Tổng Hợp Kết Quả Công Tác Kiểm Tra Của Chi Cục Thuế Huyện Bù Gia Mập Giai Đoạn 2017-2020

qua, Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập đã không ngừng đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách.

Các dấu hiệu doanh nghiệp có nghi vấn về kê khai, tính và nộp thuế

Doanh thu quý này, năm này tăng, giảm quá mức so với quý trước, năm trước.Thuế TNDN phát sinh quý này, năm này tăng giảm quá mức so với quý trước, năm trước.

Tờ khai sai so với số liệu cơ quan thuế quản lý.

Nội dung quy trình của công tác kiểm tra như sau:

Lập kế hoạch kiểm tra.

Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Thứ nhất: Lập kế hoạch kiểm tra

Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập chủ động lập kế hoạch kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin của các doanh nghiệp lớn, trọng điểm, rủi ro cao có số thu lớn chiếm tới hơn 60% số thu để tập trung khai thác số thu từ những doanh nghiệp này. Tiếp tục phân loại doanh nghiệp theo từng nhóm ngành nghề mang tính đặc thù như nhóm doanh nghiệp về lĩnh vực xây dựng, nhóm doanh nghiệp kinh doanh nông sản, nhóm doanh nghiệp khai thác khoáng sản, nhóm doanh nghiệp xăng dầu...Sau khi phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí nói trên và xác định có rủi ro cao về thuế, đã lập ra từng nhóm cán bộ để tập trung phân tích đánh giá chuyên sâu hồ sơ khai thuế của từng nhóm doanh nghiệp này theo đúng quy định.

Bước 1: Kiểm tra tại cơ quan thuế.

Qua công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế đã có rất nhiều doanh nghiệp tự giác khai điều chỉnh bổ sung đúng theo các chỉ tiêu trên tờ khai thuế.

Cũng qua việc kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN tại cơ quan thuế, các cán bộ thuế tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên báo cáo quyết toán thuế để phát hiện những sai sót như ghi sai tên doanh nghiệp, ghi sai mã số thuế, khai thiếu chỉ tiêu,…tiếp theo đó các cán bộ thuế tiến hành kiểm tra tính chính xác

của số liệu trên quyết toán thuế. Cụ thể là kiểm tra đối chiếu số liệu trên quyết toán thuế với các số liệu trên tờ khai thuế TNDN năm đó, tờ khai chi tiết doanh thu và chi phí, phân tích dọc ngang, phân tích từng tỷ suất, phân loại quy mô…việc đối chiếu số liệu, phân tích như thế sẽ giúp các cán bộ thuế phát hiện những nghi vấn, sai phạm,… từ đó làm cơ sở để lập danh sách và có kế hoạch tiến hành công tác kiểm tra bước 2 tại trụ sở người nộp thuế.

Bước 2: Kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế.

Trong bước này, đoàn kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính năm, các sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ và các hồ sơ liên quan đến việc thu nộp thuế của doanh nghiệp. Tiến hành đối chiếu các số liệu, phát hiện các sai phạm trong công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Công tác kiểm tra quyết toán thuế cần tập trung vào các yếu tố tính thuế như: Doanh thu, các khoản chi phí hợp lý (ở mục các khoản chi quan trọng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương tiền công , khấu hao,…) và các khoản thu nhập khác.

Kết thúc quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản kiểm tra theo mẫu, trong đó phải ghi rõ tình hình kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp phải nộp số thuế còn thiếu vào NSNN. Đồng thời Đoàn kiểm tra đề nghị với Chi cục Thuế tiến hành xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.

Trong những năm qua, công tác kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập luôn được coi trọng. Hàng năm Chi cục Thuế đã xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật thuế và chỉ đạo của Cục Thuế. Trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin về người nộp thuế, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế; tập trung kiểm tra các đơn vị có mức độ rủi ro cao, các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ gian lận thuế, thất thu thuế như vận tải, xây dựng, kinh doanh nông sản, kinh doanh vật liệu xây dựng…Tổ chức kiểm tra, giám sát kê khai thuế tại cơ quan thuế, kết hợp phân tích chuyên sâu với phân tích tờ khai thuế

hàng tháng nhằm phát hiện những đơn vị có nghi vấn để bổ sung vào kế hoạch kiểm tra.

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả công tác kiểm tra của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập giai đoạn 2017-2020


STT


Năm


Số DN NQD

quản lý


Kế hoạch kiểm tra


Tình hình thực hiện kiểm tra tại trụ sở NNT


Thực hiện kiểm tra (DN)

Tỷ lệ DN

kiểm tra/ Số DN

quản lý

(%)


Số lượng DN vi phạm


Tỷ lệ DN vi phạm


Số tiền truy thu và xử phạt


Số giảm lỗ

1

2017

76

19

19

25%

19

100%

340

4099

2

2018

84

16

17

20%

17

100%

180

745

3

2019

100

17

20

20%

20

100%

89

9687

4

2020

130

20

26

20%

26

100%

622

3089

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ đối với hành vi tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước - 8

(Nguồn: Kết xuất từ hệ thống hỗ trợ thanh tra, kiểm tra TTR)

Trong năm 2017, Chi cục Thuế kiểm tra được 19 đơn vị, chiếm 25% trong tổng số DN hiện đang quản lý, chiếm 100% trên kế hoạch kiểm tra. Số thuế truy thu và xử phạt 340 triệu đồng, số giảm lỗ 4099 triệu đồng.

Trong năm 2018, Chi cục Thuế tiến hành kiểm tra 17 doanh nghiệp, chiếm 20% trong tổng số DN hiện đang quản lý, chiếm 100% trên kế hoạch kiểm tra; phát hiện 17 doanh nghiệp sai phạm với số tiền thuế kiến nghị truy thu và xử phạt là 180 triệu đồng, số giảm lỗ là 745 triệu đồng.

Năm 2019, Chi cục Thuế tiến hành kiểm tra 20 doanh nghiệp, chiếm 20% trong tổng số DN hiện đang quản lý, chiếm 100% trên kế hoạch kiểm tra; phát hiện 20 doanh nghiệp sai phạm với số tiền thuế kiến nghị truy thu và xử phạt là 89 triệu đồng, giảm lỗ 9687 triệu đồng.

Năm 2020, Chi cục Thuế tiến hành kiểm tra 26 doanh nghiệp, chiếm 20% trong tổng số DN hiện đang quản lý, chiếm 100% trên kế hoạch kiểm tra; phát hiện 20 doanh nghiệp sai phạm với số tiền thuế kiến nghị truy thu và xử phạt là 622 triệu đồng, giảm lỗ 3089 triệu đồng.

Qua công tác kiểm tra cho thấy những dạng sai phạm chủ yếu về thuế TNDN như sau: Không hạch toán, hạch toán không đủ doanh thu, thu nhập chịu thuế; Hạch toán doanh thu không đúng thời điểm làm giảm số thuế phải nộp do chênh lệch về thuế suất; Kết chuyến giá vốn (giá thành sản xuất) không tương ứng với doanh thu, giảm số thuế phải nộp; Hạch toán chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế sai quy định làm giảm số thuế phải nộp; Kê khai, quyết toán sai thuế suất thuế TNDN.

Các doanh nghiệp được kiểm tra đều có sai phạm trong việc hạch toán, kê khai, quyết toán thuế với các mức độ khác nhau, điều này dẫn đến việc thất thu ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân của các sai phạm:

- Các doanh nghiệp đã không xác định rõ thời điểm ghi nhận, hạch toán doanh thu của các công trình, dự án do đơn vị thi công theo quy định của pháp luật thuế và chuẩn mực doanh thu; phần lớn các doanh nghiệp đều hạch toán doanh thu theo số tiền thực tế được thanh toán. Do đó, dẫn đến việc chậm kê khai, nộp thuế so với quy định

- Do các doanh nghiệp không loại bỏ chi phí được trừ theo quy định khi xác định thu nhập chịu thuế và quyết toán thuế. Do đó, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không chính xác, làm giảm số thuế phải nộp.

- Một số doanh nghiệp chỉ hạch toán doanh thu từ 90% - 95%, trừ dự phòng giá trị cắt giảm khi quyết toán vốn đầu tư. Do đó, kê khai, xác định số thuế phải nộp không đúng với doanh thu thực tế.

- Một số doanh nghiệp chưa nắm bắt và hiểu đầy đủ chính sách pháp luật về thuế, tài chính, kế toán; năng lực của một số kế toán doanh nghiệp còn yếu kém, hạch toán sai một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán; kê khai thuế sai thuế suất, sai đơn giá, sai thời điểm, sai số học...

Công tác kiểm tra thuế, xử lý kết quả kiểm tra được thực hiện cơ bản theo đúng quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ- TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế và các quy định của Luật Quản lý thuế.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, công tác kiểm tra quyết toán thuế cũng còn những mặt tồn tại cần được khắc phục:

Bước kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế còn tiến hành chậm, làm ảnh hưởng đến bước kiểm tra báo cáo quyết toán bước 2 tại trụ sở người nộp thuế.

Một số nội dung kiểm tra còn phụ thuộc nhiều vào khai báo chủ quan của doanh nghiệp.

Thời gian cho một cuộc kiểm tra hiện nay quy định là không quá 10 ngày (nếu vì lý do nào đó cần kéo dài thời gian kiểm tra thì phải xin quyết định bổ sung của cấp trên.Chính vì thế, để đảm bảo tiến độ, không vượt giới hạn thời gian quy định, ở một số nội dung đoàn kiểm tra không có điều kiện xác minh, tìm hiểu mà phải dựa hoàn toàn vào số liệu do doanh nghiệp cung cấp. Thông thường những nội dung đó là: phần vốn, tăng giảm TSCĐ, tăng giảm trích khấu hao, phần công nợ, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho…Tại một số doanh nghiệp, đoàn kiểm tra cũng không có điều kiện để tiến hành đối chiếu hoá đơn, chứng từ giữa người mua và người bán. Điều này làm cho kết quả kiểm tra không được chính xác và thực tế, mà phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác, sự trung thực của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tự giác cao, chấp hành pháp luật thuế thì những số liệu mà họ cung cấp có thể tin cậy được và kết quả kiểm tra sẽ có cơ sở chính xác. Ngược lại, nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm, sử dụng những biện pháp tinh vi để “chế biến” số liệu để trốn thuế mà cán bộ thuế kiểm tra không sáng suốt nhìn nhận thì rất khó phát hiện được và kết quả kiểm tra sẽ khó mà chính xác được.

Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế được tiến hành thường xuyên từ khi thực hiện Luật quản lý thuế, đảm bảo phần lớn các tờ khai thuế đều được kiểm tra nhưng cán bộ thuế chưa khai thác hết các thông tin trên tờ khai thuế, báo cáo tài chính của DN có tại cơ quan thuế để phục vụ cho công tác đánh giá, phân tích, kịp thời phát hiện các sai phạm. Thực hiện kiểm tra DN theo rủi ro phải dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin NNT để phân tích đánh giá, nhưng thực tế hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về NNT chưa đầy đủ và chưa xây dựng đầy đủ hệ thống chỉ tiêu cho việc phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ

quan thuế để lựa chọn đơn vị có rủi ro cao. Từ đó việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng của từng cán bộ thuế. Trình độ của cán bộ còn nhiều hạn chế, lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra còn quá mỏng (chỉ chiếm 20% trên tổng số công chức) so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp.

Về công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN đối với các DN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận tại Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập thời gian qua. Các trường hợp liên quan đến vi phạm pháp luật về thuế như trốn thuế, gian lận thuế được xử lý khá tốt tại địa bàn. Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập đã phối hợp, tổ chức thu hiệu quả các khoản nợ thuế còn đọng lại và thực hiện đúng chương trình kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

2.2.7. Thực trạng kiểm soát trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN đối với các doanh nghiệp

Theo quy định cơ sở kinh doanh có trách nhiệm tạm nộp thuế TNDN hàng quý theo tờ khai thuế TNDN hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Thời hạn chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Nếu đối tượng nộp thuế không nộp theo đúng hạn, sẽ bị phạt chậm nộp.

Khi kết thúc năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế theo mẫu tờ khai quyết toán thuế (trừ trường hợp ấn định tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu). Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế như: số thuế TNDN phải nộp, số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm, số thuế TNDN nộp thiếu hoặc nộp thừa… cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nếu sau ngày trên thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế còn thiếu, cơ sở kinh doanh còn bị nộp tiền phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế.

Qua quá trình quản lý thuế TNDN cho thấy: Nhìn chung các doanh nghiệp ngày càng có ý thức chấp hành Luật Thuế nói chung (thuế TNDN nói

riêng). Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp chây ì không chấp hành nộp thuế đúng thời hạn, nhiều doanh nghiệp nợ thuế sau đó bỏ trốn dẫn đến việc nợ thuế ngày càng tăng đặc biệt là khoản nợ khó thu có xu hướng tăng (tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

Theo số liệu của Chi cục Thuế huyện Bù Gia Mập, tổng số các khoản nợ thuế luỹ kế đến 31/12/2020 là 31.075 triệu đồng. Trong đó Nợ không có khả năng thu 28.737 triệu đồng, chiếm 92,5% tổng nợ đọng; nợ có khả năng thu 2.338 triệu đồng chiếm 7,5%.

Bảng 2.4: Tình hình nợ đọng thuế của DN giai đoạn 2017-2020

ĐVT: Triệu đồng



STT


Năm


Tổng cộng

Tình trạng nợ

Nợ có khả năng thu

Tỷ lệ (%)

Nợ không có khả năng

thu

Tỷ lệ (%)

1

2017

27.154

3.295

12%

23.859

88%

2

2018

29.158

3.925

13%

25.233

87%

3

2019

29.250

2.556

9%

26.694

91%

4

2020

31.075

2.338

8%

28.737

92%

(Nguồn: Kết xuất từ phần mềm quản lý thuế TMS)

Đối với khoản nợ đọng có khả năng thu nhìn chung số nợ đọng đối với loại này được xem là ổn định.

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nhưng không ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư, thi công các công trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng chưa được ngân sách thanh toán nên doanh nghiệp không có tiền để nộp thuế.

Tuy nhiên, qua phân tích số doanh nghiệp mới nợ thì nguyên nhân chính dẫn tới nợ thuế là do doanh nghiệp cố tình trốn tránh trách nhiệm đóng nộp ngân sách. Chi cục Thuế đã đôn đốc, nhắc nhở liên tục, thậm chí đã sử dụng cả biện pháp cưỡng chế nhưng doanh nghiệp vẫn không chịu thực hiện nghĩa vụ, cố tình để dây dưa nợ đọng thuế.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí