Kết Quả Độ Tin Cậy Thang Đo Kiến Thức Tài Chính


- Chỉnh sửa:

Trên cơ sở bảng hỏi đã được xây dựng và hiệu chỉnh sau khi phỏng vấn sâu, để đảm bảo các câu hỏi rõ ràng, tác giả tiến hành thử nghiệm đối với một nhóm khoảng 30 đối tượng đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Gia Lai... Tác giả cho nhóm đối tượng trên thử trả lời bảng hỏi, sau đó thảo luận với nhau về các nội dung trong bảng hỏi và ghi nhận lại kết quả từ buổi thảo luận đó. Dựa trên kết quả của các cuộc thảo luận, tác giả cân nhắc và điều chỉnh, diễn giải lại nội dung của một số câu hỏi chưa rõ ràng, đảm bảo không có sự hiểu lầm về ngôn ngữ, nội dung câu hỏi (chi tiết xem tại phụ lục 3).

b. Thang đo

Thang đo được tác giả xây dựng dựa trên các câu hỏi mang tính khảo sát thực tế về kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính của người nghèo tại vùng nông thôn Việt Nam. Nội dung các câu hỏi được xây dựng và phát triển dựa trên sự kế thừa có chọn lọc những câu hỏi được sử dụng trong các công trình nghiên cứu trước đây ở trên thế giới. Tuy nhiên, để phù hợp hơn với tình hình thực tế của Việt Nam, các câu hỏi này đã được dịch thuật và hiệu chỉnh lại để phù hợp và dễ hiểu hơn. Sau nghiên cứu định tính sơ bộ, các nhân tố và thang đo mã hóa được xác định như sau:

Thang đo Kiến thức tài chính (ký hiệu K): đo lường sự hiểu biết của một cá nhân về những kiến thức về lí thuyết và thực tiễn cần thiết để có thể đưa ra quyết định tài chính một cách hiệu quả. Nhân tố Kiến thức tài chính được đo lường bởi 7 biến quan sát với thang đo Likert 5 điểm từ (1) Hoàn toàn không đồng ý đến (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo này dược xây dựng và hiệu chỉnh dựa trên nghiên cứu của OECD (2013) và OECD (2015).

Bảng 3.1. Thang đo Kiến thức tài chính


Khái niệm nghiên cứu

Thang đo

Mã hóa


Kiến thức tài chính – Financial Knowledge (K)

Định nghĩa lạm phát.

K1

Tính toán lãi suất đi vay.

K2

Tính toán lãi suất gửi tiền ngân hàng.

K3

Tính toán lãi suất đơn.

K4

Tính toán lãi suất trong trường hợp có lạm phát.

K5

Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

K6

Chi phí cơ hội.

K7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 11

Nguồn: OECD (2013) và OECD (2015)


Thang đo Thái độ tài chính (ký hiệu A): đánh giá suy nghĩ hay niềm tin tích cực của một cá nhân về những vấn đề, lĩnh vực tài chính, từ đó ảnh hưởng tới các hành vi và việc đưa ra quyết định của cá nhân đó. Nhân tố Thái độ tài chính được đo lường bởi 5 biến quan sát với thang đo Likert 5 điểm từ (1) Hoàn toàn không đồng ý đến (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo này dược xây dựng và hiệu chỉnh dựa trên nghiên cứu của OECD (2013) và OECD (2015).

Bảng 3.2. Thang đo Thái độ tài chính



Khái niệm nghiên cứu


Thang đo

Mã hóa


Thái độ tài chính – Financial Attitude (A)

Tiết kiệm là việc trong khả năng của tôi.

A1

Tôi phải dùng đa phần số tiền mà tôi có vào việc mua hàng hóa, đồ ăn cho gia đình.

A2

Tôi rất dễ dàng lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân.

A3

Tôi sẵn sàng chi tiền cho những hàng hóa hay công việc quan trọng với tôi.

A4

Kể cả khi không tiết kiệm được thì tôi cũng thấy rằng việc chi tiêu hiện tại là phù hợp.

A5

Nguồn: OECD (2013) và OECD (2015)

Thang đo Hành vi tài chính (ký hiệu B): những tác động tích cực của cá nhân đối với sự biến động của nền kinh tế xung quanh. Thông qua các phản ứng của chủ thể đối với nền kinh tế, chúng ta có thể nhận ra được độ nhạy cảm của chủ thể đối với nền kinh tế khi có sự thay đổi. Hành vi tài chính được đo lường bởi 9 biến quan sát với thang đo Likert 5 điểm từ (1) Hoàn toàn không đồng ý đến (5) Hoàn toàn đồng ý. Thang đo này dược xây dựng và hiệu chỉnh dựa trên nghiên cứu của OECD (2013) và OECD (2015).

Bảng 3.3. Thang đo Hành vi tài chính



Khái niệm nghiên cứu


Thang đo

Mã hóa


Tôi thường so sánh giá cả khi mua hàng.

B1

Tôi sẽ để lại 1 phần tiền kiếm được hàng tháng cho nhu cầu cấp bách trong tương lai.

B2




Hành vi tài chính – Financial Behavior (B)

Tôi có những kế hoạch chi tiêu và lên kế hoạch cất giữ tiền trong nhà.

B3

Tôi có khả năng xác định tổng tiền mà tôi phải trả nếu mua chịu hàng hóa.

B4

Tôi thường quyết định tiêu tiền dựa trên các dự định từ trước, như ma chay, cưới hỏi, các khoản đóng góp hoặc mua bán hàng hóa.

B5

Hiếm khi tôi phải đi vay tiền để mua hàng hóa hay đóng góp.

B6

Tôi thường để dành tiền cho những khoản chi tiêu hoặc phải đóng góp, phải trả trong thời gian trên 1 năm như tiền ăn học của con cái, tiền trả

nợ…

B7

Khi kiếm được nhiều tiền hơn thì tôi cũng để

dành nhiều tiền hơn.

B8

Trước khi mua sắm hay đóng góp một khoản gì đó, tôi thường kiểm tra xem mình có khả năng trả hay không.

B9

Nguồn: OECD (2013) và OECD (2015)

c. Đánh giá thang đo

Dữ liệu từ các phiếu khảo sát này được tiến hành các bước phân tích, đánh giá về độ tin cậy và tính hội tụ của các thang đo thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu của phần mềm SPSS 22. Phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, giá trị phân biệt thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Cronbach’s Alpha

Theo Hair và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng với hệ số Cronbach’s Alpha nếu nằm trong khoảng [0.7;0.8] có nghĩa là thang đo sử dụng tốt còn với hệ số α ≥ 0.60 thì thang đo lường đủ điều kiện để sử dụng (có thể chấp nhận được về độ tin cậy). Ngoài ra, cũng cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Thông thường, nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo. Nhận


định này cũng tương đồng với quan điểm của Nunnally (1978), khi cho rằng nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.

Thang đo Kiến thức tài chính

Bảng 3.4. Kết quả độ tin cậy thang đo Kiến thức tài chính



Thang đo

Mã thành phần bảng

đo

Tương quan biến tổng

Cronbach’s

Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha tổng


K1

.487

.651



Kiến thức

K2

.317

.696


K3

.593

.616

tài chính –

Financial

.705

K4

.081

.757

K5

.623

.626

Knowledge


K6

.517

.645


K7

.383

.681


Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22

- Biến K4 có hệ số tương quan biến tổng là 0.081 < 0.3 và nếu loại biến K1 thì Cronbach’s Alpha tổng tăng từ 0.705 lên 0.757.

Nên loại biến K4 ra khỏi thang đo để tăng độ tin cậy.

Sau khi loại K4, kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo Kiến thức tài chính như sau:

Bảng 3.5. Kết quả độ tin cậy thang đo Kiến thức tài chính sau khi xóa K4



Thang đo

Mã thành phần bảng

đo

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

Cronbach’s Alpha tổng


K1

.543

.709


Kiến thức

K2

.300

.774


tài chính – Financial

K3

.615

.686


.757

K5

.638

.690

Knowledge

K6

.505

.719



K7

.435

.738







Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22


Thang đo Kiến thức tài chính sau khi bỏ biến K4 có hệ số Cronbach’s Alpha là


0.725 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo Thái độ tài chính

đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Thang đo Thái độ tài chính

Bảng 3.6. Kết quả độ tin cậy thang đo Thái độ tài chính



Thang đo

Mã thành phần bảng đo

Tương quan biến tổng

Cronbach’s

Alpha nếu loại biến

Cronbach’s Alpha tổng


A1

.461

.687


Thái độ





A2

.637

.624

tài chính – Financial

.725

A3

.460

.688

A4

.371

.729

Attitude


A5

.529

.660

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22

Thang đo Thái độ tài chính có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.725 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo Thái độ tài chính đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Thang đo Hành vi tài chính

Bảng 3.7. Kết quả độ tin cậy thang đo Hành vi tài chính



Thang đo

Mã thành phần bảng đo

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

Cronbach’s Alpha tổng


B1

.564

.835



B2

.662

.825



Hành vi

B3

.387

.854


B4

.590

.833

tài chính –

Financial

.850

B5

.634

.828

B6

.484

.844

Behavior


B7

.611

.830


B8

.617

.830



B9

.593

.833


Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22


Thang đo Hành vi tài chính có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.850 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo hành vi tài chính đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA. Theo Hair và cộng sự (2016) thì Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:

- Factor Loading ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại.

- Factor Loading ở mức mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.

- Factor Loading ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.

- 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)

Trong phạm vi nghiên cứu sơ bộ, với kích thước mẫu là 154, tác giả sẽ sử dụng hệ số tải 0.5 làm mức tiêu chuẩn vì vậy biến B3 có hệ số tải là 0.478 < 0.5 sẽ bị loại khỏi mô hình.

Bảng 3.8. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Biến quan sát

Nhân tố (Component)

1

2

3

4

5

B2

.753





B5

.737





B8

.721





B7

.710





B9

.704





B4

.692





B1

.683





B6

.596





B3

.478





K1


.869




K3


.831




K5


.774




K6



.849



K2



.730



A3



.664



K7



.637



A5




.965


A2




.943


A4





.857

A1





.627

Eigenvalues

4.239

3.844

1.768

1.534

1.162

Phương sai trích

21.195

40.416

49.255

56.928

62.739

KMO=

.728



Sig.=

.000

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22


Để chọn số lượng nhân tố, ba phương pháp thường được sử dụng là tiêu chí Eigenvalue, tiêu chí điểm uốn, xác định trước số lượng nhân tố. Trong nghiên cứu này tác giả chọn tiêu chí eigenvalue. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1 (≥1) (Hair và cộng sự, 2016).

Bảng 3.9. Tổng hợp các nhân tố sau khi phân tích EFA


STT

Nhân tố

Diễn giải biến

Biến

1


Nhân tố 1: B1, B2, B4,

B5, B6, B7, B8, B9

Tôi thường so sánh giá cả khi mua hàng.

B1

2

Tôi sẽ để lại 1 phần tiền kiếm được hàng tháng cho nhu

cầu cấp bách trong tương lai.

B2

3

Tôi có khả năng xác định tổng tiền mà tôi phải trả nếu

mua chịu hàng hóa.

B4


4

Tôi thường quyết định tiêu tiền dựa trên các dự định từ trước, như ma chay, cưới hỏi, các khoản đóng góp hoặc

mua bán hàng hóa.


B5

5

Hiếm khi tôi phải đi vay tiền để mua hàng hóa hay

đóng góp.

B6


6

Tôi thường để dành tiền cho những khoản chi tiêu hoặc phải đóng góp, phải trả trong thời gian trên 1 năm như

tiền ăn học của con cái, tiền trả nợ…


B7

7

Khi kiếm được nhiều tiền hơn thì tôi cũng để dành

nhiều tiền hơn.

B8

8

Trước khi mua sắm hay đóng góp một khoản gì đó, tôi

thường kiểm tra xem mình có khả năng trả hay không.

B9

9

Nhân tố 2: K1, K3, K5

Định nghĩa lạm phát.

K1

10

Tính toán lãi suất gửi tiền ngân hàng.

K3

11

Tính toán lãi suất trong trường hợp có lạm phát.

K5

12

Nhân tố 3: K6, K2, A3, K7

Đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

K6

13

Tính toán lãi suất đi vay.

K2

14

Tôi thấy việc chi tiêu theo kế hoạch rất dễ dàng.

A3

15

Chi phí cơ hội.

K7

16


Nhân tố 4: A5, A2

Kể cả khi không tiết kiệm được thì tôi cũng thấy rằng

việc chi tiêu hiện tại là phù hợp.

A5

17

Tôi phải dùng đa phần số tiền mà tôi có vào việc mua

hàng hóa, đồ ăn cho gia đình.

A2

18

Nhân tố 5: – A4, A1

Tôi sẵn sàng chi tiền cho những hàng hóa hay công

việc quan trọng với tôi.

A4

19

Tiết kiệm là việc trong khả năng của tôi

A1

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22


Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát khảo sát người tiêu dùng cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO = 0.728 > 0.5, Sig= 0.000, đều cho thấy kết quả phân tích nhân tố khám phá có sự tin cậy cao.

Giá trị tổng phương sai trích của nhân tố thứ tư là 62.739% và giá trị hệ số hội tụ eigenvalues của nhân tố này là 1.162 > 1, từ đó cho thấy, các biến quan sát ban đầu có sự hội tụ ở 5 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn được 62.739% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Từ mô hình CFA (Hình 3.4), kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.10. Bảng độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích sơ bộ



Thang đo

Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability)

Phương sai trích (Average Variance Extracted)


Các chỉ tiêu

Behavior

.853

.425

Chi-square/df= 4.428

Knowledge_1

.844

.646

GFI = 0.924

Knowledge_2

.752

.570

TLI = 0.894

Attitude_1

.973

.950

CFI = 0.920

Attitude_2

.658

.497

RMSEA = 0.072

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí