Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 2



24

NFES

National Financial Education Strategy - Chiến lược giáo dục

tài chính quốc gia

25

OECD

Organization for Economic Cooperatin and Development - Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

26

PGS

Phó giáo sư

27

RMSEA

Root Mean Square Error of Approximation - Chỉ số RMSEA

28

SEM

Structural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính

29

THCS

Trung học cơ sở

30

THPT

Trung học phổ thông

31

ThS

Thạc sĩ

32

TIAA

The Teachers Insurance and Annuity Association - Hiệp hội

bảo hiểm hàng năm cho giáo viên của Hoa Kỳ

33

TLA

Truth in Lending Act - Đạo luật Trung thực trong cho vay

34

TLI

Tucker – Lewis Index - Chỉ số Tucker - Lewis phân tích CFA

35

TNS

Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường TNS

36

TPB

Theory of Planned Behavior - Mô hình lý thuyết hành vi dự

định

37

TRA

Theory of Reasoned Action - Mô hình lý thuyết hành động

hợp lý

38

TS

Tiến sĩ

39

UBGSTC

Ủy ban Giám sát Tài chính

40

UBND

Ủy ban nhân dân

41

WB

World Bank - Ngân hàng Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2000-2020 25

Bảng 2.2. Tổng hợp các khái niệm DTTC trong các nghiên cứu đã công bố 28

Bảng 2.3. Bộ công cụ đo lường DTTC 36

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu sử dụng bảng hỏi 37

Bảng 2.5. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến DTTC 53

Bảng 3.1. Thang đo Kiến thức tài chính 69

Bảng 3.2. Thang đo Thái độ tài chính 70

Bảng 3.3. Thang đo Hành vi tài chính 70

Bảng 3.4. Kết quả độ tin cậy thang đo Kiến thức tài chính 72

Bảng 3.5. Kết quả độ tin cậy thang đo Kiến thức tài chính sau khi xóa K4 72

Bảng 3.6. Kết quả độ tin cậy thang đo Thái độ tài chính 73

Bảng 3.7. Kết quả độ tin cậy thang đo Hành vi tài chính 73

Bảng 3.8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 74

Bảng 3.9. Tổng hợp các nhân tố sau khi phân tích EFA 75

Bảng 3.10. Bảng độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích sơ bộ 76

Bảng 3.11. Ngưỡng chấp nhận của các chỉ số phù hợp mô hình 78

Bảng 3.12. Biến được sử dụng để lọc quan sát 81

Bảng 3.13. Ý nghĩa hệ số Cronbach’s Alpha 85

Bảng 3.14. Ý nghĩa giá trị Factor loading 86

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các nhân tố phản ánh DTTC 90

Bảng 4.2. Điểm số dân trí tài chính trung bình phân loại theo nhân tố giới tính 91

Bảng 4.3. Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố tuổi tác 92

Bảng 4.4. Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố trình độ học vấn 92

Bảng 4.5. Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố thu nhập 93

Bảng 4.6. Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố việc làm 94

Bảng 4.7. Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức với hệ số Cronbach’s Alpha 95

Bảng 4.8. Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 97

Bảng 4.9. Bảng kiểm định KMO và Bartlett 98

Bảng 4.10. Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố phản ánh 99

Bảng 4.11. Tóm tắt mô hình định lượng chính thức 102

Bảng 4.12. Kiểm định ANOVA định lượng chính thức 102

Bảng 4.13. Coefficients định lượng chính thức 103

Bảng 4.14. Ý nghĩa kết quả hệ số hồi quy của các nhân tố tác động DTTC 104

Bảng 4.15. Hệ số mô hình cấu trúc 106

Bảng 4.16 Kết quả ước lượng mô hình qua Bootstrap với n= 1000 106

Bảng 4.17. Tóm tắt mô hình tác động của DTTC lên thu nhập 107

Bảng 4.18. Kiểm định ANOVA phân tích tác động của DTTC lên thu nhập 108

Bảng 4.19. Kết quả Coefficients phân tích tác động của DTTC lên thu nhập 108

Bảng 4.20. Tóm tắt mô hình tác động của các nhân tố phản ánh lên thu nhập 109

Bảng 4.21. Kiểm định ANOVA 110

Bảng 4.22. Kết quả Coefficients phân tích tác động của các nhân tố phản ánh lên thu nhập 110


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố nội hàm của DTTC 30

Hình 2.2. Lý thuyết hành động hợp lý 31

Hình 2.3. Lý thuyết hành vi dự định 32

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 57

Hình 3.2. Hình biểu diễn mối quan hệ giữa DTTC và GDP/người 60

Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu sơ bộ 63

Hình 3.4. Mô hình CFA định lượng sơ bộ 77

Hình 3.5. Mô hình nghiên cứu chính thức 82

Hình 3.6. Quy tắc kiểm định d của Durbin-Watson 84

Hình 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 88

Hình 4.2. Điểm số DTTC trung bình của 512 đối tượng khảo sát 89

Hình 4.3. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA bậc 1 100

Hình 4.4. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA bậc 2 101

Hình 4.5. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 105


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Thời gian gần đây, tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tài chính và giảm nghèo bền vững, vì thế tài chính toàn diện là trọng tâm ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới (World Bank, 2015). Theo Grohmann và cộng sự (2018), dân trí tài chính (DTTC) là một trong những mắt xích quan trọng và ảnh hưởng tích cực lên tài chính toàn diện. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đã chỉ ra khả năng đưa ra những quyết định tài chính rất quan trọng đối với việc phát triển tài chính cá nhân, từ đó tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế. Demirguc-Kunt và cộng sự (2015) cho rằng DTTC là một trong những yếu tố tác động lên thu nhập của cá nhân thông qua việc lên kế hoạch tài chính, đưa ra những quyết định tài chính tích cực và nhận diện rủi ro. Có thể thấy rằng, DTTC có tác động tích cực đến giảm nghèo thông qua tăng thu nhập của người dân – đặc biệt tại nhóm nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế đang chuyển đổi (Atkinson và Messy, 2012, OECD, 2013, OECD, 2015).

Các nghiên cứu về DTTC đã được thực hiện tại nhiều quốc gia, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất trong vấn đề về lí thuyết cũng như chưa giúp giải quyết các vấn đề về thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của Research (2008), Lusardi (2008), Dew (2008), Servon và Kaestner (2008), Calamato (2010), OECD (2013), Mottola (2013), Brown và Graf (2013), Scheresberg (2013), OECD (2015)… đã đưa ra một cách khái quát nhất các quan điểm về dân trí tài chính theo cách hiểu của từng nước, từng vùng; song lại chưa có sự thống nhất về nội hàm. Một vài khái niệm dân trí về tài chính được chấp nhận rộng rãi như “... khả năng đánh giá một cách có hiểu biết và đưa ra các hành động hiệu quả đối với việc sử dụng và quản lý tiền trong hiện tại và tương lai” (Basu, 2005); hay “khả năng đánh giá và đưa ra quyết định một cách có hiểu biết trong việc sử dụng và quản lý tiền” (Noctor và cộng sự, 1992); hay “bao hàm việc hiểu biết về tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính” (Atkinson và Messy, 2012). Về sau, quan điểm của Atkinson và Messy (2012) được OECD chấp nhận và phát triển thành các khái niệm để đo lường dân trí tài chính.

Về vấn đề đo lường, trong phạm vi nghiên cứu là các nước OECD hoặc chỉ các nước như Mỹ, các nước thuộc Liên minh châu Âu đã cho thấy, các tác giả đã đề xuất ra một số quan điểm để đo lường dân trí tài chính, như (1) dựa vào lãi suất và phí suất của các loại thẻ tín dụng mà khách hàng sử dụng; (2) câu hỏi đúng/sai liên quan đến nhiều khía cạnh tín dụng (9 câu), tiết kiệm (5 câu), đầu tư (6 câu), thế chấp (4 câu), và lĩnh vực khác (4 câu); (3) Các câu hỏi liên quan đến tỷ lệ lãi suất, lạm phát, rủi ro đầu tư, và


phân tán rủi ro…; và cũng đã đưa ra được một số vấn đề liên quan đến các nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng đến dân trí tài chính của người dân như nghề nghiệp, tuổi, trình độ học vấn của cha mẹ…, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách lớn, trong đó nhấn mạnh vào việc xây dựng thói quen tiết kiệm đối với người dân có thu nhập thấp tại các vùng được điều tra khảo sát (Atkinson và Messy, 2012, OECD, 2013, OECD, 2015). Đây là nền tảng để các nhà nghiên cứu và người làm thực tiễn về sau có thể áp dụng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đa phần lại bỏ qua các nền kinh tế ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á (trừ Nhật Bản và Singapore), vốn có nền văn hóa khác biệt so với các nước phương Tây, thể hiện ở (1) chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo và Phật giáo (dẫn lại theo Nguyễn Thừa Hỷ (2000)) nên mối quan hệ của từng thành viên trong gia đình rất bền chặt, và hướng chi tiêu (thể hiện 1 phần của dân trí tài chính) phụ thuộc nhiều vào ý kiến của người xung quanh (Mai và Tambyah, 2011, Nguyễn Thu Thủy, 2016); (2) Vốn có thói quen tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng (Lê Thanh Tâm, 2015). Những đặc điểm nhân khẩu học hoàn toàn khác biệt này đã dẫn đến vấn đề (1) sự thất bại trong việc hiểu các bảng hỏi của người dân khu vực Đông Á và Đông Nam Á so với các nước phương Tây (OECD, 2015), từ đó không thể đánh giá được chính xác về DTTC, và cũng không xác định được cụ thể các nhân tố ảnh hưởng (2) những hàm ý chính sách liên quan đến phát triển DTTC không thể thực hiện được như đào tạo về việc tiết kiệm tiền tại các khu vực có thu nhập thấp – vì tỉ lệ tiết kiệm của người dân tại đây (so với thu nhập) rất cao!

Tại Việt Nam, DTTC được đề cập trong một số ít các nghiên cứu, và thường tập trung vào “đào tạo về tài chính” chứ không phải DTTC (Đinh Thị Thanh Vân và Nguyễn Đăng Tuệ, 2018), hoặc đánh giá tác động của DTTC lên thu nhập của nhóm đối tượng được khảo sát (Morgan và Trinh, 2017). Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy: tại các vùng nghèo thì kể cả người dân có kiến thức tài chính tốt nhưng thu nhập vẫn thấp, bởi thái độ và hành vi về tài chính của nhóm đối tượng này không cao (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017). Đối với các vấn đề liên quan đến người nghèo và xóa đói giảm nghèo, tại Việt Nam đã tiếp cận trên khá nhiều các góc độ: theo chính sách (Nguyễn Thị Hoa, 2009, World Bank, 2019), theo góc độ tiếp cận tài chính vi mô (Lê Thanh Tâm, 2013, Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017), theo góc độ tài chính toàn diện… Các nghiên cứu này đã làm được khía cạnh là dần phổ biến kiến thức đến người dân về các dịch vụ tài chính, sử dụng các dịch vụ tài chính và góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói và giảm nghèo. Tuy nhiên, người nghèo tại khu vực nông thôn tiếp cận rất hạn chế các dịch vụ này, và thái độ ứng xử cũng như hành vi sử dụng với các dịch vụ này mang tính chất mơ hồ rất cao. Cụ thể, các chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ người nghèo tại khu vực nông thôn rất nhiều về mặt đào tạo kiến thức tài chính, song do thái độ và hành vi về tài chính (cùng những lí do khác về mặt thể chế, địa lí…) làm cho các


chính sách chưa phát huy được tác dụng như mong muốn. Đồng thời, người nghèo tại khu vực nông thôn khó khăn hơn trong việc tiếp cận sinh kế so với người dân tại khu vực thành thị nên cần phải trang bị những kĩ năng cần thiết để có thể hỗ trợ họ phát triển. Mặt khác, mặc dù đa phần các nghiên cứu phát triển của Fishbein và Ajzen (1975) đều cho rằng từ ý định đến hành vi là gần nhất, song điều này lại chưa phù hợp với người nghèo – đặc biệt tại các nước có nền văn hóa chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo và Phật giáo như Việt Nam, và đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường (Mai và cộng sự, 2009). Do vậy, đây vẫn là 1 khoảng trống còn cần tiếp tục nghiên cứu.

Luận án này sẽ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam (trong đó có các nhân tố phản ánh – là những nội dung cấu thành nên DTTC), cũng như đánh giá ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập. Đồng thời, luận án đưa ra những hàm ý chính sách để phát triển DTTC đối với người nghèo khu vực nông thôn để hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên, luận án sẽ sử dụng một khái niệm DTTC thống nhất và hiệu chỉnh cách đo lường cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Do đó, đây sẽ là nguồn bổ sung về cả lí thuyết lẫn thực tiễn cho nhánh nghiên cứu về DTTC tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Vì những lí do trên, đề tài “Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ những nhân tố tác động đến DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam, từ đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm phát triển DTTC của đối tượng này.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung vào các vấn đề sau đây:

• Tìm hiểu các nhân tố có thể ảnh hưởng đến DTTC đối với người nghèo khu vực nông thôn tại Việt Nam, trong đó có các nhân tố phản ánh, bao gồm kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính.

• Đo lường ảnh hưởng của trình độ DTTC đến thu nhập của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam.

• Đưa ra các hàm ý chính sách sau khi đối chiếu các cấu phần và nhân tố ảnh hưởng

đến DTTC của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam.


3. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này trả lời cho những câu hỏi sau:

• Có những nhân tố nào ngoài nhân tố nhân khẩu học tác động đến DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam? Bản thân từng cấu phần trong DTTC (bao gồm thái độ tài chính, hành vi tài chính và kiến thức tài chính) có tác động gì đến DTTC?

• DTTC có tác động thế nào đến thu nhập của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam (thông qua chỉ tiêu thu nhập của cá nhân, hộ gia đình)?

• Những hàm ý chính sách nào cần được đưa ra để nâng cao DTTC của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn.

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: tập trung vào khu vực nông thôn Việt Nam.

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về khái niệm nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã (Chính phủ, 2015). Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ nghiên cứu về những đối tượng có hộ khẩu và thường trú tại vùng nông thôn. Các cá nhân này phải đáp ứng được cả 2 điều kiện về thời gian: (1) có ít nhất 1 nửa thời gian sinh sống đến hiện tại ở vùng nông thôn; (2) trong 1 năm, phải có ít nhất 6 tháng sinh sống ở vùng nông thôn.

Người nghèo khu vực nông thôn: được xác định theo quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2015); tức là người dân sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp hơn 700.000 đồng/tháng đối với bình quân một người, và không quá 1.000.000 nếu thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Về thời gian: Từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 4 năm 2019. Thời gian khảo sát tiến hành 2 lần: khảo sát sơ bộ trong vòng 1 tuần, từ ngày 07/03/2019 – 14/03/2019 tại tỉnh Thái Bình. Lần khảo sát chính thức trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2019. Nghiên cứu chính thức được tiến hành trên phạm vi cả nước.

5. Cách tiếp cận

Khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu, tác giả dựa trên các học thuyết ban đầu về kinh tế học. Trong giai đoạn những năm 1980 – 1990, nhóm học giả thuộc trường phái

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2022