trạng phát triển “nóng”: nuôi trồng thuỷ sản manh mún nhỏ lẻ, khai thác và chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường….. làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái tự nhiên.
- Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng nhưng chưa có sản phẩm du lịch hấp dẫn. Việc nghiên cứu, khảo sát để tìm ra các hàng hoá đặc thù của địa phương chưa được chú trọng. Các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động vui chơi giải trí chưa được đầu tư nên du lịch Giao Thuỷ chưa có sức hút đối với khách tham quan.
- Lượng khách tăng nhanh trong điều kiện kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch chưa đủ đáp ứng tạo ra nguy cơ phá vỡ môi trường sinh thái. Tốc độ đầu tư phát triển du lịch nhanh trong khi khả năng quản lý, khai thác lại rất hạn chế (chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển du lịch toàn huyện và quy hoạch du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy; Quy chế quản lý du lịch chưa được điều chỉnh bổ sung kịp thời để phù hợp với thực tiễn).
Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
- Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về du lịch chưa thật đầy đủ. Một vài địa phương trọng điểm về du lịch chưa chủ động tìm biện pháp phát triển du lịch một cách bền vững.
- Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch và thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, thủ tục hành chính chưa thuận lợi, chưa có chính sách thu hút nhân tài trong ngành du lịch. Vai trò tham mưu của cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý và hỗ trợ du lịch phát triển thiếu chặt chẽ.
- Nguồn nhân lực trong ngành du lịch hầu hết chưa được đào tạo cơ bản và chưa được cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên. Khi tuyển nhân viên, chủ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh muốn tiết kiệm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Mặt khác do bị ảnh hưởng bởi tính chất mùa vụ nên việc sử dụng lao động du lịch không thường xuyên dẫn tới một bộ phận lao động du lịch đã được đào tạo không có việc làm phải tìm việc làm khác.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Giao Thủy chưa được chú trọng, chưa làm nổi bật được giá trị loại hình du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
2.3.4. Hiện trạng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Nghiên cứu mô
hình du lịch cộng đồng tại xã Giao Xuân – Giao Thuỷ) [42,18 ]
- Hiện trạng về du lịch cộng đồng vùng ven biển Nam Định
Trong thời gian qua lượng khách du lịch cộng đồng đến vùng ven biển nói chung và tại các xã vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ nói riêng còn quá ít so với nguồn tài nguyên mà trong vùng có được Hầu như khách du lịch chỉ xuống tắm biển tại hai bãi biển Quất Lâm và Thịnh Long rồi quay về chứ rất ít khách ở lại tham quan VQG Xuân Thuỷ. Đó có nhiều khách đi qua tuyến du lịch sinh thái cộng đồng trong vùng đệm của VQG Xuân Thuỷ. Như đó đề cập ở phần trên, nếu không có khả năng nối kết với các hoạt động du lịch trong VQG thì rất khó có thể tổ chức xây dựng hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại vùng ven biển Nam Định. Với lợi thế này, để có thể thu hút khách du lịch đến tham quan tại xã Giao Xuân, cần phải xây dựng các hoạt động hấp dẫn và tập trung khai thác đối tượng khách du lịch xem chim tại vườn quốc gia.
