phố, dưới đó sẽ tổ chức Ban đại diện dân phố, cứ 30-40 hộ thì thành lập tổ dân phố. ở xã ngoại thành sau khi lập xã thì có uỷ ban hành chính lâm thời xã.
Thực hiện chủ trương của Trung ương và Đảng bộ Hà Nội, để thuận lợi cho việc chỉ đạo các mặt công tác của thành phố, ngày 18-9-1955, Uỷ ban quân chính và Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội tạm thời chia lại các quận và khu phố thuộc nội, ngoại thành. Theo đó, nội thành chia làm 4 quận, gồm quận I, quận II, quận III, quận IV với 36 khu phố. Bỏ cấp ngoại thành. 4 quận Quỳnh Lôi, Quảng Bá, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy thuộc ngoại thành trước đây được chia làm 3 quận, gồm quận V, quận VI, quận VII, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban quân chính và Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội. Quận Gia Lâm gọi là quận VIII. Khu vực trên sông Hồng từ Chèm đến Khuyến Lương thành lập 1 quận riêng gồm 3 khu phố gọi là Quận Trên sông (quận IX, sau đổi tên là Khu đặc biệt trên sông). Các công việc về hành chính và sự liên hệ giữa chính quyền với nhân dân trong phạm vi Quận Trên sông tạm thời uỷ nhiệm cho các Đoàn Hộ tịch thuộc Quận Trên sông phụ trách.
Sang năm 1956, qua công tác đăng ký hộ khẩu ở nội thành và cải cách ruộng đất ở ngoại thành, thấy có một số chỗ chưa hợp lý và thể theo nguyện vọng của nhân dân, Uỷ ban hành chính thành phố đã điều chỉnh lại địa giới một số khu phố và chia lại các xã ngoại thành và sát nhập Quận trên sông vào Quận VIII.
Uỷ ban hành chính thành phố là đơn vị chính quyền căn bản, là cơ quan chấp hành các chính sách của Đảng và Chính phủ trong phạm vi thành. Uỷ ban hành chính thành phố là tổ chức đảm bảo sự liên hệ mật thiết giữa chính quyền và nhân dân là một sự cần thiết không thể thiếu được. Để không làm giảm sự chỉ đạo tập trung và thống nhất của Uỷ ban hành chính thành phố, Đảng bộ Hà Nội đã chủ trương phân định quyền hạn và nhiệm vụ cho các cơ quan chính quyền ở quận và khu phố nhằm đảm bảo công tác chỉ đạo tập trung, thống nhất vào Uỷ ban hành chính thành phố.
Nhiệm vụ của Uỷ ban hành chính các quận Nội thành: Quán triệt chủ trương, chính sách của Chính phủ, đôn đốc cơ quan chính quyền cấp dưới, động viên nhân dân thi hành những chủ trương, chính sách của Chính phủ và của Uỷ ban hành chính thành phố, thực hiện những công tác văn hoá xã hội, đảm nhiệm một số công tác hành chính do Uỷ ban hành chính thành phố uỷ nhiệm. Uỷ ban hành chính quận có nhiệm vụ góp ý, đôn dốc công an quận, phối hợp với các ngành, động viên nhân dân thực hiện công tác trật tự trị an, hoà giải các vụ xích mích, quản lý các Ban đại diện dân phố, giúp Uỷ ban hành chính thành phố quản lý tất cả các Uỷ ban hành chính lâm thời khu phố và các cán bộ công tác trực thuộc quận.
Nhiệm vụ của Uỷ ban hành chính lâm thời khu phố: truyền đạt những nhiệm vụ của nhân dân lên Uỷ ban hành chính cấp trên, điều hoà, phối hợp công tác trong phạm vi khu phố, tổ chức các cuộc họp thường kỳ và bất thường với các Ban đại diện để nghe báo cáo phản ánh tình hình thắc mắc của nhân dân, đôn đốc và giúp đỡ các Ban đại biểu dân phố làm nhiệm vụ [15, 4].
Nhiệm vụ của Ban đại diện dân phố: phản ánh tình hình thắc mắc của nhân dân lên Uỷ ban hành chính lâm thời khu phố, lãnh đạo trực tiếp các tổ dân phố.
Các tổ dân phố nằm trong hệ thống hành chính đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban đại diện dân phố. Các tổ trưởng dân phố chịu trách nhiệm chung đồng thời làm những việc do Ban đại diện dân phố giao cho, các tổ phó làm công tác bảo vệ trị an [20, 3].
Trong quá trình xây dựng chính quyền, nhân dân Thủ đô đã bầu cử trên 1 vạn đại biểu của mình vào các tổ dân phố, các Ban đại diện, Ban bảo vệ dân phố, các Uỷ ban hành chính lâm thời khu phố và các Uỷ ban hành chính lâm thời xã ngoại thành. Qua các cuộc học tập và bầu cử các Ban đại diện dân phố cũng như qua các ý kiến nhận xét về Uỷ ban hành chính lâm thời và Ban bảo vệ khu phố, ý thức của nhân dân đối với chính quyền dân chủ nhân dân và các
đoàn thể được nâng cao thêm, nhân dân tham dự các cuộc bỏ phiếu rất đông đủ, thận trọng lựa chọn người. Hà Nội đã tiến hành bầu cử được 348 Ban đại diện dân phố với 3.256 uỷ viên và 3.151 tổ trưởng, 3.164 tổ phó dân phố, trong đó có 691 nữ và 62 Hoa kiều gồm đủ các thành phần phản ánh được chính sách mặt trận ở khu phố (trong đó thành phần công nhân, bần nông và dân nghèo là 36%). Hà Nội đã kịp thời nhân đà thắng lợi của đăng ký hộ khẩu tiến hành sơ bộ chấn chỉnh lại tổ chức chính quyền được kết quả tốt. Nhưng công tác xây dựng chính quyền khu phố vẫn có một số thiếu sót:
- Đối với Khu trưởng - một loại nhân viên ngụy quyền ở khu phố được coi như viên chức lưu dung và vẫn để lại chế độ khu trưởng, nhưng trên thực tế thì phần lớn lại không giao cho họ công tác hoặc nếu có thì chỉ là một số công việc hành chính sự vụ nên nhiều nhân dân thắc mắc và mãi đến tháng 5- 1955 thì mới xoá bỏ chế độ Khu trưởng.
- Việc xây dựng chính quyền ở khu phố làm chậm. Đến cuối năm 1955 mới sơ bộ chấn chỉnh được các Uỷ ban hành chính lâm thời và thành lập được các Ban đại diện dân phố nhưng do thiếu sót của một số cán bộ trong việc lãnh đạo bầu cử nên đã để lọt vào 34 tên có vấn đề và do chọn người ở vùng kháng chiến về nên đã có 395 người ở tự do về ta chưa nắm chắc được lý lịch trúng cử vào các Ban đại diện dân phố.
- Nhiệm vụ, quyền hạn và lề lối làm việc của các Uỷ ban hành chính lâm thời khu phố chưa được quy định thật cụ thể, khả năng các ủy viên non kém lại ít được bồi dưỡng nên anh chị em rất lúng túng trong công tác và thường chỉ túi bụi vào công việc hành chính sự vụ ít chú trọng đến những việc phục vụ lợi ích thiết thực cho quần chúng lao động [9, 25-26].
Về tổ chức bộ máy chính quyền xã: đã tiến hành công tác chỉnh đốn chính quyền trong cải cách ruộng đất làm cho nông dân lao động hiểu được một cách sơ bộ về tính chất và nhiệm vụ của chính quyền dân chủ nhân dân, nâng cao ý thức làm chủ nông thôn, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân của
các uỷ ban mới. Đồng thời, góp phần thanh trừ những phần tử xấu, đưa những cốt cán tốt xuất hiện trong phong trào đấu tranh vào tổ chức chính quyền. Trước cải cách ruộng đất, trong số 234 người trong 42 ban uỷ nhiệm thôn có 19 tên trong tổ chức phản động, nhiều tên cốt cán phản động có nợ máu với nông dân, bí thư, chi uỷ, tổ trưởng Quốc dân Đảng, 39 phần tử thuộc loại kiên quyết bao che hoặc có liên quan với tổ chức phản động, 2 địa chủ, 4 phú nông. Sau cải cách ruộng đất đã chỉnh đốn và tổ chức lại: xử trí những phần tử phản cách mạng và loại ra khỏi tổ chức chính quyền, đồng thời thẩm tra, lựa chọn, bồi dưỡng những người tốt, ưu tú, xuất sắc, có tinh thần kiên quyết đấu tranh, có quan hệ tốt với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm đưa vào bộ máy chính quyền. Trong số 47 uỷ ban có 310 uỷ viên, bao gồm 112 cố nông, 88 bần nông, 62 trung nông, 20 công nhân, 15 dân nghèo, 4 tiểu thương, 9 dân
đánh cá (217 nam và 93 nữ) [120].
Trong các bước sửa sai, thi hành thông tư của Bộ và Thủ tướng phủ về vấn đề củng cố chính quyền xã, Uỷ ban hành chính Hà Nội luôn đề cao nhiệm vụ củng cố và tiếp tục củng cố chính quyền xã nhằm làm cho Uỷ ban hành chính các xã được kiện toàn có đủ chất lượng để đảm bảo công tác sửa sai và lãnh đạo thực hiện các mặt công tác khác được tốt. Tích cực củng cố qua các bước sửa sai đã: Cho nghỉ hẳn 131 uỷ viên chây lười, không hoạt động, thiếu tác dụng và mất tín nhiệm; Chuyển sang các ngành khác 43 uỷ viên thiếu khả năng; bổ sung 251 uỷ viên.
Bảng 1.3 Tỷ lệ thành phần trong Uỷ ban hành chính xã
Cố nông | Bần nông | Trung nông | Công nhân | Dân nghèo | Tiểu thương | Thủ công | Ngư dân | Tổng cộng | |
Số lượng | 80 | 139 | 123 | 27 | 13 | 5 | 2 | 14 | 403 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 2
- Nhiệm Vụ Của Các Đồng Chí Trong Uỷ Ban Quân Chính
- Lãnh Đạo Xây Dựng Hệ Thống Tổ Chức Chính Quyền Các Cấp Phục Vụ Nhiệm Vụ Khôi Phục Kinh Tế (1955-1957)
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 6
- Quá Trình Chỉ Đạo Kiện Toàn Hệ Thống Tổ Chức Chính Quyền Các Cấp
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 8
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
Tỷ lệ % | 19,9 | 34,5 | 30,5 | 6,7 | 3,2 | 1,2 | 0,5 | 3,5 | 100 |
Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (1957), Báo cáo tình hình sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, Hồ sơ số 687, Lưu trữ Thành uỷ Hà Nội, Tr 105.
Sau sửa sai số lượng uỷ viên trong các Uỷ ban hành chính xã lên tới 403 tăng 97 uỷ viên (31%), trong đó 219 uỷ viên là bần cố nông, 123 uỷ viên là trung nông, 27 uỷ viên là công nhân và 34 uỷ viên là các thành phần khác. Điều đó đã thể hiện được tính đa dạng trong thành phần của Uỷ ban hành chính các xã.
Tuy vậy trong việc kiện toàn vẫn còn có những thiếu sót như:
- Nhiều nơi kiện toàn chưa đúng với đường lối quần chúng cụ thể là khi lấy cán bộ bổ sung, chưa thực sự dựa trên ý kiến của quần chúng mà do một số cán bộ nhận xét lựa chọn rồi đề nghị trên duyệt nên có một số nhân dân thắc mắc.
- Một số nơi việc lựa chọn đưa cán bộ vào hoặc rút ra khỏi uỷ ban chưa đả thông giáo dục kỹ hoặc chưa dựa trên cơ sở tự nguyện của bản thân các cán bộ đó, nên có nhiều thắc mắc sau khi kiện toàn.
- Việc củng cố không làm được thường xuyên, liên tục.
Uỷ ban hành chính ở 4 quận ngoại thành được thành lập trong 6 tháng đầu năm 1957. Việc tổ chức các Uỷ ban hành chính ở 4 quận ngoại thành đã có tác dụng củng cố thêm 1 bước quan hệ giữa chính quyền dân chủ nhân dân với đồng bào quần chúng nông dân ngoại thành, làm cho nông dân thêm phấn khởi tin tưởng. Các Uỷ ban hành chính quận được thành lập đã làm cho công tác chính quyền đi vào nề nếp hơn, sinh hoạt đều và dễ dàng hơn, sự đôn đốc và giáo dục hướng dẫn chính quyền xã chấp hành chính sách có hiệu quả hơn.
Trong khi chưa bầu cử được Hội đồng nhân dân, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thủ đô là Thủ đô của nhân dân, nhân dân là người chủ Thủ đô” [134, 85], sau khi được thành lập, Uỷ ban hành chính thành phố đã tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân thành phố. Trong những năm 1954- 1957, Hội nghị đại biểu nhân dân thành phố đã họp được 5 kỳ. Việc tổ chức các kỳ hội nghị đã tạo điều kiện phát huy và mở rộng quyền dân chủ của nhân dân, cổ vũ tính tích cực, phát huy được nhiều sáng kiến của cán bộ và nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, góp phần nâng cao giác ngộ chính trị và ý thức sử dụng quyền dân chủ của nhân dân, ngăn ngừa những hành động lợi dụng dân chủ phá hoại đoàn kết toàn dân, chia rẽ nhân dân với chính quyền, làm ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền và đoàn thể. Việc tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân thành phố là hình thức phù hợp và có hiệu quả khi chưa có Hội đồng nhân dân thành phố.
Tuy vậy, do chưa bầu cử được hội đồng nhân dân thành phố nên chính quyền chưa phát huy được đầy đủ tính tích cực và khả năng sáng tạo của quần chúng trong việc quản lý thành phố, trong việc tăng cường sức mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân ở thành phố.
Vì vậy, bầu cử hội đồng nhân dân thành phố là một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của toàn Đảng bộ và toàn nhân dân thành phố. Bầu cử hội đồng nhân dân đã thực hiện nguyên tắc chính trị căn bản của chế độ ta: Tất cả mọi quyền hành đều thuộc về nhân dân, nhân dân là người làm chủ đất nước của mình. bầu cử Hội đồng nhân dân là một trong những việc làm chủ yếu để mở rộng dân chủ, theo đúng tinh thần nghị quyết Trung ương lần thứ 10, hợp với nguyện vọng tha thiết của mọi tầng lớp nhân dân, là một điều kiện căn bản để tăng cường chính quyền dân chủ nhân dân thành phố góp phần phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Bầu cử Hội đồng nhân dân đạt kết quả tốt sẽ có tác dụng đẩy mạnh việc hoàn thành kế hoạch Nhà nước kiến thiết Thủ đô,
sẽ có ảnh hưởng chính trị tốt không những ở miền Bắc và miền Nam mà còn ra ngoài nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngày 5-9-1957, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội quyết định tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố vào ngày 24-11-1957 và ra Chỉ thị số 13-CT/ĐBHN về việc lãnh đạo cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố. Chỉ thị nêu rõ yêu cầu của cuộc bầu cử là:
“1. Làm cho chính quyền dân chủ nhân dân thành phố thêm vững mạnh. Hội đồng nhân dân thành phố bầu ra phải bao gồm những người có tinh thần phục vụ nhân dân, có uy tín và có năng lực hoạt động để Hội đồng nhân dân có thể thực sự phát huy được tác dụng to lớn trong việc quản lý thành phố.
2. Đảm bảo thực hiện đúng Sắc luật bầu cử của Nhà nước. Đảm bảo chính sách Mặt trận, đảm bảo đoàn kết, đảm bảo tỷ lệ thành phần xã hội do Thành uỷ quy định.
3. Nâng cao lên một bước trình độ giác ngộ chính trị, nhận thức về chính quyền dân chủ nhân dân chuyên chính, tinh thần chủ nhân thành phố, lòng yêu nước, yêu chế độ và ý thức xây dựng chính quyền nhân dân cho cán bộ và nhân dân” [27, 1-2].
Chỉ thị đề ra phương châm lãnh đạo cuộc bầu cử hội đồng nhân dân thành phố:
“1. Thực sự dựa vào giai cấp công nhân, tin tưởng ở quần chúng nhân dân, đi đúng đường lối quần chúng.
2. Thật sự phát huy dân chủ, lãnh đạo chặt chẽ, đề cao cảnh giác, đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh trật tự suốt thời gian bầu cử.
3. Hết sức coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, coi trọng lãnh dạo chính sách và tổ chức để để đảm bảo thực hiện đúng sắc luật bầu cử của Nhà nước và chính sách của Đảng.
4. Tập trung lãnh đạo, chuẩn bị chu đáo, tiến hành khẩn trương” [27, 4].
Chỉ thị nêu rõ những vấn đề cụ thể cần đặc biệt chú ý trong công tác bầu cử hội đồng nhân dân thành phố: về vấn đề tuyên truyền giáo dục trong bầu cử; về công tác lập danh sách cử tri, tổ chức đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu; về vấn đề đảm bảo thành phần Hội đồng nhân dân; về việc đề cử, ứng cử vào Hội đồng nhân dân; về vấn đề lãnh đạo bầu cử.
Về vấn đề lãnh đạo bầu cử, Thành uỷ trực tiếp lãnh đạo cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố. Thành uỷ chỉ định một Ban phụ trách bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố gồm các đồng chí trong Đảng đoàn chính quyền, 1 đồng chí trong Ban Mặt trận, 1 đồng chí trong Đảng đoàn Công đoàn, 1 đồng chí trong Ban Tuyên huấn, 1 đồng chí trong Ban Tổ chức. Ban này chịu trách nhiệm trước Thành uỷ về việc thực hiện kế hoạch bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố.
Thực hiện sự lãnh đạo của Thành uỷ, Ban phụ trách bầu cử đã tiến hành các công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Ban phụ trách đã điều động 260 cán bộ bổ sung cho các quận, khu phố, xã và các tiểu ban giúp việc ở Thành. Cụ thể đã điều cho:
44 cán bộ | Quận 5: | 13 cán bộ | |
Quận 2: | 46 cán bộ | Quận 6: | 14 cán bộ |
Quận 3: | 37 cán bộ | Quận 7: | 15 cán bộ |
Quận 4: | 37 cán bộ | Quận 8: | 11 cán bộ |
Số cán bộ đã điều gồm 46 cán bộ của các khu, tỉnh; 65 cán bộ của các cơ quan Trung ương; 85 cán bộ quân đội; 64 cán bộ thuộc các cơ quan Hà Nội [85, 2].
Ban phụ trách đã tổ chức lớp nghiên cứu cho 382 cán bộ gồm 260 cán bộ chuyên trách và 122 cán bộ của các quận, các cơ quan Thành cử tới tham dự.
Về công tác tuyên truyền, Ban phụ trách bầu cử đã tổ chức các Hội nghị để phổ biến ý nghĩa, mục đích cuộc bầu cử cho cán bộ phụ trách các