Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Về Tiếp Tục Phát Triển Quan Hệ Đặc Biệt Giữa Tỉnh Hà Tĩnh Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn


sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, “Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN [66, tr.119,121].

Điểm mới về chủ trương đối ngoại của Đảng ở Đại hội IX là việc nhấn mạnh vấn đề chủ yếu và trước hết của hội nhập khu vực, quốc tế là hội nhập về kinh tế. Đại hội IX phát triển phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" [65, tr.120] của Đại hội VIII, thành "Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển" [66, tr.119]. Phương châm này thể hiện bước phát triển mới về tư duy đối ngoại của Đảng, đồng thời khẳng định vị thế mới của Việt Nam trong quan hệ quốc tế đương đại.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết đã xác định rõ hơn mục tiêu và những quan điểm chỉ đạo của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về mục tiêu hội nhập, Nghị quyết nêu rõ phải "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [28, tr.3]. Về quan điểm chỉ đạo, NQ yêu cầu quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX là "chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường" [66, tr.43].

Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) tiếp tục khẳng định:

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương


hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực [67, tr.112].

Quán triệt đường lối đối ngoại của Đại hội của Đảng, trong giai đoạn 2001 - 2010, trước đòi hỏi tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư và đáp ứng sự phát triển không ngừng của hợp tác kinh tế, để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần cùng nhiều văn kiện khác trên tất cả các lĩnh vực hợp tác. Đồng thời, hai nước đã xây dựng các Thỏa thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho các giai đoạn 5 năm, 10 năm. Hàng loạt Hiệp định, Nghị định thư và các thỏa thuận hợp tác khác cũng đã được ký kết, tạo thành một hệ thống cơ chế hợp tác và văn bản pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương hai bên áp dụng, thực hiện các chương trình, đề án hợp tác cụ thể [50].

Sự phát triển không ngừng trong quan hệ Việt Nam - Lào là nhân tố quan trọng, bảo đảm vững chắc mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các địa phương của hai nước, trong đó có quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn. Phát huy những nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong giai đoạn 1991 - 2000, tình hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay - Khămmuộn ngày càng được tăng cường, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực và “diễn ra sôi động, hiệu quả, có chiều sâu trên nhiều lĩnh vực...góp phần vun đắp thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào nói riêng” [41, tr.148].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, nhìn lại quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2000 cho thấy, kết quả hợp tác mà các bên mang lại chưa cao. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, tuy đã được


Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 9

tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn xác định là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, nhưng trong thực tế, hợp tác trong lĩnh vực này hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu phát triển kinh tế và mong muốn của Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh.

Trước những biến chuyển của tình hình thế giới, khu vực và bối cảnh quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước đang đi vào chiều sâu, cùng với yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, nhiệm vụ tăng cường mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đang đặt ra hết sức cấp thiết, không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị của mỗi địa phương, mà còn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các thỏa thuận chiến lược giữa hai nước.

2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC TOÀN DIỆN VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về tiếp tục phát triển quan hệ đặc biệt giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

Ngày 4/01/2001, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV đã khai mạc. Đánh giá tình hình thực hiện NQ Đại hội nhiệm kỳ 1996 - 2000, Đại hội khẳng định:

5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã phấn đấu tạo được sự phát triển tương đối toàn diện và đồng đều trên tất cả các lĩnh vực và địa bàn, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu Đại hội XIV đề ra. Nổi bật là những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng nguồn thu, phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều tiến bộ [55, tr.9].

Đại hội đã đánh giá cao về những cố gắng và những thành tựu về công tác đối ngoại và khẳng định: “Hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường hợp tác với Lào, Thái Lan, mở rộng với quan hệ nhiều


nước và tổ chức quốc tế, tạo điều kiện để giao lưu, mở rộng tầm nhìn, tìm kiếm thị trường”, “Tăng cường quan hệ tốt với các tỉnh của nước bạn Lào, giữ vững tuyến biên giới hữu nghị” [55, tr.13,17].

Quán triệt NQ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, trên cơ sở tổng kết những thành tựu và hạn chế nhiệm kỳ 1996 - 2000 và những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, Đại hội đã đề ra phương hướng chung nhiệm kỳ 2001 - 2005. Đại hội đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Trong đó, nhấn mạnh nhiệm vụ “khai thác tiềm năng và lợi thế của từng vùng kinh tế: đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi, về đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, gắn với khai thác lợi thế kinh tế Đường 8, Đường Hồ Chí Minh, trung tâm tỉnh lỵ, cảng Vũng Áng. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ”; “phát triển mạnh mẽ kinh tế rừng, gắn phát triển kinh tế miền núi với khai thác lợi thế Đường 8, Đường Hồ Chí Minh và các lợi thế khác” [55, tr.37].

Chủ trương của Đại hội về đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế Đường 8, đầu tư khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo, xây dựng kết cấu hạ tầng phía Tây, vùng biên giới, nhất là cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường trục Đông - Tây, “dồn sức phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”, gắn với việc tiếp tục khai thác mở rộng thị trường trong và ngoài nước, các tỉnh bạn, nhất là thị trường Lào và Thái Lan... là cơ sở và điều kiện thuận lợi để Đảng bộ, chính quyền, các ngành, các địa phương từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Ngày 10/1/2001, BCH Tỉnh ủy khóa XV đã ra NQ số 04-NQ/TU về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh trong tình hình mới”. Hội nghị đã đánh giá “Quan hệ quốc tế với bạn Lào và các tỉnh bạn trên lĩnh vực phối hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh được tăng cường gắn bó. Tình hình an ninh biên giới... được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà” [104].


Nghị quyết khẳng định: “Không ngừng củng cố và tăng cường họp tác về mọi mặt với bạn Lào, trên cơ sở các hiệp định và những nguyên tắc thỏa thuận giữa hai nước”; “Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với các tỉnh có cùng biên giới của nước CHDCND Lào. Trong quan hệ với bạn, bảo đảm sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân và lực lượng vũ trang hai nước, đặc biệt giữa tỉnh ta với các tỉnh bạn Bôlykhamxay và Khămmuộn nhằm xây dựng tuyến biên giới và Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo hòa bình hữu nghị, không để các thế lực thù địch lợi dụng chia rẽ và tạo cớ phá hoại” [104].

Tiếp tục quán triệt thực hiện NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, BCH Đảng bộ tỉnh đã ra NQ 06-NQ/TU ngày 7/5/2002, về phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp trong những năm tới; NQ 09-NQ/TU, ngày 6/9/2002, về phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2002 - 2005, NQ 16-NQ/TU, ngày 10/5/2004, về tăng cường lãnh đạo phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ trong những năm tới. Trên cơ sở NQ Đại hội XV và các NQ của BCH Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng các Đề án, NQ, Chương trình hành động, đặc biệt là xây dựng Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2005 và 2010 và ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư. Trong đó, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào khu kinh tế trọng điểm Đường 8, Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, đẩy mạnh các chương trình hợp tác với các tỉnh bạn Lào [102].

Chủ trương “Không ngừng củng cố và tăng cường họp tác về mọi mặt với bạn Lào”, “Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc tế, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị với các tỉnh có cùng biên giới của nước CHDCND Lào” của Đảng bộ tỉnh đã được UBND tỉnh kịp thời quán triệt và cụ thể hóa bằng việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cùng với việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách nêu trên đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong trong việc thực thi các nội dung hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn.

Ngày 16/8/2004 Bộ Chính trị đã ra NQ số 39 - NQ/TW về phát triển


kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010. BCH Đảng bộ tỉnh đã ra NQ 19-NQ/TU về triển khai thực hiện NQ 39-NQTW của Bộ Chính trị. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2001 - 2005, NQ khẳng định: Trong những năm 2001 - 2005, “Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên giành được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực”. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ sở vật chất được tăng cường, quốc phòng an ninh được giữ vững, tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt... [95]. Trong đó, việc thực hiện các nội dung hợp tác giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã được các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện nhằm “không ngừng củng cố và tăng cường họp tác về mọi mặt... bảo đảm sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân và lực lượng vũ trang ba tỉnh”. “Ba tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện văn bản ký kết của hai đoàn cấp cao và đã thu được một số kết quả đáng ghi nhận trong các lĩnh vực như: Giáo dục Đào tạo, Y tế, đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến biên giới, Nông nghiệp, Khoa học công nghệ, văn hóa thể thao và hoạt động tình nghĩa...” [159].

Quán triệt nội dung NQ 39-NQTW, trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, BCH Đảng bộ tỉnh đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể giai đoạn 2006 - 2010. Nghị quyết đã xác định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, trong đó có “Chương trình phát triển kinh tế Đường 8 - Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, Cảng nước sâu Vũng Áng và Cảng Xuân Hải”, “Chương trình phát triển kinh tế phía Tây và Đường Hồ Chí Minh”. Nghị quyết tiếp tục khẳng định chủ trương:

Phát triển kinh tế Đường 8 gắn với Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và khu đô thị Hồng Lĩnh, Gia Lách theo hướng tăng cường mối quan hệ hợp tác và sức thu hút đối với nước bạn Lào và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan, gắn liền với khai thác, sử dụng có hiệu quả cảng Vũng


Áng và cảng Xuân Hải... nâng cấp Quốc lộ 8A; Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu quốc phòng an ninh và phát triển dân sinh trên vùng biên giới. Tích cực chuẩn bị dự án đầu tư khu Kinh tế Quốc phòng phía Tây huyện Hương Sơn [105].

Những chủ trương và giải pháp nêu trên đã cụ thể hóa quan điểm, chủ trương và chính sách về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đáp ứng yêu cầu của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong việc tiếp tục tăng cường mối quan hệ, hợp tác toàn diện đã và đang được các ngành, các cấp triển khai thực hiện theo các thỏa thuận cấp cao đã ký.

Ngày 1/12/2005, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI khai mạc. Đại hội xác định phương hướng và mục tiêu tổng quát là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực, tập trung cao độ mọi nguồn lực tạo bước đột phá về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đồng thời hết sức coi trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa... phấn đấu đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp sớm trở thành một tỉnh có công nghiệp - dịch vụ phát triển [107].

Đại hội khẳng định chủ trương tiếp tục thúc đẩy có chiều sâu các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh của nước CHDCND Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, các nước trong khối ASEAN... Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực phục vụ quá trình hội nhập quốc tế”; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc gắn với xây dựng cơ sở xã phường, cụm tuyến an toàn làm chủ sẵn sàng chiến đấu; tập trung vào các địa bàn trọng điểm, tuyến biên giới; đảm bảo an ninh nội địa, xây dựng biên giới Việt Nam

- Lào hòa bình hữu nghị, đoàn kết.

Chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế


của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đề ra phù hợp với bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, tình hình trong nước cũng như yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong tình hình mới. Chủ trương đó đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh và phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của mỗi tỉnh, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng trong điều kiện mới. Quan điểm, chủ trương trong hợp tác được khẳng định là chủ động, tích cực, toàn diện và có chiều sâu. Đây là bước phát triển mới trong nhận thức cũng như quá trình xây dựng chủ trương, hoạch định các chương trình, kế hoạch cụ thể của Đảng bộ và chính quyền địa phương nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong tình hình mới. Ngoài việc tiếp tục khẳng định chủ trương đẩy mạnh thực hiện các chương trình kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm được đề ra tại Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV, Đại hội đã thống chất chủ trương xúc tiến đẩy mạnh thực hiện một số chương trình, dự án kinh tế trọng điểm thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Chương trình kinh tế khai thác lợi thế Đường 8, Đường 12, Đường Hồ Chí Minh. Việc thực hiện các chương trình, dự án trên đây tạo điều kiện quan trọng đưa quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đi vào chiều sâu, tạo thế và lực mới, đảm bảo thực hiện thắng lợi các thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn, đồng thời đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác chiến lược của Đảng và Nhà nước ta với nước bạn Lào anh em. Lần đầu tiên, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình hội nhập đã được đề cập tại Đại hội Đảng bộ tỉnh, đồng thời việc huy động, bố trí các nguồn lực được từng bước cụ thể hóa và đưa vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như một số ngành và lĩnh vực trọng điểm.

Đối với tỉnh Bôlykhămxay: Đại hội Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2005 - 2010 của BCH Đảng bộ tỉnh Bôlykhămxay khẳng định:

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí