Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 2

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực TC hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm

Pồ, tỉnh Điện Biên 61

3.2.1. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và các lực lượng có liên quan về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giáo

dục ở trường PTDT Bán trú THCS 61

3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên 65

3.2.3. Tổ chức thiết kế chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT THCS theo định hướng đổi mới

giáo dục 67

3.2.4. Tăng cường huy động các nguồn lực tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho giáo viên 72

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng TC HĐTN cho giáo viên 74

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của của các biện pháp đề xuất 76

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81

Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHẦN PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BD : Bồi dưỡng CBQL : Cán bộ quản lý CNH : Công nghiệp hoá CT : Chương trình ĐNGV : Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDPT : Giáo dục phổ thông GV : Giáo viên

HĐH : Hiện đại hoá

HĐTNST : Hoạt động trải nghiệm sáng tạo QLGD : Quản lý giáo dục

SGK : Sách giáo khoa THCS : Trung học cơ sở

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện

Nậm Pồ 35

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng các hình thức HĐTN ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 36

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL và GV về hiệu quả HĐTN ở các trường PTDT Bán trú THCS 37

Bảng 2.4. Thực trạng nội dung bồi dưỡng HĐTN cho GV trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 38

Bảng 2.5. Thực trạng triển khai các hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 40

Bảng 2.6. Tần suất sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN 41

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 42

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 43

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về thưc trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo

viên ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 45

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV các trường

PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ 47

Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDT Bán trú THCS huyện

Nậm Pồ 49

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 77

vi

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực TC HĐTN cho giáo viên PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ 79


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trải nghiệm là phương thức học tập hiệu quả, là phương thức học gắn với thực tiễn. Thông qua hoạt động trải nghiệm, con người được thể nghiệm, kiểm nghiệm về sự vật, hiện tượng, các mẫu hành vi, các mối quan hệ,… để kiến tạo, phát triển hệ thống kiến thức, kỹ năng, tình cảm, hệ thống năng lực vững chắc cho bản thân. Do vậy, trải nghiệm chính là con đường hiệu quả để con người phát triển năng lực các nhân, thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống.

Ý thức được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển năng lực cá nhân, trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết 29- QĐ/TW của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình phổ thông tổng thể mới và xác định hoạt động trải nghiệm là hoạt động bắt buộc trong giáo dục nhà trường phổ thông. Theo kế hoạch, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai trong một vài năm tới. So với chương trình phổ thông hiện hành, chương trình phổ thông mới bên cạnh hệ thống các môn học còn có hoạt động trải nghiệm - hoạt động bắt buộc trong giáo dục nhà trường phổ thông. Đây là điểm mới khá rõ nét của chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động trải nghiệm một phần hoạt động giáo dục trước đây trong nhà trường, nhưng trong bối cảnh mới, yêu cầu mới, hoạt động trải nghiệm có những sắc thái và yêu cầu cao hơn. Đây là thách thức đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục. Để chuẩn bị cho những thay đổi trong giáo dục các nhà trường phổ thông sắp tới, cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường cần có sự chuẩn bị chu đáo để đón nhận sự thay đổi, làm chủ sự thay đổi sẽ diễn ra khi thực hiện chương trình mới. Do đó, bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong các nhà trường, trong đó có các trường THCS, có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên và năng lực của đội ngũ giáo viên các nhà trường đáp ứng những yêu cầu mới.

Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS là trường chuyên biệt dành cho con em dân tộc ít người độ tuổi trung học cơ sở. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, các trường PTDT Bán trú THCS tất yếu nằm trong sự vận động, chuẩn bị các điều kiện cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của ngành giáo dục các tỉnh khu vực miền núi. Huyện Nậm Pồ của tỉnh ĐIện Biên là một trong những địa phương có hệ thống trường PTDT Bán trú THCS, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo con em dân tộc ít người, chủ yếu là dân tộc Mông. Do những đặc thù khó khăn về điều kiện địa lý, địa bàn văn hóa, điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường, công tác bồi dưỡng giáo viên về các mặt trong đó có năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm là yêu cầu bức thiết đặt ra.

Là hiệu trưởng của một trong những trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thuộc địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, sự gắn bó với giáo dục vùng cao và trách nhiệm đối với sự phát triển nhà trường đã thôi thúc tôi quan tâm đến vấn đề làm thế nào để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới. Cá nhân tôi nhận thức được những khó khăn đối với giáo viên nhà trường khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh và luôn mong muốn giúp giáo viên nhà trường vượt qua những khó khăn, giúp giáo viên cập nhật, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm để thực hiện có chất lượng và kết quả hoạt động trải nghiệm trong chương trình phổ thông mới. Do vậy, nghiên cứu nhằm tìm kiếm các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là nghiên cứu có ý nghĩa.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường PTDTBT trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

4. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên đã được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế. Nếu nghiên cứu đề xuất được các biện pháp quản lý khoa học, phù hợp với đặc điểm đội ngũ giáo viên cũng như điều kiện thực tế của nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên, góp phần thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả và chất lượng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng năng lực TC hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực TC hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên. Xác định nguyên nhân của thực trạng đó.

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên của Hiệu trưởng trường PTDT Bán trú THCS nhằm đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng để nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tại các trường PTDT Bán trú THCS.

- Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng năng lực TC hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở các trường PTDTBT trung học cơ sở trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên trong thời gian từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2018.

Đối tượng khảo sát là CBQL, GV và HS ở 03 trường PTDTBT trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên bao gồm: Trường PTDTBT trung học cơ sở Nà Bủng, Trường PTDTBT trung học cơ sở Na Cô Sa và Trường PTDTBT trung học cơ sở Nà Khoa.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích các đề tài đã được nghiên cứu trong và ngoài nước; văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, tổng hợp, hệ thống hoá các tri thức chủ yếu trong các công trình nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát:

Tham dự và quan sát trực tiếp các buổi bồi dưỡng năng lực trải nghiệm cho học sinh tại các trường PTDTBT THCS trong huyện.

Quan sát các hoạt động tự bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm của giáo viên, các biện pháp tổ chức bồi dưỡng hoạt động trải nghiệm đã được triển khai nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 07/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí