quản lý dân cư và đất đai (hộ luật); quy định về ngoại giao và nghi lễ cung đình (lễ luật); quy định về tổ chức quân đội và quốc phòng (binh luật); quy định về xây dựng, bảo vệ đê điều, lăng tẩm (công luật). Cùng với Quốc triều hình luật thời Lê, Hoàng Việt Luật lệ được đánh giá là một trong hai Bộ luật tổng hợp có quy mô lớn và nội dung phong phú. Bộ luật được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật của nhà Mãn Thanh (Trung Quốc), tuy nhiên có nhiều phần đã được chỉnh sửa và lược bỏ cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ [26, tr.15-16].
Trên đây là những nét khái quát về một số Bộ Luật lớn của Việt Nam thời kì Phong kiến. Nghiên cứu các Bộ luật Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, chúng ta có quyền tự hào về một di sản pháp luật mà những thế hệ trước đây đã dành nhiều công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành.
Trong những Bộ luật này, có thể thấy lịch sử pháp luật Việt Nam trước khi bị Pháp chiếm đóng đã phát triển một chặng đường dài qua các triều đại. Pháp luật dân sự từ thời kì Lý, Trần, Hồ đến Bộ Quốc Triều hình luật của nhà Lê và sau đó là Bộ Hoàng Việt luật lệ của nhà Nguyễn đã có những qui định khá cụ thể về các chế định về sở hữu, hợp đồng, thừa kế, hôn nhân và gia đình.
Ví dụ như trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thì ở Bộ QTHL thời kì hậu Lê, với sự độc tôn tư tưởng chính trị Nho giáo, các nhà làm luật triều Lê đã rất chú trọng tới vấn đề này.Sự điều chỉnh và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình phong kiến cũng là nội dung trọng yếu của Bộ luật Hồng Đức. Các quan hệ pháp lí về hôn nhân và gia đình, một mặt thể hiện lễ nghĩa của Nho giáo, trật tự xã hội gia đình phong kiến, mặt khác thể hiện rõ nhất một số điểm tiến Bộ của Bộ luật Hồng Đức.Hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng là nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của Bộ luật. Và có rất nhiều các qui định được thể hiện rõ các quan điểm này, từ chế định kết hôn, chế định ly hôn, chế định nhân thân và tài sản vợ chồng…
Hay trong lĩnh vực thừa kế, ở Bộ HVLL thời kì nhà Nguyễn, do Bộ luật này ảnh hưởng khá nặng nề từ Bộ Đại Thanh luật lệ của nhà Thanh ở Trung Quốc nên có rất nhiều điểm tiến Bộ xuất hiện từ thời Lê đã không còn xuất hiện ở các chế định thừa kế trong Bộ luật này.
Nội dung được quy định tại các điều 76, 82, 83, 87 trong Bộ Hoàng Việt luật lệ và được bổ sung bằng một số điều lệ. Điểm khác biệt của Hoàng Việt luật lệ quy định về thừa kế là đề cao vai trò của trưởng nam, thừa nhận quyền thừa kế của con trai, con gái chỉ có quyền khi trong gia đình không có con trai. Bộ luật không quy định quyền thừa kế của người vợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Luật Gia Long vẫn cho phép căn cứ vào “luật cũ" mà xử.
Dù có nhiều điểm khác nhau giữa các bộ Luật, nhưng các bộ Luật này chứa rất nhiều quan điểm nhân văn tiến bộ như, dù chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ, nhưng những bộ luật phong kiến Việt Nam vẫn có một số quy định chú ý phần nào đến quyền lợi và thân phận của người phụ nữ.Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: trong những quy định của các bộ luật cổ thời quân chủ, địa vị của người phụ nữ về cơ bản là thấp kém. Tuy nhiên ở mức độ nào đó, nhân phẩm của người phụ nữ vẫn được các bộ luật cổ đề cao và tôn trọng.
Là những bộ luật được ban hành trong thời quân chủ và phong kiến, các Bộ luật cổ của Việt Nam cũng phản ánh rất rõ nét bản chất bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột và thống trị. Chính vì vậy, qua những quy định của các bộ luật có thể thấy rất nhiều quy định mang tính bất công như: bảo vệ những đặc quyền, đặc lợi của quan lại; việc đề cao quyền lực và thứ bậc xã hội; bảo vệ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng; quy định khắt khe đối với người phụ nữ… Mặc dù những quy định đó đã không còn được ghi nhận trong pháp luật đương đại, nhưng dấu ấn mà nó để lại vẫn còn hiện hữu trong một bộ phận cán bộ và nhân dân, làm cản trở sự phát triển của xã hội đương thời.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 - 1
- Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 - 2
- Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 - 3
- Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 - 5
Xem toàn bộ 45 trang tài liệu này.
Có thể thấy, các bộ luật trên đây đều được ban hành để phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành quốc gia của các triều đại và đã phát huy tác dụng trong xã hội đương thời. Nhưng về mặt giá trị, nếu biết khai thác và sử dụng, các bộ luật nói trên còn là di sản pháp luật quý giá đối với hiện tại và cả tương lai.
Các bộ luật thời kì phong kiến ở Việt Nam đều là các bộ luật tổng hợp với các chế định ở hầu hết các lĩnh vực: dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình,… với các chế tài hình phạt. Các điều khoản trong bộ Luật cũng thể hiện rõ các tư tưởng chính trị pháp lí ngoại nhập như Nho giáo, Pháp trị từ Trung Quốc nhưng vẫn có nhiều tư tưởng chính trị pháp lí nội sinh của người Việt Nam như: tư tưởng yêu nước, các tư tưởng chính trị pháp lí làng xã.
Vì vậy có thể nói, các bộ luật ở Việt Nam thời kì phong kiến là những thành tựu lập pháp rất nổi bật, có nhiều giá trị và thể hiện thể chế chính trị của nước ta trong một khoảng thời gian dài. Điều này đã đi vào đời sống văn hóa, trở thành phong tục tập quán của dân ta, nên sau này khi xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931, các nhà làm luật đã cân nhắc, học tập nhiều từ các bộ luật này để ra những chế định phù hợp.
Quá trình du nhập pháp luật phương Tây vào Việt Nam theo đoàn quân viễn chinh Pháp từ cuối thế kỷ thứ 19 lại là một quá trình cưỡng bức. Và sự học tập đáng kể nữa đó chính là sự truyền nhập của văn hóa cận đại phương Tây trong bối cảnh nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. Những quy chế pháp lí trên các vùng đất, những Bộ Luật mà thực dân Pháp cho soạn thảo đều hàm chứa rất nhiều các chế định mà trước đây pháp luật Việt Nam chưa từng xuất hiện.
Thành tựu pháp luật Phương Tây được tiếp thu trong Bộ dân luật Bắc Kì 1931 đó chính là Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 (còn gọi là Bộ luật Napoleon).
Sau cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789, chính quyền mới mong muốn xây dựng một Bộ luật dân sự, nhưng ý định đó đã không biến thành hiện thực. Quốc hội lập hiến (Constitutiante), cũng như Quốc hội lập pháp
(Legislative) đã có dự kiến sẽ ban hành một Bộ luật chung về dân sự để áp dụng cho toàn thể vương quốc, nhưng cả hai dự án đều không thành. Chính quyền Quốc ước (Conventionnel) muốn tiếp tục thực hiện dự án này nhưng cũng như hai dự án trước, Bộ luật vẫn chưa thể ra đời được. Jean Jacques Regis de Cambecéres, một trong những tác giả của Bộ luật dân sự Napoleon 1804 đã đưa ra hai bản dự thảo và dưới chế độ Đốc chính (Directoire) còn đưa ra bản dự thảo thứ ba, nhưng cả ba bản dự thảo này đều không được chấp nhận. Một số lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực hôn nhân và gia đình còn có nhiều bất đồng giữa các viện của Nghị viện. Sau đó không lâu, hai nhà luật học nổi tiếng lúc bấy giờ là Jaqueminot và Target còn đưa ra một dự thảo Bộ luật với danh nghĩa cá nhân.
