Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


CAO THỊ MAI HIÊN


ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


CAO THỊ MAI HIÊN


ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH


Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIÊN


Hà Nội – 2017


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu đó.Luận văn này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Cao Thị Mai Hiên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 12

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH 12

1.1. Khái niệm,đặc điểm đại diện và đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 12

1.1.1. Khái niệm chung về “Đại diện” 12

1.1.2. Cơ sở của quy định về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh

…………………………………………………………………………………..20

1.1.3. Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 21

1.2. Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về quan hệ đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 24

1.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 24

1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến nay 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2 31

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH Ở VIỆT NAM 31

2.1. Thực trạng đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh

.............................................................................................................................. 31

2.1.1. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự. 31

2.1.2. Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự 42

2.1.3. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 46

2.2. Thực trạng đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh 47

2.2.1. Căn cứ pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh 47

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 50

2.3. Trách nhiệm liên đới của vợ chồng về vấn đề đại diện trong quan hệ kinh doanh 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57

CHƯƠNG 3 58

NHU CẦU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH

.............................................................................................................................. 58

3.1. Nhu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 58

3.1.1. Nhu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 58

3.1.2. Định hướng hoàn thiện và bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp luật pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh 65

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cũng như bảo đảm cho việc thực thi các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 78

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



BLDS

:

Bộ luật Dân sự

HN&GĐ

:

Hôn nhân và gia đình

GDDS

:

Giao dịch Dân sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đại diện là một chế định quan trọng nhằm hỗ trợ việc thực hiện các quan hệ pháp luật nói chung của các chủ thể. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, tại Việt Nam đại diện là một chế định được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 lần đầu tiên quy định mới về vấn đề đại diện của vợ chồng đó là đại diện của vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.

Xuất phát từ quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền và lợi ích của gia đình mà vợ chồng có quyền đại diện cho nhau theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Việc vợ, chồng đại diện cho nhau trong các giao dịch dân sự phục vụ cho sinh hoạt của gia đình hay liên quan đến hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều.

Hiện nay các quan hệ kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp. Vợ, chồng có quyền tự do kinh doanh, trong đó có cả việc sử dụng tài sản riêng và tài sản chung vào các giao dịch này. Chính vì thế việc đặt ra vấn đề đại diện trong quan hệ kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển trong xã hội hiện đại, đảm bảo được quyền, lợi ích của các bên trong giao lưu dân sự.

Nghiên cứu vấn đề đại diện giữa vợ và chồng, đặc biệt là đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh là cần thiết nhằm đảm bảo việc thực hiện chức năng của gia đình, đảm bảo lợi ích của vợ chồng trong các giao dịch dân sự và trách nhiệm liên đới (trách nhiệm bồi thường thiệt hại) trong quan hệ kinh doanh.

Trong quá trình hội nhập, khi mà nhu cầu về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều, tuy nhiên các quy định của pháp luật về vấn đề này còn chưa thực sự cụ thể và rõ ràng. Ngoài ra các công trình nghiên cứu về đại diện giữa vợ và chồng nói chung, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh trong giới khoa học pháp lý vẫn còn ít. Do đó,

việc nghiên cứu vấn đề này là vô cùng cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ thực tiễn trên, bằng việc lựa chọn đề tài “Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành” luận văn sẽ làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, chỉ ra những điểm phù hợp hoặc không phù hợp về mặt lý luận so với thực tiễn áp dụng quy định vào giao lưu dân sự để từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp để đảm bảo quyền lợi của công dân trong quan hệ đại diện giữa vợ và chồng trong kinh doanh.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chế định đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh là một vấn đề mới được cụ thể hóa trong quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Do đó mà chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề này từ khi quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành.

Vấn đề liên quan đến đại diện được nhắc đến trong một số đề tài, bài viết, riêng lẻ đánh giá trước đó như: “Phương thức giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng trong hoạt động kinh doanh”, Đề tài khoa học cấp trường: Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do Nguyễn Phương Lan chủ nhiệm (2008), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – nhìn từ góc độ luật so sánh” của PGS.TS Ngô Huy Cương, Tạp chí nhà nước và pháp luật (04/2009), Luận văn thạc sĩ “Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng” của Đỗ Hoàng Yến (2012), Luận văn thạc sĩ “Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” của Nguyễn Thị Hạnh (2012).

Với tính chất là một vấn đề mới và trong thực tiễn cuộc sống cũng phát sinh nhiều tranh chấp liên quan đến này, nên việc nghiên cứu một cách hệ thống

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí