số lao động tự do chiếm 7,84% chủ yếu làm các nghề như xe ốm, bốc vác, phu hồ, làm thuê mang tính thời vụ. Số lao động là cán bộ công chức tại dự án chiếm tỷ lệ thấp nhất(2,43%) . Lao động không có việc làm tại dự án là 11 người, chiếm tỷ lệ(5,68%).

Bảng 3.19. Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân trước và sau khi thu hồi



Chỉ tiêu điều tra

Trước khi bị thu hồi

đất

Sau khi bị thu hồi

đất

Tổng số

(Hộ)

Tỷ lệ (%)

Tổng số

(Hộ)

Tỷ lệ

(%)

1. Số hộ điều tra

60


60


2. Số người trong độ tuổi LĐ

185

100,00

196

100,00

+ Làm nông nghiệp

94

50,81

23

11,73

+ Làm việc trong các doanh

nghiệp

18

9,46

39

19,9

+ Buôn bán

24

12,7

38

19,13

+ Dịch vụ

21

11,08

33

16,58

+ Cán bộ, công chức

5

2,43

5

2,3

+ Lao động tự do

15

7,84

25

12,76

+ Không có việc làm

11

5,68

35

17,60

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018)

Sau khi thu hồi đất số lao động làm nông nghiệp đã giảm mạnh, từ 50,81% xuống còn 11,73% do có tới 51 hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp trong tổng số 60 hộ được phỏng vấn, chiếm 85,83% tổng số hộ. Số lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu là chăn nuôi hoặc canh tác trên các thửa còn lại nhưng thu nhập thấp không đáng là bao nhiêu nên có một số hộ còn bỏ hoang hoặc cho người không có ruộng hoặc ít ruộng làm thêm.

Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, tỷ lệ lao động tìm được việc trong các doanh nghiệp tăng cao (10,44%), từ9,46% lên 19,90% do lao động tại dự án này đa số lao động trẻ (Lao động từ 18 -35 tuổi chiếm tỷ lệ 57,91%) với số tiền bồi thường, hỗ trợ nhận được cùng với việc bồi thường đã kết thúc lâu, các hộ này đã cho con em mình đi học nghề như nghề cơ khí, nghề điện để có thể xin vào các doanh nghiệp.

Số lao động chuyển sang hoạt động buôn bán cũng tăng từ 12,7% lên 19,13% sau khi thu hồi đất. Số lao động làm dịch vụ tăng từ 5,5 % từ 11,08 % lên 16,58%. Những lao động sau khi thu hồi đất chuyển sang buôn bán và dịch vụ chủ yếu thuộc những hộ nhận được mức tiền đền bù tương đối lớn (Từ 100 - 200 triệu), với số tiền này một mặt những hộ đang kinh doanh có thể mở rộng thêm quy mô, kéo theo các thành viêm khác trong gia đình cùng tham gia để tăng thu nhập cho gia đình. Đối với những hộ chưa kinh doanh lần nào, số tiền trên có thể giúp họ mở cửa hàng tổng hợp, cửa hàng sửa chữa xe máy.

Còn tỷ lệ lao động là cán bộ công chức trước và sau khi thu hồi đất gần như không có sự thay đổi. Số lao động tự do tăng từ 7,84% lên 12,76 %, những lao động chuyển sang làm nghề tự do đa số là những lao động trên 35 tuổi, những đối tượng này rất khó để có thể xin vào các doanh nghiệp việc đi học nghề để chuyển đổi nghề đối với họ lại càng khó hơn.

Tỷ lệ lao động không có việc làm cũng đã tăng mạnh, từ 5,68% lên 17,6% (tăng 11,93%), đây là tỷ lệ khá cao. Trước hết cho thấy sự chưa hiệu quả của việc chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị thu hồi đất, sau nữa nó thể hiện một cách gián tiếp vấn đề đối với xã hội vì việc tạo gánh nặng về thu nhập cho các thành viên khác trong

gia đình thì một số lao động có độ tuổi rất trẻ do không có việc làm nên thường xuyên tụ tập, nên rất dễ nảy sinh các tệ nạn như cờ bạc, trộm cặp làm mất an ninh trật tự.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023