70. Hồ Chí Minh (1996), Hồ Chí Minh nói về dân chủ, kỷ luật và đạo đức cách mạng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
71. Lê Khả Phiêu, Đảng Cộng sản Việt Nam 70 năm xây dựng và trưởng thành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
72. Nguyễn Trọng Phúc (CB) (2006), Các Đại hội đại biểu toàn quốc và Hội nghị BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam 1930-2006, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
73. Lưu Quang Quán (CB) (2004), Xây dựng chỉnh đốn Đảng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
74. GS.TS Mạch Quang Thắng (2007), Đảng Cộng sản Việt Nam những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, Nxb Lao động, Hà Nội.
75. Lê Đức Thọ (1986), Những nhiệm vụ cấp bách của công tác xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
76. Ngô Đức Tĩnh (2001), Xây dựng Đảng về tổ chức (tập 1), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77. Tỉnh ủy Ninh Bình (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XVIII, Xí nghiệp in tỉnh Ninh Bình.
78. Tỉnh ủy Ninh Bình (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, Xí nghiệp in tỉnh Ninh Bình.
79. Tỉnh ủy Ninh Bình (2011), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX, Xí nghiệp in tỉnh Ninh Bình.
80. GS. TS Nguyễn Phú Trọng (2005), Xây dựng, chỉnh đốn Đảng một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
81. Ủy ban nhân dân huyện Yên Mô (2000), Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005, số 17/KH – UB, ngày 20/07/2000.
82. Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Đức Thịnh (2000), Xây dựng Đảng vững mạnh thời kỳ đổi mới đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
83. Dương Trung Ý (2006), Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8, tr. 43-46.
PHỤ LỤC
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM | |
HUYỆN UỶ YÊN MÔ |
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 12
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 13
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 14
- Tăng Cường Sự Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Của Cấp Trên Đối Với Cơ Sơ:
- Về Cơ Cấu Nữ Và Tuổi Trẻ: (Nam Dưới 45; Nữ Dưới 40 Tuổi) Phấn Đấu Đến Năm 2015:
- Thực Hiện Tốt Công Tác Quy Hoạch, Đào Tạo, Bồi Dưỡng, Thu Hút, Luân Chuyển, Bố Trí, Sắp Xếp Cán Bộ Theo Hướng Trẻ Hoá, Tiêu Chuẩn Hoá Đội Ngũ Cán
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
* Yên Mô, ngày 20 tháng 6 năm 2002
Số: 54/CT - HU
CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NQTW 5 KHOÁ IX
“VỀ ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN”
---------
Thực hiện chỉ thị số 11 - CT/TW ngày 08/04/2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kế hoạch 14/KH-Tỉnh uỷ của Tỉnh uỷ Ninh Bình về việc nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khoá IX), Ban Thường vụ Huyện uỷ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW (Khoá IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn” như sau:
I- Thực trạng tình hình hệ thống chính trị ở các xã, thị trấn hiện nay.
1- Ưu điểm:
Trong thời gian qua các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các xã, thị trấn đã quán triệt thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương: động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống cách mạng, vượt qua khó khăn, thử thách, đoàn kết, sáng tạo thực hiện công cuộc đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực KT-VH-XH-AN-QP, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống nhân dân trong huyện, làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt.
Các chi bộ, Đảng bộ cơ sở đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, nghiêm túc quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của TW và cấp uỷ các cấp; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo bám sát với thực tế của địa phương để xây dựng các Chương trình hành động và đề ra các giải pháp đúng, trúng, phù hợp với điều kiện của từng cơ sở. Cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ được cụ thể hoá một bước và ngày càng rõ hơn. Niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng được củng cố, tăng cường.
Hệ thống chính quyền cơ sở đã từng bước phát huy vai trò quản lý, điều hành theo pháp luật, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, đẩy mạnh phát triển KT-VHXH, giữ gìn ANCT-TTATXH ở khu dân cư, phòng chống các tai tệ nạn xã hội. Tạo điều kiện cho nhân dân, các thành phần kinh tế làm giàu chính đáng; đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống, xoá đói giảm nghèo, tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống nhân dân và thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân có nhiều tiến bộ; đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, bước đầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hoá hình thức tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên vào tổ chức, đã thể hiện được vai trò là cầu nối giữa Đảng với nhân dân; phát động được nhiều phong trào thi đua, động viên được đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-VH-XH, giữ gìn thôn xóm bình yên, gia đình hoà thuận, xây dựng đời sống văn hoá mới. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở bước đầu có hiệu quả.
Nguyên nhân của những ưu điểm trên là do:
- Có đường lối đổi mới và các chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ huyện xuống cơ sở.
- Nhìn chung các tổ chức trong hệ thống chính trị nắm và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, đã từng bước và ngày càng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động.
- Đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nêu cao tinh thần, trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.
2- Khuyết điểm.
Kể từ ngày tái lập huyện đến nay, hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Song so với yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ CNH-HĐH đất nước thì năng lực, chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành pháp luật của Nhà nước ở cơ sở xã, thị trấn còn nhiều yếu kém, bất cập. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số chi bộ, Đảng bộ cơ sở còn nhiều mặt hạn chế. Đội ngũ đảng viên đông nhưng chưa mạnh. Một số tổ chức trong hệ thống chính trị chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, nội bộ không thống nhất, tình trạng thiếu dân chủ, kém kỷ cương ở một số nơi chưa được khắc phục. Đội ngũ cán bộ ở một số nơi còn thiếu tinh thần, trách nhiệm, hoàn thành công việc hiệu quả thấp, tuổi đời bình quân cao, còn hạn chế về năng lực lãnh đạo, điều hành, về trình độ quản lý, nhất là quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế. Một bộ phận cán bộ có biểu hiện gia trưởng, độc đoán, quan liêu, uy tín thấp, có những việc làm sai trái gây bất bình trong nhân dân.
Trụ sở, phương tiện làm việc, tài liệu, báo chí ở hầu hết các xã, thị trấn còn nhiều khó khăn. Chính sách đối với cán bộ xã, thị trấn còn có mặt bất hợp lý.
3- Nguyên nhân của những khuyết điểm trên là.
- Ở một số cấp, ngành chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn. Do đó trong lãnh đạo, chỉ đạo còn biểu hiện quan liêu, thiếu sâu sát, ngại đi cơ sở.
- Trong hệ thống chính trị ở cơ sở có tổ chức chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình. Do đó chưa phát huy được vai trò, hiệu quả hoạt động,
chưa làm tròn trách nhiệm ở cơ sở. Một số nơi, một số tổ chức có biểu hiện trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí quyết tâm, chưa năng động, khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chưa biết huy động sức dân.
- Cán bộ cơ sở phần lớn trưởng thành từ phong trào, chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách có hệ thống; trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế.
- Cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
II- Phương hướng và những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở:
A- Mục tiêu:
- Phấn đấu hàng năm có 90% tổ chức cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh; 90% tổ chức chính quyền được xếp loại vững mạnh và 90% đoàn thể được xếp loại tiên tiến xuất sắc.
- Thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ sở, phấn đấu đến năm 2005 có khoảng 80 - 85% cán bộ chủ chốt cơ sở có trình độ chuyên môn và lý lận từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên. Đến năm 2010 cơ bản cán bộ chủ chốt xã, thị trấn dưới 50 tuổi có trình độ Đại học.
- Xây dựng đề án đề nghị cấp trên đầu tư hỗ trợ vốn để đến năm 2005 các xã, thị trấn đều có trụ sở làm việc, trong đó có 50% xã, thị trấn có trụ sở làm việc khang trang, từng bước hiện đại hoá các trang thiết bị, phương tiện làm việc theo yêu cầu, tin học hoá hệ thống quản lý hành chính Nhà nước; phấn đấu 100% số xã, thị trấn được trang bị máy vi tính văn phòng.
B- Nhiệm vụ:
1- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn.
Xã là đơn vị hành chính trong hệ thống 4 cấp của Nhà nước, đồng thời là đơn vị kinh tế. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân. Cần phải tổ chức tốt việc quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các Nghị
quyết, Quyết định của cấp trên một cách sâu sắc để giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hệ thống chính trị ở cơ sở.
2- Nắm vững và thực hiện đúng chức năng hạt nhân lãnh đạo chính trị của các tổ chức Đảng ở cơ sở.
Chi bộ, Đảng bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, là trung tâm quy tụ, tập hợp được mọi lực lượng ở cơ sở thành một khối thống nhất về ý chí và hành động; cần nắm vững nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, chăm lo xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Phải định hướng được sự phát triển đúng đắn cho cơ sở cũng như cho mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị bằng những chủ trương, nhiệm vụ cụ thể, có tính khả thi, đồng thời phải tạo ra được sức mạnh tổng hợp của cơ sở bằng việc tổ chức và phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong hệ thống chính trị.
Mọi hoạt động phải hướng vào phục vụ dân, sát với dân và được nhân dân tin cậy. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
- Thực hiện tốt việc quản lý, phân công công tác, giao nhiệm vụ cho đảng viên; làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Mọi đảng viên nhất thiết phải tham gia sinh hoạt trong một đoàn thể nhân dân; tiên phong, gương mẫu và vận động quần chúng thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng viên phải phấn đấu trở thành người lao động giỏi, công dân mẫu mực, đi đầu trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ mới, làm giàu chính đáng và lôi cuốn, động viên bà con cùng làm giàu, không cam chịu đói nghèo.
3- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở.
Chính quyền cơ sở có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu KT-VH-XH, AN-QP ở cơ sở, thực hiện việc quản lý Nhà nước trên địa bàn theo pháp luật và thẩm quyền được giao; hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản của dân, tạo thuận lợi cho nhân dân và hợp tác xã, các tổ dịch vụ làm ăn theo đúng pháp luật. Để
thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trên, chính quyền cơ sở cần xây dựng và thực hiện cơ chế làm việc quy chế làm việc một cách nghiêm túc, trên cơ sở chức trách, thẩm quyền theo luật định mà phân công, phân nhiệm cụ thể, rành mạch cho từng thành viên; cần bố trí những cán bộ có phẩm chất, uy tín và năng lực vào cương vị chủ chốt của chính quyền; các chức danh chuyên môn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn về bằng cấp và năng lực công tác. Phải đảm bảo được sự lãnh đạo của Đảng về công tác tổ chức và cán bộ, đồng thời khắc phục tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền cơ sở.
4- Thường xuyên củng cố, kiện toàn các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đặc biệt là những nơi có tổ chức yếu kém, nội bộ không thống nhất. Trên cơ sở mô hình tổ chức bộ máy hiện có từng bước kiện toàn, sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, thực hiện bố trí các chức danh kiêm nhiệm một cách hợp lý đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy. Thực hành dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và phát huy quyền dân chủ đại diện. Quy định cụ thể việc thực hiện quyền của nhân dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước. Phát huy dân chủ phải gắn liền với củng cố và nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật.
5- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có đủ năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý, khả năng tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có đủ uy tín, trung thực, công tâm, tận tụy với dân, thông thạo công việc, biết khai thác, phát huy sức dân, có lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh. Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ cơ sở vừa đảm bảo cho trước mắt, vừa đáp ứng được lâu dài. Triển khai hướng dẫn và thực hiện tốt những quy định về chính sách đối với cán bộ cơ sở.
6- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
- Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đóng vai trò nòng cốt xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, là lực lượng tích cực trong việc tuyên truyền các chủ trương,