Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 2

lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội trong việc xây dựng, bảo vệ chính quyền phục vụ hiện tại.

Nhiệm vụ:


- Sưu tập và hệ thống hoá các tư liệu lịch sử liên quan đến vấn đề Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trong những năm 1954-1965, trên cơ sở đó trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với vấn đề này.

- Nêu lên những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền của Đảng bộ Hà Nội trong những năm 1954-1965 và rút ra những kinh nghiệm để phục vụ công tác xây dựng bảo vệ chính quyền nói chung, xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền nói riêng ở Hà Nội hiện nay.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những nhận thức, chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng chính quyền nói chung, xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền nói riêng ở Thủ đô và những thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm trên lĩnh vực này của Đảng bộ Hà Nội trong những năm 1954-1965.

Phạm vi nghiên cứu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

- Về nội dung: là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền nói riêng, xây dựng và bảo vệ chính quyền ở thành phố nói chung cũng như những kết quả, kinh nghiệm trong sự lãnh đạo công tác này.

- Về thời gian: nghiên cứu sự lãnh đạo, những kết quả, kinh nghiệm đó từ khi chính quyền mới được thiết lập (1954) cho đến khi Hà Nội bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965).

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 2

- Về không gian: trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm các quận, khu, huyện, xã nội và ngoại thành trong những năm 1954-1965.

5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu


Cơ sở lý luận:


Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề Nhà nước trong thời lỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nguồn tài liệu:


Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các văn kiện của Thành uỷ Hà Nội, Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thành phố là những tài liệu quan trọng nhất. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tài liệu của các công trình đã trình bày ở trên.

Phương pháp nghiên cứu:


Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. ở phần mô tả, trình bày diễn biến, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp mô tả để dựng lại quá trình Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trên cơ sở các tư liệu lịch sử. Phần đánh giá, nhận xét, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp logic nhằm làm nổi bật vai trò của Đảng bộ Hà Nội trong sự lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trong thời gian từ 1954 - 1965 của Hà Nội.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác để hoàn thiện luận văn như: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá các số liệu, dữ kiện…


6. Đóng góp của luận văn


- Cung cấp những tư liệu được hệ thống hoá về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965, trong đó có những tư liệu gốc, mới công bố lần đầu.

- Góp phần làm sáng tỏ tiến trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965.

- Từ đó rút ra một số thành tựu, hạn chế và nêu lên một số kinh nghiệm trong việc lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền ở Thủ đô, góp phần phục vụ nhiệm vụ xây dựng chính quyền của Hà Nội hiện tại.

- Là một nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội nói riêng và lịch sử Đảng nói chung trên lĩnh vực xây dựng chính quyền.


7. Bố cục của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo phụ lục, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thời kỳ khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1954 - 1960)

Chương 2: Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)

Chương 3: Thành tựu, hạn chế chung và một số kinh nghiệm chủ yếu.

Chương 1.‌‌

Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thời kỳ khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa

(1954 - 1960)


1.1.Lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thời kỳ tiếp quản và khôi phục kinh tế (1954-1957)


1.1.1.Công tác tiếp quản và kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền các cấp

Hà Nội, trung tâm kinh tế chính trị văn hoá được tạo lập qua hàng ngàn năm lịch sử, Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nằm ở trung tâm Bắc bộ. Đầu năm 1954, dân số của Hà Nội là 436.624 người [1, 2]. Diện tích 152,2 km2 (nội thành 12,2 km2, ngoại thành 140 km2), gồm 36 phố nội thành và 4 quận ngoại thành: Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quỳnh Lôi.

Đến cuối năm 1954, Hà Nội có sự điều chỉnh về địa giới hành chính có xu hướng thu hẹp phía Nam, mở rộng về phía Đông Bắc, đưa sông Hồng vào giữa địa phận Hà Nội, tiếp nhận phố Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thuỵ của huyện Gia Lâm (tỉnh Bắc Ninh), đồng thời cắt quận Văn Điển trả về Hà Đông.

Ngày 21-7-1954, việc ký kết Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp xâm lược. Theo Hiệp định, Hà Nội còn nằm trong vùng tập kết 80 ngày của quân đội Pháp. Với bản chất ngoan cố, bè lũ đế quốc không cam tâm chịu thất bại. Trước khi rút quân, thực dân Pháp, với sự giúp đỡ của Mỹ, vẫn cố tình phá hoại Thủ đô về mọi mặt. Mục đích sâu xa của chúng là ngăn trở không cho ta mau chóng xây dựng Thủ đô Hà Nội thành chỗ dựa để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục đất nước, để chúng dễ bề thực hiện các âm mưu, kế hoạch xâm lược mới.

Một mặt, thực dân Pháp tìm mọi cách cứu vãn quân đội viễn chinh và ngụy quân bằng cách khẩn trương đưa những đơn vị quân đội đã mất sức

chiến đấu vào miền Nam để củng cố lại; mặt khác chúng tăng cường quây ráp các khu lao động, các làng ngoại thành nhằm bắt lính ngụy bỏ trốn và bắt cả thanh niên vào lính.

Địch cố vực dậy bộ máy ngụy quyền thành phố gần như đã tê liệt để làm công cụ thực hiện các âm mưu phá hoại: di chuyển tài sản máy móc ở các công sở, xí nghiệp và cưỡng ép nhân dân di cư vào Nam. Thực dân Pháp phải để một số tên tay sai đắc lực của Mỹ nắm giữ các chức vụ quan trọng trong ngụy quyền. Chiều 27-7-2954, ngụy quyền họp ở toà Thị chính, thành lập “Uỷ ban di cư”. Ngày 2-8-1954, Ngô Đình Diệm ra Hà Nội thúc đẩy tay chân huy động hàng nghìn nhân viên ngụy quyền, đặc biệt là bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo thực hiện kế hoạch cưỡng ép di cư. Ngày 10-8-1954, đế quốc Mỹ đưa đô đốc Xa-bin ra Hà Nội, trực tiếp điều khiển kế hoạch.

Để làm lung lay tinh thần nhân dân, gây sức ép cho chính quyền cách mạng, địch đã giở nhiều thủ đoạn xảo quyệt. Chúng đổ trách nhiệm cho ta chia cắt đất nước, đe doạ chiến tranh trở lại, không ngớt tuyên truyền xuyên tạc chính sách tiếp quản của ta đối với các tầng lớp nhân dân thành phố như công chức, trí thức, học sinh, sinh viên, tư sản… và nhất là đồng bào theo đạo Thiên chúa.

Chúng còn âm mưu đưa tù chính trị vào Nam. Ngày 26-7-1954, chúng chuyển số anh chị em tù chính trị ở Nhà Tiền và trại Thanh Liệt xuống Hải Phòng. Đầu tháng 9-1954, lại đưa tiếp một số tù chính trị còn bị giam ở Hoả Lò xuống Hải Phòng.

Các cơ quan tình báo của Pháp và Mỹ cũng làm việc không ngừng nghỉ. Lợi dụng tình hình rối ren, chúng cài người và tổ chức ở lại, tung gián điệp ra vùng tự do hoặc trà trộn vào nhân dân thành phố, bí mật trang bị vũ khí và các phương tiện hoạt động, liên lạc nhằm mục đích phá hoại ta lâu dài. Từ chiến tranh chuyển sang hoà bình, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Đảng bộ Hà Nội chuyển từ lãnh đạo nhân dân Thủ đô

kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược sang lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi thực dân Pháp nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ, đấu tranh bảo vệ thành phố, bảo vệ các xí nghiệp, công sở, tính mạng, tài sản của nhân dân, chống sự phá hoại của địch; lãnh đạo phát triển các lực lượng cách mạng trong thành phố, phối hợp chặt chẽ với lực lượng bên ngoài vào tiếp quản thành phố, giải phóng hoàn toàn Thủ đô khỏi ách thống trị của đế quốc Pháp.

Trong quá trình tiếp quản thành phố, ta đã có những thuận lợi cơ bản: Trung ương Đảng đã sớm có đường lối, chính sách sáng suốt định rõ nhiệm vụ, phương châm công tác tiếp quản; Đảng bộ Hà Nội dựa được vào dân nên vẫn giữ vững được cơ sở ở Hà Nội qua những năm kháng chiến quyết liệt; đội ngũ cán bộ đảng viên, giai cấp công nhân và nhân dân Thủ đô đã trưởng thành nhiều trong chiến đấu. Đây là những thuận lợi cơ bản giúp cho Đảng bộ Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Tuy nhiên quá trình đó cũng gặp không ít khó khăn: Tiếp thu và quản lý Hà Nội - Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự có ảnh hưởng chính trị lớn đến cả nước và trên quốc tế, hơn nữa đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự phòng bị về quân sự, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, giữa lực lượng kháng chiến ở ngoài và lực lượng kháng chiến tại chỗ trong thành phố, phải có sự phối hợp đấu tranh giữa nhân dân Thủ đô với cả nước, tạo nên sức mạnh buộc kẻ thù phải thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết, chặn bàn tay phá hoại của chúng; thêm vào đó, ta lại chưa có kinh nghiệm quản lý các thành phố lớn và chỉ có 80 ngày để chuẩn bị mọi mặt; lực lượng cán bộ của ta có hạn; thành phố lại nằm sâu trong vùng địch kiểm soát, giao thông liên lạc khó khăn. Đây là những thách thức đòi hỏi sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân để tiến tới hoàn thành công cuộc tiếp quản, giải phóng hoàn toàn Thủ đô.

Trước dã tâm và những hành động của bọn đế quốc trong lúc thua trận, ngay từ 3-7-1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Về việc bảo hộ

các thành phố mới giải phóng”, định rõ phương châm, chính sách và chế độ quản trị quân sự đối với những thành phố mới được thu hồi: “giữ gìn thành phố, ổn định, duy trì, khôi phục và xây dựng các công tác trong thành phố, phát huy tác dụng của thành phố để giúp vào việc cung cấp cho kháng chiến, giúp cho nền kinh tế vùng tự do của ta được ổn định” [117, 145]. Trung ương Đảng ban hành “Tám chính sách đối với những thành phố (hay thị xã) mới giải phóng”, trong đó nhấn mạnh những vấn đề về an dân, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân; thiết lập trật tự cách mạng, xây dựng chính quyền nhân dân; bảo hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp… phục hồi và phát triển sản xuất. Trung ương Đảng cũng quy định Mười điều kỷ luật của bộ đội, cán bộ, nhân viên công tác khi vào thành phố (hay thị xã) mới giải phóng nhằm chấp hành nghiêm ngặt tám chính sách đã ban hành.

Từ 5 đến 7-9-1954, Bộ Chính trị đã họp và ra Nghị quyết “Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”. Nghị quyết đã đưa ra nhiệm vụ chung của Đảng là: “đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thi hành Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc”[117, 287] Trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ trước mắt “trong thời kỳ vào thành phố không phải là tiến hành những việc cải tạo xã hội mà là bảo vệ tài sản công và tư, đừng để bị phá hoại, duy trì trật tự xã hội và đời sống bình thường trong thành phố, phục hồi công ăn việc làm, phục hồi chợ búa, phục hồi các trường học, duy trì việc cung cấp lương thực và tất cả các thứ hàng cần thiết, duy trì những sự nghiệp có tính chất lợi ích công cộng như điện, nước, bưu chính, giao thông,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 24/04/2023