bộ, đảng viên. Phát huy cao nhất vai trò của quần chúng trong công tác quản lí xã hội và công tác xây dựng Đảng. Muốn thực hiện được điều đó cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp: xây dựng một bộ máy chính quyền của dân, do dân, vì dân; thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tuyên truyền kiến thức về quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, nâng cao cảnh giác cách mạng, tiến hành kiên quyết, phối hợp đồng bộ nhằm đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Ngoài ra, cán bộ, đảng viên làm công tác tuyên truyền cần phải có bản lĩnh chính trị, luôn luôn vững vàng về lập trường tư tưởng, gương mẫu, lời nói và việc làm thống nhất thì mới có sức thuyết phục được quần chúng. Đồng thời cần phải thường xuyên giữ mối liên hệ với quần chúng, tạo dựng mối quan hệ mật thiết vì mục tiêu xây dựng thành công CNXH.
Thứ ba, phải coi công tác xây dựng, củng cố TCCSĐ là trọng tâm của việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tổ chức.
Trong hệ thống tổ chức của Đảng, TCCSĐ có vị trí rất quan trọng. TCCSĐ vừa là nền tảng của Đảng vừa là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Thực tiễn đã chứng minh nơi nào TCCSĐ mạnh thì các phong trào ở đó mạnh. Ngược lại, TCCSĐ nơi nào yếu thì nơi đó thường có tình trạng mất ổn định, thiếu lòng tin đối với nhân dân. Mặt khác, sự mạnh - yếu của TCCSĐ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng của từng đảng viên và rộng ra là đến toàn bộ đội ngũ đảng viên. Nhận thức được điều này, trong quá trình tiến hành công tác xây dựng Đảng (2001 - 2015), Đảng bộ Yên Mô luôn quan tâm, chú trọng đến công tác củng cố TCCSĐ. Ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, Đảng bộ đã xác định việc xây dựng, củng cố các TCCSĐ trong sạch vững mạnh, giải quyết các tổ chức Đảng yếu kém là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.
Thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo cho tổ chức Đảng luôn luôn chặt chẽ, nội bộ đoàn kết, thống nhất, có sức chiến đấu cao là mục tiêu mà Đảng bộ Yên Mô hướng đến trong công tác củng cố các TCCSĐ từ năm 2001 đến năm 2015. Trong 3 nhiệm kỳ này Đảng bộ đã coi trọng và thực hiện
nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy dân chủ trong Đảng và trong nhân dân, nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng. Nhờ đó mà năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ ngày càng được nâng cao. Đó còn là kết quả của việc Đảng bộ đã lãnh đạo các cấp ủy cơ sở, các tổ chức Đảng đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, thực hiện nghiêm túc và có nề nếp chế độ sinh hoạt định kỳ, xác định rõ nội dung trọng tâm của mỗi buổi sinh hoạt, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc xảy ra ở địa phương. Để xây dựng những buổi sinh hoạt chi bộ thực sự có chất lượng và lôi cuốn được 100% đảng viên tham gia, nội dung sinh hoạt Đảng không chỉ dừng lại ở việc thông báo tình hình chính trị trong nước và quốc tế, thảo luận các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mà phải gắn với lợi ích thiết thực của đảng viên như: đảng viên giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo hay xây dựng đời sống mới ở khu dân cư v.v… Mặt khác, các cấp ủy cũng cần đề cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo về đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt của các chi bộ theo hướng: phân công cấp ủy viên theo dõi, phụ trách, giúp đỡ các chi bộ; chăm lo, bỗi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ công tác Đảng cho Bí thư chi bộ và các chi ủy viên; tiến hành kiểm tra thường xuyên việc sinh hoạt của các chi bộ và định kỳ tổ chức cuộc thi Bí thư chi bộ giỏi. Trong bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, các cấp ủy cần chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực điều hành sinh hoạt chi bộ của Bí thư chi bộ, để đội ngũ Bí thư chi bộ nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, đặc điểm tình hình nhiệm vụ của địa phương, nắm vững nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành hội nghị, phát huy dân chủ, khuyến khích tinh thần chủ động, tính tự giác của đảng viên trong thảo luận.
Để có một TCCSĐ trong sạch vững mạnh thì cần phải xây dựng một cấp ủy cơ sở có đạo đức cách mạng, có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng động, sáng tạo. Nắm giữ vai trò lãnh đạo đồng thời tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, hơn ai hết các cấp ủy cơ sở phải thông tường thấu suốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền, phổ biến cho đảng viên trong chi bộ và đông đảo quần chúng. Đồng thời phải chủ động kịp thời phát hiện và đấu tranh chống lại những biểu hiện xa rời lý tưởng, quan liêu, tham nhũng của cán bộ, đảng viên trong chi bộ, Đảng bộ mình. Mặt khác, nếu ở TCCSĐ nào
phát sinh những vấn đề phức tạp, nổi cộm thì cấp ủy cơ sở phải là những người tiên phong kết hợp với cấp ủy cấp trên giải quyết dứt điểm, kịp thời tránh để kéo dài gây mất ổn định trong tổ chức Đảng. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy cũng là một trong những nội dung quan trọng không thể không nhắc tới. Chất lượng sinh hoạt cấp ủy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có những nhân tố cơ bản là: nội dung sinh hoạt, cách thức điều hành sinh hoạt của người chủ trì. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt, cấp ủy cần xây dựng chương trình hành động toàn khóa và kế hoạch hoạt động ở từng thời gian cụ thể. Mỗi kỳ sinh hoạt cần phát huy tinh thần dân chủ, tập trung bàn bạc, tìm kiếm các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và những vấn đề nảy sinh, bức xúc ở cơ sở. Đây chính là những giải pháp hữu hiệu, thiết thực góp phần giải quyết những tổ chức Đảng yếu kém, củng cố các tổ chức Đảng TSVM ở Yên Mô những giai đoạn tiếp theo.
Thứ tư, phải xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn để hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng giao phó.
Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong trong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đội ngũ đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách đó. Đội ngũ đảng viên tốt hay xấu không chỉ là vấn đề trong nội bộ Đảng mà còn ảnh hưởng tới cả hệ thống chính trị. Do vậy, xây dựng một đội ngũ đảng viên thực sự có bản lĩnh chính trị, phẩm chất trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn là một vấn đề cốt yếu trong công tác xây dựng Đảng để đảm bảo tổ chức Đảng vững mạnh trên cả 3 phương diện: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hay nói cách khác, tổ chức Đảng chỉ có thể làm tốt và thực sự phát huy được vai trò, chức năng của mình trong việc hoạch định ra những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hay của từng địa phương và lãnh đạo nhân dân thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đó khi tổ chức Đảng ấy tập hợp được những đảng viên vừa có cả đức lẫn tài. Phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên trước hết được thể hiện ở trình độ giác ngộ XHCN; lòng trung thành với Đảng, với nhân dân, với chế độ; kiên định
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 10
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 11
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 12
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 14
- Thực Trạng Tình Hình Hệ Thống Chính Trị Ở Các Xã, Thị Trấn Hiện Nay.
- Tăng Cường Sự Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Của Cấp Trên Đối Với Cơ Sơ:
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; quyết tâm phấn đấu, hi sinh cho mục tiêu, lý tưởng. Có đạo đức cách mạng trong sáng, trung thực, khiêm tốn, giản dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; có lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh, tiến bộ, văn minh, gần gũi nhân dân, gương mẫu và gắn bó với quần chúng; có phong cách dân chủ, khoa học, sâu sát thực tế và cơ sở. Đó là những phẩm chất đạo đức rất cơ bản, không thể thiếu của người cán bộ, đảng viên hiện nay. Còn tài năng của người cán bộ, đảng viên phải được thể hiện ở các nội dung cơ bản như sau: luôn luôn có ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, có kiến thức, trình độ lý luận tốt, có khả năng tổ chức và hoạt động thực tiễn giỏi, có kinh nghiệm và biết cách tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị và cơ quan hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Có khả năng nắm bắt nhanh, biết thích nghi với tình hình mới, biết phân tích, đánh giá và nhận định sát đúng vấn đề, sự việc để kịp thời đề ra các giải pháp hữu hiệu, khả thi thực hiện nhiệm vụ được giao một cách nhanh nhất, có chất lượng, hiệu quả cao nhất, nhưng lại tốn ít công sức nhất [82, tr. 21]. Từ đó có thể thấy lời đúc kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó chính là lời nhắc nhủ các chi bộ, Đảng bộ cần phải thực sự coi trọng công tác xây dựng đội ngũ đảng viên.
Qua nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, nhất là trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ta thấy phần lớn cán bộ, đảng viên trong huyện đều có phẩm chất đạo đức cách mạng, lập trường chính trị vững vàng, có kiến thức, trình độ lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn, đảm đương tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng lớn cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, tha hóa đạo đức, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Do vậy trước những yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN, cần phải nâng cao chất lượng một cách toàn diện về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, trong đó cần tập trung tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho lực lượng này.
Để việc rèn luyện đạo đức cách mạng thực sự đi vào chiều sâu thì việc làm đầu tiên và không kém phần quan trọng đó là tự bản thân mỗi đảng viên phải ra sức phấn đấu, học tập, tu dưỡng, rèn luyện không ngừng về mọi mặt để nâng cao phẩm
chất chính trị, đạo đức lối sống cách mạng, trình độ trí tuệ và năng lực công tác, đủ điều kiện và khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Mặt khác, trong thời gian tới, Đảng bộ huyện Yên Mô cũng cần thường xuyên quan tâm chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Trước hết Đảng bộ huyện cần phải thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng trong vấn đề này: “Kiên định chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, tăng cường đấu tranh bác bỏ các luận điệu thù địch, sai trái, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Đồng thời cần phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả lời dạy của Bác Hồ về tự phê bình và phê bình trong Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện nhiệm vụ đảng viên và nghĩa vụ công dân ở nơi cư trú. Thường xuyên sàng lọc đảng viên, kiên quyết đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng. Khai trừ những đảng viên thoái hóa về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, cố tình vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vận động ra khỏi Đảng hay xóa tên khỏi danh sách đảng viên đối với những đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, không làm tròn nhiệm vụ đảng viên, đã được tổ chức Đảng giúp đỡ mà không tiến bộ.
Thứ năm, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo và công tác kiểm tra của Đảng.
Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, các phương pháp mà Đảng vận dụng để đưa nội dung lãnh đạo tác động vào hệ thống chính trị - xã hội nhằm đạt được mục tiêu của Đảng. Một phương thức lãnh đạo đúng sẽ tạo ra nhiều hệ quả tích cực, vừa đảm bảo thực hiện đúng định hướng chính trị đồng thời còn phát huy được tính chủ động, tinh thần nhiệt tình, sáng tạo và nhân lên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nhân dân nhằm đạt hiệu quả cao nhất những mục tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra. Những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực mà Đảng bộ và nhân dân Yên Mô đạt được từ năm 2001 đến năm 2015 là kết quả của nhiều nguyên nhân trong đó có sự tác động của quá trình Đảng bộ huyện đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị khi mà nền kinh tế của đất nước đã chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN. Để có được sự phát triển không ngừng về kinh tế - xã hội, trong những năm vừa qua Đảng bộ Yên Mô đã thường xuyên quan tâm đến việc nâng cao trình độ lý luận và khả năng tổng kết thực tiễn cho cán bộ, đảng viên trong huyện, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội thực hiện kịp thời, sáng tạo các chủ trương, Nghị quyết của Đảng.
Kiểm tra là một nhiệm vụ tất yếu, là nhu cầu không thể thiếu đối với hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên. Mục đích chủ yếu của công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng là để kịp thời sửa chữa, uốn nắn công việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm của cán bộ, đảng viên, qua đó khơi dậy được tính tích cực, sức mạnh to lớn của nhân dân, củng cố uy tín của Đảng trước quần chúng. Ngày nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và toàn diện, đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới, các cấp ủy Đảng cần phải tăng cường và siết chặt công tác kiểm tra, giám sát bao gồm kiểm tra việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, giữ gìn kỷ luật trong Đảng. Bên cạnh nội dung kiểm tra thì việc triển khai hoạt động kiểm tra như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn pha, bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức sự kiểm tra chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm” [64, tr. 33]. Nói như vậy để thấy được rằng cần phải tiếp tục đổi mới tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của UBKT các cấp theo hướng tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của UBKT, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra. Thực hiện tốt công tác kiểm tra chính là yếu tố cơ bản để đảm bảo cho Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết và các Chỉ thị của Đảng được thực hiện đúng đắn, là điều kiện để phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật trong Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm đảm bảo cho sự lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm 2001 - 2015, Đảng bộ huyện Yên Mô đã rất quan tâm tới công tác kiểm tra, nhất là trong việc kiểm tra tư cách cán bộ, đảng viên, TCCSĐ. Qua đó đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi được những hiện tượng tiêu cực trong Đảng, đưa ra khỏi Đảng những phần tử thoái hóa,
biến chất, phai nhạt lý tưởng, góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Chính điều này đã góp phần không nhỏ làm nên những thành tựu trong công tác xây dựng Đảng ở địa phương trên cả 3 lĩnh vực: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Tiểu kết chương 3
Từ quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng giai đoạn 2001 - 2015, luận văn đã tổng kết ba thành tựu, ba hạn chế của công tác xây dựng Đảng ở địa bàn huyện. Từ đó có thể khẳng định: Đảng bộ huyện đã quán triệt một cách sâu sắc và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương của Đảng, của Tỉnh ủy Ninh Bình về công tác xây dựng Đảng trên ba lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức. Nhờ đó qua ba nhiệm kỳ các tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng lớn mạnh, đủ sức lãnh đạo cơ sở hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.
Bên cạnh những ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô (2001 - 2015) luận văn còn rút ra năm bài học kinh nghiệm chủ yếu, đó là: Coi trọng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ xây dựng Đảng là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội; phải nhận thức đúng vai trò, nội dung của công tác tư tưởng và coi đó là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Ngoài ra, trong công tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức phải coi củng cố TCCSĐ là nhiệm vụ trọng tâm; phải xây dựng đội ngũ đảng viên có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn để hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng giao phó; thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo và công tác kiểm tra của Đảng. Đó chính là những kinh nghiệm quý báu có giá trị tham khảo cho công tác xây dựng Đảng ở Yên Mô cũng như các địa phương khác ở những thời kỳ tiếp theo.