Tổng Quan Nghiên Cứu Về Dân Trí Tài Chính


Washington Concencus (Đồng thuận Washington) đã phát triển quan điểm về tiếp cận các dịch vụ tài chính và tài chính toàn diện, giúp các cá nhân có thể đầu tư hoặc sử dụng tốt hơn các dịch vụ trên thị trường, từ đó giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế tự do. Quan điểm này đã đưa ra cách thức thúc đẩy tài chính từ cả hai phía: bên cung và bên cầu. Đối với bên cung, ngoài việc chủ yếu phát triển các tổ chức tài chính, còn có quá trình phát triển các dịch vụ tài chính, và tự đào tạo trong quá trình phát triển tài chính đối với con người (như sử dụng dịch vụ mới hoặc đưa chương trình đào tạo vào nhà trường) – nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho chính các tổ chức này. Đối với bên cầu, để có thể thực hiện được các nghiêp vụ trên thị trường tài chính, điều tất yếu là phải làm tăng thu nhập của cá nhân, tăng khả năng tiếp xúc với công nghệ thông tin và tăng các khía cạnh liên quan đến hiểu biết về các dịch vụ tài chính, tiếp cận dịch vụ tài chính, từ đó đưa ra thái độ và hành vi ứng xử đối với tài chính cho phù hợp. Như vậy, tác giả sẽ tiếp cận hướng nghiên cứu từ phía bên cầu của các dịch vụ tài chính.

Ngoài ra, luận án này cũng tiếp cận theo khía cạnh sinh kế bền vững và vốn con người, do sinh kế bền vững được phát triển dựa trên các lý thuyết về xóa đói giảm nghèo, và lấy con người làm trung tâm của vấn đề phát triển bền vững. Ngoài những vấn đề liên quan đến hỗ trợ người nghèo có cuộc sống tốt hơn – như sử dụng các chương trình trợ cấp của chính phủ - thì các nghiên cứu trên thế giới đều đưa ra hướng: để người dân tự phát triển bằng cách hỗ trợ các nguồn lực để đối tượng này có thể tự đối phó với sự thay đổi của môi trường tự nhiên cũng như về kinh tế, xã hội (Chambers và Conway, 1992, Scoones, 1998, Ashley và Carney, 1999, Solesbury, 2003). Thậm chí, nhóm lý thuyết về vốn con người cho rằng, nếu không phát triển được con người dựa trên trí thức thì rất khó có thể quản lý tốt được vốn vật chất (Schultz, 1961, Lucas, 1988, Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008).

Đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính, hiện tại có hai nhóm người đang ít được các ngân hàng thương mại quan tâm đến là người nghèo (vì khả năng vay vốn nhỏ lẻ, và thường không có hoặc ít có tài sản đảm bảo); người sắp về hưu (vì nguồn thu nhập giảm sút, không đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh…). Tuy nhiên, các đối tượng này lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ ở vùng nông thôn, và vẫn có nhu cầu sử dụng

– ít nhất để đảm bảo cuộc sống (với người nghèo) và tiếp tục sử dụng các dịch vụ hàng ngày (với nhóm sắp về hưu). Nếu đẩy mạnh hoạt động liên quan đến dân trí tài chính sẽ giúp nền kinh tế giảm các chi phí liên quan đến giao dịch và tiếp cận dịch vụ tài chính tốt hơn, từ đó, có được hành vi phù hợp liên quan đến sử dụng tiền và phát triển kinh tế.

Từ hai góc độ trên, tác giả sẽ tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ phía cầu dịch vụ tài chính nhằm đưa ra những hàm ý chính sách vừa giúp nền kinh tế giảm chi phí giao dịch, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo.


6. Những đóng góp mới của luận án

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

Dựa trên cách tiếp cận từ phía cầu của tài chính toàn diện theo trường phái Washington Concencus (đồng thuận Washington), luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Thứ nhất, luận án xác định Dân trí tài chính bao hàm 3 khái niệm là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính. Đồng thời, luận án cũng đề xuất đánh giá tác động của dân trí tài chính lên thu nhập của đối tượng khảo sát dựa trên vốn con người. Đây là một bổ sung cho cách tiếp cận liên ngành về Dân trí tài chính.

Thứ hai, dựa trên cách tiếp cận của đồng thuận Washington, cách tiếp cận của sinh kế bền vững, tác giả đưa ra kiểm định về các nhân tố phản ánh (refelective factors) đến dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn. Đây là một trong những gợi ý nhằm đánh giá tác động của các nhân tố cấu thành lên nhân tố tổng, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm nâng cao Dân trí tài chính của nhóm đối tượng được nghiên cứu.

Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 3

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, đánh giá được các nhân tố phản ánh của dân trí tài chính (bao gồm thái độ tài chính, kiến thức tài chính và hành vi tài chính) đều có tác động đến dân trí tài chính . Trong các nhân tố này, đáng chú ý là kiến thức tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam được chia thành 2 nhóm chính: kiến thức về tiết kiệm và kiến thức về sử dụng tiền. Nhóm nhân tố phản ánh thuộc về kiến thức tài chính đóng vai trò lớn nhất, sau đó là hành vi tài chính và cuối cùng là thái độ tài chính.

Thứ hai, dựa trên kết quả của phỏng vấn sâu các chuyên gia, luận án đã đưa ra kết quả rằng giới tính, dân tộc và tôn giáo không ảnh hưởng đến dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam; trong khi đó, tuổi tác và thu nhập có ảnh hưởng rõ ràng. Học vấn của nhóm người dưới tiểu học lại cao hơn nhóm người có trình độ trung học phổ thông.

Thứ ba, Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn bị ảnh hưởng bởi thu nhập, và cũng ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Do vậy, muốn tăng dân trí tài chính thì không nên tập trung vào hướng dẫn người dân cách tiết kiệm mà nên tập trung vào cách sử dụng tiền trong chi tiêu và đầu tư. Hoạt động này nên thực hiện thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân. Các cơ quan chức năng có thể xem xét tăng dân trí tài chính dựa trên các ứng dụng điện tử và sự phát triển của công nghệ tài chính.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH

“Financial Literacy” là một khái niệm được công bố và sử dụng trên toàn thế giới vào năm 1997 bởi Jump$tart Coalition. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến vấn đề này dưới góc độ nghiên cứu về tài chính hành vi, về tài chính vi mô và một số nghiên cứu trực tiếp liên quan đến DTTC.

1.1. Các nghiên cứu về tài chính hành vi

Vì DTTC bao gồm 3 khía cạnh: kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính nên nhóm nghiên cứu đầu tiên, có liên quan là các nghiên cứu về tài chính hành vi – dùng để giải thích hành vi của các nhà đầu tư (sau khi đã có được kiến thức tài chính) trên thị trường, đặc biệt thị trường chứng khoán cũng như các khoản đầu tư trên các thị trường khác. Tài chính hành vi được phát triển bởi Tversky và Kahneman (1974) khi trình bày về phương pháp kinh nghiệm và những lệch lạc xảy ra khi đưa ra các quyết định về tài chính. Sau đó, Tversky và Kahneman (1979), Kahneman và Tversky (1981) phát triển lí thuyết kì vọng và lí thuyết hữu dụng kì vọng. Tài chính hành vi có 3 nhóm nghiên cứu chính: về doanh nghiệp, về thị trường và về cá nhân (nhà đầu tư). Trong phạm vi luận án này chỉ trình bày tổng quan về tài chính hành vi của cá nhân.

Các giả định của lí thuyết thị trường hiệu quả cho rằng thông tin được cung cấp chính xác, tin cậy và cân xứng cho các cá nhân và nhà đầu tư (North, 1994). Tuy nhiên, trên thực tế thì vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tài chính của các cá nhân. Do đó, tài chính hành vi xem xét con người như một chủ thể “bình thường”, không hoàn hảo, và do những hạn chế về khả năng xử lý thông tin, con người thường đưa ra những xét đoán sai lệch trong quá trình ra quyết định. Tài chính hành vi ghi nhận vai trò quan trọng của cảm xúc trong các quyết định tài chính, và điều này có khuynh hướng được tìm hiểu thông qua phương pháp kinh nghiệm dựa vào hiệu ứng – từ đó đưa ra các vấn đề liên quan đến thái độ tài chính và hành vi tài chính.

Các nghiên cứu về tài chính hành vi đã chỉ ra rằng, các cá nhân khi đưa ra các quyết định về tài chính thì thường:

Thứ nhất, có khuynh hướng xem trọng khả năng bù đắp một khoản lỗ hơn là kiếm được nhiều lợi nhuận (Levy, 2010). Trong trường hợp khoản đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận, các cá nhân thích nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn việc cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Trong trường hợp ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ, họ lại cố gắng duy trì với hy vọng tình hình sẽ khá hơn và có thể sinh lời trong tương lai bất chấp rủi ro thua lỗ nhiều hơn rất lớn. Điều này cũng cho thấy rằng: các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường (đặc biệt là thị


trường chứng khoán) có xu hướng bán các tài sản tài chính đi sớm (trong trường hợp có lãi), và giữ lại lâu hơn (trong trường hợp bị lỗ).

Thứ hai, có xu hướng chia tách các quyết định vào các “tài khoản ảo” riêng trong trí não thay vì kết hợp chúng lại thành một thể thống nhất và thường xử lý các quyết định này độc lập, không chú ý đến tính tương quan của chúng. Cũng từ đó, họ đưa ra các quyết định nhìn tưởng hợp lý, nhưng thật ra lại sai lầm – từ đây hình thành nên nhóm nghiên cứu về sự tự tin quá mức và vấn đề lệch lạc (Glaser và Weber, 2010). Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng có thể được lý giải bằng sự tự lừa dối, sợ rằng nếu bán mà bị lỗ sẽ cảm thấy bản thân có quyết định đầu tư kém, hay sự tiếc nuối, tức lỡ bán rồi mà giá lên thì sao? Hiệu ứng phân bổ tài khoản cũng giúp lý giải một phần vì sao trong những thị trường tăng giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảm giá tại các thị trường lớn.

Đối với vấn đề tự tin thái quá, các cá nhân thường cho rằng, bản thân mình “giỏi” hơn những người khác, thường “phóng đại” những hiểu biết của mình nên sẽ giao dịch nhiều hơn. Trạng thái quá tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó khiến các cá nhân sẵn sàng bảo vệ quan điểm của họ mà bỏ qua việc tham khảo thêm ý kiến từ bên ngoài.

Lệch lạc do tình huống điển hình: các cá nhân có xu hướng phân loại các sự kiện điển hình hoặc tiêu biểu, được xem như khuôn mẫu tin cậy nên sẽ dự đoán về thị trường theo một khuôn mẫu mà quên đi rằng khả năng để thị trường phát tín hiệu giống nhau rất hiếm.

Tính bảo thủ: Khi điều kiện kinh tế thay đổi mọi người có xu hướng chậm phản ứng với thay đổi đó, họ gắn nhận định của mình với tình hình chung trong một thời kỳ dài hạn trước đó. Nghĩa là khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng chỉ tạm thời, dài hạn nền kinh tế vẫn đi lên, mà không nhận thấy có thể tin đó là tín hiệu cho một chu kỳ suy thoái dài hạn đã bắt đầu. Sau một khoảng thời gian nhận thấy tình hình vẫn chưa cải thiện thì mọi người đổ xô đi bán cổ phiếu. Kết quả, thị trường lại biến động bất thường. Vấn đề này cũng thường đi với vấn đề lệch lạc do quen thuộc.

Tâm lý “bầy đàn”: Tâm lý “bầy đàn” luôn tồn tại trong quá trình ra quyết định của các cá nhân, bất kể việc họ có kinh nghiệm hay không. Khi cá nhân đối đầu với ý kiến của nhóm, họ có xu hướng thay đổi những câu trả lời của mình, vì họ nghĩ rằng, tất cả những người khác có thể không sai.

Như vậy, thành công của nhóm nghiên cứu về tài chính hành vi đã giải thích được vấn đề về phản ứng của các cá nhân trên thị trường, trước hết về vấn đề sử dụng tài sản


tài chính ra sao. Tuy nhiên, bản thân nhóm nghiên cứu này cũng có những vấn đề nhất

định như:

Thứ nhất, các nghiên cứu về tài chính hành vi đều là những nghiên cứu giả định và bị phê phán bởi các nghiên cứu theo lí thuyết thị trường hiệu quả (Fama, 1998). Phần lớn các công trình đã công bố về tài chính hành vi đều là những nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh tính phổ biến của thị trường từ đó đưa ra các hàm ý chính sách về hành vi của các cá nhân liên quan đến sử dụng các loại tài sản tài chính. Như vậy, nếu trong một “tổng thể” lớn thì các nghiên cứu về tài chính hành vi khó có thể phát triển được.

Thứ hai, mặc dù có liên quan đến hành vi tài chính của các cá nhân (và sâu xa hơn là hành vi của doanh nghiệp và thị trường) thì nhánh nghiên cứu về tài chính hành vi cũng chỉ tập trung vào cá nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, tức là nhóm các cá nhân có kiến thức tài chính và thái độ tài chính tốt, đặc biệt là “không nghèo”. Tức là các quyết định liên quan đến tài chính của nhóm người này sẽ khác đối với nhóm người nghèo: trước hết phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản về cuộc sống, sau đó mới tiến đến các khoản đầu tư – dù rằng nhóm người nghèo cũng có những đặc điểm tương tự mà tài chính hành vi nêu ra: tâm lí bầy đàn, sợ rủi ro, các vấn đề về lệch lạc.

Trong các nghiên cứu về hành vi, mặc dù không thuộc lí thuyết về tài chính hành vi, song vẫn cần đề cập đến lí thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein và Ajzen (1975). Nhóm lí thuyết này trả lời các vấn đề liên quan đến hành vi của con người nói chung – trong đó có hành vi tài chính. Theo lý thuyết này, ý định hành vi có thể được giải thích bằng thái độ đối với hành vi và mức quy chuẩn chủ quan. Thái độ đối với hành vi được định nghĩa là: cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân về thực hiện các hành vi mục tiêu, còn quy chuẩn chủ quan được đề cập là: người khác cảm thấy thế nào khi bạn làm một việc nào đó. Hạn chế lớn nhất của mô hình này là cho rằng toàn bộ hành vi của một cá nhân đều do lí trí của chính mình. Để khắc phục những nhược điểm của mô hình TRA, Ajzen và Fishbein (1980) đã đưa ra mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB). Mô hình TPB cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của con người là thái độ. Sự mở rộng của lý thuyết TPB khi nghiên cứu cho rằng thái độ, hành vi kiểm soát cảm nhận và mức quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định hành vi và hành vi của cá nhân (Ajzen, 1991). Nhân tố hành vi kiểm soát cảm nhận (Perceived Behavioral Control) được thêm vào để thể hiện sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện một hành vi cụ thể và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay không. Lý thuyết này được một số nghiên cứu cho rằng tối ưu hơn trong việc giải thích và dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong một nội dung và hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên


cứu của nhóm lí thuyết này đi về vấn đề giải thích hành vi của cá nhân nói chung hơn các hành vi về vấn đề tài chính – đặc biệt lại không có nghiên cứu nào về hành vi của người nghèo. Do vậy, đây sẽ là một trong những nền tảng của tác giả khi phát triển cơ sở lí thuyết, cùng với lí thuyết về tài chính hành vi.

1.2. Nhóm nghiên cứu về tài chính vi mô

Đối với nhánh nghiên cứu về nghèo đói cũng như các biện pháp để xóa đói giảm nghèo bằng cách hỗ trợ tài chính, đây là một nhánh nghiên cứu quan trọng. Tuy nhiên, tài chính vi mô không có nền tảng lí thuyết gốc rõ rệt, mà phải dựa vào 1 số các nhánh nghiên cứu sau đây:

Đầu tiên, là nhánh nghiên cứu về đào tạo kiến thức cho con người (trong đó có đào tạo tài chính để hình thành nên kiến thức tài chính) và minh chứng rằng đây là nền tảng của phát triển bền vững. Nhánh nghiên cứu về vốn con người cho rằng nếu không phát triển con người thì khó có thể phát triển kinh tế bền vững, bởi nếu không có nhân tố con người thì không thể sử dụng hiệu quả vốn vật chất: ví dụ như đất đai, máy móc… thì vẫn phải “vận hành” bởi con người (Schultz, 1961). Từ vấn đề vốn con người, các nghiên cứu về dân trí tài chính hay sinh kế bền vững có nền tảng để phát triển. Có thể thấy rằng, nếu ứng dụng nhánh nghiên cứu này vào phát triển DTTC thì có thể phát triển kiến thức tài chính của các cá nhân.

