Thực Trạng Dân Trí Tài Chính Tại Khu Vực Nông Thôn Việt Nam


- Hệ số Beta chưa chuẩn hóa

Hệ số Beta chưa chuẩn hóa phản ánh lượng biến thiên của Y khi một đơn vị X thay đổi. Trong khi đó Hệ số Beta đã chuẩn hóa phản ánh lượng thay đổi của Y khi một đơn vị của X thay đổi. Cụ thể hơn, hệ số Beta đã chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các biến độc lập, biến phụ thuộc đã được chuẩn hóa (phương sai = 1).

- Hệ số Beta chuẩn hóa

Hệ số Beta chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các biến được giữ nguyên giá trị thô. Việc chuẩn hóa hệ số beta thường dùng để đánh giá biến độc lập nào có tác động mạnh hơn vào biến phụ thuộc khi phân tích hồi quy đa biến, khi mà các biến đo lường độc lập có đơn vị đo lường khác nhau.

Kiểm định Cronbach’s Alpha

Cronbach (1951) đã đề xuất đo lường hệ số tin cậy cho thang đo. Hair và cộng sự (2016) bổ sung thêm rằng Cronbach’s Alpha chỉ phù hợp với những thang đó có ít nhất 3 biến quan sát. Hệ số này dao động từ 0 đến 1. Hệ số này càng cao chứng tỏ độ tin cậy của thang đo càng cao. Tuy nhiên hệ số Cronbach’s Alpha cao trên 0.95 sẽ xảy ra đa cộng tuyến, các biến trong thang đo không có gì khác biệt, đây được coi là hiện tượng trùng lặp trong thang đo. Nunnally (1994) cho rằng những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 thì mới đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) sẽ được xem xét và loại bỏ khi nhỏ hơn 0.3. Bên cạnh đó, hệ số Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn 0.3 cũng sẽ được xem xét có nên loại biến quan sát làm tăng độ tin cậy của thang đo.

Bảng 3.13. Ý nghĩa hệ số Cronbach’s Alpha


STT

Giá trị hệ số Cronbach’s Alpha

Ý nghĩa

1

±0.01 đến ±0.1

Thang đo lường không có ý nghĩa

2

±0.2 đến ±0.3

Thang đo lường có ý nghĩa thấp

3

±0.4 đến ±0.5

Thang đo lường có ý nghĩa trung bình

4

±0.6 đến ±0.7

Thang đo lường đủ điều kiện

5

±0.7 đến ±0.8

Thang đo lường tốt

6

Trên 0.8

Thang đo lường rất tốt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 13

Nguồn: Hair và cộng sự (2016)


Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố EFA phân tich sự tương quan giữa các biến với nhau (interrelationship). Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Component Analysis và phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất (Hair và cộng sự, 2016). Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai được trích ít nhất bằng 50%. Hệ số tải nhân tố (factor loading) được coi là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 để đảm bảo mức ý nghĩa thực tiễn của CFA.

Bảng 3.44. Ý nghĩa giá trị Factor loading


STT

Giá trị Factor loading

Ý nghĩa

1

<0.3

Không có mức ý nghĩa

2

>0.3

Đạt mức ý nghĩa tối thiểu

3

>0.4

Đạt mức ý nghĩa quan trọng

4

>0.5

Có ý nghĩa thực tiễn

Nguồn: Hair và cộng sự (2016)

Hệ số KMO là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp để phân tích nhân tố. KMO lớn có nghĩa rằng phân tich nhân tố là thích hợp.Trị số KMO phân bổ từ 0 đến 1 và trị số này phải đạt giá trị 0.5 trở lên là điều kiện đủ để phân tích nhân tố có khả năng thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu (Hair và cộng sự, 2016).

Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Phân tích nhân tố khẳng định CFA là một trong những kỹ thuật của mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. CFA cho phép kiểm định các biến quan sát đại diện các nhân tố tốt đến mức nào. CFA là bước tiếp theo của EFA. CFA được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo. Bao gồm các chỉ số:

- Chi-square (CMIN);

- Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df);

- Chỉ số thích hợp so sánh (CFI_ Comparative Fit Index).

- Chỉ số Tucker và Lewis (TLI_Tucker và Lewis Index);

- Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation).


Khi kiểm định mô hình, các yếu tố để một mô hình đạt độ thích hợp với dữ liệu thị trường khi:

- P-value >0.05

- GFI, TLI, CFI >=0.9

- Chi-square/df <=3 (Trong nhiều trường hơp có thể <=5)

- RMSEA<=0.08 (mức tiêu chuẩn), RMSEA <=0.05 là chỉ số lý tưởng, phù hợp với dữ liệu thị trường.

Đồng thời tại bảng tương quan các nhân tố, các hệ số tương quan từng cặp khái niệm cùng với sai lệch chuẩn của các thang đo cần khác 1 tại độ tin cậy 95% (P-value = 0.0000) để đạt mức ý nghĩa thống kê.

Phương pháp phân tích nhân tố bậc 2 trong mô hình CFA

Theo Hair và cộng sự (2016), trong mô hình CFA với nhiều nhân tố, cấu trúc phương sai, hiệp phương sai của các nhân tố có thể được phân tích thêm bởi việc sử dụng nhân tố bậc 2 (second-order factors) nếu thỏa mãn điều kiện sau:

- Các nhân tố trong mô hình nhân tố bậc 1 (First-order factors) có thực sự tương quan với nhau.

- Các nhân tố trong mô hình nhân tố bậc 2 (Second-order factors) có thể đóng góp vào sự biến thiên giữa các nhân tố trong mô hình nhân tố bậc 1.

Trong mô hình nghiên cứu, các nhân tố tiềm ẩn bậc 1 (Kiến thức tài chính, Thái độ tài chính, Hành vi tài chính) thực sự có tương quan với nhau và nhân tố bậc 2 (DTTC) có thể đóng góp vào sự biến thiên của các nhân nhân tố trong mô hình bậc 1. Như vậy, thỏa mãn đủ điều kiện để có thể đưa vào mô hình phân tích với nhân tố bậc 2 là DTTC.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng dân trí tài chính tại khu vực nông thôn Việt Nam

Trong thời gian khải sát, tổng số phản hồi thu về được là 592 quan sát trong đó có 80 quan sát không hợp lệ do điền thiếu thông tin và không trung thực, có 512 quan sát hợp lệ, điền đầy đủ thông tin. Như vậy, số quan sát đưa vào nghiên cứu là 512 quan sát, đạt tỷ lệ 86.5% đảm bảo điều kiện chọn mẫu cho phép. Cơ cấu mẫu khảo sát không có sự chênh lệch lớn, đa dạng và đáng tin cậy.


Giới tính


Nam Nữ

Khu vực


Bắc Nam Trung

Độ tuổi

18 - 25 tuổi

26 - 40 tuổi

41 - 55 tuổi

56 - 70 tuổi

Hình 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong quá trình làm bảng hỏi, với biến giới tính, tác giả đưa ra 3 lựa chọn là nam, nữ và khác. Bộ quan sát thu về với lựa chọn giới tính khác chiếm 1.2%, tỷ lệ này là rất nhỏ và không ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu, do vậy, tác giả bỏ lựa chọn giới tính khác. Sau khi bỏ, số quan sát ý nghĩa còn lại là 512 quan sát. Trong số này, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nam giới, do thời điểm hiện tại, vấn đề di dân nông thôn lên các vùng thành thị đã làm cho phụ nữ sinh sống ở khu vực nông thôn nhiều hơn hẳn nam giới. Việc tác giả thu thập được 61,5% tổng số phiếu là nữ phù hợp với thực tế và các nghiên cứu trước đây (Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu, 2015, Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu, 2018).

Đối với khu vực, miền Bắc chiếm tỷ trọng 52%, miền Nam chiếm tỷ trọng 38%, số còn lại là miền Trung. Điều này tương đối phù hợp với kết quả về dân số là người nghèo, hộ nghèo ở các vùng thuộc 3 khu vực này: đa phần người dân (nghèo) tại các vùng nông thôn đều chuyển ra các thành phố lớn nên vấn đề người dân còn lại ở các vùng nông thôn miền Bắc nhiều hơn các vùng còn lại. Số ít nhất thuộc về khu vực miền Trung nên mẫu nghiên cứu vẫn đảm bảo tính đại diện.

Về độ tuổi từ 26-40 tuổi chiếm 42% là tỉ lệ lớn nhất, sau đó là độ tuổi từ 41-55 tuổi chiếm 35.2%, về trình độ học vốn đa phần là cao đẳng và đại học chiếm 49.2%, sau đó là trung học phổ thông chiếm 20.1%. Đối tượng khảo sát chủ yếu là người nghèo


sống ở vùng nông thôn và đa số là đối tượng làm trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nên mức thu chủ yếu là từ 3-5 triệu một tháng1 (chiếm 30.7%) và 1-3 triệu một tháng (chiếm 23.4%), còn lại là đối tượng có thu nhập từ 1 triệu trở xuống. Tuy nhiên, đa phần nhóm đối tượng được phỏng vấn là đối tượng lao động chính trong gia đình, số lượng người phụ thuộc từ 1 – 3 người nên vẫn nằm trong đối tượng hộ nghèo.

Ngoài ra, do nghiên cứu thực hiện khảo sát tại vùng nông thôn nên tỷ lệ người tham gia khảo sát có lĩnh vực thuộc về nông nghiệp là nhiều nhất (chiếm 39.6%), sau đó là lĩnh vực công nghiệp chiếm 39.6%. Còn tỷ lệ về giới tính, nam chiếm 38.5% và nữ chiếm 61.5%, tỷ lệ này có sự chênh lệch khá lớn.

Các kết quả thống kê mô tả sẽ được tiếp cận chi tiết tại mục 4.1.2 về ngành nghề,

độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập.

Kết quả đo lường cho thấy điểm số DTTC của các đối tượng quan sát nằm trong khoảng từ [2.3;4.7] và điểm số trung bình của 512 đối tượng quan sát là 3.74/5. Cụ thể, điểm số trung bình của các nhân tố phản ánh DTTC lần lượt là 3.58, 3.72, 3.88/5 cho các nhân tố thái độ tài chính, hành vi tài chính và kiến thức tài chính. Như vậy, để nâng cao DTTC cần có các biện pháp tác động vào cả thái độ và hành vi tài chính chứ không phải tập trung vào giáo dục kiến thức tài chính đơn thuần. Như vậy, điểm số DTTC của khu vực nông thôn Việt Nam nhìn chung ở mức trên trung bình. Tuy nhiên, cách biệt giữa điểm số DTTC vẫn còn rất lớn, vì thế có thể nhận định rằng DTTC chưa đồng đều giữa các đối tượng khác nhau ở khu vực nông thôn Việt Nam.


Dân trí tài chính tại khu vực nông thôn Việt Nam

5

4.5

4

3.5

3

2.5 DTTC

2

1.5

1

0.5

0

Hình 4.2. Điểm số DTTC trung bình của 512 đối tượng khảo sát

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


1 Các đối tượng được khảo sát nằm trong hộ nghèo của xã, có nhiều người phụ thuộc (và không tách hộ) nên thu nhập có thể cao.


4.1.1 Thực trạng dân trí tài chính theo các nhân tố phản ánh

Qua Bảng 4.1, ta có thể thấy đa số các biến quan sát Thái độ tài chính và Hành vi tài chính có giá trị trong khoảng [3.41;4.2] khá lớn, cho thấy phần lớn người dân đều đồng tình với ý kiến từ thang đo. Tuy nhiên, nhiều người được khảo sát lại có ý kiến trung lập về Thái độ tài chính “Tôi phải dùng đa phần số tiền mà tôi có vào việc mua hàng hóa, đồ ăn cho gia đình.” (độ trung bình 3.24) cho thấy thái độ với việc mua sắm hàng hóa của người dân.

Với biến quan sát Kiến thức tài chính, toàn bộ các biến quan sát cũng đều có giá trị trong khoảng [3.65;4.1] khá câu, tuy nhiên sự chênh lệch giữa điểm số trung bình giữa các câu là khá lớn, điều này thể hiện sự không chắc chắn của người điền khảo sát trong các câu hỏi về kiến thức tài chính. Đặc biệt ở câu hỏi về kiến thức định nghĩa lạm phát K1, có tới 102/152 đối tượng trả lời “Tôi không chắc chắn” việc tiếp cận về những kiến thức tài chính như lạm phát, lãi suất,… của người dân còn khá hạn chế.

Bảng 4.1. Thống kê mô tả các nhân tố phản ánh DTTC


Biến quan sát

N

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn


Thái độ tài chính – Financial Attitude (A)

A1

512

1.00

5.00

3.79

.889

A2

512

1.00

5.00

3.24

.962

A3

512

1.00

5.00

3.57

.834

A4

512

1.00

5.00

3.80

1.193

A5

512

1.00

5.00

3.50

1.109

TỔNG

3.58

0.232


Hành vi tài chính – Financial Behavior (B)

B1

512

1.00

5.00

3.79

.917

B2

512

1.00

5.00

3.87

.974

B3

512

1.00

5.00

3.59

.887

B4

512

1.00

5.00

3.75

.999

B5

512

1.00

5.00

3.59

.995

B6

512

1.00

5.00

3.58

1.002

B7

512

1.00

5.00

3.49

1.020

B8

512

1.00

5.00

3.77

1.000

B9

512

1.00

5.00

4.01

.907



TỔNG

3.72

0.166


Kiến thức tài chính – Financial Knowledge (K)

K1

512

1.00

5.00

3.81

.941

K2

512

1.00

5.00

4.10

.878

K3

512

1.00

5.00

3.89

1.026

K4

512

1.00

5.00

3.80

1.062

K5

512

1.00

5.00

3.97

1.081

K6

512

1.00

5.00

3.65

1.114

K7

512

1.00

5.00

3.95

.970

TỔNG

3.88

0145

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22

4.1.2 Thực trạng các nhân tố tác động tới dân trí tài chính

Mẫu nghiên cứu được thực hiện ở khu vực nông thôn với với tỷ lệ nam tham gia nghiên cứu là 38.5% và tỷ lệ nữ là 61.5%; và đều là người nghèo. Thống kê số liệu cho thấy điểm DTTC giữa nam giới và nữ giới không có sự chênh lệch đáng kể, điểm số DTTC của nữ giới cao hơn nam giới là 0.0506 điểm. Điều này cho thấy, không có sự khác biệt quá rõ ràng giữa nam và nữ khi cùng đo lường về DTTC. Kết quả này cũng tương tự kết quả trong bài nghiên cứu của Bucher-Koenen và Lusardi (2011), tuy nhiên lại đi ngược lại với kết quả của đa phần các nghiên cứu về DTTC trước đây (Lusardi và cộng sự, 2010, Atkinson và Messy, 2012, OECD, 2013, Lusardi và cộng sự, 2017).

Bảng 4.2. Điểm số dân trí tài chính trung bình phân loại theo nhân tố giới tính


Nhân tố

Phân loại

Số người

Tỉ lệ (%)

Giá trị TB

SD


Giới tính - Gender

Nam

197

38.5

3.705

0.448

Nữ

315

61.5

3.756

0.426

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết quả trên có thể được giải thích rằng đối với người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam, chủ yếu phụ nữ là những người chi tiêu chính và đưa ra các quyết định tài chính hàng ngày trong gia đình. Từ đó, kiến thức và kinh nghiệm tài chính của họ cũng được tích lũy nhiều hơn từ đó các thái độ, hành vi tài chính cũng tích cực hơn. Vậy nên, điểm số DTTC của họ cũng cao hơn nam giới.


Bảng 4.3. Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố tuổi tác


Nhân tố

Phân loại

Số người

Tỉ lệ (%)

Giá trị TB

SD


Tuổi tác

– Age

Từ 18 – 25 tuổi

12

2.3

2.754

0.491

Từ 26 – 40 tuổi

215

42

3.516

0.423

Từ 41 – 55 tuổi

180

35.2

3.871

0.202

Từ 56 – 70 tuổi

105

20.5

4.069

0.329

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã chia tuổi tác thành 4 nhóm chính bao gồm: Từ 18 – 25 tuổi, từ 26 – 40 tuổi, từ 41 – 55 tuổi và từ 56 – 70 tuổi. Trong đó, hai nhóm đối tượng có điểm số DTTC trung bình cao nhất nằm ở độ tuổi từ 56 - 70 tuổi và 41 - 55 tuổi, lần lượt là 4.069 và 3.871 điểm. Nhóm có độ tuổi từ 18 - 25 tuổi có điểm số DTTC thấp nhất là 2.754 điểm. Với kết quả này, có thể thấy rằng DTTC phân hóa theo độ tuổi. Cụ thể, những người thuộc nhóm đối tượng có độ tuổi cao nhất (từ 56 - 70 tuổi) có DTTC cao nhất và thấp dần theo độ tuổi. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước của Lusardi và Mitchell (2007). Tuy nhiên, kết quả này lại đi ngược với kết quả cho rằng với kết luận cho rằng người cao tuổi thường có DTTC thấp ở trong những nghiên cứu của Alessie và cộng sự (2008), Lusardi và Tufano (2015), Atkinson và Messy (2012).

Kết quả trên có thế được giải thích do hầu hết ở khu vực nông thôn Việt Nam, hầu hết các đối tượng được phỏng vấn là người nghèo đều chi tiêu và đưa ra các quyết định tài chính dựa trên kinh nghiệm tài chính cá nhân. Vậy nên khi độ tuổi càng cao, kinh nghiệm tài chính tích lũy được của họ càng nhiều, các thái độ, hành vi tài chính càng tích cực. Vì thế, điểm số DTTC trung bình ở khu vực nông thôn Việt Nam tăng dần theo độ tuổi.

Bảng 4.4. Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố trình độ học vấn


Nhân tố

Phân loại

Số người

Tỉ lệ (%)

Giá trị TB

SD


Trình độ học vấn - Education

Dưới tiểu học (Biết

đọc biết viết)

20

3.9

3.658

0.435

Tiểu học/THCS

62

12.1

3.606

0.483

THPT

103

20.1

3.616

0.45

Trung cấp chuyên

nghiệp và học nghề

42

8.2

3.814

0.403

Cao đẳng và Đại

học

252

49.2

3.788

0.418

Sau Đại học

33

6.5

3.908

0.3

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí