Hệ Thồng Bảo Hiểm Hưu Trí Đa Tầng (Do Oecd Xây Dựng)



chức BHXH trong hoạt động này, theo đó sửa đổi quy định chi phí quản lý BHXH được tính theo tỷ lệ 1% trên tổng số thực thu BHXh bổ sung hình thức ủy thác đầu tư thông qua các hợp đồng quản lý đầu tư.

- Khuyến khích các loại hình BHXH tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung và các loại hình Bảo hiểm thương mại tạo nên một hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đa trụ cột theo hướng tiếp cận với mô hình bảo hiểm xã hội của các nước phát triển nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động trong xã hội với mức độ bao phủ cao hơn. Hiện nay, một số nước phát triển đã cải cách hệ thống hưu trí bao gồm 3 tầng đó là (Phúc lợi xã hội, hưu trí bắt buộc và hưu trí tự nguyện) nhằm đảm bảo diện bao phủ rộng và cung cấp sản phẩm hưu trí linh hoạt, đảm bảo nhu cầu và quyền lợi cho người cao tuổi.

Nhà nước cung cấp

Tư nhân cung cấp

Tư nhân cung cấp

Phúc lợi xã hội (tái phân phối thu nhâp

Hệ thống hưu trí

Hệ thống hưu trí bắt buộc (tiết kiệm)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Hệ thống hưu trí tự nguyện (tiết kiệm)

Sơ đồ 4.1: Hệ thồng bảo hiểm hưu trí đa tầng (do OECD xây dựng)

Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam - 17

Càng ngày càng có nhiều quốc giađang thực hiện cải cách hệ thống bảo hiểm hưu trí theo mô hình đa trụ cột nhằm mục tiêu đảm bảo tài chính an toàn cho người cao tuổi; Trụ cột 0- Phúc lợi xã hội; Trụ cột 1- hưu trí BHXH; trụ cột 2- hưu trí nghề nghiệp; Trụ cột 3- hưu trí tự nguyện; trụ cột 4 - các chương trình hỗ trợ phi tài chính của chính phủ.



Mô hình hưu trí đa trụ cột do WB xây dựng


Trụ cột 0 Phúc lợi XH

Đối tượng là toàn bộ dân cư.

Mục tiêu đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ

Nguồn NSNN Hình thức phúc lợi xã hội

Trụ cột 1 Hưu trí BHXH

Đối tượng: Người lao động tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.

Tính chất: Bắt buộc.

Mức đóng góp dựa trên thu nhập của NLĐ. Nguồn đóng góp : từ NLĐ và NSDLĐ

Hình thức: chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước PAYG

Trụ cột2 Hưu trí nghề nghiệp

Đối tượng: Người lao động tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.

Tính chất: bắt buộc, đóng góp thông qua tài khoản cá nhân của NLĐ.

Nguồn: Đóng góp từ NLĐ và NSDLĐ.

Hình thức: Chương trình hưu trí có mức đóng xác định NDC

Trụ cột3 Tiết kiệm

Đối tượng: Người lao

động tham gia các hoạt động kinh tế. Tính chất: tự nguyện.

Nguồn: tiết kiệm của NLĐ/hỗ trợ từ NSDLĐ/ đóng từ cả NLĐ và NSDLĐ.

Hình thức:

Đa dạng

Trụ cột 4 sức khỏe và Nhà ở

Đối tượng: Toàn bộ dân cư Hình thức: các chương trình hỗ trợ từ chính

phủ như chăm sóc y tế công, chương trình nhà ở công...v..v


Sơ đồ 4.2: Hệ thống bảo hiểm hưu trí đa trụ cột

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội.

Một là, đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc về quản lý quỹ BHXH. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức thanh tra lao động, thanh tra nhà nước, các tổ chức công quyền và các tổ chức chính trị xã hội để kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc kê khai lao động, quỹ tiền lương và đóng BHXH. Cần xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp cố tình trốn tránh, gian lận trách nhiệm tham gia và đóng BHXH.Kiểm toán nhà nước phải thường xuyên tiến hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ



BHXH của cơ quan BHXH, của các đơn vị, chủ sử dụng lao động và cá nhân NLĐ trong quá trình chấp hành các chế độ chính sách BHXH.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thu nộp BHXH nhằm mục đích phát hiện ra những bất cập để đưa ra phương hướng giải quyết. Thiết lập ban thanh tra về mặt nghiệp vụ BHXH nhằm mục đích thanh tra, kiểm tra quá trình thu nộp BHXH. Ban thanh tra sẽ tiếp cận với những người lao động và chủ sử dụng lao động của những doanh nghiệp có vấn đề về đóng BHXH. Thông qua hoạt động kiểm tra đơn vị sử dụng lao động và thẩm định hồ sơ của chủ sử dụng lao động, phát hiện ra chính xác số tiền mà chủ sử dụng lao động không đóng góp, thanh tra viên có nhiệm vụ yêu cầu chủ sử dụng lao động phải thanh toán số tiền chưa đóng. Nếu chủ sử dụng không thực hiện như đã yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định, thanh tra viên sẽ làm một báo cáo trong đó bao gồm các phát hiện của họ để đưa ra biện pháp pháp lý phù hợp.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các khâu chi trả BHXH. Thường xuyên kiểm tra ở các đơn vị cơ sở. Đặc biệt là kiểm tra ở các ban đại diện chi trả xã, phường trong việc thanh toán lương hưu và trợ cấp hàng tháng, trong quản lý đối tượng biến động, thay đối chỗ ở, đối tượng chết. Xây dựng kế hoạch và chương trình phối hợp với các ngành lao động Thương binh và xã hội, tổ chức chính quyền, UBND các cấp, ủy ban thanh tra Nhà nước để giải quyết dứt điểm những tồn tại về chính sách cán bộ từ trước để lại. Phối hợp với Thanh tra nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ lao động -Thương binh và xã hội giải quyết những trường hợp khiếu nại, tố cáo người hưởng sai chế độ chính sách, khai man tuổi đời và thời gian công tác. Xây dựng cơ chế để người dân tham gia vào giám sát hoạt động quản lý BHXH, phát hiện các trường hợp gian lận hưởng BHXH không đúng quy định

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động đầu tư quỹ BHXH. Tăng cường quản lý, giám sát cơ chế đầu tư phát triển để tăng trưởng quỹ và sinh lời cho quỹ thông qua mua bán trái phiếu, tín phiếu, hoạt động cho vay và đầu tư vào các chương trình dự án do quỹ BHXH thực hiện.



Thứ tư, Nhà nước hỗ trợ về tài chính cho quỹ BHXH.

Sự hỗ trợ tài chính từ NSNN cho BHXH là cần thiết trong điều kiện hiện nay, nhất là với đối tượng là nông dân, người nghèo, người dân tộc thiểu số. Như trên đã phân tích, nông dân, người nghèo, người dân tộc thiểu số là nhóm đối tượng có thu nhập thực tế rất thấp, cho nên khả năng tham gia BHXH tự nguyện là rất khó. Chính vì vậy mà mặc dù chính sách BHXH tự nguyện đã được triển khai từ ngày 01/01/2008 song vẫn chưa nhận được sự tham gia đông đảo của người dân. Do vậy nhà nước cần có sự hỗ trợ về tài chính trong một thời gian nhất định ban đầu nhằm đảm bảo tính khả thi. Cần xác định mức hỗ trợ cụ thể trong thời hạn một vài năm đầu như một số nước đã thực hiện, tạo sự hấp dẫn cho loại hình này, đồng thời tạo cơ sở thiết lập nền tảng tài chính an toàn bền vững cho quỹ. Trước mắt, Chính phủ nên khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện thông qua việc trợ giúp một khoản kinh phí tham gia hàng tháng. Như vậy sẽ giảm thiểu được tình trạng triển khai mà không thu hút được sự tham gia đông đảo NLĐ như hiện nay.

4.3.2. Thực hiện đúng quy định về thu, chi bảo hiểm xã hội

Thứ nhất, về thu bảo hiểm xã hội

Để đảm bảo thu đầy đủ, đúng đối tượng, cần phải tổ chức tốt công tác quản lý đối tượng BHXH và triển khai công tác thu BHXH thuận lợi, cải cách, giảm thiểu các thủ tục hành chính (phấn đấu đến năm 2020 khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH).

Một là, tổ chức tốt công tác quản lý thu BHXH. Quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời đối tượng tham gia trong diện BHXH bắt buộc và tự nguyện, cụ thể:

- Phối hợp với cơ quan quản lý liên quan ở Trung ương và ở các điạ phương thống kê toàn bộ các đơn vị và người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và tư nguyện, đặc biệt cần biết đầy đủ số lượng đơn vị và NLĐ ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Cấp số BHXH đầy đủ cho người lao động và theo dõi đầy đủ quá trình tham gia BHXH và mức đóng góp của họ, theo dõi quản lý và ghi chép đầy đủ, kịp thời sự biến động về lao động của từng đơn vị.



- Phân loại đơn vị tham gia BHXH theo quy mô (lớn, vừa và nhỏ), loại hình (hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cán bộ phường xã, tổ chức ngoài công lập. Trên cơ sở đó phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận, từng cá nhân thuộc hệ thống BHXH Việt Nam trực tiếp quản lý thu đối với từng đơn vị, từng bộ phận sử dụng lao động cho phù hợp với năng lực của họ.

- Gắn việc giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động với nghĩa vụ phải đóng BHXH của họ và chủ SDLĐ. Tất cả các cơ quan, đơn vị, cá nhân không đóng BHXH hoặc đóng chậm đều chưa được giải quyết các chế độ BHXH.

- Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thanh tra lao động, thanh tra nhà nước, các tổ chức công quyền và các tổ chức chính trị- xã hội.. để kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc kê khai lao động, quỹ tiền lương và đóng BHXH. Cần xử phạt nghiêm minh hoặc có hình thức xử lý cao đối với những trường hợp trốn đóng BHXH, hoặc cố tình gian lận trách nhiệm tham gia đóng BHXH.

- Cần có chính sách khen thưởng, khuyến khích đối với các cá nhân, đơn vị đạt thành tích tốt trong công tác thu và quản lý thu.

- Quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH, không cho các đơn vị, cá nhân thu BHXH bằng tiền mặt. BHXH tỉnh, huyện không được dùng tiền thu BHXH để chi tiêu cho bất kỳ nội dung công việc gì. Theo định kỳ phải chuyển nộp hết về tài khoản của BHXH Việt Nam để hình thành quỹ BHXH tập trung.

Hai là, triển khai công tác thu BHXH thuận lợi, cải cách, giảm thiểu các thủ tục hành chính.

- Đổi mới công tác đăng ký tham gia BHXH, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng tham gia BHXH (mã hóa đối tượng tham gia BHXH).

- Đa dạng hóa các hình thức thu BHXH. Qua nghiên cứu kinh nghiệm về thu BHXH một số nước, và từ thực tiễn BHXH Việt Nam, có thể thực hiện một số hình thức thu BHXH như sau để đảm bảo thu đúng, thu đủ, tránh thất thu quỹ BHXH như; thu BHXH thông qua dịch vụ thu BHXH; tổ chức thu BHXH thông qua cơ quan thuế; thu BHXH thông qua hệ thống ngân hàng



- Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống thu BHXH như

+ BHXH phối hợp với ngành LĐ-TB và Xã hội và Liên đoàn Lao động Việt Nam các cấp để đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, về thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Tránh tình trạng các doanh nghiệp cố tình không thực hiện nghĩa vụ hoặc chây ì trong việc đóng BHXH cho người lao động nhằm chiếm dụng vốn từ quỹ BHXH.

+ Phối hợp giữa BHXH các tỉnh thành phố, với sở kế hoạch đầu tư các tỉnh thành phố. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp với sở kế hoạch đầu tư các tỉnh thành phố để quản lý, nắm bắt kịp thời danh sách các doanh nghiệp mới được cấp phép trên địa bàn, danh sách các doanh nghiệp được cấp phép đang hoạt động(tránh tình trạng những doanh nghiệp “ma” chỉ đăng ký song không hoạt động), nhằm sớm đưa vào đối tượng quản lý thu để giảm thiểu việc trốn đóng BHXH.

+ BHXH Việt Nam với các cơ quan thuế các cấp. Sự phối hợp giữa BHXH Việt Nam với cơ quan thuế một cách chặt chẽ và hiệu quả sẽ loại bỏ được tình trạng chủ sử dụng lao động có ký 2 đến 3 hợp đồng lao động với cùng một người lao động với các mức tiền lương, tiền công khác nhau nhằm mục đích trốn đóng BHXH cho người lao động. Nếu giữa BHXH Việt Nam và cơ quan thuế xây dựng được một quy chế phối hợp trong việc cùng tổ chức thu BHXH thì hiệu quả của công tác thu BHXH sẽ cao hơn rất nhiều.

+ BHXH Việt Nam với Ngân hàng nhà nước, tòa án. Khi có tình trạng trốn đóng BHXH xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và đến tài chính của quỹ BHXH thì việc xử lý cần đảm bảo kịp thời, đủ sức răn đe. BHXH Việt Nam cần xây dựng quy chế phối hợp với ngân hàng nhà nước trong việc có chế tài đối với những ngân hàng thương mại cố tình không thực hiện phong tỏa tài khoản của các doanh nghiệp được xác định là trốn đóng BHXH. BHXH Việt Nam cũng cần thiết cung cấp thông tin đầy đủ, phối hợp với tòa án sớm thống nhất quy trình thụ lý và xét xử để rút ngắn thời gian tố tụng, nhanh chóng trả lại quyền lợi cho người lao động.



+ BHXH Việt Nam với các tổ chức công đoàn. Cơ quan BHXH cần phối hợp với các tổ chức công đoàn để giám sát tình hình sử dụng lao động, quy chế trả lương của các doanh nghiệp. Thông qua đó tuyên truyền chính sách BHXH và lắng nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, của người lao động khi thực hiện chính sách BHXH để tìm giải pháp tháo gỡ. Đặc biệt phải giúp người lao động nhận thức rõ được sự cần thiết của việc chủ sử dụng lao động đóng BHXH trên nền tiền lương, tiền công thực tế trả cho người lao động hàng tháng. Trên cơ sở đó người lao động sẽ hiểu và không ký cùng một lúc 2 đến 3 hợp đồng lao động với mức tiền lương, tiền công khác nhau.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính trong quá trình thu nộp BHXH. Đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, thuận tiện nhất là việc quản lý đối tượng đóng và hưởng BHXH, quản lý quỹ BHXH. Đảm bảo công khai và minh bạch quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng tham gia BHXH.

Thứ hai, về chi bảo hiểm xã hội

Để thực hiện tốt công tác chi BHXH trong việc giải quyết các chế độ cho người lao động kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, tận tay cho người được hưởng đảm bảo tránh thất thoát quỹ BHXH cần:

Một là, công tác quản lý chi BHXH.

Thực hiện quản lý chi BHXH nhằm giải quyết chế độ BHXH và chi trả kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, tận tay cho người được hưởng BHXH, đảm bảo an toàn, tránh thất thoát quỹ BHXH.

- Đối với các chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất.

+ Tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ đối với những đối tượng đang hưởng BHXH đến trước thời điểm ngày 01-01-1995. Đối với những đối tượng còn thiếu hồ sơ thì bổ sung cho hoàn chỉnh, đối với những hồ sơ có sai sót thì phải kiên quyết xử lý cắt giảm, hoặc cắt hẳn. Nếu phát hiện những hành vi gian lận nghiêm trọng phải chuyển sang cơ quan pháp luật để xử lý.

+ Đối với các đối tượng mới phát sinh, phải thực hiện đúng quy trình lập, kiểm tra và thẩm định hồ sơ theo ba cấp. Đơn vị sử dụng lao động chỉ ra quyết định



chấm dứt hợp đồng lao động, cung cấp hồ sơ có liên quan của người lao động. BHXH cấp tỉnh (thành phố) kiểm tra, xác định chế độ và mức được hưởng để ra quyết định hưởng cho người lao động. Định kỳ, BHXH Việt Nam tổ chức thẩm định, nếu có sai sót, BHXH tỉnh phải có trách nhiệm thu hồi, nếu không thu hồi được phải bồi thường cho công quỹ.

+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH các huyện trong tỉnh, giữa BHXH các tỉnh với BHXH Việt Nam trong việc quản lý sự biến động do di chuyển, tử vong, hết thời gian hưởng của từng đối tượng hướng BHXH. Kịp thời điều chỉnh tăng, giảm và lập danh sách chi trả hàng tháng để làm căn cứ chi BHXH.

+ Tăng cường công tác quản lý tiền mặt trong tất cả các công đoạn: Giao nhận ở kho bạc, ngân hàng, trên đường vận chuyển đến các phường xã, tổ dân phố trong quá trình tổ chức chi trả cho từng người. Phải bố trị lực lượng bảo vệ và phương tiện quản lý. Thực hiện thanh toán ngay trong ngày đối với hình thức chi trả trực tiếp và không quá 3 đến 5 ngày đối với hình thức chi trả gián tiếp thông qua các đại lý, phường xã, bưu điện... Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất tồn qũy tiền mặt ở đại lý và ở BHXH cấp huyện, cấp tỉnh.

- Đối với các chế độ ốm đau, thai sản TNLĐ-BNN nghỉ dưỡng sức

+Phối hợp chặt chẽ đối với tổ chức y tế, tổ chức công đoàn ở các đơn vị để kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục triệt để hiện tượng làm giả hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ nhằm rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ.

+ Phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm toán, tài chính, kho bạc... để kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ BHXH và chi BHXH cho người lao động tại đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh, BHXH huyện ủy quyền chi trả hộ.

BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền do BHXH Việt Nam cấp chi BHXH để chi vào bất cứ nội dung công việc gì khác, mà chỉ được phép dùng để chi trả các chế độ BHXH và chuyển tiền bằng hình thức chuyển khoản cho đơn vị sử dụng lao động để chi trả hộ. Nghiêm cấm việc chi bằng tiền mặt cho đại diện của người sử dụng lao động lĩnh hộ người lao động, sau đó về tổ chức chi trả ở đơn vị.

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí