Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 6

ngành và chính quyền, đoàn thể quân đội ở các cơ quan Trung ương và Hà Nội và nhân dân toàn thành phố.

Công tác chia đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu hoàn thành và công bố trước nhân dân ngày 12-10-1957. Toàn thành phố có 21 đơn vị bầu cử, 12 đơn vị ở 4 quận Nội thành và 9 đơn vị ở 4 quận Ngoại thành và 350 khu vực bỏ phiếu.

Công tác lập danh sách cử tri hoàn thành trong đầu tháng 10 và đến 14- 10-1957 danh sách cử tri đã được niêm yết ở các khu vực bỏ phiếu.

Sau hơn 2 tháng chuẩn bị khẩn trương, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân to đã được tổ chức đúng dự định vào ngày 24-11-1957 và đã thu được những thắng lợi to lớn.

Có 97,58% cử tri đi bỏ phiếu, 100 đại biểu đã trúng cử với quá nửa số phiếu hợp lệ gồm:

16 cán bộ Đảng, chính quyền đoàn thể 05 cán bộ quân đội và công an

24 công nhân quốc doanh, hợp tác xã, tư doanh và nhân viên mậu dịch quốc doanh

12 nông dân lao động ngoại thành

12 nhân dân lao động khu phố (thủ công, lao động, tiểu chủ tiểu thương) 03 kỹ sư, công trình sư

06 giáo sư, giáo viên 05 y và dược sĩ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

02 luật gia

02 văn nghệ sĩ 03 nhân sĩ

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 6

05 công thương gia 05 tôn giáo

Trong đó có 47 đảng viên, 19 phụ nữ, 12 cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết [26, 5].

Thành phần trên đã đảm bảo phản ánh đúng tính chất chính quyền dân chủ nhân dân chuyên chính ở Hà Nội.

Sắc luật, thể lệ bầu cử được chấp hành nghiêm chỉnh. Từ khi lập danh sách cử tri, công bố danh sách ứng cử viên, vận động bầu cử cho đến ngày bỏ phiếu, các tổ chức và các hoạt động đều làm đúng thủ tục pháp lệnh. Cuộc bầu cử ngày 24-11-1957 đã được tiến hành thật sôi nổi, phấn khởi như một ngày hội lớn và an ninh trật tự được đảm bảo trong toàn thành.

Qua cuộc bầu cử, trình độ giác ngộ chính trị của cán bộ, đảng viên, quân đội và nhân dân Thủ đô được nâng lên một bước. Nhận thức về chính quyền dân chủ nhân dân chuyên chính, về chính sách Mặt trận, về tính chất dân chủ thực sự của chế độ ta được củng cố và nâng cao, quan niệm về dân chủ được rõ ràng và cụ thể hơn, tinh thần chủ nhân thành phố, ý thức tham gia xây dựng chính quyền được đề cao hơn.‌


1.2.Lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960)

1.2.1. Chủ trương chung

Tính đến cuối năm 1957, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, Thành uỷ Hà Nội, chính quyền thành phố đã tổ chức cán bộ công nhân viên và toàn dân Thủ đô tích cực hoàn thành kế hoạch nhà nước, khôi phục kinh tế, bước đầu phát triển văn hoá và đấu tranh góp phần thực hiện thống nhất nước nhà, bảo vệ hoà bình thế giới. Thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc thắng lợi.

Hà Nội đã xây dựng được khu vực kinh tế xã hội chủ nghĩa: công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng của Nhà nước ngày càng lớn. Công nghiệp quốc doanh và mậu dịch đã phát huy được vai trò

lãnh đạo kinh tế, đã cung cấp được đến mức độ nhất định những nhu yếu phẩm cho nhân dân, căn bản giải quyết được nạn thiếu hàng và hướng dẫn kinh tế tư nhân dần đi vào kế hoạch.

Sản xuất tiểu thủ công và công nghiệp tư doanh phát triển so với ngày mới giải phóng. Mặt hàng tiểu thủ công tăng nhiều, chất lượng dần được nâng cao, giá thành bắt đầu hạ ở một số mặt hàng. Nhưng nền sản xuất công nghiệp tư doanh đang bị tính chất tư bản chủ nghĩa hạn chế, nền sản xuất tiểu thủ công cũng bị tính chất tự phát tư bản chủ nghĩa cản trở sự phát triển.

Về thương nghiệp thành tích nổi bật là đã hạn chế một phần lớn nạn đầu cơ tích trữ, bước đầu ổn định được thị trường, giữ được giá cả ngay trong dịp tết. Thành tích quản lý thị trường đã có tác dụng lớn về mặt kinh tế chính trị và xã hội, tạo dựng được lòng tin tưởng vững mạnh vào Đảng và Chính phủ và giảm được một phần khó khăn của đời sống trong nhân dân.

Về nông nghiệp ở ngoại thành mặc dù hạn hán kéo dài nhưng đã có nhiều cố gắng đảm bảo vụ chiêm và vụ mùa thu hoạch tốt. Sản xuất nông nghiệp phát triển.

Qua ba năm khôi phục kinh tế, đã căn bản giải quyết nạn thất nghiệp và thiếu việc làm do chế độ cũ để lại. Nền sản xuất tiểu thủ công và công nghiệp tư doanh được khôi phục và phát triển, sự nghiệp xây dựng cơ bản được mở mang đã thu hút trên 7 vạn lao động. Đó là một cố gắng lớn của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội.

Từ chế độ cung cấp trong kháng chiến, chuyển sang chế độ lương bổng, đã cải tiến một mức rõ rệt đời sống cho cán bộ, công nhân viên kháng chiến. Mức sống của đông đảo nhân dân lao động từ chỗ cùng cực, tối tăm đã được nâng lên tới xấp xỉ mức sống bình thường cần thiết. Đó là một thắng lợi lớn.

Cùng với những thắng lợi về kinh tế xã hội, qua ba năm, chính quyền nhân dân thành phố - bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân được xây dựng và củng cố phục vụ đắc lực cho công cuộc khôi phục kinh tế.

Điểm chủ yếu trong công tác xây dựng và củng cố chính quyền là dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, Hà Nội đã dựa vào khối đoàn kết toàn dân của Mặt trận tổ quốc Thành, hậu thuẫn vững chắc của chính quyền, dựa trên cơ sở công nông liên minh vững chắc, đã tổ chức và động viên nhân dân tích cực tham gia mọi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để động viên mọi lực lượng phấn đấu cho việc hoàn thành kế hoạch Nhà nước. ý thức xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân chuyên chính đã thể hiện trong các tổ chức từ cơ sở đến thành phố, được giáo dục rèn luyện trong các Hội nghị đại biểu nhân dân Thủ đô và biểu hiện một cách sâu sắc trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố khoá I thắng lợi.

Yêu cầu công tác ngày càng nhiều, trong khi nhận thức chính trị, lập trường tư tưởng chưa được kiên định, trình độ tổ chức và nghiệp vụ chưa theo kịp yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới. Tổ chức chưa thật hợp lý, có ngành còn cồng kềnh, có ngành còn quá yếu cần phải điều chỉnh. Lề lối làm việc tuy có tiến bộ nhưng nói chung còn quan liêu. Quan hệ với lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, xí nghiệp, cơ quan, trường học chưa được nhận thức đầy đủ, quan hệ phối hợp với các đoàn thể trong Mặt trận chưa thành một nền nếp thường xuyên.

Những nhược điểm và khuyết điểm trên cần được tích cực sửa chữa để chính quyền dân chủ nhân dân chuyên chính và bộ máy Nhà nước của thành phố thực sự dựa vào giai cấp công nhân, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Thủ đô. Để thực hiện đầy đủ chức năng và dân chủ hơn về chính quyền địa phương, ngày 28-12-1957, Phủ Thủ tướng đã ra Thông tư số 634/TTg về tổ chức chính quyền thành phố. Theo đó, Hội đồng nhân dân thành phố có

nhiệm vụ và quyền hạn:

- Đảm bảo sự tôn trọng chấp hành pháp luật, sắc luật, nghị định, thông tư, nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ.

- Căn cứ vào luật lệ Nhà nước và nghị quyết của cấp trên mà quyết nghị.

- Bầu cử và đề nghị các uỷ viên Uỷ ban hành chính thành phố.

- Thẩm tra các báo cáo công tác của Uỷ ban hành chính thành phố.

- Sửa đổi hoặc huỷ bỏ nghị quyết không thích đáng của Uỷ ban hành chính thành phố, của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính cấp dưới.

- Thẩm tra và phê chuẩn dự toán và quyết toán chi thu thành phố.

- Quyết định kế hoạch công tác kiến thiết kinh tế, kiến thiết văn hoá, công tác cứu tế xã hội và sự nghiệp công cộng.

- Bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ trật tự trị an chung.

- Bảm đảm quyền công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.

Hội đồng nhân dân thành phố 3 tháng họp một kỳ do Uỷ ban Hành chính thành phố triệu tập. Ngoài ra có thể có những kỳ họp bất thường nếu Uỷ ban hành chính xét cần hoặc 1/3 tổng số hội viên yêu cầu. Mỗi kỳ họp, Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch đoàn để điều khiển hội nghị. Thư ký hội nghị là uỷ viên Uỷ ban Hành chính do Uỷ ban đề cử và Hội đồng thông qua. Trừ trường hợp đặc biệt phải họp kín, Hội đồng nhân dân họp công khai có nhân dân dự thính. Hội đồng chỉ có thể thảo luận và quyết nghị khi có mặt quá nửa tổng số hội viên. Nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa số hội viên có mặt tại hội nghị thông qua mới có giá trị. Hội đồng có thể mời cán bộ phụ trách các cơ quan chuyên môn thành phố đến tham dự nhưng cán bộ này không có quyền biểu quyết. Hội đồng có thể lập những tiểu ban nghiên cứu từng vấn đề trong thời gian hội nghị. Sau một kỳ họp và ít nhất là một năm một kỳ, hội viên Hội đồng nhân dân thành phố phải báo cáo công tác của mình với cử tri. Mỗi hội viên phải giữ mối liên hệ mật thiết với cử tri đã bầu mình, thu thập và phản ánh ý kiến và nguyện vọng của nhân dân cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính thành phố.

Đối với Uỷ ban hành chính thành phố, các uỷ viên đều do Hội đồng nhân dân bầu ra, không có uỷ viên dự khuyết. Uỷ ban hành chính sẽ bầu ra

Chủ tịch và một hay nhiều Phó chủ tịch. Số lượng uỷ viên Uỷ ban hành chính là từ 7 đến 11. Trước khi nhận nhiệm vụ, Uỷ ban hành chính thành phố phải được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Nhiệm kỳ của Uỷ ban hành chính theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, nhưng khi mãn hạn, Uỷ ban hành chính vẫn tiếp tục làm việc cho tới khi Hội đồng nhân dân khoá sau bầu ra Uỷ ban hành chính mới và Uỷ ban hành chính này đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Nếu trong nhiệm kỳ, một hay nhiều uỷ viên vì lý do gì không đảm đương được công tác thù Hội đồng nhân dân sẽ bầu người thay.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban hành chính thành phố:

- Thi hành luật lệ Nhà nước, sắc lệnh, nghị định, thông tư, nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố. Căn cứ vào pháp luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư, nghị quyết, chỉ thị nói trên, ra những quyết định, chỉ thị, thể lệ, đồng thời kiểm tra đôn đốc việc thi hành các quyết định, chỉ thị, thể lệ này.

- Tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố.

- Triệu tập Hội đồng nhân dân thành phố, báo cáo công tác và trình những đề án công tác trước Hội đồng nhân dân.

- Lãnh đạo công tác của các ngành chuyên môn thành phố và công tác của Uỷ ban hành chính cấp dưới.

- Sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định, chỉ thị không thích đáng của các cơ quan chuyên môn thành phố và của Uỷ ban Hành chính cấp dưới. Đình chỉ thi hành nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới và trình Hội đồng nhân dân thành phố sửa đổi hoặc huỷ bỏ.

- Quản lý cán bộ, nhân viên công tác tại các cơ quan thuộc thành phố.

- Chấp hành kế hoạch kinh tế, quản lý dự toán thu chi.

- Quản lý thị trường, quản lý công thương nghiệp quốc doanh thuộc thành phố, lãnh đạo và điều chỉnh, cải tạo công thương nghiệp tư doanh thành phố.

- Lãnh đạo sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và công cuộc hợp tác tương trợ.

- Quản lý công tác thu thuế.

- Quản lý giao thông vận tải.

- Quản lý nhân lực, đảm bảo thi hành các luật lệ lao động.

- Quản lý công tác văn hoá, giáo dục, y tế, cứu tế xã hội.

- Kiến thiết sửa sang thành phố.

- Quản lý công tác nghĩa vụ quân sự.

- Quản lý tài sản công cộng.

- Bảo vệ trật tự an ninh chung.

- Bảm đảm quyền công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc.

- Thi hành các công tác do cơ quan hành chính cấp trên giao cho.

Để đảm bảo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, tất cả các công việc quan trọng đều qua hội nghị Uỷ ban thảo luận và quyết định. Hàng tháng, Uỷ ban hành chính họp 01 lần. Ngoài ra có thể có những cuộc họp bất thường. Khi Uỷ ban hành chính thành phố họp hội nghị, có thể mời cán bộ phụ trách cách cơ quan chuyên môn tham dự. Những người được mời đến dự chỉ có quyền tham gia ý kiến, không có quyền biểu quyết. Chủ tịch Uỷ ban hành chính chủ trì các hội nghị và các công tác của Uỷ ban. Phó chủ tịch giúp Chủ tịch chấp hành chức vụ, Chủ tịch và Phó chủ tịch đảm bảo nhiệm vụ thường trực của Uỷ ban. Các uỷ viên khác sẽ được phân công các khối công tác hoặc từng vấn đề. Mọi uỷ viên đều phải thường xuyên kiểm tra tình hình công tác để việc lãnh đạo được sát thực tế. Uỷ ban hành chính thành phố có nhiệm vụ báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân thành phố và cơ quan hành chính cấp trên [140, 1-4].

Ngày 31-5-1958 chính phủ ra Luật số 110-SL/L-12 về tổ chức chính quyền địa phương:

Các khu tự trị, các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh, châu, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, xã, thị trấn đều có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Các huyện có Uỷ ban hành chính, các khu phố ở các thành phố và thị xã có Ban hành chính khu phố; Các thành phố có thể chia thành khu phố có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Luật 110-SL/L-12 nêu rõ tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền khu phố do Hội đồng Chính phủ quy định; Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương do dân bầu ra. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân ở khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh là 3 năm; nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân các cấp khác là 2 năm. Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, là cơ quan hành chính của Nhà nước ở cấp ấy.

ở cấp huyện không có Hội đồng nhân dân thì Uỷ ban hành chính huyện là cơ quan hành chính của Nhà nước ở cấp ấy (điều 23), Uỷ ban hành chính chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Hội đồng nhân dân cùng cấp với cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp và đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ [131, 280-290].

Trước đây, do điều kiện mới kiện toàn bộ máy chính quyền ở địa phương theo yêu cầu từng lúc, từng nơi và trong một chừng mực nhất định; chủ yếu trong công tác sửa sai nên Chính phủ chưa có một kế hoạch toàn diện, phù hợp với nhiệm vụ của giai cấp mới. Vì vậy, ngày 10-6-1958 Phủ Thủ tướng đã ra Thông tư số 289/TTg về kiện toàn chính quyền địa phương nhằm làm cho chính quyền có đủ khả năng động viên đầy đủ nhân dân tham gia xây dựng chính quyền, quản lý công việc Nhà nước, giám sát công tác và cán bộ chính quyền, chống quan liêu xa rời thực tế; làm cho chính quyền thực sự là chính quyền của nhân dân dựa trên nền tảng công nông liên minh do Đảng lãnh đạo.

Do có việc mở rộng nhiệm vụ cho chính quyền địa phương, giao dần cho chính quyền địa phương quản lý công tác kinh tế, văn hoá mà càng làm

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí