Lách - cảng Xuân Hải, phục vụ đắc lực việc thực hiện chủ trương giúp nước bạn Lào “thông ra biển”. Cùng với việc tiếp tục đầu tư, nâng cấp cảng Vũng Áng và xây dựng Đường 12, nối cảng Vũng Áng với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chính sách ưu đãi trong việc giúp bạn sử dụng hệ thống cầu cảng, bến bãi... tạo môi trường và điều kiện hết sức thuận lợi cho tỉnh Bôlykhămxay và nước bạn Lào giao lưu, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đắc lực giúp bạn thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, việc thành lập Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt - Lào sẽ góp phần phục vụ đắc lực nhiệm vụ vận tải hàng quá cảnh của Lào sang Việt Nam cũng như các nước khác và ngược lại, đồng thời đóng góp thiết thực phát triển hành lang kinh tế Đông Tây.
Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại các địa phương miền núi dọc tuyến biên giới, đồng thời tằng cường nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, tỉnh Hà Tĩnh cùng với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã đầu tư xây dựng mới nhiều tuyến đường biên giới, như: Đường tuần tra biên giới Khe Sinh - Mốc M13, M14 (nay là mốc số 446, 472 thuộc biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay) với nguồn vốn 4,9 tỷ đồng; Dự án đường ra biên giới với tổng số vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng, đã bàn giao đưa vào đưa vào sử dụng trên 70 km. Dự án này đã góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, tạo thuận lợi các hoạt động lưu thông hàng hóa khu vực biên giới. Năm 2010, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục thi công các tuyến đường: Sơn Hồng đi Cửa khẩu Nậm Xắc với số vốn 18 tỷ đồng; đường Vũ Quang đi biên giới Việt - Lào với số vốn 41 tỷ đồng và tuyến đường tuần tra biên giới Đồn Biên phòng 571 đi Mốc N6, N7 (là mốc 502, 506 thuộc biên giới tỉnh Hà Tĩnh - Khămmuộn) với số vốn hơn 40 tỷ đồng.
Mặc dầu điều kiện kinh tế trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành hỗ trợ đầu tư giúp các tỉnh bạn nhiều công trình điện, đường, trường, trạm… góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào, nhất là các xã dọc tuyến biên giới.
Nhìn chung, hợp tác về công nghiệp, xây dựng cơ bản giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 2001 - 2010 đã có nhiều chuyển biến tích cực, với quy mô hợp tác ngày càng lớn, nội dung hợp tác ngày càng phong phú, khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên, lao động, thị trường, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh bạn, nhất là ở các địa bàn vùng sâu vàng xa, vùng biên giới [183].
Về văn hóa xã hội, giáo dục y tế: Phát huy truyền thống vốn có lâu đời trong lịch sử, xuất phát từ tình cảm, nhu cầu giao tiếp và làm giàu thêm bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của ngành văn hóa, các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục được đẩy mạnh.
Trong giai đoạn 2001- 2010, các ngành văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế ba tỉnh tiếp tục tăng cường tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; trao đổi kế hoạch phát triển văn hóa trong tình hình mới; thông báo cho nhau tình hình mỗi bên, kịp thời kiến nghị nhằm phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các thỏa thuận hợp tác. Ngành văn hóa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã ký kết các văn bản hợp tác, khuyến khích các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là địa bàn biên giới tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, báo chí, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân các địa phương [187]. Nhân các ngày lễ lớn, các đoàn văn hóa nghệ thuật tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tổ chức các chuyến lưu diễn với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa mỗi dân tộc, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem [79]. Ngoài ra, nhiều đội văn nghệ của Bộ chỉ huy Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh Hà Tĩnh, các huyện biên giới như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang... đã thường xuyên tổ chức các chuyến thăm và biểu diễn tại các tỉnh bạn, nhất là các địa phương dọc biên giới [90].
Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm giúp hai tỉnh bạn đào tạo lưu học sinh ở những ngành mà tỉnh bạn chưa có điều kiện đào tạo, đặc biệt những ngành mũi nhọn về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Tỉnh Hà Tĩnh đồng ý tiếp nhận đào tạo trình độ sơ, trung cấp, cao đẳng các chuyên ngành y tế, kinh tế tài chính, kế hoạch, trồng trọt, chăn nuôi cho cán bộ các tỉnh bạn với phương châm các bên cùng hợp tác chia sẽ trách nhiệm, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế mỗi bên [178].
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Về Tiếp Tục Phát Triển Quan Hệ Đặc Biệt Giữa Tỉnh Hà Tĩnh Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
- Quá Trình Chỉ Đạo Thực Hiện Phát Triển Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh (2001 - 2010)
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 11
- Về Quá Trình Hoạch Định Chủ Trương Và Chỉ Đạo Thực Hiện Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn Của Đảng Bộ Tỉnh
- Kết Quả Thực Hiện Mối Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Giữa Hà Tĩnh Với Tỉnh Bôlykhămxay Và Khămmuộn
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 15
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Theo thỏa thuận đã ký kết, năm 2005, đã tổ chức đào tạo tiếng Việt cho 27 cán bộ của hai tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (Bôlykhămxay 20 học viên, Khămmuộn 07). Năm 2006, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hoàn thành đào tạo tiếng Việt cho 20 học viên và đào tạo trung cấp chuyên nghiệp cho 15 học viên của tỉnh Bôlykhămxay trong hai năm tiếp theo; tiếp tục cử giáo viên các môn toán, lý, hóa sang giúp bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ giáo viên tỉnh Bôlykhămxay trong dịp hè [90]. Trong năm 2007, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tiếp nhận, đào tạo 32 học viên của hai tỉnh (Bôlykhămxay 20 học viên, Khămmuộn 12 học viên). Tỉnh Bôlykhămxay đã phối hợp với Bộ Giáo dục, trường Đại học Quốc gia Lào nhận đào tạo tiếng Lào cho 10 học viên của tỉnh Hà Tĩnh.
Thực hiện nội dung văn bản thoả thuận hợp tác cấp cao đã ký giữa tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay, từ năm 2007, tỉnh Hà Tĩnh nhất trí với đề nghị của tỉnh bạn, đồng ý cho các học sinh tỉnh bạn sau khi học xong hệ Trung cấp sẽ được tiếp tục học liên thông lên hệ Cao đẳng. Số học viên đã hoàn thành xong hệ tiếng Việt sẽ được nhận vào các Trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Năm học 2008 - 2009, tỉnh Hà Tĩnh đồng ý và giao cho trường Đại học Hà Tĩnh nhận đào tạo tiếng Việt và các chuyên ngành cho 63 học viên của bạn. Sau khi học xong tiếng Việt, 37 học viên được tiếp nhận đào tạo chuyên ngành tại trường Đại học Hà Tĩnh và trường Cao đẳng Y tế. Kinh phí tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ cho công tác đào tạo là 900 triệu đồng/năm [113]. Năm 2010, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các trường tiếp nhận 192 học viên của hai tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (trong đó Bôlykhămxay 154 và Khămmuộn 38)
sang học tiếng Việt và các chuyên ngành tại Trường Đại học Hà Tĩnh, Trường Cao đẳng Y tế và Trường Cao đẳng Nghề Việt - Đức. Trong năm 2010, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ 1,7 tỷ đồng cho hai tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn xây dựng trường học và trích ngân sách hỗ trợ 1,3 tỷ đồng cho công tác đào tạo lưu học sinh Lào [111].
Từ năm 2005 đến 2010, tỉnh Hà Tĩnh nhận đào tạo tiếng Việt và các chuyên ngành cho 512 học viên của hai tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn và Xavẳnnakhệt (tỉnh Bôlykhămxay 381 học viên, tỉnh Khămmuộn 116 học viên, tỉnh Xavẳnnakhệt 15 học viên). Trong khuôn khổ Thỏa thuận hợp tác giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Bôlykhămxay về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, năm 2008, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay tổ chức tổ chức 02 lớp học tiếng Lào tại tỉnh Hà Tĩnh cho 52 cán bộ, công chức của tỉnh Hà Tĩnh [92].
Bên cạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, hằng năm, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã cử các đoàn cán bộ, chuyên gia sang thăm hỏi, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo các cấp học phổ thông. Nhằm giúp các tỉnh bạn tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo, năm 2001, tỉnh Hà Tĩnh đã trích ngân sách 100 triệu đồng giúp Bôlykhămxay xây dựng 1 trường mầm non; năm 2006 đầu tư xây dựng công trình nhà học 2 tầng gồm 8 phòng học, trị giá hơn 1,7 tỷ đồng. Trong năm 2008, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ tỉnh bạn xây dựng trường cấp III Xí Thả Na Xay, trị giá 1,5 tỷ đồng và hỗ trợ tỉnh Khămmuộn xây dựng trường Tiểu học Na Pô, trị giá 1 tỷ đồng [189].
Về y tế: Tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo ngành Y tế phối hợp với ngành Y tế hai tỉnh bạn tổ chức các đoàn qua lại gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp tác về công tác chuyên môn, kinh nghiệm quản lý và xây dựng mạng lưới y tế; cung cấp thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh, phối hợp phòng chống dịch bệnh cho nhân dân vùng biên. Ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận một số cán bộ y tế các tỉnh bạn sang bồi dưỡng nghiệp vụ. Năm 2004, tỉnh Hà Tĩnh nhận bồi dưỡng trình độ chuyên môn (khoa mổ) ba tháng cho 03 bác sỹ; năm 2006 nhận bồi dưỡng nghiệp vụ xét nghiệm ba tháng cho 03 kỹ thuật viên của tỉnh
Bôlykhămxay. Đồng thời, tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận đào tạo dài hạn 19 học viên của tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, trong đó, 18 học viên đã tốt nghiệp ra trường [148].
Ngành y tế Hà Tĩnh đã trao tặng 01 máy dập viên thuốc cho ngành Y tế tỉnh Bôlykhămxay; 65 giường bệnh, 01 máy thở ô xy cho bệnh viện huyện Căm Cợt và trạm xá Bản Thồng Pẹ; tiếp nhận khám và chữa bệnh cho hàng trăm lượt cán bộ cốt cán và nhân dân của tỉnh Bôlykhămxay tại Bệnh viện Đa khoa Cửa khẩu Cầu Treo; cấp thuốc và khám miễn phí cho hằng ngàn lượt đồng bào các bộ tộc Lào vùng biên giới; giúp đỡ lương thực, thực phẩm trị giá hàng trăm triệu đồng. Năm 2007, tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng trạm xá quân dân y kết hợp tại bản Thồng Pẹ huyện Căm Cợt trị giá 400 triệu đồng.
Thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, từ tháng 7/2003 đến tháng 7/2004, ngành Y tế tỉnh Hà Tĩnh đã cử 3 Đoàn cán bộ, bác sỹ, y tá sang tỉnh bạn trao đổi kinh nghiệm khám chữa bệnh; hỗ trợ một số máy châm cứu đông y và trực tiếp hướng cho cán bộ tỉnh bạn sử dụng thiết bị. Trung tâm y học dự phòng, Trung tâm Phòng chống sốt rét, côn trùng và ký sinh trùng Hà Tĩnh đã hỗ trợ thuốc và trang thiết bị y tế cho ngành Y tế tỉnh bạn phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống dịch SARS, tổng trị giá 400 triệu đồng; đồng thời tổ chức đào tạo tại chỗ cho cán bộ làm công tác y học dự phòng của tỉnh bạn [137].
Về khoa học - công nghệ: Bước sang giai đoạn 2001 - 2010, hợp tác về khoa học công nghệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được quan tâm đúng mức. Căn cứ thực trạng tình hình, nhất là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh bạn, các dự án hợp tác về khoa học công nghệ giữa ba tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi.
Thực hiện văn bản hợp tác đã ký vào tháng 8/2003, về phát triển cây gió trầm và chuyển giao công nghệ chiết xuất tinh dầu trầm, Hà Tĩnh đã chuyển cho tỉnh Bôlykhămxay 500 cây giống gió trầm theo công nghệ nuôi cấy mô và hướng dẫn trồng thử nghiệm. Đồng thời, Hà Tĩnh đã giúp bạn 100 kg nguyên
liệu gỗ gió trầm và chiết xuất thử thành công đạt 15 cm3 tinh dầu. Theo kết quả thử nghiệm này, nếu trồng 1 ha cây gió trầm sẽ thu được 10 tỷ đồng trong thời gian 10 năm [109]. Từ năm 2006, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục triển khai thực hiện nhân rộng các mô hình đã chuyển giao; hỗ trợ giúp tỉnh Bôlykhămxay xây dựng mạng lưới hoạt động, quản lý khoa học công nghệ, triển khai và chuyển giao dự án xử lý nước sinh hoạt và năng lượng mới (gồm năng lượng mặt trời và khí biôga), chuyển giao công nghệ tái chế nhựa PE, công nghệ định hình sinh khối sản xuất khí đốt [109].
Tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hỗ trợ và thực hiện các dự án chuyển giao khoa học - công nghệ cho Uỷ ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Lào: Dự án chuyển giao công nghệ, xây dựng các trạm xử lý nước, hầm khí Biogas, năng lượng mặt trời cho hai tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn với kinh phí 795 triệu đồng; Dự án chuyển giao công nghệ sinh học nuôi cấy mô tế bào thực vật sản xuất các giống cây chuối, cây mía, cây chỉ xác, Paulownia, với số vốn 250 triệu đồng; Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất than tổ ong bằng nguyên liệu than Lào với nguồn vốn 290 triệu đồng; nghiên cứu xây dựng dự án khả thi về hệ thống quản lý đo lường với 350 triệu đồng [90]. Đặc biệt, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Ban Khoa học và Công nghệ tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn triển khai thực hiện dự án "Xây dựng mô hình thuỷ điện nhỏ và mô hình sản xuất giống cây gió trầm cho tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn" [85].
Đến năm 2010 tỉnh Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện xong dự án "Xây dựng mô hình thuỷ điện nhỏ và vườn ươm sản xuất giống cây gió trầm cho tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn", với tổng kinh phí 2,05 tỷ đồng; đã tiến hành xây dựng xong hai mô hình vườn ươm giống cây gió trầm tại tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn; Dự án chuyển giao công nghệ xây dựng các trạm xử lý nước, hầm khí Biogas, năng lượng mặt trời cho tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn. Từ năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn một số giống lúa năng suất, chất lượng cao và quy trình kỹ thuật,
vật tư nông nghiệp cần thiết để tiến hành trồng thử nghiệm; thiết bị kiểm định công tơ điện; tổ chức các lớp tập huấn về tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng cho cán bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn [112].
Song song với việc triển khai thực hiện các dự án, chuyển giao công nghệ, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn thường xuyên tổ chức cho các các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp, nhất là đội ngũ các cán bộ chuyên gia kỹ thuật các ngành, các địa phương qua lại nghiên cứu, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm và ký kết các văn bản hợp tác về khoa học công nghệ, đào tạo chuyên gia, cung cấp thông tin, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sang thị trường Lào theo sự thoả thuận giữa các bên.
Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và công tác biên giới: Nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và công tác bảo vệ an ninh biên giới, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn kịp thời tăng cường chỉ đạo thực hiện các nội dung thỏa thuận đã ký kết, phù hợp với diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, tình hình trong nước và ba tỉnh trong từng thời kỳ.
Tại cuộc hội đàm cấp cao tháng 6/2001, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay đã thống nhất giao các ngành quân sự, công an, bộ đội biên phòng và các ngành liên quan tăng cường việc giao ban định kỳ, trao đổi nắm chắc tình hình, bảo vệ an ninh biên giới, đấu tranh phòng chống có hiệu quả nạn buôn bán ma túy, vũ khí và vượt biên trái phép; đồng ý về chủ trương mở thông tuyến đường từ xã Sơn Hồng (huyện Hương Sơn) đi Nậm Xắc (huyện Căm Cợt) [110].
Sau cuộc họp lần thứ X (tháng 7//2000) giữa Đoàn đại biểu biên giới hai nước Việt Nam - Lào, từ đầu năm 2001, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức các cuộc họp các thành viên Ban Biên giới, đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, thủ trưởng các ngành liên quan, các huyện và các xã biên giới để đánh giá tình hình thực hiện Quy chế biên giới từ kỳ họp thứ IX đến kỳ họp thứ X và các vấn đề liên quan đặt ra sau kỳ họp thứ X.
Nhìn chung, bước sang năm 2001, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục được tăng cường, thu được những kết quả đáng phấn khởi. Những vấn đề liên quan đến công tác biên giới đều được giải quyết trên cơ sở tình hữu nghị đặc biệt, đúng pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các huyện biên giới, các ngành, đoàn thể, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức cho nhân dân học tập, nâng cao nhận thức và thực hiện tốt Quy chế Biên giới, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vượt biên trái phép, tranh chấp, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự an ninh biên giới. Tính riêng từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2001, đã tổ chức 16 buổi học tập Hiệp định Quy chế Biên giới, với 2000 lượt người tham gia; phối hợp lực lượng địa phương tiến hành truy quét, trục xuất 350 đối tượng cư trú bất hợp pháp; xử lý 42 vụ, 60 đối tượng vi phạm quy chế khu vực biên giới; 14 vụ, 26 đối tượng vi phạm thủ tục xuất nhập cảnh; 2 vụ mua bán tàng trử vũ khí trái phép; 12 vụ, 40 đối tượng buôn lậu, tịch thu hàng hóa trị giá hàng trăm triệu đồng; phía tỉnh bạn trao trả cho các tỉnh của Việt Nam 8 đợt với 67 hộ, 276 người vượt biên trái phép [33].
Để tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ NQ 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về chiến lược an ninh quốc gia, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đặc biệt là NQ 04- NQ/TU, gắn với việc tăng cường quan hệ hợp tác với nước bạn Lào, BTV Tỉnh ủy đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện NQ để trực tiếp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo việc thực hiện ở các huyện thị và các cơ quan, đơn vị. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, nhiều địa phương, đơn vị đã kịp thời triển khai học tập và xây dựng chương trình hành động cụ thể, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp các NQ đã đề ra, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh thuộc địa phương, đơn vị mình. Các đồng chí trong Ban chỉ đạo tỉnh đã bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình cơ sở, đôn đốc các ngành, các địa phương tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến quốc phòng