Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện với Việt Nam, tổ chức gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm. Phối hợp trong công tác khảo sát và cất bốc hài cốt liệt sỹ và chuyên gia Việt Nam hi sinh tại Bôlykhămxay về nước [58, tr.24].
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2010 - 2015 của BCH Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay:
Khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng, phát huy mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện với Việt Nam, đặc biệt là tỉnh có chung đường biên giới với nhau để tạo điều kiện cho mối quan hệ hợp tác chiều sâu hơn trước. Thường xuyên giải quyết các vấn đề xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển; tiếp tục hợp tác trong công tác tìm kiếm và cất bốc hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại tỉnh về nước. Tăng cường hoạt động mở rộng thu hút, tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác của các nước bạn và các cơ quan tổ chức nước ngoài để tranh thủ vốn và kỹ thuật công nghệ phát triển tỉnh” [59, tr.14].
Đối với tỉnh Khămmuộn: Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh
Khămmuộn lần thứ VII nhiệm kỳ 2006 - 2010 đã khẳng định:
Thực hiện chính sách mở rộng mối quan hệ, hợp tác với nước ngoài, trên cơ sở bình đẳng, hai bên đều có lợi. Tăng cường mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện với Việt Nam để tận dụng thế mạnh của hai bên vì sự phát triển của mỗi tỉnh”; “Khẳng định đường lối đối ngoại của Đảng... giữ gìn và tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện với các tỉnh kết nghĩa của Việt Nam, hàng năm tổ chức đoàn đại biểu cấp cao, các ngành liên quan của hai tỉnh tổ chức trao đổi kinh nghiệm” [60,tr.10, 28].
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Khămmuộn lần thứ VIII, ngày 19/08/2010 khẳng định:
Tiếp tục thực hiện đường lối chính sách đối ngoại của Đảng như:
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 7
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 8
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Về Tiếp Tục Phát Triển Quan Hệ Đặc Biệt Giữa Tỉnh Hà Tĩnh Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 11
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 12
- Về Quá Trình Hoạch Định Chủ Trương Và Chỉ Đạo Thực Hiện Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn Của Đảng Bộ Tỉnh
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Hòa bình, độc lập hữu nghị và hợp tác, tăng cường mối quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt, truyền thống, hợp tác toàn diện với Việt Nam. Tiếp tục xây dựng mối quan hệ và hợp tác với các nước láng giềng, mở rộng hợp tác đối ngoại quốc tế và tổ chức phi chính phủ nước ngoài” [60, tr.30]; “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, mở rộng mối quan hệ với bên ngoài theo nhiều hướng, nhiều cấp độ. Chủ động hội nhập quốc tế” [60, tr.184].
2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2001 - 2010)
Nhằm tăng cường phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện với hai tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI, XVII, trong những năm từ 2001 - 2010, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời quán triệt sâu rộng, nhằm nâng cao nhận thức và phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và hệ thống chính trị, tổ chức thực hiện các chương trình nhiệm vụ hợp tác, phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng địa phương, đơn vị. Đồng thời, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ, chủ trương đó được cụ thể hóa trong các chương trình kế hoạch công tác của cấp ủy, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, kịp thời, đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự điều hành của UBND các cấp, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn.
Theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các tỉnh bạn Lào, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, đại diện cơ quan thường trú các báo của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã được thông báo kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi để viết tin, bài, phóng sự... đưa tin về các
hoạt động của lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong các chuyến thăm và làm việc, về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hợp tác trên các lĩnh vực của các ngành, các địa phương, doanh nghiệp; phản ánh, biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân, những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc và những đóng góp thiết thực vun dắp mối quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn.
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ tăng cường hợp tác với các tỉnh nước bạn Lào được quán triệt và cụ thể hóa trong chương trình, kế hoạch công tác của các Ban xây dựng Đảng, Ban cán sự Đảng HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh và các ngành, các địa phương.
Quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh và sự chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã cụ thể hóa yêu cầu nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào nói riêng và nhiệm vụ công tác đối ngoại trong thời kỳ mới nói chung vào việc hoạch định các chương trình hành động, đề án, kế hoạch, quy hoạch, dự án đầu tư và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hằng năm, ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn. Điểm nổi bật trong việc quán triệt chủ trương về tăng cường hợp tác với các tỉnh bạn Lào của Đảng bộ tỉnh trong giai đoạn này là đặt nhiệm vụ này theo hướng ngày càng ưu tiên trong tổng thể các chương trình, dự án trọng điểm của tỉnh, do đó, các nguồn lực đảm bảo cho việc thực thi các thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại mang lại hiệu quả cao hơn. Theo đó, UBND tỉnh đã kịp thời quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh, chỉ đạo các cơ quan chức năng xúc tiến đẩy mạnh thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo, Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; chỉ đạo xây dựng đề án nhằm triển khai Chương trình kinh tế khai thác lợi thế Đường 8, Đường 12, Đường Hồ Chí Minh; chỉ đạo ngành Giáo dục - Đào tạo phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn nhân lực phục vụ quá
trình hội nhập đã được đề cập tại Đại hội Đảng bộ tỉnh. Trong những năm từ 2001 - 2010, đồng chí Trần Minh Kỳ - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh được giao giữ chức vụ Trưởng ban Biên giới và trực tiếp chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào.
Đồng thời, UBND tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào. Việc rà soát, kiểm tra để kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình tham mưu hoạch định chủ trương, triển khai thực hiện nhiệm vụ của các ban, ngành, các địa phương đơn vị liên quan được quan tâm hơn. Các bộ phận làm công tác tham mưu trong lĩnh vực đối ngoại của ngành, các địa phương, nhất là Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Biên giới, Ban chỉ đạo cắm mốc được tiếp tục bổ sung nhân lực, trang thiết bị làm việc; được kịp thời cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào, Sở Ngoại vụ phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ sở đào tạo mở nhiều lớp học tiếng Lào thu hút hàng trăm cán bộ, công chức các ban, ngành, các địa phương tham gia.
Nhằm nâng cao nhận thức và phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân vào việc thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường tình đoàn kết gắn bó với nhân dân các bộ tộc Lào anh em, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cường chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, đối ngoại nhân dân. Bước sang giai đoạn 2001 - 2010, hoạt động giao lưu, kết nghĩa, đối ngoại nhân dân với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã diễn ra sôi nổi, với nhiều hình thức phong phú, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
Nhiệm vụ tăng cường, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác đối ngoại của các cơ quan đơn vị được quan tâm đúng mức. Trong giai đoạn 2001
- 2010, Ban Đối ngoại (nay là Sở Ngoại vụ) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước các hoạt động đối ngoại tại địa phương; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật; được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác đối ngoại nói chung và quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng. Các đồng chí Tăng Nghĩa, Nguyễn Đường, Hồ Quang Minh lần lượt được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Đối ngoại (nay là Giám đốc Sở Ngoại vụ). Các đồng chí Trần Văn Lâm, Nguyễn Chí Thanh lần lượt được bổ nhiệm là Phó Ban Đối ngoại (nay là Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ). Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nhất là công tác tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tỉnh bạn Lào, Ban Đối ngoại tỉnh đã đẩy mạnh việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tiếp nhận nhiều cán bộ có năng lực tăng cường cho các lĩnh vực trọng yếu; cải tiến, đổi mới lề lối làm việc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tham mưu, điều hành các hoạt động đối ngoại.
Ban Biên giới tỉnh là cơ quan không chuyên trách, do đồng chí Trần Minh Kỳ - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Hồ Quang Minh, Giám đốc Sở Ngoại vụ làm Phó Trưởng ban và các thành viên gồm đại diện các ngành liên quan; được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, trực tiếp chỉ đạo các vấn đề về biên giới. Trong giai đoạn 2001 - 2010, Ban Biên giới tỉnh tiếp tục được kiện toàn, bổ sung nhân lực đồng thời không ngừng đổi mới lề lối làm việc, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò phối hợp với các ban ngành liên quan, các địa bàn biên giới và các cơ quan hữu quan của các tỉnh bạn Lào chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong công tác biên giới.
Văn phòng cấp ủy và UBND các cấp là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác đối ngoại, được củng cố, tăng cường đội ngũ
cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tại các ngành và lĩnh vực liên quan, đã được kịp thời bố trí đội ngũ cán bộ chuyên viên phụ trách công tác theo dõi, chỉ đạo, tham mưu công tác đối ngoại.
Nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, các địa phương, trong việc triển khai thực hiện kịp thời các nội dung, nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào và Thái Lan, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập "Tổ công tác triển khai hợp tác với Lào và Thái Lan" do đồng chí Nguyễn Thiện - Phó Chủ tịch UBDN tỉnh làm Tổ Trưởng, đồng chí Hồ Quang Minh, Giám đốc Sở Ngoại vụ làm Tổ phó và 15 thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đồng thời thành lập Tổ giúp việc gồm Trưởng, Phó các phòng chuyên môn thuộc các sở, ngành liên quan để giúp việc cho Tổ công tác. Nhờ đó, việc chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh của Lào, Thái Lan có nhiều chuyển biến mới và đạt kết quả đáng phấn khởi trên các lĩnh vực [120].
Thực hiện thỏa thuận giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào về triển khai Kế hoạch tổng thể tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập "Ban Chỉ đạo cắm mốc" do đồng chí Trần Minh Kỳ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Hồ Quang Minh - Giám đốc Sở Ngoại vụ làm Phó Trưởng ban. Đồng thời, "Đội cắm mốc tỉnh Hà Tĩnh" đã được thành lập, do đồng chí Nguyễn Trịnh Ngọ làm Đội trưởng. Sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo cắm mốc tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời phối hợp với Ban Chỉ đạo cắm mốc hai tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn chỉ đạo Đội cắm mốc triển khai thực hiện có hiệu nhiệm vụ phân giới cắm mốc theo kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, trong một số lĩnh vực trọng tâm, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo thành lập các tổ giúp việc, tổ công tác gồm các cán bộ, chuyên viên có năng lực và kinh nghiệm, tham mưu đắc lực cho lãnh đạo các ngành, các địa phương triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả những nội dung thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, việc chỉ đạo nắm chắc tình hình các địa bàn, nhất là địa bàn vùng nội và ngoại biên các cửa khẩu, các đường tiểu ngạch trên tuyến biên giới, công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân, những điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào, nhất là trong công tác biên giới đã được cấp ủy, chính quyền, các ngành, các địa phương quan tâm thực hiện.
Về hợp tác trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao: Nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong lĩnh vực chính trị và kịp thời đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung hợp tác, từ năm 2001- 2010 lãnh đạo ba tỉnh đã tổ chức hàng chục chuyến thăm hữu nghị chính thức lẫn nhau và tiến hành các cuộc hội đàm đồng thời ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác.
Về phía tỉnh Hà Tĩnh: Trong những tháng đầu kể từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh đã sang thăm hữu nghị và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn, từ ngày 18/6 đến ngày 23/6/2001 [110]. Tiếp đó, nhằm đẩy nhanh viêc thực hiện thỏa thuận đã ký trong chuyến thăm Hà Tĩnh của Đoàn đại biểu tỉnh Bôlykhămxay (từ ngày 08/7 đến ngày 10/7/2003), Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh đã sang thăm và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay, từ ngày 1/8 đến ngày 3/8/2004. Tại buổi Hội đàm ngày 2/8/2004, hai bên đã đánh giá cao sự nỗ lực của hai tỉnh trong việc thực hiện các thỏa thuận của cuộc hội đàm năm 2003, nhất là trong lĩnh vực y tế, khoa học công nghệ, bảo đảm an ninh biên giới. Tuy nhiên, hai bên thống nhất đánh giá: “So với tiềm năng và yêu cầu của sự phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị thì kết quả đó chưa tương xứng. Nguyên nhân chủ yếu do các ngành, các cấp chưa phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện” [160]. Trên cơ sở đánh giá tình hình các hoạt động hợp tác thời gian qua và yêu cầu nhiệm vụ công tác đối ngoại trong tình hình mới, hai bên bày tỏ quyết tâm đẩy mạnh hợp tác giữa hai tỉnh trong thời gian tới theo hướng “đạt hiệu quả bền vững và thiết thực hơn” [160]. Theo đó, hai bên cần tiếp tục rà soát
và tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đã ký (tháng 7/2003), đồng thời triển khai thêm một số nội dung như: tỉnh Hà Tĩnh đồng ý hỗ trợ Bôlykhămxay xây dựng một nhà học 2 tầng, 8 phòng học tại trường Dân tộc nội trú ở thị trấn Lạc Xao, mang tên Trường hữu nghị Bôlykhămxay - Hà Tĩnh. Tỉnh Bôlykhămxay triển khai nhanh việc nâng cấp mở rộng đoạn Đường 8 thuộc nội biên Lào, từ mốc N1 đến đồn Biên phòng Nậm Phào, nhằm tạo thuận lợi cho người và phương tiện hai nước đi lại.
Thực hiện chủ trương tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn theo hướng “chủ động, tích cực, toàn diện và có chiều sâu”, từ năm 2005 đến năm 2010, tỉnh Hà tĩnh tiếp tục duy trì và tăng cường các chuyến thăm và tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao với hai tỉnh bạn.
Từ ngày 23 đến ngày 25/4/2008, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh đã sang thăm chính thức tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn. Tại buổi hội đàm với tỉnh Bôlykhămxay, hai bên đã khẳng định: Hiện nay nhiều thế lực thù địch, các phần tử phản động cách mạng đang tìm cách dụ dỗ, phá hoại nền hòa bình cũng như tình cảm tốt đẹp mà Đảng, nhà nước và nhân dân hai tỉnh, hai đất nước đã vun đắp, gìn giữ từ bao đời nay. Tuy nhiên, dù trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng, nhân dân hai tỉnh vẫn giữ vững lập trường, quan điểm của mình, tiếp tục vun đắp cho mối quan hệ hợp tác của hai đất nước, hai dân tộc. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Hà Tĩnh luôn sẵn sàng kề vai, sát cánh và giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục dành sự quan tâm và hợp tác toàn diện hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển KT-XH, QPAN của hai tỉnh. Nhân dịp này, tỉnh Hà Tĩnh đã tặng quà cho tỉnh bạn, trị giá 1,5 tỷ đồng [168].
Tại tỉnh Khămmuộn, ngày 25/4/2008, Đoàn đại biểu cấp cao hai tỉnh đã tiến hành Hội đàm. Hai bên thống nhất tiếp tục thực hiện tốt các nội dung thống nhất tại Biên bản cuộc họp lần thứ XVII của Ủy ban Biên giới quốc gia hai nước. Hai bên thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, doanh nhân vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn mỗi tỉnh; tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa, hợp tác phát triển cây công nghiệp và chế biến