Bảng 2.7. Hiện trạng về khách du lịch cộng đồng tại xã Giao Xuân
Khách nội địa | Khách quốc tế | Tổng | |
2007 | 129 | 21 | 150 |
2008 | 113 | 118 | 231 |
2009 | 133 | 145 | 278 |
9 tháng/2010 | 157 | 99 | 256 |
Tổng | 532 | 383 | 915 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Vùng Ven Biển Bắc Bộ Theo Địa Phương
- Hiện Trạng Về Du Lịch Sinh Thái Biển Tại Tỉnh Nam Định
- Thống Kê Số Lượng Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch Hai Khu Du Lịch Biển
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam [10,45]
- Chỉ Tiêu Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch 2012-2015
- Dự Toán Kinh Phí Và Nguồn Kinh Phí Để Thực Hiện Giải Pháp
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và phát triển Cộng đồng (MCD)
Theo số liệu thống kê của trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển Cộng Đồng thống kê được lượng khách đến với du lịch cộng đồng tại xã Giao Xuân trong những năm vừa qua là: Năm 2007 có 21 khách du lịch quốc tế (chủ yếu là khách xem chim) và hơn 129 khách du lịch nội địa (chủ yếu là sinh viên và các đoàn nghiên cứu) đến tham quan VQG. Lượng khách này còn quá thấp vì vậy cơ hội để thu hút các đoàn khách đến tham quan cũng không nhiều. Đến tháng 9 năm 2010 thì
lượng khách này cũng tăng lên đáng kể khách du lịch quốc tế là 99 khách và khách du lịch nội địa là 157 khách. Tuy nhiên lượng khách du lịch cộng đồng này còn quá thấp so với tài nguyên mà khu vực có được.
Bảng 2.8. Thu nhập du lịch dựa vào cộng đồng tại Giao Xuân
Tổng Thu nhập (VND) | Thu nhập ăn | Thu nhập ngủ | Thu nhập văn nghệ | Thu nhập thuê xe đạp | |
Năm 2009 | 41.340.000 | 23.180.000 | 10.500.000 | 5.500.000 | 2.160.000 |
Năm 2010 | 45.135.000 | 25.005.000 | 13.150.000 | 5.300.000 | 1.680.000 |
Tổng số | 96.475.000 | 48.185.000 | 23.650.000 | 10.800.000 | 3.840.000 |
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và phát triển Cộng đồng (MCD)
Chính những nguồn khách này đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình kinh doanh nhà nghỉ và các tổ dịch vụ phục vụ du lịch có tăng phần thu nhập những tháng gần đây bình quân thu được từ 150 đến 200.000đ/tháng bước đầu đã tạo cho các thành viên tham gia làm du lịch có việc làm mới tăng thu nhập giảm bớt khó khăn .mọi thành viên tham gia đều phấn khởi ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường được nhân lên rõ rệt.Đặc biệt các nhà nghỉ đã mua bổ xung các đồ dùng như: Chăn ga gối đệm và bình nóng lạnh vv…Để phục vụ cho khách đến nghỉ được tân hưởng không khí trong lành thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, chất lượng các bữa ăn được các nhà nghỉ bằng các kiến thức đã được học của trường hoa sữa luôn luôn được áp dụng thường xuyên đảm bảo cho khách ăn ngon miệng được khách đánh giá tốt. Đội văn nghệ đã phát huy được các kiến thức nghệ thuật chèo và đã có cái tiến một số tiết mục nghệ thuật dân gian các thể loại để biểu diễn giao lưu với khách, được khách đánh giá là đội chèo chuyên nghiệp. Đội ngũ hướng dẫn viên đã tích cực học hỏi và tham dự các lớp tập huấn ngắn ngày để nâng cao kiến thức hiểu biết về mọi mặt và trình độ ngoại ngữ giao tiếp thông thường và cách xử lý tình huống, để các tour khách dẫn đến chất lượng hơn .
Nhìn chung các hoạt động du lịch bước đầu đã thu được kết quả đáng kể đã góp phần cùng nhân dân trong xã tạo ra một kế sinh nhai mới, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái biển phát triển bền vững .
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ du lịch cộng đồng tại Giao Xuân
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch hiện tại còn rất yếu kém, hiện tại ở Giao Xuân chỉ có 12 nhà cung cấp dịch vụ lưu trú với số lượng khách có thể tiếp đón khoảng 40 - 50 khách trong một đợt, và 1 quán ăn nhỏ phục vụ khách theo kiểu gia đình. Chưa có hộ gia đình nào cung cấp dịch vụ vận chuyển (đường thủy và đường bộ), chưa có công trỡnh sinh hoạt cộng đồng phù hợp để có thể lồng ghép với mục đích du lịch. Điều đáng quan tâm là hiện nay có một hộ dân đang đầu tư khu vui nuôi cá sấu và trồng cây cảnh nhằm mục đích phục vụ hoạt động vui chơi, thư giãn của du khách và họ đang triển khai xây dựng một số phòng nghỉ hiện đại để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách. Điều này vừa tăng khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú tại địa phương nhưng cũng có thể tác động đến nhu cầu lưu trú của khách đối với nhà nghỉ dân/cộng đồng tại xã Giao Xuân.
- Thông tin giới thiệu du lịch sẵn có của điểm, khả năng liên kết quảng bá du lịch: Thông tin giới thiệu về Giao Xuân hiện nay chưa được xây dựng, tuy nhiên có khả năng lồng ghép hoạt động quảng bá du lịch (tại chỗ VQG và qua các tờ rơi tập gấp hay phương tiện thông tin truyền thông khác, kể cả việc marketing trực tiếp với các công ty lữ hành). Điểm thuận lợi là khá nhiều khách đó biết đến VQG Xuân Thủy và cũng đó cú sẵn cỏc thụng tin giới thiệu về VQG cũng như danh tiếng của VGQ đó được khẳng định. Khả năng phát huy lợi thế sẵn có và tính lên kết khá cao.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất hỗ trợ: điện, nước, vận chuyển, liên lạc, y tế... Cơ sở hạ tầng khá tốt, đường giao thông tương đối thuận lợi, điện và nước sạch đầy đủ, điện thoại, internet sẵn có, điện thoại di động được phủ sóng, có trạm xá, hội trường xã có thể phục vụ cho hoạt động giao lưu văn nghệ, họp cộng đồng. Một số chòi Vạng có thể sử dụng cho nhu cầu nghỉ ngơi và lưu trú của du khách. Bên cạnh đó có thể sử dụng thuyền sẵn có làm phương tiện vận chuyển khách du lịch trong quá trình tham quan tại VQG.
- An ninh, an toàn du khách: Tinh thần đoàn kết của người dân rất cao, đời sống tâm linh phát triển, mọi người thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ nhau. Đây là những điểm tích cực tác động đến an ninh, an toàn du khách. Tuy nhiên, thông tin
thu thập được qua các buổi họp cộng đồng, vẫn còn có tệ nạn xó hội như nghiện hút, trộm cắp, cờ bạc. Vì vậy, dù ít hay nhiều, vẫn cú thể xuất hiện những tác động ngoài mong muốn khi du khách đến tham quan và lưu trú qua đêm tại vùng.
Kết quả phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch dựa vào cồng đồng khu vực Giao Xuân cho thấy, tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở đây rất lớn. Nơi đây có điều kiện để xây dựng được sản phẩm du lịch đặc sắc, giá trị cao từ cộng đồng. Tuy nhiên, hiện trạng hoạt động du lịch cộng đồng ở đây hoàn toàn chưa xứng với tiềm năng vốn có ở khu vực. Các điều kiện hỗ trợ cho phát triển như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa có hoặc có với số lượng quá ít và chất lượng quá thấp.
Các chương trình du lịch cộng đồng mới chỉ dừng lại ở các mục đích nghiên cứu, tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên, tìm hiểu đời sống của người dân. Các hoạt động trong chương trình còn đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn khách du lịch cộng đồng nói chung. Cụ thể hiện nay, những chương trình du lịch cộng đồng mới chỉ có những hoạt động như: quan sát, ngắm các bãi chim, thăm các rừng phi lao ngập mặn ở cồn Ngạn và thăm ngọn Hải đăng trên cồn Vành, du khảo đồng quê, ở nhà dân, thưởng thức các món ăn của người dân địa phương... Phương tiện đi lại chủ yếu cho khách là xuồng máy của đội bảo vệ, trong khi đó có một số thuyền chèo tay của dân chài có thể sử dụng mà lại không gây ô nhiễm môi trường (khí thải), và không gây sóng mạnh ảnh hưởng đến thực vật mọc ven mép nước, xe đạp vòng quanh các làng trong xã Giao Xuân. Việc đầu tư cho du lịch cũng còn khiêm tốn nên kết quả thu được chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ của ban quản lý VQG hoặc các nhà mà khách du lịch có thể ăn ngủ nghỉ lại.
2.3.5. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển du lịch sinh thái biển vùng ven biển Nam Định [39, 65 ]
Vấn đề đặt ra hiện nay là chúng ta phải đứng trên quan điểm bảo tồn để thực hiện dự án phát triển du lịch sinh thái biển này. Qua thực tế khảo sát, tác giả nhận thấy có một số vấn đề sau cần phải lưu ý khi muốn phát triển mô hình du lịch sinh thái biển vùng ven biển.
Hình thức du lịch: Hình thức du lịch chủ yếu của khu vực ven biển chủ yếu vẫn là khách du lịch đến tắm biển vào mùa hè ở hai bãi biển Thịnh Long và Quất Lâm. Còn khách du lịch đến tham quan VQG Xuân Thủy từ lâu vẫn nổi tiếng là
điểm xem chim lý tưởng cho nhiều nhà chuyên môn. Du lịch xem chim ở đây đòi hỏi du khách phải có kiến thức nhất định về các loài chim và có dụng cụ quan sát. Số lượng chim ở Xuân Thủy không còn nhiều. Nếu muốn quan sát chim dễ dàng nên đến vào mùa chim dư cư. Như vậy, rõ ràng du lịch xem chim ở Xuân Thủy mang tính lựa chọn đối tượng khách và tính mùa vụ rất cao. Du khách phải có ý thức, tránh gây tiếng ồn và gây xáo trộn không gian và môi trường sống của các loài chim. Vì vậy, số lượng khách cũng cần phải hạn chế. Thực tế cho thấy, lượng khách đến thăm VQG, với cộng đồng dân cư vùng ven biển, cho đến nay là rất thấp. Vì vậy, cơ hội để cộng đồng có được các lợi ích về kinh tế từ du lịch là không nhiều. Vấn đề được đặt ra là: sau khi khảo sát ở vùng đệm của Xuân Thủy thuộc xã Giao Xuân và thăm một xóm nhỏ trong xã vùng ven biển nhận định ban đầu là việc xây dựng các tour du lịch sinh thái biển không mấy khả thi nếu như chúng ta không kết nối với vùng lõi của Vườn, nơi phong cảnh tự nhiên còn nhiều điểm hấp dẫn. Nhưng nếu kết nối với vùng lõi, ai có thể đảm bảo việc phát triển du lịch cộng đồng không làm ảnh hưởng đến sinh cảnh tư nhiên các quần thể chim trong Vườn. Kết hợp du lịch xem chim và du lịch cộng đồng sẽ là yếu tố đảm bảo người dân vùng ven biển được chia sẻ nguồn lợi từ du lịch, nhưng sẽ là vô cùng nhạy cảm với công tác bảo tồn trong vùng đệm của VQG.
Lựa chọn đối tượng khách du lịch nào? Từ trước tới nay, đối tượng khách du lịch đến Xuân Thủy vẫn chủ yếu là người nước ngoài, các chuyên gia về chim trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có số lượng khá đông đảo các đoàn nghiên cứu sinh, thực tập sinh về môi trường (chủ yếu là người Việt Nam). Việc phát triển đối tượng khách quốc tế là giải pháp phù hợp, vừa đảm bảo về mặt bảo vệ môi trường, vừa đem nguồn thu đáng kể cho VQG và cộng đồng. Bên cạnh đó, còn có thể cân nhắc việc thu hút đối tượng là nghiên cứu sinh, thực tập sinh về môi trường. Mặc dầu đối tượng này không đem nguồn thu lớn về mặt kinh tế nhưng có thể giới hạn được các tác động tiêu cực của du lịch lên môi trường tự nhiên. Nếu khuyến khích đối tượng khách phổ thông thì vấn đề bảo tồn được giá trị tài nguyên của vùng là rất có thể sẽ phải trả giá, bù lại kinh tế của cộng đồng có thể được cải thiện. Đối tượng khách quốc tế thường chi tiêu và sự sẵn lòng chi trả các dịch vụ cũng như đóng góp cho việc phát triển cộng đồng và bảo tồn thường lớn hơn rất nhiều lần so với khách du lịch nội địa, trong khi đó, tác động tiêu cực từ hoạt động tham quan của du khách nội địa lại lớn hơn gấp nhiều lần so với khách quốc tế. Vậy, nên chăng, ưu tiên tập
trung khai thác thị trường khách du lịch quốc tế và giảm thiểu các hoạt động tham
quan ồ ạt của khách nội địa.
Bên cạnh tăng thu nhập cho người dân từ hoạt động du lịch, cần phải tiến hành công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế và nâng cao nhận thức cho người dân địa phương cần tiến hành song song, làm sao chỉ cho cộng đồng vùng ven biển thấy được giá trị mà họ có được để chính họ phải là người bảo vệ các giá trị đó của họ. Việc giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng trước hết phải nhằm vào những đối tượng trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng. Trên thế giới đã có rất nhiều phương thức tiếp cận trong vấn đề phát triển cộng đồng ở trong và ngoài các khu vực bảo tồn, đảm bảo sự phát triển bền vững, nhưng xem ra chưa có một mô hình nào mang tính hoàn hảo, nó có thể hiệu quả ở vùng này hoặc nước này nhưng lại không hiệu quả ở vùng khác hay nước khác. Lý do là bối cảnh từng vùng, từng miền, từng nước khác nhau. Do vậy du lịch sinh thái biển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: chính trị, lịch sử, văn hoá, tự nhiên, con người...của mỗi vùng. Luận văn nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái biển ở vùng ven biển Nam Định được xây dựng trên cơ sở phân tích những vấn đề nổi cộm của thực trạng phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng và những đánh giá, đề xuất chuyên gia, vì vậy để có thể áp dụng thực tiến đòi hỏi có nhiều bước đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy các yếu tố tích cực và đảm bảo phát triển bền vững.
2.4. Tóm tắt chương 2 và nhiệm vụ chương 3.
Chương 2 đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Đánh giá chung về ngành du lịch Nam Định nhất là ngành du lịch huyện Giao Thuỷ vấn đề được nhận thấy là các cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch ở vùng ven biển còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là một đòi hỏi cấp bách của du lịch Nam Định nói chung và du lịch vùng ven biển Nam Định nói riêng để ngành du lịch có thể phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.
- Tổng quan được về vùng ven biển Nam Định; thống kê chi tiết đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, hiện trạng về môi trường, đặc điểm thuỷ hải văn cảu
vùng ven biển Nam.
- Đánh giá tiềm năng du lich sinh thái biển, trong đó có đánh giá về tiềm năng du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn của vùng ven biển Nam Định.
- Đánh giá hiện trạng về du lịch sinh thái biển tại Nam Định. Nêu rõ tình hình chung và hiện trạng đang diễn ra của du lịch sinh thái biển. Đồng thời đi vào phân tích hiện trạng của du lịch huyện Giao Thuỷ, hiện trạng du lịch sinh thái dựa và cộng đồng tại xã Giao Xuân để đưa ra giải pháp ở chương 3.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế của du lich sinh thái biển tỉnh Nam Định tác giả luận văn đưa ra 3 nhiệm vụ và sẽ là 3 giải pháp của chương 3 nhằm phát triển du lich sinh thái biển Nam định theo hướng bền vững:
- Phát triển du lịch sinh thái biển tại huyện Giao Thuỷ và vùng phụ cận.
- Xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái biển dựa vào cộng đồng vùng ven biển tỉnh Nam Định, trọng tâm tại huyện Giao Thuỷ
- Xây dựng các điểm, tour du lịch và dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch
sinh thái biển Nam Định theo hướng bền vững