Đặc biệt với việc thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2) khoá VIII và Nghị quyết TW 4 (khoá XI) thì công tác củng cố TCCSĐ ở Yên Mô lại càng được đẩy mạnh. Số TCCSĐ trong sạch vững mạnh đạt trên 80%, đặc biệt là trong thời kì 2005 - 2013. Nếu như năm 2002, số TCCSĐ trong sạch vững mạnh là 61,6% thì sang năm 2005 là 81,9%; năm 2006: 80,32%; năm 2007: 90%; năm 2008: 87,09%;
năm 2009: 85,7%; năm 2010: 87,3%; năm 2011: 92,18%; năm 2012: 89,2%; năm
2013: 87,5%. Số cơ sở Đảng yếu kém đã giảm. Năm 2011 số cơ sở Đảng yếu kém là 3,12%, trong suốt những năm từ 2012 đến 2015 Đảng bộ huyện Yên Mô không còn TCCSĐ yếu kém.
Thực hiện các Nghị quyết của TW, của Tỉnh ủy, nhiệm vụ xây dựng, củng cố đội ngũ đảng viên đã được Đảng bộ huyện Yên Mô luôn quan tâm, coi trọng và đạt được những thành quả to lớn. Bảng tổng hợp phân tích chất lượng đảng viên từ năm 2001 đến năm 2015 đã cho thấy điều đó. Nếu như năm 2001, tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ là 23%, đến năm 2015 tỷ lệ đó là 68,55%. Trong 15 năm từ 2001 đến 2015, tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bình quân hàng năm khá cao, đạt 18,7%. Đặc biệt là năm 2015, thực hiện đánh giá chất lượng đảng viên theo tiêu chí mới. Toàn Đảng bộ có 10,77% đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và 68,55% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 19,63% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Trong thời kì 2001 - 2015, số đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ đã giảm đáng kể, từ 0,23% (năm 2001) xuống còn 0,01% (năm 2015). Mười lăm năm qua Đảng bộ đã nghiêm túc xử lý kỷ luật một số lượng lớn đảng viên vi phạm tư cách với 4 hình thức. Cụ thể là: số đảng viên bị khiển trách 110 người; bị cảnh cáo 63 người; cách chức 21 người và số đảng viên bị xử lý với hình thức kỷ luật cao nhất của Đảng là khai trừ ra khỏi tổ chức Đảng là 38 người. Nội dung vi phạm chủ yếu là sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, quản lý.
Thời kỳ 2001 - 2015, công tác phát triển đảng viên mới ở huyện Yên Mô đã có những chuyển biến tích cực.Trung bình mỗi năm Đảng bộ kết nạp được trên 200 đảng viên mới. Đặc biệt trong 5 năm gần đây số lượng đảng viên mới kết nạp hàng năm luôn vượt kế hoạch. Về cơ bản đã khắc phục được tình trạng một số Đảng bộ nhiều năm liền không kết nạp được đảng viên. Nhìn chung, trong số đảng viên mới
kết nạp, đảng viên nữ chiếm số lượng lớn, đa phần là Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đó là những quần chúng ưu tú, có trình độ học vấn, tuổi trẻ và năng động. Dấu hiệu này cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở Yên Mô thời gian qua đã đảm bảo được tính kế thừa và phát triển.
Qua nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 ta thấy công tác cán bộ đã được Đảng bộ huyện thực sự coi trọng. Việc phân công công tác, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ đã được thực hiện một cách dân chủ, đúng quy trình, quy định. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ cũng được tiến hành thường xuyên để đảm bảo có đủ đội ngũ cán bộ kế cận và đáp ứng được yêu cầu của thời kì đổi mới. Mặt khác, Đảng bộ huyện Yên Mô còn thường xuyên chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của huyện thông qua việc chỉ đạo và tạo điều kiện cho Ban Tuyên giáo, các ban ngành có liên quan mở những lớp học ở nhiều lĩnh vực khác nhau hay cử những cán bộ chủ chốt của huyện và cơ sở đi học ở các trường của tỉnh và Trung ương, từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ để đáp ứng kịp thời yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Mô đã đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể là:
Có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, có sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Nhiều cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh ban hành kịp thời, hợp với lòng dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng tập trung, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát, cụ thể, kịp thời, hướng về cơ sở.
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Ninh Bình Và Đảng Bộ Huyện Yên Mô
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 10
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 11
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 13
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 14
- Thực Trạng Tình Hình Hệ Thống Chính Trị Ở Các Xã, Thị Trấn Hiện Nay.
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Đảng bộ huyện thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng lên, nội bộ đoàn kết, thống nhất, các tầng lớp nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
3.1.2. Về những hạn chế chủ yếu
Một là, nội dung công tác tư tưởng còn chậm đổi mới
Quan sát quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tư tưởng trong nhiệm kỳ 2001 - 2015 ta nhận thấy:
Nội dung của công tác tuyên truyền còn đơn điệu, chủ yếu chỉ đơn thuần là các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác thông tin tuyên truyền ở một số nơi chưa được thường xuyên, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Nội dung và phương thức hoạt động của công tác tuyên giáo nói chung, của đội ngũ báo cáo viên từ huyện đến cơ sở chưa tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn nên hiệu quả còn hạn chế. Công tác tuyên truyền phục vụ các sự kiện chính trị lớn, các lễ kỉ niệm trong năm ở một số đơn vị còn mang tính hình thức.
Trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một số cấp ủy tiến hành chậm so với kế hoạch, việc tổ chức tuyên truyền chưa bám sát thực tiễn, nội dung còn đơn điệu. Đặc biệt là việc biểu dương, cổ vũ các gương điển hình tiên tiến trong cuộc vận động vẫn chưa nhiều, chưa thường xuyên.
Hai là, công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh và giải quyết các cơ sở Đảng yếu kém chưa tạo ra được những bước tiến lớn và đảm bảo tính bền vững.
Củng cố TCCSĐ luôn là vấn đề được Đảng bộ Yên Mô coi là trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương trong cả 3 nhiệm kỳ (2001 - 2005; 2006 - 2010; 2011 - 2015). Mười lăm năm qua, với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, số TCCSĐ đạt TSVM hàng năm luôn chiếm tỷ lệ cao, số cơ sở Đảng yếu kém giảm dần. Tuy nhiên chất lượng TCCSĐ và đảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số TCCSĐ nhất là ở các chi bộ thôn, xóm còn hạn chế. Từ 2001 đến 2015 ta thấy, về cơ bản hầu hết các TCCSĐ đều thực hiện một cách nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuy nhiên cá biệt vẫn còn những Đảng bộ, chi bộ, cán bộ, đảng viên ở cơ sở vi phạm nguyên tắc này và bị xử lý kỷ luật. Mặt khác, việc sinh hoạt chi bộ ở một số đơn vị chưa nghiêm túc. Nội dung sinh hoạt chậm đổi mới. Số lượng đảng viên vắng sinh hoạt không có lý do vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự xuất hiện của tổ chức Đảng yếu kém.
Trong giai đoạn 2001 - 2015, số đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật tương đối nhiều. Trong đó có cả những đồng chí là cấp ủy cơ sở. Nội dung vi phạm chủ yếu là làm trái với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham nhũng, gây mất đoàn kết nội bộ.
Công tác quản lý đảng viên, nhất là đảng viên đi làm ăn xa ở một số cấp ủy cơ sở chưa chặt chẽ. Vẫn còn một số lượng lớn đảng viên chưa được phân công nhiệm vụ hoặc phân công nhiệm vụ không ổn định. Đây là một hạn chế lớn khiến cho các TCCSĐ và các đảng viên không phát huy được khả năng của mỗi cá nhân, sức mạnh của tập thể trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ba là, chất lượng đội ngũ đảng viên tuy đã từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Công tác đào tạo cán bộ chưa gắn liền với công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ.
Chất lượng đội ngũ đảng viên tuy đã từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượng đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ có năm còn thấp. Điển hình là năm 2001, trong Đảng bộ chỉ có 23%. Số lượng đảng viên không đủ tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ có giảm dần theo từng năm song nhìn chung tốc độ giảm chậm. Mặt khác, trong ba nhiệm kỳ vừa qua số lượng đảng viên vi phạm tư cách bị xử lý kỷ luật ở Đảng bộ Yên Mô là tương đối lớn. Công tác phát triển đảng viên mới của một số đơn vị đạt tỷ lệ thấp (Yên Mạc, Yên Phú, Yên Thành, Khánh Thượng).
Đào tạo cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở luôn là vấn đề được Đảng bộ Yên Mô ưu tiên, coi trọng trong 15 năm qua nhưng nhìn chung trong công tác cán bộ ở Yên Mô chưa có sự gắn liền giữa quy hoạch với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Một số đơn vị có xây dựng quy hoạch cán bộ song vẫn mang tính hình thức. Việc đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ có trường hợp còn chậm, chưa chủ động. Công tác quản lý cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ biểu hiện là: Một bộ phận cán bộ chủ chốt cơ sở đã được đào tạo cơ bản nhưng thiếu kinh nghiệm, không nhạy bén trong thực tế nên ít sáng tạo, linh hoạt trong xử lý công việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, quản lý trong điều kiện hội nhập hiện nay. Mặt khác, về đạo đức lối sống họ lại có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo
đức, thiếu tinh thần trách nhiệm trước công việc, thiếu tính tiên phong gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. Tình trạng trên dẫn đến nhiều vụ việc vi phạm kỷ luật và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên, không những ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng mà còn làm cho tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức ngày càng trở nên đáng báo động. Tất cả những tồn tại, khuyết điểm này đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của Đảng bộ huyện Yên Mô và các ban ngành của huyện trong thời gian tới.
Những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Yên Mô trong những năm 2001 - 2015 có nhiều nguyên nhân. Song chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan: Do những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, tình hình trong nước, sự tấn công của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Đặc biệt khi cả nước đang bước vào thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bên cạnh những tác động tích cực thì nền kinh tế thị trường cũng đưa đến những hệ lụy tiêu cực không nhỏ. Đó là chủ nghĩa cá nhân, tự do cá nhân đã nổi lên làm ảnh hưởng tới sức chiến đấu, tính trong sạch, tiên phong, gương mẫu của các tổ chức Đảng và phẩm chất, tư cách của người cán bộ, đảng viên.
Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ, chưa sâu sắc. Năng lực công tác của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng so với yêu cầu tình hình mới.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa kịp thời, chậm đổi mới, hiệu quả chưa cao. Cải cách hành chính chuyển biến chậm.
Một số cán bộ từ huyện đến cơ sở chưa đề cao trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong công tác và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ý thức kỷ luật kém, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, chưa chịu khó học tập, tu dưỡng và rèn luyện, còn biểu hiện nể nang, né tránh trong đấu tranh tự phê bình và phê bình. Mặt khác, ở một số chi bộ việc chấp hành Điều lệ Đảng,
các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ chưa nghiêm túc.
Việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chi bộ ở nhiều tổ chức còn chậm, nhất là các chi bộ nông thôn. Hơn nữa, ở một số tổ chức cơ sở Đảng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn thấp.
Trên đây là những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) giai đoạn 2001 - 2015. Qua đó đã phản ánh một cách khái quát, cơ bản về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô. Mặt khác, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện cũng đã để lại một số bài học kinh nghiệm bổ ích giúp cho Đảng bộ, nhân dân địa phương tiếp tục thực hiện thắng lợi hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong các giai đoạn kế tiếp.
3.2. Một số kinh nghiệm
Thứ nhất, coi trọng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ xây dựng Đảng là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, những thành tựu mà nước ta đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn gắn liền và được quyết định bởi quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày nay chúng ta đang bước vào thời kỳ CNH - HĐH đất nước với nhiều thời cơ và thách thức mới, với nhịp độ phát triển ngày càng cao, sứ mệnh lịch sử đặt trên vai Đảng ta rất nặng nề. Hơn lúc nào hết, lịch sử dân tộc đòi hỏi mỗi đảng viên, mỗi TCCSĐ phải luôn tự vươn lên hoàn thiện mình, tiếp tục củng cố, chỉnh đốn để ngày càng vững mạnh, hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu: “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Từ thực tiễn xây dựng Đảng trong 15 năm (2001 - 2015) của Đảng bộ huyện Yên Mô ta thấy Đảng bộ huyện đã thực sự quan tâm và coi trọng công tác xây dựng Đảng. Đó chính là cơ sở để Đảng bộ khẳng định và giữ vững được vai trò nòng cốt của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trải qua 15 năm xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Đảng bộ huyện Yên Mô đã có sự trưởng thành và phát triển vượt bậc trên cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn mà Đảng bộ huyện đề ra qua 3 nhiệm kỳ 2001 - 2005, 2006 - 2010 và 2011 - 2015 trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm “phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt” cùng với những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực mà huyện đã đạt được chính là minh chứng hùng hồn phản ánh sự lớn mạnh không ngừng của Đảng bộ. Những thành tựu ấy còn là kết quả của quá trình phấn đấu, nỗ lực của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các TCCSĐ trong việc định hướng và chỉ đạo hệ thống chính trị ở địa phương thực hiện những mục tiêu mà sự nghiệp đổi mới đặt ra. Công tác xây dựng Đảng ở Yên Mô những năm vừa qua cho thấy số lượng, chất lượng TCCSĐ, và đảng viên qua mỗi năm, mỗi nhiệm kỳ đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Sự tăng tiến đó rõ ràng là nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Do vậy có thể khẳng định rằng công tác xây dựng Đảng đóng vai trò then chốt, quyết định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Từ đó có thể rút ra một trong những bài học kinh nghiệm quý báu là muốn đạt được những mục tiêu mà sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đặt ra thì nhiệm vụ căn bản, mấu chốt của mỗi địa phương là Đảng bộ, chính quyền cũng như các đoàn thể ở địa phương đó phải luôn luôn coi trọng thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng một cách toàn diện và triệt để để phát huy cao nhất vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Thứ hai, phải nhận thức đúng vai trò, nội dung của xây dựng Đảng về tư tưởng và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng là những hoạt động truyền bá và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, xây dựng niềm tin và đạo đức, lối sống lành mạnh, tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Cách mạng Việt Nam đang chuyển sang thời kỳ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Bên cạnh những thời cơ lớn, thế và lực
mới, cách mạng Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ không thể xem thường. Đó là mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động tiêu cực tới quá trình hình thành phẩm chất, lối sống của người cán bộ, đảng viên. Thực tiễn mấy năm vừa qua ở nước ta đã chứng minh trong cơ chế thị trường chạy theo lợi nhuận đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có biểu hiện xem nhẹ giá trị đạo đức, tinh thần; nặng về lợi ích cá nhân, xem nhẹ lợi ích tập thể, lợi ích chung của xã hội; nặng đề cao giá trị hiện đại, coi nhẹ giá trị truyền thống; chỉ quan tâm lợi ích trước mắt, không chú ý đến lợi ích cơ bản, lâu dài. Tất cả những tiêu cực này đã tác động xấu đến việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống XHCN của người cán bộ, đảng viên. Mặt khác đó còn là âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với nhiều phương thức mới, xuyên tạc, bịa đặt nhằm thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, lợi dụng các xung đột, mâu thuẫn trong xã hội để kích động, chống phá chế độ, Đảng và Nhà nước. Do đó việc tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị - tư tưởng của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân là một vấn đề hết sức cơ bản, quan trọng, cần thiết và cấp bách, cũng là vấn đề có ý nghĩa quyết định, là nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng ở nước ta hiện nay.
Vì công tác tư tưởng có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu trong việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với mọi mặt của đời sống xã hội cho nên trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tư tưởng, các Đảng bộ cơ sở cần phải tích cực tuyên truyền, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tự giác, sáng tạo thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để nhân dân có niềm tin tất thắng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đưa cuộc vận động ngày càng đi vào chiều sâu, xuất hiện ngày càng nhiều những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Đồng thời phải thường xuyên bám sát thực tiễn, tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt, đánh giá, dự báo kịp thời, giải quyết những diễn biến tư tưởng, tâm trạng của nhân dân. Tập trung xử lý các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, mất dân chủ, thiếu kỷ cương, ức hiếp nhân dân của cán