Về Cơ Cấu Nữ Và Tuổi Trẻ: (Nam Dưới 45; Nữ Dưới 40 Tuổi) Phấn Đấu Đến Năm 2015:

Cán bộ đứng đầu các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ do cấp trên giao đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Không để cơ quan, đơn vị xảy ra mất đoàn kết nội bộ, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sách nhiễu với nhân dân; thường xuyên sâu sát cơ sở, chủ động tham mưu, đề xuất xử lý các tình huống cụ thể thuộc phạm vi trách nhiệm và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao nhanh, gọn, dứt điểm, có hiệu quả.

Cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và cùng cấp trưởng liên đới, chịu trách nhiệm về hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

2. Về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.

- Cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND và UBND) đến năm 2010, 100% có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị và chuyên môn từ Đại học trở lên.

- Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch HĐND, UBND huyện đến năm 2010, 100% có trình độ cao cấp, cử nhân lý luận chính trị và chuyên môn từ Đại học trở lên.

- Trưởng, Phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện đến năm 2010, 100% có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên, 100% có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên (trong đó 40% có trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên). Đến năm 2015: 50% có trình độ cao cấp, Cử nhân lý luận chính trị và 10 - 15% có trình độ sau Đại học.

- Cán bộ chủ chốt xã, thị trấn (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND) đến năm 2010, 90 - 95% có trình độ trung cấp lý luận chính trị và 100% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên (trong đó 30% có trình độ Cao đẳng, Đại học). Đến năm 2015, 100% có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên và có 20 - 30% có trình độ chuyên môn Đại học.

3.Về trình độ tin học, ngoại ngữ.

Mọi cán bộ đều phải có trình độ tin học, ngoại ngữ ở mức cần thiết để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý. Đến năm 2010, cán bộ lãnh đạo, quản lý dưới 40 tuổi phải có trình độ B tin học, ngoại ngữ trở lên. Đến năm 2015, 50% cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành có trình độ B tin học, ngoại ngữ trở lên.

4. Về cơ cấu nữ và tuổi trẻ: (Nam dưới 45; nữ dưới 40 tuổi) phấn đấu đến năm 2015:

- Ban Thường vụ Huyện uỷ, Phó chủ tịch HĐND, UBND huyện: nữ 20 - 25%; Tuổi trẻ 25 - 35%.

- Cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND và UBND): Tuổi trẻ 20 - 30%; Nữ 15 - 20%.

- Ban Thường vụ, Phó chủ tịch HĐND, UBND xã, thị trấn: Nữ 15 - 20%; Tuổi trẻ 20 - 25%.

5. Về luân chuyển: Đến năm 2015, khoảng 15% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện sẽ được luân chuyển.

II. Nhiệm vụ và giải pháp:

1. Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo phân cấp, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ, các tổ chức trong hệ thống chính trị và người đứng đầu các tổ chức đó.

2. Tăng cường công tác tư tưởng, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ. Thực hiện nghiêm pháp lệnh cán bộ, công chức và các quy định của Đảng đối với đảng viên.

3. Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình, phê bình gắn với nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ theo đúng quy trình, đảm bảo nền nếp, chất lượng và hiệu quả. Định kỳ 6 tháng xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ. Cuối năm tiến hành nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ theo phân cấp quản lý. Động viên, khen thưởng kịp thời những cán bộ tận tụy, trách nhiệm với công việc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; phê bình, xử lý đối với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành ở mức thấp. Thường xuyên rà soát, đánh giá, sắp xếp, điều chỉnh lại cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị cho phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện cụ thể của cán bộ và yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ và những cán bộ có khả năng tư duy độc lập, quyết đoán, có sáng kiến, tham mưu, đề xuất có hiệu quả. Kiên quyết bố trí, sắp xếp lại cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở những cơ quan, đơn

vị thực hiện nhệm vụ chính trị có biểu hiện trì trệ, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp, đã góp ý, phê bình (hàng năm có gợi ý kiểm điểm hoặc đã được cấp trên gặp gỡ, rút kinh nghiệm hoặc đã nhắc nhở, phê bình tại các hội nghị) nhưng không có chuyển biến hoặc chuyển biến chậm và những cơ quan, đơn vị nội bộ có biểu hiện thiếu đoàn kết, thống nhất. Đồng thời xem xét, bố trí lại đối với những cán bộ có nhiều dư luận vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống. Làm tốt công tác tư tưởng để mọi cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn về bố trí, sắp xếp, điều chỉnh lại cán bộ theo yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và coi việc bố trí cán bộ “có lên, có xuống, có vào, có ra” là việc bình thường đối với cán bộ và công tác cán bộ.

4. Thực hiện tốt công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ, duy trì nền nếp việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ; đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ qua thực tiễn không có triển vọng phát triển; phát hiện, bổ sung những cán bộ có triển vọng cả trong và ngoài Đảng vào quy hoạch. Công khai rộng rãi quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý để cán bộ, đảng viên và các tổ chức đại diện của nhân dân tham gia giám sát.

5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mỗi cán bộ phải căn cứ vào điều kiện cụ thể, chủ động xây dựng kế hoạch học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ. Củng cố cơ sở vật chất, đầu tư đủ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ đi học sau Đại học, đặc biệt quan tâm đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Hằng năm trích khoảng 1% tổng chi thường xuyên để đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Quan tâm đào tạo cán bộ cấp xã, nhất là cán bộ trẻ.

6. Thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ trên cơ sở vừa đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị, vừa thực hiện yêu cầu bồi dưỡng, rèn luyện, phát hiện, lựa chọn cán bộ có năng lực, triển vọng. Luân chuyển, điều động một số cán bộ từ các phòng, ban, đoàn thể của huyện về xã, thị trấn, nhất là những xã, thị trấn có khó khăn về cán bộ. Điều động cán bộ giữa các phòng, ban, đoàn thể của huyện.

7. Thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện về kinh phí cho cán bộ đi học sau Đại học; cán bộ về công tác ở cơ sở và cán bộ luân chuyển; chính sách đối với cán bộ cấp xã do yêu cầu phải bố trí, sắp xếp lại; chính sách thu hút tài năng về công tác tại huyện và thu hút sinh viên đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng có chuyên môn phù hợp về công tác tại xã, thị trấn.

8. Tăng cường kiểm tra cán bộ và công tác cán bộ: Hàng năm Huyện uỷ tiến hành kiểm tra đối với cấp uỷ cấp dưới về việc thực hiện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ được phân cấp, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm, chỉ đạo chặt chẽ sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền và các đoàn thể nhân dân để làm tốt công tác quản lý, giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ.

9. Kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tha mưu về công tác cán bộ. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác cán bộ. Lựa chọn những cán bộ có phẩm chất tốt, có năng lực và kinh nghiệm để bổ sung vào đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ.


PHẦN THỨ HAI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 04- NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện “Về tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện yêu cầu các cấp uỷ Đảng tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết số 07- NQ/TU của Tỉnh uỷ, Nghị quyết số 04-NQ/HU của Huyện uỷ đến cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị để mọi cán bộ, đảng viên quán triệt sâu sắc các quan điểm đã nêu trong các Nghị quyết. Từ đó tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động của tập thể cấp uỷ và cá nhân mỗi cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị.

Căn cứ vào những mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu đã nêu trong Chương trình hành động này, mỗi cấp uỷ Đảng phải xây dựng chương trình,

kế hoạch hành động cụ thể của đơn vị mình để tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Tỉnh uỷ, của Huyện uỷ về công tác cán bộ.

Ban tổ chức Huyện uỷ chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ LĐTB&XH và các cơ quan có liên quan giúp Ban Thường vụ Huyện uỷ xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động này cho từng năm để chỉ đạo việc triển khai, thực hiện, tham mưu, đề xuất các chính sách đối với cán bộ.

Văn phòng Huyện uỷ, các ban của Huyện uỷ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc những vấn đề mới phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh, các cơ quan, đơn vị cần kịp thời báo cáo về Ban Thường vụ Huyện uỷ.


Nơi nhận:

- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (để báo cáo ) T/M BAN THƯỜNG VỤ

- Ban tổ chức Tỉnh uỷ (để báo cáo) BÍ THƯ

- Các đồng chí HUV

- Các Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở

- Lưu VPHU Bùi Đức Huy


ĐẢNG BỘ TỈNH NINH BÌNH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HUYỆN UỶ YÊN MÔ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 17

* Yên Mô, ngày 24 tháng 4 năm 2008

Số 17 - CTr/H


CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

Thực hiện Nghị quyết số 22 - NQ/TW, ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X)

“Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”.

--------


Thực hiện Nghị quyết số 22 - N/TW, ngày 02/02/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện thống nhất chương trình hành động như sau:

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN.

Đảng bộ huyện hiện có 59 tổ chức cơ sở Đảng (18 Đảng bộ xã, thị trấn; 3 Đảng bộ cơ quan; 38 chi bộ cơ sở) với 5970 đảng viên. Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Số TCCS Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh ngày càng tăng (năm 1997, tỷ lệ TCCS Đảng đạt TSVM là 67,3%, đến năm 2007 là 88,1%). Hầu hết các TCCS Đảng đã và đang giữ vững vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, có sự đổi mới trong phương thức lãnh đạo và phong cách, lối làm việc. Đồng thời coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên; lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, của cơ quan, đơn vị.

Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được coi trọng góp phần mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ và cấp uỷ viên cơ sở được quan tâm; trình độ, kiến thức, năng lực công tác của cán bộ, nhận thức của đảng viên được nâng lên. Công tác kết nạp đảng viên được cấp uỷ các cấp coi trọng và đạt kết quả tương đối tốt.

Đa số cấp uỷ viên, cán bộ, đảng viên có lập trường chính trị vững vàng, trung thành với chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh; gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, có ý thức tổ chức kỷ luật, chủ động khắc phục khó khăn, tích cực rèn luyện, phấn đấu vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (năm 2007, tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ đạt 99,16%, trong đó đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt 15,17%).

Tuy nhiên, một số cấp uỷ chưa thực sự tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố TCCS Đảng. Một số Đảng bộ, chi bộ chưa nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, lúng túng, bị động trong tổ chức, điều hành. Một số cấp uỷ và TCCS Đảng chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Việc nghiên cứu quán triệt, triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ở một số đơn vị chưa đảm bảo yêu cầu, ý thức học tập của đảng viên chưa cao.

Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người đảng viên. Ở một số TCCS Đảng công tác quản lý, giáo dục, phân công nhiệm vụ cho đảng viên chưa được quan tâm thường xuyên. Số đảng viên kết nạp hàng năm chưa đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ đảng viên ở vùng có nhiều đồng bào công giáo còn thấp, còn 6 chi bộ ghép ở thôn (xóm) và một xóm chưa có đảng viên.

Nền nếp, chế độ sinh hoạt Đảng ở một số TCCS Đảng chưa duy trì nghiêm túc, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, còn lẫn lộn giữa nội dung sinh hoạt chi bộ và sinh hoạt chuyên môn, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình chưa nghiêm.

Công tác đánh giá chất lượng Đảng bộ, chi bộ và đảng viên hàng năm ở một số đơn vị chưa bám sát tiêu chuẩn, chất lượng đánh giá hạn chế, chưa phản ánh

đúng thực chất. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ trong việc xây dựng TCCS Đảng TSVM chưa được quan tâm đúng mức, thiếu những giải pháp đồng bộ, toàn diện.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên:

1. Một số cấp uỷ viên cơ sở năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành, tinh thần, trách nhiệm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay; chưa xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCS Đảng, chưa nắm vững nội dung, yêu cầu và chưa quan tâm thường xuyên đến công tác xây dựng, củng cố TCCS Đảng TSVM.

2. Một số TCCS Đảng chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, nhất là ý thức chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập; công tác bồi dưỡng về kĩ năng, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho đội ngũ cấp uỷ viên cơ sở chưa được quan tâm đúng mức.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN.

1. Mục tiêu:

Từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể sau:

- Tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các TCCS Đảng làm cho tổ chức Đảng ở cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh ở cơ sở.

- Mỗi năm kết nạp 250 đảng viên đảm bảo chất lượng. Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản xoá chi bộ ghép ở các thôn (xóm), không còn thôn (xóm) chưa có đảng viên. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục và phân công nhiệm vụ đảng viên một cách phù hợp.

- Hàng năm phấn đấu có trên 85% số TCCS Đảng đạt TSVM, không có TCCS Đảng yếu kém; 99% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó 85% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí