Tình Hình Thu Hồi Đất Của Các Hộ Dân Tại 2 Dự Án Nghiên Cứu

dự án:Công trình hợp phần hệ thống kênh Bắc Sông Chu-Nam Sông Mã thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, đoạn qua huyện Yên Định. (Kênh Cửa Đạt) tổng số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế sau khi bị thu hồi đất là 196 lao động, trong đó số lao động trong độ tuổi trên 35 là 99 người chiếm 42,09%, số lao động trong độ tuổi từ 18 đến 35 là tuổichiếm tỉ lệ 57,91%. Cũng theo kết quả điều tra đa số lao động có trình độ trung học phổ thông tại dự án này chiếm 1 tỉ lệ khá cao 53,32% trong khi số người chỉ có trình độ tiểu học là 16,58%. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất lớn , chiếm tới 89,80%. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề cao tạo ra những thách thức và khó khăn với công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động dôi dư trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

Về diện tích đất bị thu hồi

Kết quả phỏng vấn 80 hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện hai dự án thể hiện đầy đủ qua bản sau:

Bảng 3.10. Tình hình thu hồi đất của các hộ dân tại 2 dự án nghiên cứu



STT


Chỉ tiêu


Đơn vị

Đường tránh

QL 45

Kênh cửa Đạt

1

Số hộ phỏng vấn bị thu hồi đất

Hộ

20

60


+ Số hộ bị thu hồi hết đât nông nghiệp

Hộ

5

20


+ Số hộ bị thu hồi trên 70% đất NN

Hộ

5

32


+ Số hộ bị thu hồi 30-70% đất NN

Hộ

3

6


+ Số hộ bị thu hồi <30% đất NN

Hộ

7

2

2

Tổng số lao động bị ảnh hưởng

Người

63

196

3

Bình quân diện tích đất NN/hộ trước khi

thu hồi


m2

1.310

1.278

4

Bình quân diện tích đất NN bị thu hồi

m2

342,7

485,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân tại một số dự án trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 10

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018.)

Nhìn vào bảng 3.10 có thể nhận thấy số hộ bị mất gần hết đất canh tác (trên 70% diện tích) tại dự án:Công trình hợp phần hệ thống kênh Bắc Sông Chu-Nam Sông Mã thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa chiếm tỉ lệ khá lơn với 85,8% lớn hơn tỉ lệ này của các hộ dân tại dự án Đầu tư, xây dựng tuyến đường tránh QL 45 vào cụm công nghiệp phía Tây bắc TT.Quán Lào, huyện Yên Địnhvới tỉ lệ 50%. Tương tự, số hộ bị mất hết đất nông nghiệp ở dự án Kênh Cửa Đạt chiếm 33,33% còn ở dự án đường tránh quốc lộ 45 chiếm 25,0%. Ngược lại số hộ bị thu hồi dưới 50% đất nông nghiệp ở dự án kênh Cửa Đạt chỉ có 2 hộ, chiếm tỉ lệ 3,33% trong khi con số này ở dự án đường tránh QL45là 07 hộ, với tỉ lệ 12%. Nguyên nhân là do các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án Cửa Đạt đã bị thu hồi đất và nhiều dự án của giai đoạn trước, còn đối với các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án QL 45 thì đa số các hộ đây là lần đầu tiên bị thu hồi đất nông nghiệp.

Việc bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân

Khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân ngoài việc được bồi thường đất theo đơn giá được nhà nước quy định thì các hộ dân được nhận thêm tiền hỗ trợ về hoa màu, hỗ trợ ổn định sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp. Theo kết quả phỏng vấn 100% các hộ tại 2 dự án nghiên cứu cho biết các khoản hỗ trợ mà các hộ dân nhận được sau khi bị thu hồi đất đều do nhà nước hỗ trợ bằng tiền.

Bảng 3.11. Số tiền bồi thường, hỗ trợ việc làm của mỗi hộ dân theo các mức



STT

Mức tiền bồi thường, hỗ

trợ

Đường tránh QL 45

Dự án Kênh Cửa Đạt


Số hộ


Tỷ lệ(%)


Số hộ


Tỷ lệ(%)

1

<50 triệu

2

10

9

15

2

50-100 triệu

2

10

7

11,67

3

100-150 triệu

3

15

10

16,67

4

150-200 triệu

5

25

8

13,33

5

200-250 triệu

4

20

12

20

6

250-300 triệu

4

20

14

23,33


Tổng

20

100

60

100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018)

Nhìn vào bảng ta thấy số tiền bồi thường, hỗ trợ mà các hộ dân ở 2 dự án nhận được là khác nhau. Đối với dự án kênh Cửa Đạt số hộ dân nhận được số tiền bồi thường, hỗ trợ ở mức 250-300 triệu là cao nhất, chiếm 23,33%, đối với dự án đường tránh QL 45 tỷ lệ này là 20%. Đối với dự án đường tránh QL45 có 5 hộ trong tổng số 20 hộ được phỏng vấn cho biết số tiền bồi thường, hỗ trợ họ nhận được ở dưới mức 100-150 triệu, chiếm tỉ lệ 25%. Có 9 hộ nhận mức bồi thường <50 tr động tại dự án kênh Cửa Đạt chiếm tỉ lệ 15%, tại dự án đường tránh QL45 tỷ lệ này là 10%.

Với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tại dự án kênh Cửa Đạt lớn hơn dự án đường tránh QL45 nên trung bình số tiền bồi thường, hỗ trợ các hộ dân nhận được cũng cao hơn. Trung bình mỗi hộ dân tại dự án kênh Cửa Đạt nhận được số tiền bồi thường, hỗ trợ 93.321.000 đồng, trong khi đó số tiền bồi thường hỗ trợ trung bình mà một hộ dân tại dự án đường tránh QL45 là 70.560.000 đồng.

3.4. Đánh giá ảnh hưởng của công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB đến kinh tế, xã hội, môi trường của người dân sau khi nhà nước thu hồi đất

3.4.1. Đánh giá tác động của công tác bồi thường, GPMB đối với kinh tế của người dân tại hai dự án nghiên cứu

3.4.2.1. Dự án: Đầu tư, xây dựng tuyến đường tránh QL 45 vào cụm công nghiệp phía Tây bắc TT.Quán Lào, huyện Yên Định

Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi nhà nước thu hồi đất được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.12. Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất


STT

Chỉ tiêu

Tổng số (hộ)

Tỷ lệ(%)

1

Tổng số hộ

20

100

2

Số hộ có thu nhập cao hơn

2

10

3

Số hộ có thu nhập không đổi

11

55

4

Số hộ có thu nhập kém đi

7

35

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018)

Theo số liệu bảng trên về tình hình thu nhập của các hộ dân khi thu hồi đất ở dự án cho thấy chỉ có 10% số hộ cho thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất, các hộ này hầu hết là những hộ bị thu hồi đất dưới 50% diện tích đất nông nghiệp, cộng với việc con em họ mới ra trường, đã có tay nghề nên đã được tuyển dụng vào các nhà máy trong các khu công nghiệp với mức lương ổn định và cao hơn mức thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trước đây.

Trong khi đó có 35% số hộ được hỏi trả lời rằng họ có thu nhập kém hơn trước khi thu hồi đất, trong đó có nhiều hộ bị thu hồi từ 70% đất nông nghiệp trở lên.Các hộ sau khi nhận kinh phí bồi thường, hộ trợ GPMB sử dụng khoản tiền vào việc mua sắm, thay thế các trang thiết bị có giá trị nhưng không sinh lời như: ti vi, tủ lạnh, xe máy, sữa sang nhà cửa....Trước đây nguồn thu nhập chính của các hộ này chủ yếu sống bằng nông nghiệp trên đất màu chuyên canh trồng các cây trồng có giá trị kinh tế như: ớt, cà... đất sản xuất còn lại sau khi thu hồi không còn nhiều, hệ thống thủy lợi không tốt như trước, và sát trục đường đi nên năng suất cây trồng giảm.

Cụ thể như nhà ông Đặng Thái Sơn, thôn Thiết Đinh, xã Định Tường có 1.485 m2 đất nông nghiệp chuyên canh trồng màu, vụ đông và vụ xuân trồng ớt xuất khẩu, vụ mùa trồng rau thơm, thu nhập trung bình trong 3 năm từ 2013-2015 đạt 85-90 triệu/năm. Sau khi bị thu hồi diện tích còn lại 326 m2 thì thu nhập trung bình 3 năm 2016-2018 từ nông nghiệp chỉ còn 15-20 triệu/năm. Hộ gia đình ông Sơn là hộ chuyển sản xuất nông nghiệp, gia đình có 6 khẩu, hai vợ chồng trên 40 tuổi, đang nuôi 2 người con học đại học và 2 ông bà lớn tuổi không còn khả năng lao động. Sau khi bị thu hồi đất, 2 vợ chồng chưa thay đổi được công việc khác vì lớn tuổi xin vào các xí nghiệp, công ty không được nhận, mà không có trình độ nghề khác, vẫn phụ thuộc và nền nông nghiệp là chính. Số tiền được bồi thường GPMB hộ gia đình lại sử dụng để sửa sang nhà cửa đã cũ, không sử dụng để tái sản xuất, kinh doanh và đầu tư nên thu nhập của gia đình bị giảm đáng kể mà đang còn tìm kiếm việc làm ngoài.

Những hộ có thu nhập không đổi chiếm tỉ lệ khá cao, trên 55% tập trung ở những hộ đã cho mượn ruộng làm và họ kinh doanh sản xuất ở chỗ khác như ở nhà máy, xí nghiệp, buôn bán.....

Bảng 3.13. Bình quân thu nhập/tháng ở các hộ có đất sau khi bị thu hồi



STT


Mức thu nhập

BQ mức thu nhập

(đồng/tháng/hộ)

Số hộ đạt mức thu nhập (Hộ)


Tỷ lệ (%)

1

<=1tr

850.000

9

46,94

2

1tr-2tr

1.450.000

6

30,61

3

2tr-3tr

2.105.000

3

15,31

4

>=3tr

3.2000.000

1

7,14

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018)


Tại dự án này, những hộ có mức thu nhập cao nhất là những hộ buôn bán và làm dịch vụ bán hàn, đang làm công nhân trong nhà máy, xí nghiệp với thu nhập hàng tháng dao động từ 3-4 triệu. Tuy nhiên số hộ thuộc mức này chỉ có 1 hộ chiếm 7,14%. Có 03 hộ đạt mức thu nhập từ 2-3 triệu chiếm tỉ lệ 15,31% đây là các hộ có lao động xin vào làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trong mức lương ổn định hàng tháng. Các hộ đạt mức thu nhập khoảng từ 1-2 triệu chiếm tỉ lệ 30,61%. Những hộ đạt thu nhập ở mức này chủ yếu là những hộ làm thợ xây, buôn bán nhỏ lẻ... Những hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ trên là 46 % đây là những hộ đã bị thu hồi đất toàn bộ hoặc gần hết đất nông nghiệp, thành phần các hộ này có nhiều lao động hiện đang thất nghiệp và có nhiều lao động trên 35 tuổi khó có thể xin vào làm việc trong các khu công nghiệp hoặc đi hộc nghề để chuyển đổi nghề nên họ chỉ làm việc mang tính chất thời vụ, bán thời gian.

Có thể thấy dự án này thì nhiều hộ có thu nhập chủ yếu từ buôn bán nhỏ lẻ, làm thuê là nguồn thu chủ yếu nuôi sống gia đình họ hiện nay.

Bảng 3.14. Thu nhập bình quân theo người/tháng phân theo nguồn thu



STT


Các nguồn thu nhập

Trước khi thu hồi đất

Sau khi thu hồi đất

Giá trị

(đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(đồng)

Cơ cấu

(%)

1

Tổng

6.689.400

100

6.102.700

100


2

Thu từ nông nghiệp

3.428.400

55,71

1.830.800

40,13

Lúa

690.800

12,58

590.300

9,93

Rau màu

1.1159.600

21,11

997.500

16,77

Chăn nuôi

1.578.000

22,02

243.000

13,43


3

Thu từ phi nông nghiệp

3.261.000

44,29

4.271.900

559,87

Buôn bán

710.000

9,77

967.000

12,87

Dịch vụ

675.000

10,39

850.900

14,31

Làm công ăn lương

1.356.000

15,48

1.564.000

21,16

Thu từ nguồn khác

520.000

8,66

890.000

11,53

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018)

Theo số liệu bảng trên ta thấy trước khi bị thu hồi đất thu nhập bình quân từ ngành nông nghiệp là 3.428.000 đồng/tháng, trong đó: Thu nhập của lao động trồng lúa là 690.800 đồng/tháng, thu nhập của lao động trồng rau màu là 1.159.600 đồng/tháng, thu nhập của lao động làm chăn nuôi là 1.578.000 đồng/tháng. Thu nhập bình quân từ các ngành phi nông nghiệp là 3.261.000 đồng/tháng, trong đó thu nhập bình quân từ của người làm công ăn lương chiếm tỷ trọng lớn nhất (15,84%), thu nhập từ các ngành khác chiếm tỷ trọng thấp hơn, cụ thể: thu nhập của người làm dịch vụ là 675.000 đồng/tháng, thu nhập của lao động làm buôn bán là 710.000 đồng/tháng, thu nhập từ các nguồn thu khác là 520.000 đồng/tháng.

Sau khi chuyển đổi nghề nghiệp do bị thu hồi đất, nguồn thu của của lao động tham gia trồng trọt còn 590.300 đồng/tháng đối với cây lúa và 999.500 đồng/tháng đối với rau, màu. Lao động tham gia hoạt động chăn nuôi cũng giảm thu nhập đi còn

243.000 đồng/tháng. Do các hộ dân thuộc dự án này bị lấy chủ yếu là đất nuôi trồng thủy sản nên sau khi thu hồi đất, thu nhập từ nuôi trồng thủy sản giảm mạnh.

Ngược lại thu nhập của các lao động trong ngành phi nông nghiệp tăng cao hơn so với trước khi bị thu hồi đất, tăng từ 3.261.000 đồng/tháng lên 4.271.900 đồng

/thắng. Trong đó cụ thể thu nhập của lao động làm công ăn lương tăng từ 1.356.000 đồng/tháng lên 1.564.000 đồng/tháng, thu nhập từ dịch vụ tăng từ 675.000 đồng/tháng lên 850.900 đồng/tháng, thu nhập từ buôn bán tăng từ 710.000 đồng/tháng lên

967.000 đồng/tháng.

Nhìn chung, thu nhập của các hộ gia đình trước và sau khi bị thu hồi đất có sự thay đổi. Sau khi bị thu hồi đất, một số hộ dân đã thu hồi đất gần như toàn bộ đất nuôi trồng thủy sản dẫn đến số lao động nông nghiệp nên giảm thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm 40,13% tổng thu nhâp, thu nhập từ phi nông nghiệp tăng lên hiện chiếm tỷ lệ 59,87%. Hiện nay, đất trồng lúa và các loại hoa màu của các hộ dân đã giảm đi một phần nên các sản phẩm từ trồng trọt cũng giảm theo, dẫn đến thu nhập của lao động từ chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng, tỷ lệ thu nhập giảm từ 22,02% xuống còn 12,43%. Trong các nguồn thu từ phi nông nghiệp, nguồn thu của lao động làm công ăn lương chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu từ phi nông nghiệp với tỷ lệ 21,16%. Thu nhập từ hoạt động buôn bán và dịch vụ chiếm tỷ lệ lần lượt là 12,87% và 14,31% tổng thu nhập. Còn lại, các nguồn thu nhập khác của lao động như trợ cấp, làm thuê thời vụ không ổn định thì chiếm tỷ lệ 11,53% thu nhập.

3.4.2.2. Dự án: Công trình hợp phần hệ thống kênh Bắc Sông Chu-Nam Sông Mã thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, đoạn qua huyện Yên Định.

Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi nhà nước thu hồi đất được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.15. Tình hình thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất


STT

Chỉ tiêu

Tổng số

(hộ)

Tỷ lệ(%)

1

Tổng số hộ

60

100

2

Số hộ có thu nhập cao hơn

15

25

3

Số hộ có thu nhập không đổi

9

15

4

Số hộ có thu nhập kém đi

36

60

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, năm 2018)

Theo như các hộ dân bị thu hồi đất cho dự án nghiên cứu thì tỷ lệ các hộ trả lời rằng mức bình quan thu nhập của họ có tăng lên khi sau khi bị thu hồi đất là 25%, những hộ có mức thu nhập tăng lên sau khi bị thu hồi đất là do các hộ này hiện tại không tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc có tham gia nhưng nguồn thu nhập chính của họ lại không phải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, bản thân họ đa phần chuyển sang làm ăn buôn bán từ lâu như mở cửa hàng ăn uống, kinh doanh dịch vụ nhà trọ…. Nên sau khi bị thu hồi đất tại dự án này tiền đền bù họ đầu tư tiếp vào buôn bán, một số hộ được nhà nước giao đất sản xuất kinh doanh tại chính khu vực quy hoạch này họ mở rộng quy mô kinh doanh xây dựng thêm nhà trọ làm tăng thu nhập, Ngoài ra cũng có một số hộ bị thu hồi dưới 50% diện tích đất nông nghiệp, diện tích còn lại nhiều hộ xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng như cây trồng cây làm thuốc, đào ao nuôi cá… cộng với việc con em họ một số có tay nghề nên đã xin vào các doanh nghiệp nên cuộc sống của những hộ này cũng khá hơn trước.

Có 15% số hộ nói việc thu hồi đất không làm ảnh hưởng đến mức thu nhập của họ, do đó đa số hộ này trước đây còn rất ít diện tích đất nông nghiệp, ngoài ra phần đất nông nghiệp còn lại này họ cũng đã không canh tác nữa mà bỏ hoang, đợi để được thu hồi hết vào các dự án sau. Những hộ này thường mỗi hộ có 2-3 lao động chính, chính, chủ yếu đang làm công nhân, bảo vệ hoạc công chức nhà nước…. với mức thu nhập ổn định hàng tháng.

Có 65% số hộ được phỏng vấn cho rằng mức thu nhập của họ sau khi bị thu hồi đất kém đi hẳn so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất. Nguyên nhân là do các hộ này đã bị thu hồi gần như toàn bộ đất nông nghiệp. Nếu còn ruộng thì cũng khó có thể canh tác do hệ thống thuỷ lợi không đảm bảo nên ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ngoài ra những hộ này thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo lại có nhiều lao động không có việc làm nên thường phải vay vốn và trả lãi ngân hàng, số tiền còn lại không đủ để họ chuyển sang một nghề nghiệp có thu nhập ổn định hơn, một số thì

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023