lâm sản. Hai bên thống nhất tạo diều kiện thuận lợi cho Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh khai thác vận chuyển thạch cao về Việt Nam và xây dựng nhà máy chế biến thạch cao tại tỉnh Khămmuộn. Hai tỉnh tiếp tục triển khai các nội dung đã ký kết trên lĩnh vực khoa học và công nghệ, khuyến khích tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, nhất là các ngày lịch sử trọng đại của hai nước. Tỉnh Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp tỉnh Khămmuộn sang tham quan du lịch và giao thương; tạo điều kiện thuận lợi tổ chức các tour du lịch giữa hai tỉnh và các tỉnh của hai nước. Tỉnh Hà Tĩnh thống nhất trích ngân sách hỗ trợ tỉnh Khămmuộn 1 tỷ đồng xây dựng Trường tiểu học Na Pô [168].
Nhằm thực hiện thỏa thuận cấp cao giữa các tỉnh đã ký qua các chuyến
thăm, bàn các nhiệm vụ giải pháp cụ thể tăng cường hợp tác giữa ba tỉnh, tháng 7/2010, Đoàn công tác của UBND tỉnh tiếp tục có chuyến làm việc tại các tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn và thủ đô Viêngchăn. Tại tỉnh Bôlykhămxay, hai bên đã trao đổi một số công việc mà hai tỉnh quan tâm như: tạo điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp hai tỉnh sang đầu tư, đặc biệt là tại Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu Kinh tế Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh; trao đổi bàn bạc về việc quy hoạch nâng cấp, mở rộng đoạn nối liền giữa hai Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Nậm Phào. Tại tỉnh Khămmuộn, hai bên cùng trao đổi, bàn bạc về những lợi thế, tiềm năng của mỗi tỉnh, đề xuất một số nội dung hợp tác như: Hiện nay Khu kinh tế Vũng Áng là khu công nghiệp lớn, các chuyên gia và lực lượng lao động rất đông vì thế tỉnh Khămmuộn có thể sản xuất lương thực, thực phẩm, rau quả cung cấp cho khu công nghiệp và các dịch vụ khác có lợi thế; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ Tổng Công ty Khoáng sản Thương mại Hà Tĩnh khai thác và chế biến thạch cao tại tỉnh Khămmuộn. Đoàn cũng đã đến thăm và tặng quà trường Tiểu học Na Pô - ngôi trường được tỉnh Hà Tĩnh trích ngân sách hỗ trợ 1 tỷ đồng để xây dựng [170].
Đồng thời với việc tổ chức các đoàn sang công tác tại hai tỉnh bạn, tỉnh Hà Tĩnh đã đón nhiều đoàn công tác của bạn sang thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Đối với tỉnh Bôlykhămxay: Từ năm 2001 đến năm 2010, tỉnh Bôlykhămxay đã cử 4 Đoàn đại biểu cấp cao sang thăm chính thức và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh: Chuyến thăm do đồng chí Thoong Òn Khăm Phu Ban - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Tỉnh Trưởng dẫn đầu, từ ngày 08/7 đến ngày 10/7/2003 [158]; Chuyến thăm do đồng chí Khăm Pha Phi La Vông - Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào - Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh Trưởng dẫn đầu, từ ngày 25 đến ngày 27/6/2006 [159], [82]; Chuyến thăm do đồng chí Khămpha Philavông - Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào - Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh Trưởng dẫn đầu, từ ngày 11 đến ngày 12/8/2009 [169]; Chuyến thăm và trao quà hỗ trợ nhân dân vùng lũ tại Hà Tĩnh tháng 10/2010 của Đoàn cán bộ tỉnh Bôlykhămxay do đồng chí Pạn Nọi Mả Ni - Bí thư, Tỉnh trưởng dẫn đầu.
- Đối với tỉnh Khămmuộn: Từ năm 2001 đến năm 2010, tỉnh Khămmuộn đã cử 3 Đoàn đại biểu cấp cao sang thăm chính thức và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh: Chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Khămmuộn do đồng chí Lê Ca Căn Nha - Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh Trưởng dẫn đầu, từ ngày 06 đến ngày 08/8/2003 [167]; Chuyến thăm các Khu kinh tế tại tỉnh Hà Tĩnh ngày 6/6/2010 của Đoàn đại biểu tỉnh Khămmuộn do đồng chí Khăm Bay Đăm Lắt, Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng dẫn đầu [91]; Chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 21 đến 23/10/2010, do đồng chí Khăm Bay Đăm Lắt, Ủy viên Trung ương Đảng NDCM Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn [171].
Kết quả nổi bật nhất trong lĩnh vực chính trị là các bên đã duy trì và tăng cường các chuyến thăm hữu nghị và tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo ba tỉnh theo định kỳ và thỏa thuận giữa các bên. Tỉnh Hà Tĩnh đã đón tiếp chu đáo và tổ chức có hiệu quả các hoạt động trong các chuyến thăm và làm việc của các đoàn công tác của hai tỉnh bạn.
Thông qua các chuyến thăm, từ năm 2001 đến năm 2010, lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã ký kết hàng chục văn bản thỏa thuận hợp tác. Đây là những văn kiện quan trọng thể hiện cụ thể, sinh động việc quán triệt, vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách đối
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 8
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Về Tiếp Tục Phát Triển Quan Hệ Đặc Biệt Giữa Tỉnh Hà Tĩnh Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn
- Quá Trình Chỉ Đạo Thực Hiện Phát Triển Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn Của Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh (2001 - 2010)
- Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 12
- Về Quá Trình Hoạch Định Chủ Trương Và Chỉ Đạo Thực Hiện Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện Với Tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn Của Đảng Bộ Tỉnh
- Kết Quả Thực Hiện Mối Quan Hệ Hữu Nghị, Hợp Tác Giữa Hà Tĩnh Với Tỉnh Bôlykhămxay Và Khămmuộn
Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.
ngoại của hai Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào vào việc xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt tại các địa phương cùng chung biên giới giữa hai nước; đánh dấu quá trình, nội dung hợp tác trên các lĩnh vực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân ba tỉnh trong từng thời kỳ và là cơ sở pháp lý để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội liên quan từ tỉnh đến cơ sở, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện.
Về phía các tỉnh bạn, ngoài các chuyến thăm hữu nghị chính thức và ký kết các thỏa thuận hợp tác của lãnh đạo cấp cao, hằng năm, các tỉnh bạn đã cử nhiều Đoàn đại biểu đại diện cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh sang làm việc [136]. Các ngành liên quan, đặc biệt là công an, biên phòng, hải quan, thương mại du lịch, biên giới... hằng năm đã tổ chức hàng chục chuyến thăm và làm việc song phương với các ngành liên quan của Hà Tĩnh [47].
Các ban ngành, các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân thường xuyên được tổ chức ngày càng phong phú đa dạng. Đây là những hoạt động hết sức có ý nghĩa, thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân ba tỉnh.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương, nhất là các huyện biên giới của Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều chuyến thăm, giao lưu với hai tỉnh bạn. Năm 2001, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Tĩnh đã tổ chức chuyến thăm và ký kết thỏa thuận hợp tác với Hội Phụ nữ tỉnh Bôlykhămxay. Từ đó, hai bên đã thường xuyên tổ chức các đoàn sang thăm và chia sẽ kinh nghiệm về công tác vận động phụ nữ [75], [76].
Năm 2003, nhận lời mời của Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh, Đoàn đại biểu Tỉnh Đoàn Bôlykhămxay đã sang thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Sau khi tham quan, nghiên cứu các mô hình, hai bên đã tiến hành Hội đàm và ký kết bản thỏa thuận hợp tác nhằm phát huy vai trò của thanh thiếu niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa tuổi trẻ hai tỉnh [122].
Cuối năm 2007, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã khởi công Dự án xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Tây Sơn, tổng số vốn đầu tư 26 tỷ đồng, với diện tích khoảng 10 km2, phía Tây giáp huyện Căm Cợt tỉnh Bôlykhămxay. Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Tây Sơn được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho tuổi trẻ giữa hai huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và huyện Căm Cợt, tỉnh Bôlykhămxay trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh biên giới [123].
Tháng 9/2007, Huyện đoàn Hương Sơn đã sang thăm và làm việc với huyện đoàn Căm Cợt. Hai bên đã thống nhất chương trình phối hợp hoạt động, giao lưu văn hoá, học hỏi kinh nghiệm trong công tác Đoàn và phát huy vai trò của thanh niên tham gia giữ gìn trật tự khu vực biên giới, xây dựng Đồi thanh niên hữu nghị Hương Sơn - Căm Cợt tại thị trấn Lạc Xao, tỉnh Bôlykhămxay. Nhân dịp này, Huyện đoàn đã đã hỗ trợ cây giống và huy động Đội Tình nguyện gồm 50 đoàn viên huyện Hương Sơn sang trồng 10.000 cây gió trầm tại huyện Căm Cợt [79].
Phát huy truyền thống đoàn kết keo sơn giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, đặc biệt là các địa phương hai bên tuyến biên giới, các hoạt động kết nghĩa giữa các ngành, các địa phương, giao lưu, hữu nghị nhân dân đã được tổ chức ngày càng phong phú đa dạng. Ngoài các huyện biên giới, đã có 4 huyện, thị xã và Trường Chính trị của Hà Tĩnh đã kết nghĩa với các địa phương, đơn vị tỉnh bạn, đó là: Thị xã Hồng Lĩnh với Thị xã Pạc San, huyện Đức Thọ với huyện Pạc Cả Đinh, huyện Cẩm Xuyên với huyện Tha Phả Bạt, huyện Nghi Xuân với huyện Bô Ly Khăn, Trường Chính trị Trần Phú tỉnh Hà Tĩnh với Trường Chính trị tỉnh Bôlykhămxay.
Về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại:
Về nông, lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường hợp tác, đầu tư, từng bước giúp các tỉnh bạn giải quyết những khó khăn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Nội dung hợp tác tập trung chủ yếu vào việc giúp bạn nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, đưa những giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; hợp
tác sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng và khai thác chế biến lâm sản, cây công nghiệp; xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp. Định kỳ hằng năm, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức các đoàn cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp sang nước bạn để trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất như: giúp bạn khai thác và phơi muối mỏ bằng ánh nắng mặt trời ở huyện Nống Bốc; thí điểm trồng lúa chiêm tại Căm Cợt; chuyển giao công nghệ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; giúp bạn làm thí điểm mô hình kinh tế vườn đồi, kinh tế hộ gia đình; triển khai dự án phối hợp trồng cây cao su. Các tỉnh bạn đã tổ chức các đoàn cán bộ sang làm việc tham quan thực tế các mô hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng kinh tế hộ gia đình và kinh tế vườn đồi [109]. Nhiều chuyên gia nông nghiệp của Hà Tĩnh đã trực tiếp đến tận các bản làng ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh bạn giúp đồng bào kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất những cây con có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu đời sống và tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Về thương mại và du lịch: Trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác đã ký, tỉnh Hà Tĩnh và hai tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tăng cường chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân đầu tư 100% vốn, hoặc hợp tác đầu tư cùng kinh doanh, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu sang nước thứ 3. Hướng ưu tiên đối với doanh nghiệp ba tỉnh trong giai đoạn này là đầu tư sản xuất, chế biến nông, lâm sản như: gỗ, lương thực, thực phẩm, rau quả và khai thác, chế biến khoáng sản [109].
Tại cuộc hội đàm nhân chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Hà Tĩnh tại Bôlykhămxay năm 2001, hai tỉnh đồng ý hợp tác tổ chức các quầy hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ăn uống. Tỉnh Bôlykhămxay đồng ý tạo điều kiện cho Hà Tĩnh thành lập cơ sở chế biến đồ gỗ, song, mây, cung cấp thiết bị kỹ thuật chưng cất tinh dầu gió. Hai bên thống nhất tiếp tục tiến hành hợp tác về cung cấp vật tư, sửa chữa cơ khí, mở rộng hợp tác du lịch trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi [114]. Đặc biệt, năm 2001, tỉnh Bôlykhămxay đã cử 2 đoàn gồm các doanh nghiệp sang Hà Tĩnh tiếp xúc với
các ngành liên quan, xem xét tình hình nhằm hợp tác đầu tư, đánh bắt, chế biến, tiêu thụ hải sản [109].
Hoạt động hợp tác giữa hai nước Việt - Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Nậm Phào diễn ra khá sôi động. Hai bên đã tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Với các chính sách ưu đãi dành cho nhau, nhiều mặt hàng buôn bán giữa hai nước có thuế suất 0%, tạo điều kiện cho thương mại ngày càng phát triển. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo đạt 5,7 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 24,2 triệu USD; đã có trên 70 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu vào khu kinh tế Cầu Treo, tham gia hợp tác với nước bạn Lào. Một số doanh nghiệp Lào đang xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo và Khu kinh tế Vũng Áng.
Theo đề nghị của tỉnh Hà Tĩnh, Chính phủ cử đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan tổ chức buổi làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan về việc xúc tiến thành lập Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Tĩnh - Bôlykhămxay theo mô hình “một khu vực, hai quốc gia, một chính sách”. Theo đề xuất của tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Giao thông Vận tải đã cử đoàn công tác phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khảo sát tuyến Đường 8, Đường 12 để hoàn thiện hồ sơ đề xuất Chính phủ để đưa hai tuyến đường này vào Hiệp định khung Tổ chức tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Tiếp đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Đoàn công tác của tỉnh cùng phối hợp với Tổ công tác của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sang làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay để khảo sát, thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu, xây dựng đề án để trình Chính phủ hai nước; UBND tỉnh cũng đã cử đoàn công tác của tỉnh sang làm việc với chính quyền tỉnh Bôlykhămxay và Hải quan vùng III của Lào và một số doanh nghiệp xuất khẩu của Lào để thống nhất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc vận chuyển hàng hóa trên tuyến Quốc lộ 8 (phía đất Lào) đồng thời xây dựng kế hoạch đề xuất Tổng cục Hải quan hai nước tiến tới thực hiện thủ tục “một lần dừng, một lần kiểm tra” tại Cửa khẩu Cầu Treo - Nậm Phào.
Nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại, du lịch, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, "Tổ công tác phối hợp Việt - Lào nghiên cứu về quản lý khai thác Cảng Vũng Áng" được thành lập và đi vào hoạt động. Trong khuôn khổ các chuyến làm việc của tổ công tác, lãnh đạo các ngành, các địa phương liên quan tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tăng cường trao đổi thông tin, kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành hai nước có cơ chế chính sách nhằm tăng cường đầu tư và phối hợp khai thác có hiệu quả cảng Vũng Áng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của hai nước nói chung và ba tỉnh nói riêng, nhất là trong việc giúp các tỉnh bạn xúc tiến đầu tư thương mại, lưu thông hàng hóa với Việt Nam và các nước thứ ba [40].
Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho một số doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đầu tư sản xuất và kinh doanh tại thị trường Lào như: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư dây chuyền chế biến bột Becbrin; Doanh nghiệp Hưng Thịnh đầu tư dây chuyền sản xuất dây thép gai, cung cấp xi măng sắt thép, xăng dầu, hóa mỹ phẩm vào thị trường Lào. Tỉnh Hà Tĩnh đã hỗ trợ Công ty Lan Xạng thuộc Bộ Thương mại Lào mở siêu thị không thu phí tại Trung tâm Thương mại Thành phố Hà Tĩnh nhằm tiêu thụ hàng hóa sản phẩm của Lào tại thị trường tỉnh Hà Tĩnh [90].
Được sự hỗ trợ của Chính phủ hai nước, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay đã từng bước đầu tư hình thành các khu kinh tế trọng điểm đối diện nhau qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Do thuận lợi về mặt địa lý, giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư khá đồng bộ, cơ chế chính sách cởi mở, thông thoáng, cho nên các hoạt động kinh tế, thương mại ở các trung tâm này diễn ra khá sôi động [90].
Sau khi có Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, theo đó, toàn bộ Khu kinh tế rộng 56.684 ha được xác định là khu phi thuế quan với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, tín dụng, đất đai và một số cơ chế, chính sách khác. Tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ
đạo các cấp, các ngành triển khai công tác quy hoạch, xây dựng nhằm đẩy mạnh hoạt động về giao lưu thương mại giữa các tỉnh có chung đường biên, hai nước và của các tỉnh có sử dụng Đường 8, Đường 12 của ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan.
Tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng thành lập Công ty Cổ phần cảng Vũng Áng Việt - Lào. Đây là dự án quan trọng được lãnh đạo cao cấp hai nước ưu tiên, tập trung chỉ đạo góp phần phục vụ vận tải hàng quá cảnh của Lào và phục vụ phát triển hành lang kinh tế Đông Tây.
Đối với ngành du lịch, hai bên thống nhất tiếp tục chỉ đạo phối hợp làm tốt các khâu dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch để thu hút khách tham quan; tăng cường và mở rộng các tour du lịch qua cửa khẩu Cầu Treo; tăng cường mở rộng và trao đổi lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân các tỉnh có chung đường biên, hai nước và nước thứ ba tham quan du lịch trên địa bàn hai tỉnh, hai nước và nước thứ ba [158.tr,82].
Tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực gắn kết các điểm du lịch đặc sắc như biển Thiên Cầm, khu lưu niệm Nguyễn Du, khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, với suối nước nóng Lạc Xao, du lịch bản Na Coi, hang đá núi Then Chau của tỉnh Bôlykhămxay và khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Na Kai - Nậm Thơn của tỉnh Khămmuộn để tạo thành tuyến du lịch hành lang kinh tế Đông - Tây theo Quốc lộ 8A qua Cửa khẩu Cầu Treo [102]. Ngành thương mại, các công ty lữ hành ba tỉnh đã liên kết, hình thành các tour, tuyến du lịch nội và ngoại vùng, nâng cấp mở rộng và từng bước hiện đại hóa hệ thống dịch vụ, đầu tư quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của mỗi địa phương, do đó lượng khách du lịch qua lại giữa ba tỉnh ngày càng tăng [90].
Về công nghiệp và xây dựng cơ bản: Trong giai đoạn từ 2001 - 2010, nhiều công ty, doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đã đảm nhận thi công nhiều công trình tại tỉnh bạn đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ, được phía bạn đánh giá cao. Đặc biệt, bằng nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay tiến hành tu sửa, nâng cấp con đường huyết mạnh giữa hai tỉnh là Đường 8A, đồng thời nâng cấp đoạn đường Gia