Điểm Số Dân Trí Tài Chính Trung Bình Theo Nhân Tố Thu Nhập2


Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã chia trình độ học vấn thành 6 nhóm chính bao gồm: Dưới Tiểu học (Biết đọc biết viết), Tiểu học/Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề, Cao đẳng và Đại học, Sau Đại học. Trong đó, tỷ lệ người dân nông thôn trong mẫu có trình độ học vấn Tiểu học/Trung học Cơ sở có điểm DTTC thấp nhất là 3.6575 điểm trong khi người dân nông thôn có trình độ sau đại học có điểm DTTC cao nhất, đạt 3.9076 điểm. Người dân thuộc nhóm trình độ Cao đẳng và Đại học cùng nhóm Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề có điểm DTTC tương đồng khi đạt lần lượt 3.7881 điểm và 3.8143 điểm.

Bên cạnh đó nhóm người có trình độ học vấn Dưới Tiểu học (Biết đọc biết viết) lại có điểm DTTC đạt 3.6575, cao hơn nhóm Trung học Phổ thông khi nhóm này đạt 3.616 điểm. Như vậy, nhóm người có trình độ học vấn càng cao thì điểm DTTC của họ càng cao.

Mặc dù xu hướng trong mẫu có thể chỉ ra trình độ học vấn càng cao thì DTTC càng cao, trường hợp đặc biệt xảy ra với nhóm người có trình độ học vấn là Dưới Tiểu học (Biết đọc biết viết) và Cao đẳng và Đại học. Sự chênh lệch giữa nhóm Dưới Tiểu học (Biết đọc biết viết) được giải thích bởi những người biết đọc biết viết ở nông thôn trong khảo sát này đa phần là những người ở độ tuổi trung niên, nên họ có xu hướng có những kiến thức tài chính từ thực nghiệm, từ đó rút ra những kinh nghiệm để có những thái độ và hành vi tài chính được đánh giá là tích cực. Trong khi đó, sự chênh lệch không đáng kể giữa hai nhóm có trình độ học vấn tương đồng là Cao đẳng và Đại học cùng nhóm Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề. Vì vậy, có thể nói trình độ học vấn càng cao thì điểm số DTTC càng được cải thiện.

Bảng 4.5. Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố thu nhập2


Nhân tố

Phân loại

Số người

Tỉ lệ (%)

Giá trị TB

SD


Thu nhập – Income

Dưới 500 nghìn VND

86

10.9

3.5

0.448

500 nghìn – 1 triệu VND


97


9.2


3.434


0.593

1 triệu – 3 triệu VND

202

13.9

3.756

0.384

3 triệu – 5 triệu VND

127

23.4

3.747

0.384

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 14

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


2 Tính theo một hộ nghèo nên số người phụ thuộc cao, và có cả những khoản trợ cấp xã hội như trợ cấp cho người già, người tàn tật.


Ở phần thu nhập, tác giả chia thu nhập ra thành 6 nhóm để đo lường là: Dưới 500 nghìn VND/ tháng, 500 nghìn – 1 triệu VND/ tháng, 1 triệu – 3 triệu VND/tháng, 3 triệu

– 5 triệu VND/tháng. Với kết quả thu thập dữ liệu, có thể thấy rằng phần lớn người được khảo sát nằm trong khoảng có thu nhập từ 1 triệu – 3 triệu VND/tháng (chiếm 39,45%) và 3 triệu – 5 triệu VND/tháng (chiếm 24,80%) với điểm số DTTC lần lượt là 3.747 điểm và 3.857 điểm. Ở các nhóm thu nhập thấp nhất có điểm số DTTC thấp hơn so với các nhóm trên lần lượt là nhóm dưới 500 nghìn VND/tháng (chiếm 16,80%) với 3.5 điểm, nhóm 500 nghìn – 1 triệu VND/tháng (chiếm 18,9%) với 3.434 điểm. Qua bảng dữ liệu, có thể nhận ra rằng là điểm DTTC xu hướng tăng cùng chiều với thu nhập, điều này cũng tương đồng với kết luận đưa ra trong nghiên cứu của tác giả Lusardi và Tufano (2015). Mặc dù sự chênh lệch không nhiều, nhưng xu hướng tăng lên của DTTC có thể thấy rõ.

Kết quả này có thể được giải thích là do với mức thu nhập càng cao, các cá nhân có xu hướng sẽ tiêu dùng và sử dụng các dịch vụ tài chính nhiều hơn, vậy nên kinh nghiệm của họ cũng cao hơn so với các nhóm đối tượng có thu nhập thấp. Với mức thu nhập thấp nhất thì có một bộ phận là sinh viên, người trẻ đã được tiếp xúc và học tập các kiến thức, hành vi về tài chính nhưng do chưa đi làm nên chưa có thu nhập, do đó kéo điểm trung bình DTTC của nhóm này cao lên so với nhóm liền tiếp. Vậy nên, việc nói thu nhập ảnh hưởng lên DTTC là hoàn toàn có cơ cở.

Bảng 4.6. Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố việc làm


Nhân tố

Phân loại

Số người

Tỉ lệ (%)

Giá trị TB

SD


Việc làm – Occupation

Lĩnh vực công nghiệp

84

16.4

3.552

0.435

Lĩnh vực đào tạo

56

10.9

3.998

0.36

Lĩnh vực kỹ thuật

39

7.6

3.775

0.375

Lĩnh vực nông nghiệp

203

39.6

3.676

0.402

Lĩnh vực quản lý hành

chính

39

7.6

4.036

0.344

Lĩnh vực tài chính –

ngân hàng

23

4.5

4.211

0.171

Lĩnh vực y tế

6

1.2

3.792

0.188

Sinh viên

42

8.2

3.676

0.457

Lĩnh vực khác

20

3.9

3.617

0.492

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ chia thu nhập ra làm 9 nhóm chính: Lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực đào tạo, lĩnh vực kỹ thuật, lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực quản lý hành chính, lĩnh vực tài chính – ngân hàng, lĩnh vực y tế, sinh viên và lĩnh vực khác. Điểm số DTTC có sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm đối tượng trên.

Nhóm việc làm thuộc lĩnh vực khác (thợ xây, thợ phụ, giúp việc gia đình…) có điểm số DTTC thấp nhất là 3.617 điểm và nhóm có việc làm thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng có điểm số DTTC cao nhất là 4.211 điểm. Điều này hoàn toàn phù hợp và dễ lý giải, bởi những người có việc làm thuộc về lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ có những kiến thức về tài chính tốt hơn những người thuộc lĩnh vực khác, bên cạnh đó thái độ và hành vi tài chính của họ cũng sẽ tích cực hơn. Có điểm số DTTC cao thứ hai là nhóm đối tượng có việc làm thuộc lĩnh vực quản lý hành chính với điểm số DTTC trung bình là 4.036 điểm. Nhóm đối tượng thuộc lĩnh vực đào tạo cũng có điểm số DTTC khá ấn tượng là 3.998 điểm, nhóm đối tượng này có đặc điểm là có kiến thức rất vững chắc và trình độ học vấn cao, từ đó tác động tích cực đến thái độ và hành vi tài chính của họ. Vậy nên, có thể thấy rõ kết quả rằng DTTC phân hóa theo nhóm việc làm của các đối tượng nghiên cứu.

4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố phản ánh

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Bảng 4.7. Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức với hệ số Cronbach’s Alpha


Thang Đo


Mã thành phần thang đo

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha

nếu loại biến


Cronbach’s alpha


Kiến thức tài chính – Financial Knowledge (K)

K1

.420

.707


.729

K2

.459

.694

K3

.499

.681

K5

.503

.679

K6

.454

.695

K7

.456

.694


A1

.507

.832

.834




Thái độ tài chính – Financial Attitude (A)

A2

.693

.784


A3

.611

.809

A4

.726

.774

A5

.660

.793


Hành vi tài chính – Financial Behavior (B)

B1

.570

.860


.871

B2

.680

.850

B3

.568

.860

B4

.591

.858

B5

.654

.853

B6

.495

.867

B7

.631

.855

B8

.601

.858

B9

.676

.851

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thang đo “Kiến thức tài chính” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.729 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo “Kiến thức tài chính” đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Thang đo “Thái độ tài chính” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.834 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo “Thái độ tài chính” đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Thang đo “Hành vi tài chính” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.871 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3. Thang đo “Hành vi tài chính” đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả EFA về Hành vi tài chính cho thấy 9 tiêu chí đo lường từ B1 đến B9 được tải vào một nhân tố với các hệ số tải lần lượt từ 0.592 đến 0.766 chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Kết quả EFA về Thái độ tài chính cho thấy 5 tiêu chí đo lường từ A1 đến A5 được


tải vào một nhân tố với các hệ số tải lần lượt từ 0.658 đến 0.838 chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Bảng 4.8. Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Biến quan sát

Nhân tố (Component)

1

2

3

4

B2

.766




B9

.757




B5

.748




B7

.725




B8

.698




B4

.691




B1

.670




B3

.662




B6

.592




A4


.838



A2


.812



A5


.800



A3


.730



A1


.658



K5



.844


K1



.706


K3



.644


K2



.625


K6




.883

K7




.855

Eigenvalues

4.528

3.581

2.046

1.334

Phương sai trích

22.642

40.550

50.778

57.447

KMO=

.806


Sig.=

.000

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22

Kết quả EFA về Kiến thức tài chính cho thấy 6 tiêu chí đo lường từ K1 đến K6

được tải vào hai nhân tố riêng biệt:

Nhân tố 1 (Nhân tố về lãi suất và lạm phát): bao gồm K2, K3, K1, K5 với hệ số tải lần lượt từ 0.625 đến 0.844 chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với các nhân tố.


Nhân tố 2 (Nhân tố về rủi ro và chi phí cơ hội): bao gồm K7, K6 với hệ số tải lần lượt là 0.883 và 0.855 chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với các nhân tố.

Bảng 4.9. Bảng kiểm định KMO và Bartlett


KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.806

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

3901.069

Df

190

Sig.

.000


Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO =0.806, Sig=0.00 đều cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao. Giá trị tổng phương sai trích của nhân tố thứ tư là 57.447% > 50% và giá trị hệ số hội tụ eigenvalues của nhân tố này là 1.334>1, từ đó cho thấy, các biến quan sát ban đầu có sự hội tụ ở 04 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn được sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.

4.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Mô hình CFA bậc 1 đo lường các nhân tố phản ánh DTTC

Kết quả phân tích CFA các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình cho thấy, giá trị Chi-square/df = <3, TLI=, CFI=, NFI= đều lớn hơn 0.9, hệ số RMSEA= <0.08, vì thế mô hình có sự phù hợp với thị trường. Kết quả các giá trị P-value của các biến quan sát biểu diễn các nhân tố đều có giá trị bằng 0.000. Các biến quan sát được khẳng định có khả năng biểu diễn tốt cho nhân tố trong mô hình CFA. Hệ số độ tin cậy tổng hợp của các thang đo đều đạt giá trị cao hơn 0.5 và hệ số phương sai trích nằm trong ngưỡng có thể chấp nhận được, vì thế, có thể khẳng định thang đo đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Như vậy, các thang đo nghiên cứu đối với các nhân tố phản ánh đã đảm bảo các yêu cầu phân tích.


Bảng 4.10. Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố phản ánh



Thang đo


Số biến


Độ tin cậy tổng hợp (CR)


Phương sai trích (AVE)

Maximum Shared Variance (MSV)


Các chỉ tiêu

Behavior

9

.867

0.422

0.0059


Chi-square/df=






2.717


Attitude


5


.815


0.477


0.0858

TLI= 0.913


Knowledge_1


4


.752


0.435


0.1576

CFI= 0.928

GFI= 0.920


Knowledge_2


2


.818


0.691


0.1576

RMSEA= 0.058

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22 và AMOS 20

Kết quả trong Bảng 4.10 cho thấy, phương sai trích của các thành phần dao động từ 0.422 đến 0.691. Trong đó, có ba thành phần có phương sai trích nhỏ hơn 0.5 gồm Behavior (Hành vi tài chính) với phương sai trích được là 0.422; Attitude (Thái độ tài chính) với phương sai trích được là 0.477 và Knowledge_1 (Kiến thức tài chính 1) với phương sai trích là 0.435. Tuy nhiên, chúng vẫn nằm trong giá trị có thể chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2013, Hair và cộng sự, 2016) và vẫn đạt giá trị về nội dung.



Hình 4.3. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA bậc 1

(Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22 và AMOS 20)

Như vậy, sau phân tích CFA thang đo DTTC bao gồm 4 thành phần nhân tố (Behavior, Attitude, Knowledge_1, Knowledge_2) với 20 biến quan sát. Kết quả phân tích CFA cho thấy các thành phần của thang đo đều đạt được yêu cầu về giá trị cũng như độ tin cậy.

Mô hình CFA bậc 2 đo lường DTTC

Kết quả phân tích CFA các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình cho thấy, giá trị Chi-square/df = <3, TLI=, CFI=, NFI= đều lớn hơn 0.9, hệ số RMSEA= <0.08, vì thế mô hình có sự phù hợp với thị trường. Kết quả các giá trị P-value của các biến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2022