Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 20


KẾT LUẬN


Quán triệt quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về cán bộ và công tác dân tộc, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có định hướng chiến lược để xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Có thể khẳng định, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng luôn được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng và sự phát triển của đất nước.

Vận dụng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam vào thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk, Đảng bộ tỉnh luôn xác định xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là khâu đột phá quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vận hội cũng như nguy cơ của tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên gắn liền với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có khả năng hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới là công tác vừa cấp bách vừa lâu dài.

Nhận thức sâu sắc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo và chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Đồng thời, đã xây dựng Quy định về tiêu chuẩn, chức danh cho cán bộ, trong đó, có cán bộ dân tộc thiểu số, nhằm từng bước đảm bảo được tỷ lệ cán bộ dân tộc hợp lý trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp. Cùng với việc xây dựng tiêu chuẩn, chức danh riêng cho cán bộ dân tộc thiểu số, Tỉnh ủy đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để


động viên đội ngũ cán bộ dân tộc nâng cao trình độ về chuyên môn và lý luận chính trị.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh Đắk Lắk nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, tiến hành đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Có chương trình, kế hoạch, phân công cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị và từng cấp, định rõ nội dung công việc và thời gian thực hiện. Đồng thời, phát huy tính tích cực của bản thân người cán bộ dân tộc thiểu số trong việc tự phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện mình về mọi mặt và vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đóng góp vào việc xây dựng tỉnh Đăk Lăk ngày càng phát triển, xứng đáng là một trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên.

Kết quả của quá trình lãnh đạo và chỉ đạo công tác tạo nguồn và sử dụng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk là: Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của tỉnh không chỉ phát triển về số lượng và chất lượng mà từng bước khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh, cũng như có những đóng góp nhất định vào thành tựu phát triển của tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập như trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị tuy được nâng lên một bước song vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Nhiều nơi, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số còn quá ít so với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số trong cư dân trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

Trong 10 năm (2005-2015), sự phát triển mọi mặt của tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận sự trưởng thành và đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Qua đó, cũng khẳng định những đổi mới trong công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, khẳng định quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng, sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn tỉnh.


Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 - 20

Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ năm 2005 đến năm 2015 của tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế là cơ sở để tổng kết những kinh nghiệm của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó, tìm ra nguyên nhân quan trọng, có tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng, bảo đảm tỷ lệ hợp lý đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tham gia vào các cơ quan của nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập từ tỉnh đến huyện, xã; góp phần vào thực hiện thành công chiến lược công tác dân tộc của tỉnh. Với ý nghĩa đó, những kinh nghiệm đúc rút được trong thực tiễn lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số thời gian qua có giá trị tham khảo cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, chính quyền các cấp, các cơ quan làm công tác tổ chức và cán bộ vận dụng vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần tạo sự đột phá trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng. Từ đó, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao để xây dựng và phát triển bền vững Tây Nguyên và Đắk Lắk trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số được hiệu quả hơn trong thời gian đến, các cơ quan trong hệ thống chính trị ở tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

Một là, Đẩy mạnh việc nghiên cứu về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các cấp, nhất là cấp xã. Mở rộng phạm vi nghiên cứu ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên nhằm tìm ra những điểm chung của khu vực. Từ đó, có cơ sở để kiến nghị với Đảng và Nhà nước về những quyết sách riêng cho sự phát triển của khu vực Tây Nguyên.

Hai là, Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy chế về công tác quy hoạch; quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; quy chế sử dụng cán bộ. Hoàn chỉnh hệ thống chính sách cán bộ cho phù hợp với hiện nay.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Tĩnh (Chủ nhiệm) (2014), Vận dụng Phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh vào đổi mới phương pháp dạy và học các môn Lý luận chính trị tại Trường Đại học Tây Nguyên, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột.

2. Nguyễn Thị Tĩnh (2014), “Giảng dạy các môn Lý luận chính trị theo phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Tây Nguyên”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, (12), tr. 65-70.

3. Nguyễn Thị Tĩnh (Chủ nhiệm) (2016), Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến năm 2015, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột.

4. Nguyễn Thị Tĩnh (2017), “Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, (22), tr.113-116.

5. Nguyễn Thị Tĩnh (2017), “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk với việc xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số”, Tạp chí Thông tin khoa học lý luận chính trị, (6), tr.73-77.

6. Nguyễn Thị Tĩnh (2017), “Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số (2001-2015)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (9), tr.115-118.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1989), Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về Một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1996), Nghị quyết số 02 ngày 24/12/1996 về Định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997), Nghị quyết số 03, ngày 18/6/1997 về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/1/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Kết luận số 14-KL/TW, ngày 26/7/2002 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Hà Nội.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004), Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2009), Kết luận số 37-KL/TW ngày 2/2/2009 về tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, Hà Nội.

8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24/10/2011 về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ chính trị khóa IX về phát triển vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/1/2012 về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Hà Nội.


10. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Kết luận số 24-KL/TW, ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, Hà Nội.

11. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2010), Báo cáo tổng kết Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/1/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, Hà Nội.

12. Ban dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2012), Báo cáo, ngày 30/1/2013 về Kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2012 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Đắk Lắk.

13. Ban Tổ chức Trung ương (2003), Hướng dẫn số 17-HD/TCTW, ngày 23/4/2003 của Ban tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

14. Ban Tổ chức Trung ương (2012), Hướng dẫn số 15-HD/TCTW, ngày 5/11/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI), Hà Nội.

15. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1930-1954, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1954-1975, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk 1975-2005, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu hỏi - đáp về các nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Kỷ yếu hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện chế độ cử tuyển 1990-2005, Hà Nội.

20. Cao Khoa Bảng (2013), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

21. Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (2012), Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

22. Phan Văn Bé (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh với các dân tộc Tây Nguyên, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Tấn Bích (2015), Quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc sĩ Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội.

24. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Chính phủ (2003), Quyết định số 69/2003/QĐ-TTg, ngày 29/4/2003 ban hành chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn 2003-2005, Hà Nội.

26. Chính phủ (2006), Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg, ngày 8/2/2006 Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010, Hà Nội.

27. Chính phủ (2006), Nghị định số 134/2006/NĐ-CP, ngày 14/11/2006 Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Hà Nội.

28. Chính phủ (2008), Chỉ thị 06/2008/CT-TTg, ngày 1/2/2008 về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hà Nội.

29. Chính phủ (2008), Quyết định số 770/2008/QĐ-TTg, ngày 23/6/2008 phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước giai đoạn 2008-2010, Hà Nội.


30. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội.

31. Chính phủ (2010), Chỉ thị số 1971/CT-TTg, ngày 27/10/2010 về Tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, Hà Nội.

32. Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/1/2011 về công tác dân tộc, Hà Nội.

33. Chính phủ (2011), Quyết định số 1951/QĐ-TTg, ngày 2/11/2011 Về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của các tỉnh giáp Tây Nguyên giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

34. Chính phủ (2013), Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12/3/2013 Phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Hà Nội.

35. Chính phủ (2014), Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 16/1/2014 Phê duyệt Đề án tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020, Hà Nội.

36. Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2016), Niên giám thống kê 2016, NXB Thanh niên, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

37. Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, KHCN-TN3/11-15 (2014), Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sơ kết giữa kỳ Chương trình Tây Nguyên 3, Hà Nội.

38. Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam (2001), Chính sách dân tộc của các chính quyền Nhà nước phong kiến Việt Nam (X - XIX), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40. Nguyễn Dũng (2010), "Quan tâm đến công tác cán bộ là người dân tộc thiểu số", tại trang http://baogialai.com.vn, [truy cập ngày 27/8/2017].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/03/2023