Mô Hình Bài Học Theo Quan Niệm Đổi Mới: (Gồm 4 Bước)

(nhóm đôi, nhóm 6 hoặc nhóm nửa lớp), không nên cho HS di chuyển chỗ học quá nhiều. Tránh lạm dụng hình thức này và tổ chức một cách quá cầu kì hoặc hình thức.

* Thứ năm, HS tiểu học đôi khi không thể hiểu được những kiến thức trừu tượng nếu GV chỉ bằng giảng giải, cắt nghĩa. Nhưng các em có thể hiểu được, thậm chí là khá sâu sắc những kiến thức thông qua tổ chức các trò chơi lịch sử như đánh trận, đóng vai…Có thể nói, học tập bằng hành động là một kiểu học tập cơ bản. Bởi vậy, tổ chức cho HS đóng vai cũng cần được vận dụng trong một số bài Lịch sử. VD: Đoạn đối thoại giữa anh Tư Lê với Nguyễn Tất Thành (Bài 6); đoạn Dương Văn Minh đầu hàng quân giải phóng…

Tóm lại, trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5, GV nên sử dụng các phương pháp: Miêu tả, kể chuyện, tường thuật; trực quan, đóng vai để giúp các em tái tạo lại hình ảnh của lịch sử. Đồng thời kết hợp với đàm thoại, thảo luận nhóm để kích thích HS suy nghĩ, phát huy tính tích cực của các em trong việc tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng, rút ra kết luận cần thiết. Đó chính là những phương pháp cơ bản để dạy học tốt phân môn lịch sử trong điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng phương tiện DH còn hạn chế như hiện nay.

3. Mô hình bài học theo quan niệm đổi mới: (gồm 4 bước)

- Bước 1: Định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tâp. (Đầu mỗi giờ học hoặc đầu mỗi phần của bài học, GV nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ cốt lõi HS cần tập trung giải quyết).

- Bước 2: Tổ chức cho HS tiếp cận các nguồn sử liệu trong SGK (nội dung bài viết, tranh ảnh minh họa, bản đồ, lược đồ, sơ đồ…).

- Bước 3: HS làm việc (cá nhân/nhóm) hoàn thành các nhiệm vụ GV đặt ra và trình bày kết quả.

- Bước 4: GV sửa chữa, bổ sung và kết luận vấn đề.

Chủ đề 2

Dạy học các loại bài trong chương trình, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 5 (phân môn Lịch sử) theo định hướng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

đổi mới phương pháp dạy học

I. Mục tiêu

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 26

Học xong chủ đề này, người học sẽ:

- Xác định được các loại bài học trong chương trình, sách giáo khoa phân môn lịch sử lớp 5.

- Biết cách dạy và một số điểm cần lưu ý khi dạy các loại bài.

- Lập được kế hoạch bài học và tổ chức dạy học từng loại bài.

II. Nguồn

- SGK, SGV Lịch sử và Địa lí lớp 5 (phần Lịch sử).

- Tài liệu bồi dưỡng GV dạy các môn học lớp 5, tập 1.

- Mô đun 6 - đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.


III. Quá trình Hoạt động 1:

Tìm hiểu cách dạy loại bài cung cấp kiến thức mới

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu SGK và SGV Lịch sử và Địa lí lớp 5 (phần Lịch sử).

Nhiệm vụ 2: Ghi chép lại ý kiến cá nhân về các vấn đề:

- Tên các bài học đề cập tới các nội dung: Kinh tế- chính trị, văn hóa - xã hội; nhân vật lich sử; khởi nghĩa, chiến thắng, chiến dịch phản công, tiến công...

- Khi dạy các bài có những nội dung cụ thể như trên cần lưu ý điều gì?

Nhiệm vụ 3: Lập kế hoạch 1 bài học thuộc các nội dung trên và trao đổi với đồng nghiệp.

- Nhiệm vụ 4: Dạy thử và rút kinh nghiệm về tiết dạy.


Thông tin phản hồi

Loại bài cung cấp kiến thức mới là phần kiến thức chủ yếu trong chương trình, trình bày các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong từng thời kì lịch sử, đã được các tác giả lựa chọn một cách chặt chẽ, khá toàn diện về các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bài cung cấp kiến thức mới đề cập tới các nội dung:

- Tình hình kinh tế - chính trị, văn hoá - xã hội.

- Hoạt động của một số nhân vật lịch sử điển hình.

- Các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công… Mỗi một loại bài học có những phương pháp, cách thức tổ chức dạy học khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về phương pháp và những điểm cần lưu ý:

* Bài học có nội dung về tình hình chính trị - kinh tế, văn hoá- xã hội.

Dạng bài này có nhiều ở lịch sử lớp 5, nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta sau mỗi thời kì (giai đoạn) nhất định. Để dạy tốt dạng bài này, GV cần thực hiện trình tự bài giảng theo các ý cơ bản sau:

+ Phải mô tả được tình hình nước ta (cuối thời kỳ hay sau thời kỳ nào đó…) như thế nào ? (Tình cảnh đất nước ; chính quyền ; cuộc sống nhân dân ?...)

+ Trong tình cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử ) đã làm gì ; làm như thế nào?

+ Kết quả của những việc làm đó ra sao ?...

Chẳng hạn, đối với bài 12 "Vượt qua tình thế hiểm nghèo" GV phải giúp HS nắm

được:

- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám như thế nào ? (khó khăn chồng chất:

Đế quốc và các thế lực phản động bao vây; nạn đói, nạn dốt…)

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn khó khăn về tài chính, nạn dốt và nạn ngoại xâm ? (Lập hũ gạo cứu đói, tổ chức "ngày đồng tâm", kêu gọi tăng gia sản xuất; phát động "Tuần lễ vàng"; phát động phong trào xóa mù chữ; Ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo…)

- Kết quả của những biện pháp đó: (Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm).

Trên cơ sở những ý cơ bản đó, GV vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào từng bài cụ thể để đảm bảo mục tiêu bài học.

Giảng dạy những bài này, GV nên khai thác triệt để tranh ảnh trong SGK cũng như các tư liệu tham khảo để làm bài giảng thêm phong phú, sinh động.

* Bài học có nội dung về các nhân vật lịch sử

Trong phân môn lịch sử lớp 5 không giới thiệu tiểu sử của các nhân vật lịch sử, mà thông qua cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của các nhân vật để làm sáng tỏ những sự kiện cơ bản của lịch sử dân tộc. Ví như, "Bình Tây Đại nguyên soái" Trương Định bất chấp lệnh bãi binh của triều đình ở lại cùng nhân dân chống giặc (1862); hay Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vào đầu thế kỉ XX… Như vậy, nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử. GV phải biết khai thác tốt các sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật.

Khi giảng dạy những bài về nhân vật lịch sử, GV cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

- Mỗi một bài đều có hình ảnh (tranh vẽ, hoặc chân dung) nhân vật lịch sử để giúp HS biết được diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật. GV cần sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học.

- Khi trình bày về nhân vật, phải cho HS biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào ? (Sinh ra khi nào ? ở đâu? Làm gì ? Có đặc điểm, tính cách gì nổi bật ? Đời sống nội tâm, tư tưởng, tình cảm thế nào? Tài năng, đức độ ra sao ?...).

- Phải miêu tả cụ thể và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan công lao của các nhân vật đối với lịch sử. Khi miêu tả, t- ường thuật tình tiết các hoạt động, GV có thể kết hợp phân tích để HS hiểu sâu hơn nội dung, bản chất sự kiện.

- Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, GV tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho HS về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, có hiệu quả.

Thông thường, đối với dạng bài này, phương pháp chủ đạo là kể chuyện, miêu tả, tường thuật kết hợp với đàm thoại để khắc sâu hình ảnh nhân vật trong tâm trí HS.

Trên cơ sở những gợi ý đó, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể về bài: "Bình Tây

Đại nguyên soái" Trương Định (bài 1, Lịch sử lớp 5)

Để dạy tốt bài này, trước hết GV phải phân ra được các ý chính của bài, trên cơ sở đó tổ chức cho HS tìm hiểu. Cụ thể, đối với bài này, GV phải khắc họa được những ý cơ bản sau:

+ Trương Định là người như thế nào ? (xem đoạn thông tin tham khảo trong SGV tr11 để giới thiệu, miêu tả, khắc họa hình ảnh của nhân vật.)

+ Khi nhận được lệnh bãi binh của triều đình, Trương Định có những băn khoăn, suy nghĩ gì ? (GV phải lột tả được cuộc đấu tranh trong nội tâm của nhân vật)

+ Trước những băn khoăn, suy nghĩ đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?

+Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?

GV có thể tham khảo đoạn tường thuật sau khi giảng về bài này: "Ngay từ khi Pháp nổ súng đổ bộ lên Đà Nẵng, Trương Định đã tụ tập nghĩa dũng phối hợp với quân triều đình ra chặn giặc. Bọn Pháp phải thốt lên rằng, "Dọc sông Vàm cỏ đâu đâu cũng thấy nghĩa quân Trương Định. Chúng ta hãy hình dung trong trận đấu sức này: quân Pháp có tàu to súng lớn, đại bác nổ tóe ra hàng trăm mảnh, trong khi đó quân ta chỉ có ngọn tầm

vông, mã tấu. Thế mới thấy được tấm lòng "liều mình" bảo vệ độc lập dân tộc của người dân áo vải.

Thế mà đùng một cái - lệnh vua ban ra. Trương Định phải giải tán nghĩa quân sang An Giang nhận chức lãnh binh. Theo lệnh vua tức là từ bỏ kháng chiến, phải từ bỏ những người đang cùng mình liều thân đánh giặc ư ? Biết bao câu hỏi dày vò Trương Định. Trong một phút nao núng, ông đã bí mật đưa vợ con qua An Giang, và vào một đêm trăng ông lặng lẽ lắp yên ngựa, âm thầm từ bỏ cuộc khởi nghĩa. Ai đó đã báo tin này cho nghĩa quân. Mọi người đổ ra người níu cương, kẻ quỳ bên chân ngựa. Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân, Trương Định xuống ngựa quyết định ở lại cùng nhân dân chống Pháp. Nhân dân làm lễ, tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái".

Như vậy, lời kể chuyện xen lẫn miêu tả của GV đã dựng lên trước mắt HS một Trương Định rất gần gũi, có niềm vui, nỗi buồn, một Trương Định đã vượt lên cái tầm th- ường để vươn tới hành động phi thường. Điều này có sức thuyết phục rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS.

* Bài học có nội dung đề cập tới các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, phản công, tiến công…

Loại bài này chiếm tỉ lệ khá nhiều trong chương trình - SGK lịch sử. Với loại bài này, GV phải cho HS nắm được những vấn đề cơ bản sau:

+ Nguyên nhân (hoặc hoàn cảnh) dẫn đến cuộc khởi nghĩa/ cuộc kháng chiến/ chiến dịch…

+ Diễn biến cuộc khởi nghĩa/ kháng chiến/ chiến dịch…

+ Kết quả và ý nghĩa…

Hầu hết các bài đều có lược đồ, bản đồ, GV phải hướng dẫn HS xác định và mô tả đ- ược vị trí, khu vực, địa bàn nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa/ kháng chiến/ chiến dịch…, đặc biệt là phải trình bày được diễn biến trên lược đồ.

Phương pháp chủ đạo khi giảng dạy loại bài này là GV (hoặc HS) tiến hành miêu tả, tường thuật kết hợp với đồ dùng trực quan để làm sống dậy diễn biến của cuộc khởi nghĩa

/ kháng chiến/ chiến dịch hay cuộc tiến công…

Hoạt động 2: Cách dạy loại bài ôn tập, tổng kết

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu SGK và SGV Lịch sử và Địa lí lớp 5 (phần Lịch sử)

Nhiệm vụ 2: Ghi chép lại ý kiến cá nhân về các vấn đề:

- Tên các bài học thuộc loại bài ôn tập tổng kết.

- Khi dạy các bài có những nội dung cụ thể như trên cần lưu ý điều gì?

Nhiệm vụ 3: Lập kế hoạch 1 bài học thuộc các nội dung trên và trao đổi với đồng nghiệp.

- Nhiệm vụ 4: Dạy thử và rút kinh nghiệm về tiết dạy.

Thông tin phản hồi

Bài ôn tập, tổng kết không phải là loại bài cung cấp kiến thức mới mà là loại bài học nhằm hệ thống hóa và củng cố lại những kiến thức đã học cho HS sau mỗi một thời kỳ (giai đoạn lịch sử), giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện hơn, đồng thời chuẩn bị tốt cho kiểm tra, thi cử.

Để dạy tốt các bài này, mở đầu bài học, GV nêu nhiệm vụ cần phải giải quyết của bài rồi tiến hành tổ chức cho HS làm việc dưới sự hướng dẫn của GV. Trong tiến trình bài học, GV phải thu hút tất cả HS vào công việc, phát huy cao nhất tính tích cực của HS trong việc trao đổi những câu hỏi mà GV đặt ra, thực hiện các công việc như vẽ sơ đồ, lập bảng niên biểu, thống kê, tìm các dẫn chứng vv…. Đây là yêu cầu quan trọng để phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.

Thông thường, đối với dạng bài ôn tập, tổng kết, GV vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp (phân tích, tổng hợp, khái quát hóa) kết hợp với vấn đáp - tìm tòi, tổ chức làm việc theo nhóm cho HS. Tùy từng phần nội dung cụ thể trong bài mà GV lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

Trên cơ sở những gợi ý đó, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ trong SGK lịch sử 5: Bài 11- Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)

* Mở đầu, GV nêu: "Năm 1858, thực dân Pháp tấn công vào Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược nước ta. Kể từ đó, nhân dân Việt Nam phải sống dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp suốt gần một thế kỉ. Ngay từ khi Pháp xâm lược , nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống giặc, nhưng đều thất bại. Đầu thế kỉ XX, với lòng yêu nước, thương dân, căm thù giặc sâu sắc, Nguyễn Tất Thành đã rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi cách mạng Tháng Tám 1945, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Cách mạng mùa thu năm 1945 đã chấm dứt hơn 80 năm chống thực dân pháp xâm lược và đô hộ, mở ra một trang sử

mới cho nước nhà. Nhìn lại trang sử đau thương nhưng vẻ vang đó để chúng ta nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945 là nhiệm vụ của bài học hôm nay.

* Tiếp đó, GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ và tập trung vào giải quyết các vấn đề:

+ Các mốc lịch sử quan trọng từ 1858 đến 1945 ?

+ Những sự kiện lịch sử và những nhân vật tiêu biểu nhất từ 1858-1945 ?

+ ý nghĩa của những sự kiện lịch sử tiêu biểu ?

* Theo từng nội dung đó, GV hướng dẫn HS làm việc, giải quyết các nhiệm vụ bài

học:

- Về nội dung thứ nhất, GV hướng dẫn HS kẻ trục thời gian từ 1858 đến 1945, sau đó

yêu cầu HS tìm và điền các mốc thời gian quan trọng ( cụ thể là các mốc 1858, 1911, 1930, 1945).

-Về nội dung thứ hai, GV có thể chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của thời kỳ này. Điều này có tác dụng lôi cuốn các em vào công việc và kết quả làm việc của các nhóm sẽ bổ sung được nội dung đầy đủ.

Sau khi HS trình bày kết quả, GV tổng hợp ý kiến và chốt lại những sự kiện sau:

+ 1858: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX: Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.

+ Đầu thế kỉ XX: Phong trào Đông du của Phan Bội Châu.

+ Năm 1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đờng cứu nước.

+ 3/2/1930: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.

+ 19/8/1945: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Cách mạng tháng Tám thành công.

+ 2/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.

- Về nội dung thứ ba, GV định hướng cho HS thảo luận ý nghĩa của 2 sự kiện: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và Cách mạng tháng Tám.

* Cuối cùng, cho HS làm bài tập, trả lời các câu hỏi 1 và 3 trong SGK để hoàn thiện bài học.

Tóm lại, mỗi loại bài có những cách dạy riêng, GV phải biết lựa chọn cho phù hợp với nội dung của bài và phải biết kết hợp với nhiều phương pháp khác trong một giờ dạy. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp là một trong những yếu tố đưa đến hiệu quả bài học cao.

Hoạt động3:

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phân môn lịch sử 5

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu SGK và SGV Lịch sử và Địa lí lớp 5 (phần Lịch sử).

Nhiệm vụ 2: Ghi chép lại ý kiến cá nhân về các vấn đề:

- Nội dung định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá.

- Khi thực hiện công tác kiểm tra đánh giá cần lưu ý điều gì?

Nhiệm vụ 3: Thực hành biên soạn một số đề kiểm tra, chú ý đến soạn các câu hỏi trắc nghiệm.

Thông tin phản hồi

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá như thế nào sẽ tác động đến cách dạy và cách học của HS như thế ấy. Bởi vậy, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá sẽ góp phần đổi mới ph- ương pháp dạy học.

Trong yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá hiện nay chúng ta cần đổi mới cả nội dung, hình thức và phương pháp đánh giá.

1. Về nội dung

- Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức (ghi nhớ và học thuộc kiến thức); lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, sáng tạo của HS; đánh giá được năng lực tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp khái quát một cách đơn giản, rút ra được bài học và liên hệ với cuộc sống.

- Nội dung đánh giá kết quả học tập môn lịch sử của HS phải bao gồm cả 3 mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ.

2. Hình thức kiểm tra, đánh giá: Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra (nói, viết, vẽ…) Thông thường, có các hình thức kiểm tra sau:

+ Kiểm tra bài cũ trước khi học bài mới.

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc của HS trên lớp.

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí