Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 15


hai nước trong số ít quốc gia còn kiên định mục tiêu CNXH, mỗi nước một mặt phải phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, mặt khác rất cần đẩy mạnh và tăng cường quan hệ truyền thống đặc biệt giữa hai Đảng, nhân dân hai nước, nhằm đảm bảo giữ vững định hướng và mục tiêu CNXH, đưa sự nghiệp đổi mới đi đến thành công, đáp ứng nguyện vọng, lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai dân tộc, phù hợp với xu thế hoà bình, phát triển của khu vực và trên thế giới.

- Thông qua việc thực hiện các chương trình, nội dung hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền, sự phối hợp hoạt động của các ngành, đoàn thể và hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh.

Nhân các chuyến thăm và tại các cuộc hội đàm, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã thông báo cho nhau tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi tỉnh; những nội dung trọng tâm mà các bên quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn cũng đã thảo luận, chia sẻ, tiếp thu lẫn nhau những ý kiến đóng góp, những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo chỉ đạo, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị các cấp. Các bên cũng đã tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm về những vấn đề lý luận và thực tiễn, nhất là những vấn đề mới đặt ra tại địa phương mỗi tỉnh trong từng thời kỳ. Hàng loạt các chuyến thăm, khảo sát thực tế tại địa phương, các mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã được tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn quan tâm tổ chức. Đây là cơ sở thực tiễn sinh động, thuyết phục để lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tổng kết, đánh giá, trên cơ sở đó, nghiên cứu, từng bước bổ sung và xây dựng thành chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội phù hợp


với điều kiện cụ thể của mỗi tỉnh. Việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, nhất là trong lĩnh vực chính trị, giao lưu hữu nghị nhân dân đã góp phần nâng cao năng lực hoạch định chủ trương và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năng lực điều hành của chính quyền các cấp và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội của mỗi tỉnh qua từng thời kỳ.

Ngoài ra, việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã góp phần nâng cao năng lực của các cơ quan liên quan trong việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh về tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh bạn, thành chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể, đồng thời, phát huy sức mạnh của bộ máy chính quyền, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện. Thông qua việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ được chú trọng hơn. Các tổ công tác, tổ giúp việc tại tỉnh và các ngành các địa phương liên quan được thành lập, kiện toàn và đi vào hoạt động, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung hợp tác. Công tác tham mưu của các ban, ngành, các cơ quan chuyên trách giúp cấp ủy chính quyền nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, điều hành có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện bước đầu đã được coi trọng; đã chú ý phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội trong việc triển khai các hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn…

- Về thành tựu hợp táctrên các lĩnh vực cụ thể: Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế:

Trong giai đoạn 1991 - 2010, nhiệm vụ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế với hai tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là yêu cầu và nhiệm vụ trọng tâm luôn được đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Nhiều chủ trương, giải pháp về hợp tác kinh tế, đặc biệt là các thỏa thuận tại các cuộc hội đàm cấp cao qua các chuyến thăm thường niên đã được


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

lãnh đạo tỉnh thống nhất và được quán triệt, cụ thể hóa thành các chương trình, nội dung hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, phù hợp với điều kiện thực tế mỗi tỉnh và được kịp thời triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành, các địa phương và đã thu được những kết quả khá toàn diện, đồng đều trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính, kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, góp phần làm phong phú, sinh động thêm mối quan hệ đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em trong thời kỳ mới. Từ năm 1991 đến năm 2010, giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã có những chuyến biến nhanh chóng theo hướng liên doanh, hợp tác cùng có lợi, phù hợp với cơ chế thị trường và xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Nếu giai đoạn 1991 - 2000 hợp tác kinh tế quy mô còn nhỏ lẻ, dàn trải, thiếu những chương trình, dự án quy mô lớn, hiệu quả thấp thì giai đoạn 2001 - 2010 hợp tác kinh tế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt, nhiều chương trình, dự án có vốn đầu tư lớn của tỉnh Hà Tĩnh nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, khoa học công nghệ được chuẩn bị khá công phu và triển khai thực hiện trên địa bàn các tỉnh bạn bước đầu mang lại hiệu quả cao, tạo bước chuyển biến đáng kể góp phần quán triệt quan điểm lấy kinh tế làm trọng tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của các tỉnh bạn.

Hợp tác trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, giai đoạn 1991 - 2010, tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường hợp tác, đầu tư, từng bước giúp tỉnh bạn giải quyết những khó khăn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân các bộ tộc Lào, nhất là các địa phương giáp biên giới giữa ba tỉnh. Việc thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác trong nông nghiệp đã thiết thực giúp các tỉnh bạn nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, đưa những giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm,

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 15


khai thác chế biến lâm sản, cây công nghiệp. Nhiều mô hình trọng điểm lúa, mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp được xây dựng và tiếp tục được nhân ra diện rộng. Tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức ngày càng nhiều các đoàn cán bộ, chuyên gia có kinh nghiệm trong nông lâm nghiệp sang các tỉnh bạn để trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất; chuyển giao công nghệ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; giúp bạn làm thí điểm mô hình kinh tế vườn đồi, kinh tế hộ gia đình; triển khai dự án phối hợp trồng cây cao su. Ba tỉnh đã xúc tiến thực hiện việc quy hoạch, kết hợp giữa khai thác và bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng; thực hiện chương trình trồng rừng, nhân diện rộng các mô hình giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lý, nhằm từng bước phủ xanh đất trống đồi trọc. Việc thực hiện các mô hình này, một mặt giúp bảo vệ phát triển rừng một cách bền vững, mặt khác giúp đồng bào nâng cao đời sống, gắn bó, bảo vệ rừng một cách có hiệu quả [140].

Hợp tác trong lĩnh vực thương mại và du lịch: giai đoạn 1991 - 2010, nhất là giai đoạn 2001 - 2010, hoạt động thương mại giữa ba tỉnh đã không ngừng phát triển, cả chiều rộng và chiều sâu, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ba tỉnh. Ba tỉnh đã chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và kinh doanh trên địa bàn [90]. Tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với hai tỉnh bạn tổ chức thường xuyên các Hội chợ thương mại, Hội chợ xuân… thu hút các doanh nghiệp của Việt Nam và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tham gia mở các gian hàng nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mỗi tỉnh, tìm đối tác và cơ hội đầu tư, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế giữa các địa phương hai nước. Đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay đã từng bước đầu tư hình thành các khu kinh tế trọng điểm đối diện nhau qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, từng bước hình thành khu phi thuế quan với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, tín dụng, đất đai và một số cơ chế, chính sách khác góp phần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế thương mại tại các địa bàn vùng biên giới. Đồng thời, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là thành lập Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt - Lào


nhằm đẩy mạnh hoạt động về giao lưu thương mại giữa các tỉnh có chung đường biên, hai nước và của các tỉnh có sử dụng Đường 8, Đường 12 của ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan.

Cùng với các hoạt động thương mại, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn, hoạt động du lịch đã diễn ra khá sôi động. Ngành thương mại, các công ty lữ hành tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã liên kết, hình thành các tour, tuyến du lịch nội và ngoại vùng, nâng cấp mở rộng và từng bước hiện đại hóa hệ thống dịch vụ, đầu tư quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, do đó lượng khách du lịch qua lại giữa ba tỉnh ngày càng tăng.

Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cơ bản: Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản hợp tác giữa ba tỉnh chú trọng nhiệm vụ bảo trì, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông đường bộ nội tỉnh và xây dựng các tuyến giao thông kết nối hai bên, hệ thống đường giao thông dọc tuyến biên giới nhằm phục vụ nhu cầu dân sinh và đảm bảo quốc phòng an ninh; đặc biệt là thông qua tuyến Đường 8, Đường 12, giúp bạn sử dụng các bến, cảng biển tỉnh Hà Tĩnh nhằm đảm bảo vận tải hàng hoá quá cảnh của Lào sang nước khác và vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Lào.

Nhiều công ty, doanh nghiệp Hà Tĩnh đã đảm nhận thi công nhiều công trình tại tỉnh bạn đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ, được phía bạn đánh giá cao. Đặc biệt, bằng nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay đã phối hợp tiến hành tu sửa, nâng cấp con đường huyết mạnh giữa hai tỉnh là đường 8A, đồng thời nâng cấp đoạn đường Gia Lách - cảng Xuân Hải, phục vụ đắc lực việc thực hiện chủ trương giúp nước bạn Lào “thông ra biển”. Cùng với việc tiếp tục đầu tư, nâng cấp cảng Vũng Áng và xây dựng Đường 12, nối cảng Vũng Áng với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Hà Tĩnh đã ban hành chính sách ưu đãi trong việc giúp bạn sử dụng hệ thống cầu cảng, bến bãi... tạo môi trường và điều kiện hết sức thuận lợi cho tỉnh Bôlykhămxay và nước bạn Lào giao lưu, trao đổi hàng hóa, phát triển


kinh tế - xã hội, góp phần đắc lực giúp bạn thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã có quy hoạch định hướng xây dựng cụm cảng Vũng Áng với các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng, phục vụ công nghiệp cơ khí, luyện cán thép, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, hoá dầu. Đặc biệt, Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt - Lào được thành lập với các cổ đông sáng lập là Bộ Tài chính Lào, Công ty Xăng dầu Lào, Công ty Xăng dầu Viêng Chăn, Công ty Cổ phần Vận tải Lào, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không Việt Nam. Đây là dự án quan trọng được lãnh đạo cấp cao hai nước ưu tiên tập trung chỉ đạo, góp phần phát triển kinh tế khu vực Bắc miền Trung, phục vụ hàng hóa quá cảnh của Lào và phục vụ hành lang phát triển kinh tế Đông - Tây [94]. Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại các địa phương miền núi dọc tuyến biên giới, đồng thời tăng cường nhiệm vụ quốc phòng an ninh, ba tỉnh đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường dọc tuyến biên giới trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Nhìn chung, hợp tác về công nghiệp, xây dựng cơ bản giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, so với giai đoạn 1991 – 2000, hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng giai đoạn 2001 – 2010 có quy mô ngày càng lớn, nội dung hợp tác ngày càng phong phú, khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng tài nguyên, lao động, thị trường, thiết thực đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh bạn, nhất là ở các đại bàn vùng sâu vàng xa, vùng biên giới.

Hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ: Trong giai đoạn 1991 - 2000, hợp tác phát triển khoa học - công nghệ giữa ba tỉnh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do tiềm lực về vốn và trình độ khoa học công nghệ của ba địa phương, nhất là trình độ, khả năng tiếp thu ứng dụng công nghệ phía tỉnh bạn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Bước sang giai đoạn 2001 - 2010, hợp tác về khoa học công nghệ giữa ba tỉnh được quan tâm đúng mức. Tuy đây là lĩnh


vực khá mới mẻ, quá trình triển khai thực hiện gặp không ít khó khăn, nhất là trình độ đội ngũ cán bộ chuyên gia của các tỉnh bạn còn nhiều bất cập, nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền ba tỉnh, cùng với sự nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của đội ngũ cán bộ, chuyên gia ngành khoa học công nghệ, môi trường, các bên đã đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế, nắm bắt nhu cầu, khả năng hợp tác và tiến hành thực hiện thành công nhiều dự án, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi.

Đặc biệt, các dự án với nguồn vốn lớn chuyển giao khoa học - công nghệ cho Uỷ ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường Lào và Ban Khoa học và Công nghệ tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn được triển khai thực hiện đã góp phần thiết thực nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các bộ tộc Lào, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên công tác trong lĩnh vực khoa học, công nghệ các tỉnh bạn. Song song với việc triển khai thực hiện các dự án, chuyển giao công nghệ, ba tỉnh thường xuyên tổ chức cho các các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp, nhất là đội ngũ các cán bộ chuyên gia kỹ thuật các ngành, các địa phương qua lại nghiên cứu, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm và ký kết các văn bản hợp tác về khoa học công nghệ, đào tạo chuyên gia, cung cấp thông tin, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sang thị trường Lào theo sự thoả thuận của hai bên.

Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục và y tế:

Phát huy truyền thống vốn có lâu đời trong lịch sử, xuất phát từ tình cảm, nhu cầu giao tiếp và làm giàu thêm sắc thái văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của ngành văn hóa, các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa giữa ba tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Ngành văn hóa ba tỉnh đã ký kết các văn bản hợp tác, khuyến khích các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là địa bàn biên giới tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, báo chí, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân ba tỉnh.


Có thể nói, các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 1991- 2010, đặc biệt là giai đoạn 2001- 2010, đã diễn ra sôi nổi, thường xuyên hơn trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và phát triển; thiết thực giúp các tỉnh bạn xây dựng và phát triển đời sống văn hóa mới, loại bỏ dần những phong tục, tập quán lạc hậu đã tồn tại bao đời nay, đồng thời thông qua đó, góp phần tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Về giáo dục và đào tạo, tuy còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của các bên, song quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của ba tỉnh trong giai đoạn 1991 - 2010 đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, thiết thực góp phần giúp các tỉnh bạn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nếu như trong giai đoạn 1991 - 2000, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu hợp tác giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nâng cao chất lượng giáo dục bậc học phổ thông, thì bước sang giai đoạn 2001 - 2010, tỉnh Hà Tĩnh còn quan tâm tăng cường giúp tỉnh bạn đào tạo, bồi dưỡng học viên nhiều ngành, nghề mà tỉnh bạn chưa có khả năng đào tạo, nhất là về kinh tế, tài chính, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ... Các nội dung hợp tác khác được tiếp tục được tăng cường và có nhiều chuyển biến về chất so với giai đoạn 1991 - 2000. Đặc biệt, hàng trăm cán bộ, học viên các tỉnh bạn được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tại Trường Đại học Hà Tĩnh và các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp sau khi về các địa phương, đơn vị công tác đã tiếp tục nỗ lực phấn đấu đóng góp thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Điều này càng có ý nghĩa khi nguồn nhân lực trong nhiều lĩnh vực của các tỉnh bạn đang còn nhiều bất cập, cả về số lượng và chất lượng.

Cũng như các lĩnh vực khác, hợp tác về y tế giữa ba tỉnh trong giai đoạn 1991-2010 có những chuyển biến tích cực, nhất là từ năm 2001- 2010. Do những khó khăn về điều kiện kinh tế, nguồn nhân lực, trong giai đoạn 1991 -

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí