2000, hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn diễn ra chủ yếu dưới hình thức tỉnh Hà Tĩnh giúp các tỉnh bạn khám chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân các bộ tộc Lào, các lĩnh vực khác chưa có điều kiện thực hiện, một số thỏa thuận đã ký nhưng không có điều kiện thực hiện hoặc thực hiện đạt kết quả không như mong muốn của các bên. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2000 - 2010, hợp tác trong lĩnh vực y tế giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn được thực hiện một cách toàn diện hơn, quy mô hơn, nhất là hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực, việc triển khai các chương trình dự án phòng chống dịch bệnh, cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế... Sự hợp tác trong lĩnh vực này, nhất là sự giúp đỡ vô tư, đầy tình cảm và trách nhiệm của Hà Tĩnh đã giảm bớt phần nào những khó khăn của ngành y tế, nhất là trong lĩnh vực khám chữa bệnh, để lại những tình cảm sâu đậm trong lòng đồng bào các bộ tộc Lào anh em.
Về hoạt động tình nghĩa: Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ, chuyên gia tình nguyện Việt Nam và Hà Tĩnh đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường Lào. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh đã thành lập các Đội quy tập đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, cất bốc hài cốt các liệt sỹ đã hy sinh tại Lào đưa về nước. Từ năm 1999 đến năm 2010, nhờ sự nỗ lực của các cán bộ chiến sỹ trong các đội quy tập và sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy chính quyền và nhân dân các bộ tộc Lào, đặc biệt là tỉnh Bôlykhămxay, thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, hơn 500 hài cốt Liệt sỹ là chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào đã được tìm thấy, cất bốc và đưa về an táng tại Hà Tĩnh [146].
Trong điều kiện nhân dân dọc tuyến biên giới của bạn gặp khó khăn, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng giúp đỡ về hàng hoá, lương thực, thực phẩm, khám và chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí giúp nhân dân bạn trị giá hàng trăm triệu đồng; chỉ đạo các huyện có chung đường biên giới với các huyện bạn cử cán bộ, kỹ sư trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chăm sóc và hỗ trợ giống, phân bón để xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp, giúp đỡ những gia đình gặp hoạn nạn, khó khăn.
Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã thống nhất chủ trương và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương, các tổ chức kinh tế xã hội tổ chức giao lưu, kết nghĩa, phối hợp tổ chức biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao; tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, công tác, nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.
Hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng và công tác biên giới:
Qua các nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh từ năm 1991 đến 2010 đều nhấn mạnh vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của nhiệm vụ hợp tác an ninh, quốc phòng với hai tỉnh bạn và kịp thời đề ra chủ trương, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm tăng cường an ninh quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, phù hợp với diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, tình hình trong nước và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong từng thời kỳ.
Các bên tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, ngăn chặn các hoạt động tội phạm, vượt biên trái phép, buôn lậu qua biên giới, nhất là buôn lậu ma túy; tiêu diệt tận gốc các ổ phỉ, các băng nhóm chống đối có vũ trang; giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề phát sinh. Lực lượng vũ trang ba tỉnh thường xuyên tổ chức các buổi giao ban định kỳ, báo cáo tình hình phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng và biên giới quốc gia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân qua lại buôn bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu, thăm hỏi lẫn nhau…
Có thể bạn quan tâm!
- Về Quá Trình Hoạch Định Chủ Trương Và Chỉ Đạo Thực Hiện Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn Của Đảng Bộ Tỉnh
- Kết Quả Thực Hiện Mối Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Giữa Hà Tĩnh Với Tỉnh Bôlykhămxay Và Khămmuộn
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 15
- Một Số Đặc Điểm Chủ Yếu Về Mối Quan Hệ Giữa Tỉnh Hà Tĩnh Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
- Nâng Cao Năng Lực, Hiệu Quả Điều Hành Của Nhà Nước, Sự Phối Hợp Giữa Các Ngành, Đoàn Thể, Các Tổ Chức Kinh Tế Xã Hội Từ Tỉnh Đến Cơ Sở Trong
- Tăng Cường Phối Hợp Và Hỗ Trợ Lẫn Nhau Giữa Các Hoạt Động Chính Trị Đối Ngoại Và Kinh Tế Đối Ngoại, Chú Trọng Công Tác Ngoại Giao Phục Vụ Kinh
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
Các lực lượng Biên phòng, Công an, phối hợp với chính quyền và nhân dân vùng biên giới tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tiến hành rà soát các địa bàn, mục tiêu, tuyến, lĩnh vực, đối tượng trọng điểm. Trên cơ sở đó, lực lượng ba bên đã xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch, chủ động phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh kịp thời, trấn áp có hiệu quả những hành động xâm nhập, phá hoại của các thế lực thù địch, làm thất bại âm mưu bạo loạn của bọn phỉ và bọn phản động lưu vong, ngăn chặn các hoạt động tội phạm, vượt biên trái
phép, buôn lậu qua biên giới, nhất là buôn lậu ma túy; tiêu diệt tận gốc các ổ phỉ, các băng nhóm chống đối có vũ trang [46], giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ và hợp đồng tác chiến nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng vũ trang của mỗi địa phương, đặc biệt là giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tạo nên sức mạnh đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên toàn tuyến biên giới, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; tạo điều kiện thuận lợi để ba tỉnh hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, góp phần quan trọng cho việc ổn định và phát triển của hai nước Việt - Lào.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành liên quan, đặc biệt là lực lượng Quân sự, Biên phòng, Công an tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, giúp nhân dân nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, đặc biệt là tích cực tham gia nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia; bảo vệ, tu bổ, giữ nguyên hiện trạng và quản lý bảo vệ tốt hệ thống mốc quốc giới đảm bảo quy định của Hiệp định Quy chế biên giới; phát huy vai trò, sức mạnh to lớn của nhân nhằm xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân vững mạnh; củng cố và xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Là lĩnh vực hợp tác có ý nghĩa chiến lược giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, được sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của cán bộ chiến sỹ các lực lượng vũ trang, công tác an ninh - quốc phòng trong giai đoạn 1991- 2010 luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đặc biệt quan tâm và đã thu được những kết quả đáng phấn khởi, góp phần làm phong phú, sinh động thêm mối quan hệ đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em trong thời kỳ mới. Sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, đồng bộ và hợp
đồng tác chiến nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tạo nên sức mạnh đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên toàn tuyến biên giới, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh của ba tỉnh. Kết quả của việc hợp tác về vấn đề an ninh biên giới giữa ba tỉnh đã góp phần bảo vệ biên giới của Việt Nam ở phía Tây và biên giới của Lào ở phía Đông, góp phần tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Những thành tựu này đã góp phần vun đắp thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai nước Việt - Lào nói chung và tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh bạn Lào nói riêng [41, tr 148].
Hợp tác về chính trị, ngoại giao và giao lưu hữu nghị nhân dân:
Từ năm 1991 đến năm 2010, các bên đã duy trì và tăng cường các chuyến thăm hữu nghị và tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo ba tỉnh theo định kỳ và thỏa thuận giữa các bên. Tỉnh Hà Tĩnh đã cử hàng chục Đoàn Đại biểu cấp cao sang thăm chính thức và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn. Tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn cũng đã cử hàng chục Đoàn Đại biểu cấp cao sang thăm chính thức và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh. Các bên đã thông báo cho nhau tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi tỉnh; những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đang đặt ra; những nội dung trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, hai bên cùng tiến hành thảo luận, chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội; bàn các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là hợp tác về kinh tế, đầu tư, thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhân các chuyến thăm và làm việc, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã dành thời gian đi thăm các mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực tại các địa phương; các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đây là thực tiễn sinh động để lãnh đạo các bên tổng kết, đánh giá, trên cơ sở đó, nghiên cứu, bổ sung và xây dựng chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi dịa phương.
Ngoài tổ chức các chuyến thăm và làm việc chính thức của các Đoàn đại biểu cấp cao, quán triệt chủ chủ trương của Tỉnh ủy, Ban cán Đảng HĐND, UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác đồng thời trực tiếp sang thăm và làm việc với tỉnh bạn phối hợp triển khai thực hiện. Đây là những việc làm cụ thể thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất trong từng thời kỳ. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã kịp thời sang thăm, chia sẻ và tặng quà cho đồng bào những vùng xảy ra lũ lụt thiên tai, để lại những tình cảm sâu đậm trong lòng các tầng lớp nhân dân [145].
Về phía các tỉnh bạn, ngoài các chuyến thăm hữu nghị chính thức và ký kết các thỏa thuận hợp tác của lãnh đạo cấp cao, hằng năm, các tỉnh bạn đã cử nhiều Đoàn đại biểu đại diện cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh sang làm việc nhằm phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các bên và tham quan học hỏi kinh nghiệm.
Từ năm 1991 - 2010, lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã ký kết hơn 20 văn bản thỏa thuận hợp tác. Đây là cơ sở pháp lý để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội liên quan từ tỉnh đến cơ sở, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình, tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện.
Các ban ngành, các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân thường xuyên được tổ chức ngày càng phong phú đa dạng. Đây là những hoạt động hết sức có ý nghĩa, thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân ba tỉnh.
Hàng năm, Hội hữu nghị Việt - Lào ba tỉnh đã tổ chức các đoàn sang thăm, giao lưu hữu nghị, trao đổi tình hình về công tác Hội tại tỉnh Bôlykhămxay. Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh và các ngành liên quan tổ chức Hội thảo thu thập thông tin để hội viên nguyên là các chuyên gia, quân tình nguyện chia sẻ thông tin, góp phần giúp tỉnh bạn biên soạn lịch sử; phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đoàn đi cho những cán bộ, chiến sỹ nguyên là chuyên gia, quân tình nguyện sang thăm cơ sở cũ, chiến trường xưa; Hội hữu nghị Việt - Lào và các chi hội đã tổ chức đón Tết Té nước cho kiều bào và cán bộ, học viên Lào đang học tập và sinh sống trên địa bàn Hà Tĩnh [90]. Sở Ngoại vụ phối hợp với Hội Việt - Lào tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Phát huy truyền thống đoàn kết keo sơn giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, đặc biệt là các địa phương hai bên tuyến biên giới, trong những năm qua, các hoạt động kết nghĩa giữa các ngành, các địa phương, giao lưu, hữu nghị nhân dân đã được tổ chức ngày càng phong phú đa dạng. Nhiều xã, thôn, bản, đồn biên phòng, cơ quan, đơn vị thuộc các huyện biên giới đã tổ chức kết nghĩa và ký kết giao ước thi đua thường xuyên qua lại, thăm hỏi lẫn nhau, tổ chức các hoạt động giao lưu, phối hợp giữ gìn bảo vệ đường biên giới hòa bình, hữu nghị, giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến công tác biên giới [37].
Thông qua các chuyến thăm và làm việc, ngoài việc giúp các bên đẩy mạnh việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, qua trao đổi, nắm bắt tình hình thực tế tại các địa phương đơn vị nơi đến thăm, đã giúp đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên các ngành, các lĩnh vực đúc rút những kinh nghiệm và bài học quý báu trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành, nhất là đối với các bạn Lào.
3.1.2.2. Một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện
- Kết quả hợp tác kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và mong muốn của Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh. Một số nội dung hợp tác tuy đã được thống nhất ký kết nhưng hoặc là chậm được triển khai, hoặc là chưa được triển khai.
Trong giai đoạn 1991 - 2010, hợp tác kinh tế đã được Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn từng bước xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Tinh thần và nội dung hợp tác kinh tế luôn được nhấn mạnh và thể hiện khá đầy đủ, kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, các NQ chuyên đề và nhất là trong văn bản thỏa thuận tại các cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương đó, cấp ủy, chính quyền, các ngành, các địa phương liên quan đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn và đã đạt được những thành quả quan trọng, thiết thực góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của ba tỉnh trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, kết quả việc thực hiện nội dung đã ký kết trong lĩnh vực hợp tác kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mỗi tỉnh và yêu cầu, mong muốn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Một số nội dung hợp tác tuy đã được thống nhất ký kết, thậm chí được đưa vào văn bản thỏa thuận hợp tác nhiều lần nhưng chậm được triển khai, hoặc là chưa được triển khai.
- Chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện các chương trình dự án, nhất là đội ngũ cán bộ, chuyên gia lành nghề trên các lĩnh vực của ba tỉnh, đặc biệt là phía tỉnh bạn còn yếu và thiếu, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện, cũng như quá trình tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật một số chương trình, dự án.
Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng lớn đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả và việc nhân diện rộng các mô hình trên các lĩnh vực hợp tác, nhất là trong nông nghiệp, lâm nghiệp, khoa học công nghệ.
Đối với các doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện các dự án, do phía tỉnh bạn thiếu hụt cán bộ, công nhân kỹ thuật và lao động có tay nghề nên phải tuyển chọn và đưa lao động từ Việt Nam sang, nên chi phí đầu vào cũng như giá thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Lào so với hàng hóa sản xuất ở nước khác, nhất là hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN. Điều này đã
và đang gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp khi triển khai các dự án hợp tác đầu tư tại các tỉnh bạn Lào.
- Trình độ, năng lực, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực đối ngoại nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu trong lĩnh vực đối ngoại của các ngành, các địa phương phần lớn chưa được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, thiếu kinh nghiệm trong công tác đối ngoại, trình độ ngoại ngữ còn nhiều bất cập (nhất là phía Hà Tĩnh); lúng túng trong nắm bắt, xử lý các tình huống cụ thể phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; công tác tham mưu còn nhiều bất cập. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện các nội dung hợp tác trên một số lĩnh vực, việc phối hợp trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn… của các bên chưa được quan tâm đúng mức, thiếu kịp thời và thường xuyên.
- Việc tìm hiểu, điều tra nắm chắc tình hình, nhất là khả năng, yêu cầu về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn vốn, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác… nhằm đảm bảo tính khả thi của các nội dung, chương trình hợp tác chưa được quan tâm đúng mức trước khi ký kết các thỏa thuận hợp tác.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới việc trong quá trình tổ chức thực hiện gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, thậm chí có những nội dung thiếu tính khả thi, không đảm bảo điều kiện để tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, việc phân tích, dự báo tình hình còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chủ trương cũng như trong việc thực thi các nội dung hợp tác cụ thể trong từng thời kỳ.
- Việc huy động các nguồn lực nhất là nguồn vốn để thực hiện các chương trình, dự án trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn; Công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng cơ hội đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư ba tỉnh đầu tư vốn, liên kết sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.