Trong nghiên cứu về vốn con người, có thể chia thành 2 mảng nhỏ hơn

Nhóm nghiên cứu cho rằng một trong các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế (và tất nhiên, kéo theo tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của thu nhập của các cá nhân) là sự tích lũy kiến thức (hoặc các ý tưởng mới), từ đó tập trung vào đánh giá tác động của vốn con người lên tăng trưởng thông qua các mô hình kinh tế (mô hình tăng trưởng nội sinh). Nhóm nghiên cứu này được đặc trưng bởi Arrow (1969), Romer (1990), Audretsch và Feldman (1996). Nhóm nghiên cứu này đã đưa ra những quan điểm khác nhau về kiến thức và vốn con người: vốn con người là tổng thể các kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi… của một cá nhân và thậm chí là cả một tập thể trong quá trình tích lũy lâu dài. Các nghiên cứu trên có mối quan hệ mật thiết với ý tưởng cho rằng, trong phát triển kinh tế - đặc biệt là kinh tế tại các nước đang phát triển – cần chú trọng đến vấn đề nghiên cứu và triển khai các hoạt động hình thành nên vốn con người, bởi có phát triển được hoạt động này thì mới có thể tạo ra mức tăng trưởng nhanh và bền vững (Romer, 1990). Tuy nhiên, đưa ra hàm ý chính sách và đánh giá tác động của tác giả này thường dành cho các nước phát triển, bởi để đạt đến khả năng có thể nghiên cứu và triển khai thì phải có được mức vốn con người – tức là phải tạo ra được một ngưỡng nhất định –


và từ ngưỡng này mới có thể nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh được rằng, khi đầu tư vào vốn con người thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong một thời kỳ nhất định, từ đó tác động đến mức thu nhập của một nhóm đối tượng trong một thời kỳ cụ thể. Nhưng hạn chế là khó có thể áp dụng vào khu vực nông thôn tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, bởi khu vực này thiếu cả nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực con người nhất là nhóm đối tượng liên quan đến nghèo đói như người nghèo, vùng nghèo (OECD, 2015, Nguyễn Thị Hoa, 2009, Thái Phúc Thành, 2014). Nếu cho rằng nghiên cứu của Romer (1990) là lý thuyết gốc về vốn con người thì lại có rất nhiều các giả thuyết ràng buộc – tức là khó có thể áp dụng vào những khu vực hẹp – điển hình là khu vực nông thôn của các nước đang phát triển hoặc các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi; hoặc đối tượng là người nghèo (tất nhiên, tùy theo từng chuẩn nghèo của các quốc gia). Ngoài ra, nhóm nghiên cứu này vấp phải một quan điểm: trong mối tương quan giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế thì đâu là biến độc lập và đâu là biến phụ thuộc? Nếu coi vốn con người là biến độc lập thì đương nhiên có tác động đến tăng trưởng kinh tế (Romer, 1990). Tuy nhiên, nếu theo chiều ngược lại thì tăng trưởng kinh tế cũng có những tác động nhất định đến vốn con người bởi khi có tăng trưởng kinh tế thì mỗi quốc gia sẽ có nhiều nguồn lực hơn để phát triển con người, và bản thân việc di cư giữa các vùng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (Lau và cộng sự, 1993).

Ứng dụng hướng nghiên cứu này tại các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, có thể kể đến nghiên cứu của Moock và cộng sự (2003), Nguyen (2004), Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008), Thái Phúc Thành (2014), Patrinos và cộng sự (2018). Đa phần các nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận vi mô, tức là đánh giá tác động của vốn con người lên thu nhập của các đối tượng khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, thường kéo dài trong khoảng giai đoạn 1993 – 2006; và không tập trung vào nhóm đối tượng là người nghèo hoặc đối tượng sinh sống ở khu vực nông thôn. Thậm chí, các nghiên cứu này lại đưa ra những kết quả khác nhau về cùng một vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: theo nguyên tắc thì vốn con người cao hơn thì phải tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao hơn, nhưng những bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam lại cho thấy vùng đồng bằng sông Hồng có số năm đi học cao nhất Việt Nam nhưng lại có GDP ở mức thấp; trong khi vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tỷ lệ đi học không cao, nhưng GDP lại đứng thứ 3 trong các vùng kinh tế (Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008, Patrinos và cộng sự, 2018). Một nghịch lí là nếu như càng đầu tư vào vốn con người (ví dụ như tỷ lệ giáo viên trên học sinh, hay tỉ lệ biết đọc biết viết) thì lại không đưa ra được những bằng chứng về tăng trưởng kinh tế và thu nhập, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Nghiên cứu của Thái Phúc Thành (2014) còn đánh giá, việc đầu tư


vào vốn con người (như trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn) cho khu vực nông thôn không mang lại kết quả, tức là ngược với một số nghiên cứu trước và kể cả sau này.

Hướng nghiên cứu cho rằng vốn con người là sự tích lũy kiến thức, kỹ năng, chuyên môn… theo thời gian. Nhánh này được đặc trưng bởi các nghiên cứu nền tảng của Lucas (1988), sau đó được phát triển bởi Rebelo (1991), Mankiw và cộng sự (1992). Hướng nghiên cứu của Lucas đơn thuần là một dạng mô hình tích hợp kiến thức của các cá nhân trong quá trình sinh sống, nhưng đơn giản hơn so với hướng nghiên cứu thứ nhất (vì ít ràng buộc), nên nhánh này được phát triển nhiều (Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008). Nhánh này đã thúc đẩy sự phát triển các nghiên cứu về tài chính vi mô, và cũng chứng minh vấn đề: nếu người nghèo không được hỗ trợ để có thể tiếp cận vốn trên thị trường thì sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Bị giới hạn trong khả năng vay vốn, người nghèo khó có thể có khả năng sử dụng các dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế (do không có tiền!), nên không thể đầu tư vào học hành hoặc kinh doanh (Morduch, 1999, Ledgerwood, 1998, Ledgerwood và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu đã đề cao được vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào giáo dục, đặc biệt là mảng tài chính vi mô và tài chính dành cho người nghèo. Vì vậy, điều cần thiết là cần phải miễn phí giáo dục (tiểu học và trung học) hoặc để có thể tăng trưởng kinh tế bền vững thì có thể tạo ra các chương trình tín dụng công để làm gia tăng phúc lợi xã hội. Các hàm ý chính sách được đưa ra đã tạo tiền đề để xây dựng các tổ chức tài chính vi mô tại các nước đang phát triển và kém phát triển trên thế giới. Tuy vậy, các nghiên cứu trên vẫn vấp phải một số phê phán từ các bằng chứng thực nghiệm. Điển hình trong các nhóm phê phán có thể đề cập đến như đã quá đề cao vai trò của vốn con người, và một số chính sách (như chính sách liên quan đến hỗ trợ con người học tập) dường như đang rơi vào ý tưởng trực quan của người viết. Minh chứng cho việc này là nếu chính phủ trợ cấp cho khu vực tư nhân trong giáo dục thì lại làm giảm tăng trưởng (Zhang, 1996), bởi việc này làm cho khu vực tư nhân sẽ tận dụng các khoản thuế để phát triển các hoạt động khác; hoặc sẽ tạo ra quá nhiều giáo dục dẫn đến sự thay thế không hiệu quả giữa lao động có trình độ chuyên môn cao và lao động phổ thông trong thời gian đủ dài (Upadhyay, 1994). Kết quả của Jones và Williams (2000) còn cho thấy, việc đầu tư vào vốn con người dường như không có hiệu quả khi tăng trưởng kinh tế không theo kịp với tốc độ đầu tư của chính phủ. Nguyên nhân của tình trạng này là mỗi nước khác nhau có một đặc điểm kinh tế khác biệt về mặt thể chế, các chính sách thương mại, pháp luật… làm cho dữ liệu thu thập bị sai khác (Tallman và Wang, 1994, Li và cộng sự, 1998, Gujarati và Porter, 2003), nên đưa ra kết quả của mô hình cũng khác nhau.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí