Nhiệm Vụ Của Các Đồng Chí Trong Uỷ Ban Quân Chính

bệnh viện, v.v. làm cho mọi hoạt động của thành phố có thể tiếp tục như thường” [117, 291-292].

Đối với công tác chính quyền nói riêng, Nghị quyết chỉ rõ: “Đối với cơ quan chính quyền trong thành phố, cần cải tổ và cải tạo qua những bước nhất định, làm cho nó trở thành chính quyền của nhân dân.

“Tiếp thu vùng nông thôn mới giải phóng thì thời kỳ đầu cũng phải ổn định trật tự xã hội, đừng để ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp”… “bước đầu chỉnh đốn cơ sở chính quyền ở nông thôn theo từng bước, chuẩn bị cho việc cải cách ruộng đất sau này”[117, 293].

Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã cử các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thuỷ, Tố Hữu trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tác tiếp quản Thủ đô. Cuối tháng 8-1954, Trung ương Đảng đã bổ sung và tăng cường cán bộ cho Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội, thành lập Đảng uỷ tiếp quản thành phố. Ngày 29-8-1954, Trung ương Đảng ra quyết định bổ sung các đồng chí Trần Danh Tuyên, Vương Thừa Vũ, Lê Quốc Thân, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng vào Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội để phối hợp cùng các đồng chí Lê Trung Toản, Trần Vỹ, Trần Sâm, Nguyễn Tài, Quang Nghĩa… hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo công tác tiếp quản Thủ đô [78, 270].

Ngày 6-9-1954, Trung ương Đảng cử đồng chí Trần Quốc Hoàn làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư Đảng uỷ tiếp quản Thủ đô.

Đối với vấn đề chính quyền, tiếp quản có nghĩa là thành lập hoàn toàn một cách hệ thống mới, quản lý theo những nguyên tắc khác hệ thống trước đó. ở Hà Nội, sự thiết lập chính quyền mới trong quá trình giải phóng, tiếp quản không giống với trong quá trình khởi nghĩa, nên nó phải trải qua một thời kỳ quá độ, bằng một bước trung gian là Uỷ ban quân chính, tức là sử dụng biện pháp đặc biệt có tính chất thời chiến với vai trò nổi bật của quân

đội trong việc thiết lập trật tự mới, hỗ trợ cho sự ra đời các cơ quan hành chính của chính quyền mới.

Chuẩn bị cho công cuộc tiếp quản, ngày 11-9-1954, Thành uỷ Hà Nội họp hội nghị và ra nghị quyết phân công nhiệm vụ của các đồng chí trong Thành uỷ và tổ chức Uỷ ban Quân chính. Trong đó,


Bảng 1.1 Nhiệm vụ của các đồng chí trong Thành uỷ


TT

Họ tên

Nhiệm vụ

1.

Trần Quốc Hoàn

Bí thư phụ trách chung, Trưởng ban Tuyên Huấn

2.

Vương Thừa Vũ

Uỷ viên thường vụ phụ trách Quân sự, Chủ tịch Uỷ ban quân chính

3.

Trần Danh Tuyên

Phó bí thư, Bí thư Đảng đoàn chính quyền, trưởng

ban tổ chức, Phó chủ tịch Uỷ ban quân chính

4.

Lê Quốc Thân

Uỷ viên thường vụ phụ trách công an, Uỷ viên Uỷ

ban quân chính, Giám đốc Công an

5.

Lê Trung Toản

Uỷ viên thường vụ phụ trách Dân vận, Uỷ viên Uỷ ban quân chính

6.

Khuất Duy Tiến

Uỷ viên phụ trách kinh tế, Uỷ viên Uỷ ban quân

chính

7.

Trần Duy Hưng

Uỷ viên Đảng đoàn chính quyền, Phó chủ tịch Uỷ

ban quân chính

8.

Trần Minh Việt

Uỷ viên phụ trách tuyến văn xã, Phó giám đốc Thông tin, Uỷ viên Uỷ ban quân chính

9.

Quang Nghĩa

Uỷ viên phụ trách công văn

10.

Trần Sâm

Uỷ viên văn phòng Đảng uỷ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 3


11.

Nguyễn Tài

Uỷ viên phụ trách Công an

Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội, Nghị quyết Hội nghị Thành uỷ ngày 11-9-1954, Hồ sơ số 05, Hộp số 52, Lưu trữ Thành Uỷ Hà Nội, Tr 4


Bảng 1.2 Nhiệm vụ của các đồng chí trong Uỷ ban quân chính


TT

Họ tên

Nhiệm vụ

1.

Vương Thừa Vũ

Chủ tịch

2.

Trần Danh Tuyên

Phó chủ tịch

3.

Trần Duy Hưng

Phó chủ tịch

4.

Khuất Duy Tiến

Uỷ viên

5.

Lê Trung Toản

Uỷ viên

6.

Lê Quốc Thân

Uỷ viên

7.

Trần Minh Việt

Uỷ viên

Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội, Nghị quyết Hội nghị Thành uỷ ngày 11-9-1954, Hồ sơ số 05, Hộp số 52, Lưu trữ Thành Uỷ Hà Nội, Tr 4-5


Danh sách các đồng chí trong Uỷ ban Quân chính được gửi lên Trung ương duyệt. Ngày 12-9-1954, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị thành lập Uỷ ban Quân chính Hà Nội, "Trong thời kỳ tiếp quản, Uỷ ban Quân chính Hà Nội là cơ quan lãnh đạo tối cao trong Hà Nội, thống nhất tập trung mọi quyền lãnh đạo đối với các ngành hoạt động: Mọi chỉ thị của Chính phủ và các Bộ đều gửi cho Uỷ ban Quân chính. Mọi lệnh và mọi công bố đều do Uỷ ban Quân chính đưa ra. Uỷ ban Quân chính phải thi hành đúng chế độ báo cáo thỉnh thị"[88, 48].

Uỷ ban Quân chính có nhiệm vụ trước mắt là thảo một kế hoạch đại cương về việc tiếp quản Hà Nội. Các Bộ cùng Uỷ ban Quân chính xét lại kế hoạch tiếp quản của ngành mình, đặc biệt chú ý về tổ chức bộ máy và cán bộ

phụ trách; các Ban Nội chính, Kinh tế, Văn hoá Xã hội duyệt lại chính sách của mỗi ngành. Bên cạnh Uỷ ban Quân chính Trung ương cũng chủ trương phải thành lập ngay Uỷ ban Hành chính Hà Nội, trong đó có thành phần tư sản, nhân sĩ dân chủ.

Ngày 9-10-1954, trên cơ sở bảo đảm việc tiếp thu và quản lý tất cả các cơ quan các cấp của chính quyền Pháp và Bảo Đại, bộ máy Uỷ ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập trong thời kỳ tiếp quản gồm các bộ phận:

1. Sở Tư lệnh khu Hà Nội

2. Các ban và các sở:

- Ban Nội chính có: Sở Công An, Sở Tư Pháp

- Ban Kinh tế tài chính có: Sở Thị chính, Sở Thuế, Sở Kho thóc, Sở Kho bạc, Sở Địa chính, Sở Trước bạ điền thổ, Sở Công thương, Sở Mậu dịch, Sở Ngân hàng, Sở Canh nông, Sở Lao động

- Ban Xí nghiệp công ích có: Sở Hoả xa, Sở Bưu điện, Sở Giao thông, Sở Công thương, Sở Công vụ

- Ban Tuyên Văn Xã có: Sở Tuyên truyền, Đài Phát thanh, Tờ báo Tin tức, Nhà in Quốc gia, Ban tiếp quản ngành Giáo Dục, Ban tiếp quản ngành Y tế

3. Văn phòng Uỷ ban Quân chính

Các bộ phận trực thuộc Uỷ ban Quân chính: Phòng Tổ chức và Cán bộ, Phòng Quản lý và Phân phối tài sản, Phòng Ngoại kiều, Ban Kiểm tra, Ban Cung cấp [191, 1-2].

Trong đó, Uỷ ban Quân chính thành phố Hà Nội lãnh đạo việc tiếp quản các ngành, mỗi ngành do một ban phụ trách lãnh đạo tiếp quản, việc phối hợp điều hoà công tác tiếp quản của các ngành trong một khối do các ban: Nội chính, Kế toán tài chính, Xí nghiệp công ích, Tuyên Văn Xã phụ trách.


Cán bộ phụ trách văn phòng và các bộ phận trực thuộc:

- Ông Vạn Đình Chi: Quyền Chánh văn phòng

- Ông Trần Phương: Phó văn phòng

- Ông Nguyễn Huy Hoàng: Trưởng phòng tổ chức cán bộ

- Ông Nguyễn Vũ: Trưởng ban quản lý phân phối tài sản,

- Ông Nguyễn Thành: Trưởng ban cung cấp,

- Ông Nguyễn Tường: Phó trưởng ban cung cấp

- Ông Nguyên Nhi: Trưởng ban kiểm tra [192, 3].


Cán bộ phụ trách các ban:

- Ông Lê Quốc Thân: Phụ trách Ban Nội chính

- Ông Khuất Duy Tiến: Phụ trách Ban Kinh tế tài chính

- Ông Trần Danh Tuyên: Phụ trách Ban Xí nghiệp công ích

- Ông Trần Minh Việt: Phụ trách Ban Tuyên Văn Xã [193, 4]


Cán bộ phụ trách các sở:

1. Các ngành, các sở thuộc khối nội chính:

- Ông Lê Quốc Thân: Phụ trách Sở Công an

- Ông Bùi Lâm: Phụ trách Sở Tư pháp


2. Các ngành, các sở thuộc khối kinh tế, tài chính:

- Ông Đào Thiện Thi: Phụ trách Sở Tài chính

- Ông Nguyễn Lâm: Phụ trách Sở thuế

- Ông Trần Khanh Vinh: Phụ trách Sở Kho thóc

- Ông Trương Quang Phiên: Phụ trách Sở Kho bạc

- Ông Vũ Thiên: Phụ trách Sở Ngân hàng

- Ông Phạm Gia Kính: Phụ trách Sở Trước bạ Điền thổ

- Ông Lê Ngọc Hoàn: Phụ trách Sở Địa chính

- Ông Nguyễn Trung Mai: Phụ trách Sở Công Thương

- Ông Vũ Đình Man: Phụ trách Sở Canh nông

- Ông Nguyễn Nhi: Phụ trách Sở Lao động


3. Các ngành các sở thuộc Ban xí nghiệp công ích:

- Ông Trương Quang Hy: Phụ trách Sở Hoả xa

- Ông Vũ Văn Quy: Phụ trách Sở bưu điện

- Ông Lê Lương: Phụ trách Sở giao thông

- Ông Trịnh Trọng Thức: Phụ trách Sở Công dụng

- Ông Bùi Văn Các: Phụ trách Sở Công vụ


4. Các ngành, các sở thuộc khối Tuyên Văn Xã:

- Ông Trần Minh Việt: Phụ trách Sở tuyên truyền

- Ông Lê Chân: Phụ trách Đài phát thanh.

- Ông Nguyễn Thành Lê: Phụ trách Tờ báo Tin tức

- Ông Nguyễn Văn Hiếu: Phụ trách Ban tiếp quản ngành Giáo dục

- Bác sĩ Hồ Đắc Di: Phụ trách Ban tiếp quản ngành Y tế [194, 5-6].

Ngày 17-10-1954, Sau khi thảo luận và thông qua báo cáo tình hình tổng quát công tác tiếp quản Hà Nội từ ngày 9-10 đến 15-10-1954, Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã chủ trương sắp xếp, ổn định lại bộ máy cho thích hợp, đề ra nhiệm vụ trước mắt “phải nghiên cứu đề ra danh sách Uỷ ban hành chính để trình Trung ương duyệt rồi công bố cho nhân dân biết. Sau đó phải nghiên cứu sự phân nhiệm, quyền hạn, sự liên hệ giữa Uỷ ban hành chính và Uỷ ban Quân chính” [3, 35].

Nhân dân thiết tha đòi hỏi sự lãnh đạo của cấp trên, nhất là về mặt tổ chức. Để đề phòng bọn phản động có thể nhân sự ấy, lợi dụng tinh thần hăng hái của nhân dân mà lôi kéo nhân dân vào tổ chức của chúng, ta phải tiến hành xây dựng các tổ chức cơ sở, trước tiên là tổ chức chính quyền ở các khu phố. Đây là một việc làm cấp thiết và quan trọng.

Vì vậy, ngày 24-10-1954, Đảng bộ Hà Nội đã đề ra chủ trương xây dựng tổ chức chính quyền ở các khu phố. Trong khi chuẩn bị xây dựng chính quyền ở khu phố thì phải tuyên truyền, giáo dục chính sách làm cho dân thấy rõ tính chất của chính quyền dân chủ nhân dân. Đồng thời phải điều tra, tìm hiểu yêu cầu công tác chính quyền các khu phố để phục hồi và sơ bộ chỉnh đốn tổ chức, chú trọng về mặt thành phần tổ chức và thái độ công tác, có quan hệ với quần chúng và hợp với chế độ dân chủ nhân dân của ta.

Phương châm công tác, phối hợp chặt chẽ giữa Đảng, Quân, Dân, Chính để tiến hành xây dựng tổ chức, đặc biệt dựa vào nhân dân lao động (công nhân, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, viên chức) đoàn kết với các tầng lớp tư sản dân tộc và các phần tử tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ.

Phương pháp tiến hành, Uỷ ban quân chính cử một số cán bộ cùng với một số cán bộ của Sở Tuyên Truyền, Sở Công an, Sở thuế, Ngân hàng lập thành các đội và các tổ công tác, phân phối về các khu làm nhiệm vụ. Uỷ ban quân chính trực tiếp lãnh đạo các đội ấy.

Quá trình công tác chia làm ba bước:

- Bước một, với tình hình đã nắm được, phục hồi các tổ chức sẵn có và giúp họ làm việc.

- Bước hai, đi sâu tìm hiểu tình hình về mọi mặt, phát hiện những phần tử tốt, giáo dục và bồi dưỡng họ, đồng thời với việc tổ chức nhân dân trong các đoàn thể rộng rãi, tập hợp nhân dân giáo dục về tham dự chính quyền.

- Bước ba, tiến hành sơ bộ chính đốn tổ chức chính quyền khu phố, vạch nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức chính quyền đối với nhân dân, hướng dẫn lề lối làm việc sát dân và dân chủ [5, 55].

Khi ta vào tiếp quản, Uỷ ban Quân chính tuyên bố giải tán bộ máy chính quyền của địch ngụy nhưng vẫn tạm thời sử dụng các Khu trưởng trong bộ máy đó. Cuối tháng 10-1954, Uỷ ban Quân chính thành lập các tổ công tác

để chỉ đạo mọi công việc của các khu phố; đôn đốc các Khu trưởng làm việc; tìm hiểu mọi mặt tình hình trong khu phố rồi phản ánh lên Uỷ ban quân chính; đào tạo, lựa chọn, bồi dưỡng các cơ sở tốt để chuẩn bị cho việc xây dựng bộ máy chính quyền của ta ở các khu phố. Những thông tư, chỉ thị, chủ trương chính sách của cấp trên, Uỷ ban Quân chính đều gửi thẳng cho tổ công tác. Tình hình mọi mặt ở các khu phố tổ công tác đều báo cáo lên Uỷ ban Quân chính do đó các Khu trưởng thường chỉ được sử dụng làm những công việc hành chính sự vụ như cứu tế, xã hội, thị thực giấy khai sinh, giá thú, khai tử, có nơi còn không sử dụng họ (như quận IV).

Tuy nhiên do số lượng cán bộ ít: 2 đến 3 khu phố mới có một cán bộ thuộc tổ công tác của Uỷ ban Quân chính, công việc ở trên đưa xuống lại rất nhiều, trình độ tổ chức lại kém nên công việc ở khu phố bị ứ đọng lại đòi hỏi phải có bộ máy chính quyền ở các khu phố để giải quyết công việc được dễ dàng.

Sau hơn 2 tháng kể từ ngày giải phóng, tình hình thành phố, đời sống nhân dân và mọi hoạt động xã hội đã nhanh chóng ổn định. Đảng bộ Hà Nội, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương, đã chủ trương chuyển dần bộ máy chính quyền thành phố từ cơ quan quân chính sang cơ quan dân chính. Đảng bộ chủ trương giữ lại Uỷ ban quân chính và thành lập thêm Uỷ ban Hành chính. Ngày 4-11-1954, Hội đồng Chính phủ đã ra quyết đinh thành lập Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội do:

- Trần Duy Hưng: Chủ tịch

- Trần Danh Tuyên: Phó chủ tịch

- Trần Văn Lai: Uỷ viên

- Hà Kế Tân: Uỷ viên

- Lê Quốc Thân: Uỷ viên

- Khuất Duy Tiến: Uỷ viên [88, 58]

Phân công lề lối làm việc:

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí