Phân Chia Việc Đăng Ký Giao Dịch Bảo Đảm Không Hợp Lý

định về đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định rải rác tại nhiều văn bản dẫn đến việc tra cứu, áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn. Liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm có Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày (23/7/2010) về đăng ký giao dịch bảo đảm; Thông tư 05/2011/TT-BTP ngày (16/2/2011) của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp. Ngoài ra, còn có Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT – BTP – BTNMT ngày 18/11/2011 hướng dẫn việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liến với đất. Việc xác định trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm đối với một số loại tài sản còn được quy định ở nhiều luật chuyên ngành như: Luật Đất đai, BLDS 2005, hay văn bản hướng dẫn việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với căn hộ chung cư hình thành trong tương lai của Bộ Tư pháp…

Vì được quy định ở nhiều văn bản pháp luật nên việc giải thích pháp luật, xác định thẩm quyền, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm trong nhiều trường hợp còn chưa thống nhất, chưa tách bạch và thể hiện rõ thẩm quyền thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các loại tài sản. Thực tế, đang có một số vướng mắc trong thực hiện đăng ký giao dịch này. Ví dụ cụ thể cho trường hợp này, có ý kiến chỉ ra rằng, việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 11/2012/NĐ –CP của Chính phủ thì căn hộ chung cư mua của chủ đầu tư cũng là một loại tài sản hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, do pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký thế chấp đối với loại tài sản này nên hiện nay việc thế chấp căn hộ chung cư được tiến hành đăng ký thế chấp quyền tài sản tại các Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp.

Ngoài ra, việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện ở nhiều cơ

quan khác nhau tùy thuộc vào mỗi loại tài sản thế chấp hay cầm cố. Đối với tài sản bảo đảm là động sản thì tiến hành đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường các cấp. Trong khi đó, đối với loại tài sản là động sản nói chung thì tiến hành đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Đối với tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện tại Cục Hàng không Việt Nam, Cục hàng hải hoặc Cảng vụ hàng hải thuộc Cục hàng hải Việt Nam. Và đang có một thực tế là, có doanh nghiệp phải thế chấp, cầm cố nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại một ngân hàng thì doanh nghiệp buộc phải đi đến nhiều cơ quan để thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Do vậy, chi phí, thời gian để đăng ký việc thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp bị tăng lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.

2.2.3. Phân chia việc đăng ký giao dịch bảo đảm không hợp lý

Một bất cập khác nữa chính là việc phân chia nhiều cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cũng dẫn đến tình trạng thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại nhiều địa phương không thống nhất. Thực tế, cùng một loại tài sản bảo đảm, đặc biệt là tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, mỗi nơi có sự hướng dẫn khác nhau về hồ sơ, giấy tờ thủ tục chưa đúng với quy định. Trong một số trường hợp, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm chưa tuân thủ đúng quy định, một số cơ quan lại quy định một cách cứng nhắc là chỉ nhận hồ sơ vào một số ngày nhất định trong tuần, gây khó khăn cho người đi đăng ký.

Không chỉ có những bất cập trong đăng ký giao dịch bảo đảm mà ngay cả đối với việc tra cứu thông tin về giao dịch này cũng gặp không ít khó khăn. Hiện đăng ký giao dịch bảo đảm được chia thành loại tài sản là động sản và bất động sản và được thực hiện bởi nhiều cơ quan đăng ký khác nhau.Trong

khi đó, các cơ quan này lại chưa có cơ chế chia sẻ thông tin từ hệ thống lưu trữ thông tin của mình.Thêm vào đó, cơ chế cung cấp thông tin của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm còn nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa thực sự tạo thuận lợi cho người có nhu cầu được cung cấp thông tin nhanh nhất. Khi muốn tìm hiểu thông tin về tài sản mà mình có ý định nhận thế chấp, cầm cố, ngân hàng phải cử cán bộ trực tiếp đến cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để làm các thủ tục nhận thông tin như: điền các thông tin vào mẫu đơn yêu cầu cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm quy định, trả phí theo biểu phí do liên Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính quy định. Hơn nữa, đối với trường hợp nhiều tài sản khác nhau cùng để bảo đảm nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ phải tiến hành thủ tục tra cứu tại nhiều cơ quan khác nhau.Với những trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đối với trường hợp này thuộc về hai cấp (cấp tỉnh và cấp quận, huyện). Nhưng hiện tại, việc phối hợp trao đổi thông tin giữa hai cấp chưa bảo đảm, do đó, muốn tra cứu thông tin thì người có nhu cầu phải đến đúng cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký. Như vậy, ngay cả việc tra cứu thông tin cũng không thuận tiện cho người dân và các tổ chức khi có nhu cầu.

Kết luận Chương 2

Từ những nội dung phân tích về pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm và thực tiễn thi hành các quy định này từ phía các cơ quan có thẩm quyền đăng ký cũng như từ bên bảo đảm, ngân hàng thương mại ở nước ta thời gian qua cho thấy các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm hiện hành vè cơ bản đã tạo hành lang pháp lý cho Bên bảo đảm, ngân hàng thương mại và các cơ quan đăng ký trong việc áp dụng và thực hiện công tác đăng ký các giao dịch này, qua đó bảo đảm an toàn cho hoạt động của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính – tín dụng nói riêng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao dịch. Đồng thời góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm nói trên, một số quy định về đăng ký hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, gây khó khăn và chưa thực sự phù hợp với thực tiễn đăng ký của các ngân hàng thương mại và bên bảo đảm. Do vậy, để khắc phục những nhược điểm, hạn chế này, yêu cầu đặt ra trước mắt là phải sớm sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong thời gian tới cũng như xây dựng các giải pháp tổng thể khác nhằm đẩy mạnh quá trình tổ chức, thực thi pháp luật về lĩnh vực này từ phía cơ quan có thẩm quyền đăng ký cũng như từ phía các ngân hàng thương mại, bên bảo đảm. Có như vậy mới phát huy hết vai trò, giá trị pháp lý tích cực của hoạt động này đối với các giao dịch dân sự, tài chính. Các nội dung này tác giả xin được đề cập trong chương 3 của luận văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH ĐẢM BẢO TIỀN VAY

Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay theo pháp luật Việt Nam - 10


3.1. Các định hướng hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay

3.1.1. Định hướng đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay

Xét dưới góc độ yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, cơ sở pháp lý tốt về giao dịch bảo đảm phải thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dung tài sản của mình để làm bảo đảm cho các khoản vay, tín dụng. Bên cạnh đó, pháp luật về giao dịch bảo đảm cần phải rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính thực thi, hiệu lực trên thực tế, bảo đảm được quyền lợi của bên vay vốn và quyền lợi của các ngân hàng với tư cách là bên cấp tín dụng.

Một hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm được coi là phù hợp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi nó bao gồm các quy định rõ ràng, cụ thể để các doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng xác lập giao dịch bảo đảm, đồng thời công nhận và thực thi có hiệu quả các quyền của bên nhận bảo đảm (bên cho vay) đối với tài sản bảo đảm. Theo đó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng dung các tài sản của mình cho tổ chức tín dụng làm bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ. Xuất phát từ sự tin cậy, công nhận và thực thi có hiệu quả các quyền của bên có quyền (bên cho vay) đối với tài sản bảo đảm sẽ tạo ra sự ổn định, đáng tin cậy trong việc áp dụng biện pháp bảo đảm. Nhờ đó, doanh nghiệp tạo thêm được uy tín tín dụng đối với tổ chức tín dụng và có thể tiếp cận vốn tín dụng dễ dàng hơn.

Pháp luật cần phải đưa ra các quy định để tạo thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch bảo đảm thực hiện quyền của mình. Áp dụng biện pháp bảo đảm, chủ nợ không chỉ có quyền theo hợp đồng buộc bên vay nợ phải

hoàn trả vốn vay, mà còn có quyền xử lý tài sản mà bên vay dung để bảo đảm. Điều này sẽ đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản.

Việc sử dụng tài sản làm bảo đảm là quyền quyết định của doanh nghiệp, do vậy, pháp luật về biện pháp bảo đảm cần phải quy định một cách linh hoạt, mềm dẻo để doanh nghiệp có thể thực hiện quyền của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác. Bất kỳ quy định pháp luật nào mang tính hình thức, khiên cưỡng dẫn đến hạn chế quyền của doanh nghiệp trên thực tế là bất hợp lý. Pháp luật về giao dịch bảo đảm cần phải xác định rõ các loại tài sản được dung làm bảo đảm, kể cả thừa nhận việc sử dụng tài sản trong tương lai để bảo đảm.Miễn sao tài sản đó được bên cho vay chấp nhận và không trái với điều cấm của pháp luật.

Bên cạnh đó, pháp luật về giao dịch bảo đảm cần tạo ra cơ chế xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, thuận tiện và đỡ tốn kém, bởi đây là yếu tố có ý nghĩa hiện thực hoá vai trò, ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ là khâu cuối cùng, rất quan trọng bảo đảm quyền của chủ nợ được thực thi trên thực tế, nên về nguyên tắc, chủ nợ có bảo đảm phải được trao quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm. Kèm theo đó là điều kiện bảo đảm tính công khai và tính hợp lý về mặt kinh tế trong quá trình chủ nợ xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp tài sản bảo đảm không được chuyển giao cho bên nhận bảo đảm giữ (ví dụ: thế chấp), thì pháp luật cần có quy định cho phép chủ nợ được linh hoạt trong việc thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ, mà không cần thong qua xét xử hai cấp của Toà án, như giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc theo Lệnh của Thẩm phán.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện đối với việc đăng ký giao dịch bảo đảm

Việc xây dựng hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hữu hiệu sẽ góp phần hình thành một công cụ thiết yếu để thực hiện quản lý nhà nước,

làm cho bên vay yên tâm và qua đó thu hút được nhiều nguồn vốn cho vay để đầu tư phát triển nền kinh tế. Hệ thống này làm cho các biện pháp cầm cố, thế chấp có tính hiện thực và tính thi hành cao hơn, là phương tiện để hiện thực hoá các đặc tính ưu việt của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm vào đời sống.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm phải mang tính toàn diện để mọi tài sản bao gồm động sản và bất động sản của người đi vay đều có thể dễ dàng đem thế chấp, cầm cố mà không phải giao tài sản đó cho người cho vay. Hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản của chúng ta thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Hơn nữa việc đăng ký giao dịch bảo đảm phải mang tính hiệu quả, tức không quan liêu và có định hướng phục vụ công chúng. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, điều đó cũng phù hợp với chủ trương tách các cơ quan thực hiện dịch vụ hành chính công ra khỏi hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Đăng ký giao dịch bảo đảm cũng phải mang tính rõ ràng, dễ hiểu, tức là hệ thống mà công chúng có thể tiếp cận được đầy đủ và rõ ràng các nội dung đăng ký. Ngoài ra đăng ký giao dịch bảo đảm còn cần phải mang tính chất đơn giản và thuận tiện cho các chủ nợ và những người quan tâm khi sử dụng.

(i) Bộ Tư pháp cần phối hợp với các cơ quan liên quan (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng…) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để các tổ chức, cá nhân biết, hiểu và thực hiện những quy định của pháp luật việc đăng ký giao dịch bảo đảm khi tham gia giao dịch mua bán bất động sản/giao dịch bảo đảm.

(ii) Bộ Tư pháp sớm hoàn thiện dự thảo Luật đăng ký giao dịch bảo đảm để Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua và tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội về sửa đổi các quy định liên quan của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt

Nam… nhằm bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi dự thảo Luật đăng ký giao dịch bảo đảm chưa đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua, Bộ Tư pháp, trong phạm vi chức năng và thẩm quyền của mình, nhanh chóng tiến hành soạn thảo và ký ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm để tạo cơ sở pháp lý cụ thể, rõ ràng cho các bên liên quan thực hiện.

(iii) Chính phủ cần giao cho Bộ Tư pháp (Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm) làm đầu mối tổng hợp và thống nhất quản lý dữ liệu thông tin về giao dịch bảo đảm. Các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông và Vận tải…) cần phối hợp kết nối, chuyển tải kịp thời, đầy đủ các thông tin về giao dịch bảo đảm được đăng ký tại đơn vị mình vào hệ thống dữ liệu thông tin về giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp.

(iv) Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cần nhanh chóng đổi mới cơ chế cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân đã đăng ký với mình (đăng ký mua dịch vụ) được tra cứu thông tin trực tuyến về giao dịch bảo đảm.

(v) Cần có hình thức xử phạt phù hợp và được thực hiện nghiêm túc, kiên quyết trên thực tế đối với các cá nhân/đơn vị đăng ký giao dịch bảo đảm cố tình vi phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc cố tình sách nhiễu, gây khó khăn cho các bên đăng ký giao dịch bảo đảm/người yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm/tài sản bảo đảm.

(vi) Hàng năm, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Giao thông và Vận tải họp tổng kết, rút kinh nghiệm (có mời đại diện Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng và các tổ chức tín dụng tham dự) nhằm điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm cho phù hợp với thực tế và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023