Khi Napoleon Bonaparte trở thành Hoàng đế nước Pháp, ý tưởng xây dựng Bộ luật dân sự đã có điều kiện chín muồi để trở thành hiện thực. Với ý chí chính trị mạnh mẽ, Napoleon đã biến những mơ ước về Bộ luật dân sự của mình từ những ngày trong tù ngục trở thành hiện thực. Ngày 12/8/1800 một uỷ ban soạn thảo Bộ luật dân sự được thành lập với 4 thành viên, 4 luật gia nổi tiếng lúc bấy giờ là: Tronchet, Portails, Bigot de Preameneu và Malleville. Dự thảo Bộ luật được soạn thảo trong hai năm và được trình lên Toà tư pháp tối cao và các toà phúc thẩm để xem xét. Các toà án đã đồng ý với các nội dung cơ bản của dự luật. Cuối cùng, Bộ luật dân sự đã được công bố bởi đạo luật ngày 21/3/1804. Bộ luật này đã thay thế toàn Bộ hệ thống pháp luật dân sự phong kiến.Bộ luật Dân sự Pháp (tiếng Pháp: Code Civil) còn gọi là Bộ luật Napoléon là Bộ luật về dân sự được kiến lập bởi Napoléon Bonaparte vào năm 1804. Với Code Civil có lẽ Napoléon đã tạo nên một tác phẩm luật quan trọng nhất của thời kỳ hiện đại. Tại Pháp, về nhiều phần cơ bản, Bộ luật Napoléon này vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.
Bộ luật cũng được đưa vào áp dụng trong các quốc gia chịu ảnh hưởng
lớn của Pháp trong thời gian từ 1807 đến 1814 (thí dụ như Đại công quốc Warszawa (tiếng Anh: Warsaw), Đại công quốc Luxembourg, Mexico, Ai Cập, một số bang của Hoa Kỳ hay Vương quốc Hà Lan). Tại Đức Bộ luật này có hiệu lực trực tiếp trong các vùng tả ngạn sông Rhein do nước Pháp chiếm đóng, trong một số quốc gia của Liên minh Rhein (tiếng Đức: Rheinbund) (Vương quốc Westfalen, Frankfurt am Main, Berg, AnhaltKöthen) Bộ luật được đưa vào sử dụng không có thay đổi lớn. Chỉ trong vòng vài năm Bộ luật đã có hiệu lực từ Lissabon đến Vacsava và từ Hà Lan cho đến bờ biển Adria. Thất bại của Napoléon tại Waterloo đã không kìm hãm được việc truyền bá Bộ luật này: đặc biệt là ở Tây Âu và Nam Âu cũng như là ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ các Bộ luật đều hướng về Code Civil.
Tại Pháp trong số 2.285 điều khoản hiện đang có hiệu lực của Bộ luật là vẫn còn 1.200 điều khoản phù hợp với tác phẩm nguyên thủy. Năm 2004 tại 22 quốc gia đã có lễ kỷ niệm 200 năm ngày thành lập tác phẩm này.
Bộ luật dân sự Napoleon bao gồm 2283 Điều, chia thành Thiên mở đầu (Titre Preliminaire) và 3 Quyển (Livre). Các quyển chia làm các Thiên (Titre), các Thiên chia thành các Chương (Chapitre); các Chương chia làm các Phần (Section); các phần chia thành các Điều (Article).
Thiên mở đầu (Titre Preliminaire) từ Điều 1 đến Điều 6. Thiên này được gọi là: “Công bố luật, hiệu lực của luật và áp dụng luật” (De la publication, des effets et de l,application des lois en general) chứa đựng một số nguyên tắc cơ bản về luật:
- Văn bản luật và văn bản hành chính, trong trường hợp được đăng trên công báo của Cộng hoà Pháp, có hiệu lực kể từ ngày quy định tại văn bản đó hoặc kể từ ngày sau ngày công bố nếu văn bản luật, văn bản hành chính không quy định ngày phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, đối với những điều khoản mà việc thi hành đòi hỏi phải có quy định hướng dẫn thì thời điểm có hiệu lực được lùi
lại đến ngày quy định hướng dẫn thi hành đó có hiệu lực. Trong trường hợp khẩn cấp, văn bản luật hoặc văn bản hành chính sẽ có hiệu lực pháp luật ngay từ thời điểm công bố của Hoàng đế (Tổng thống) đối với văn bản luật, hoặc theo quy định của Chính phủ đối với văn bản hành chính (Điều 1);
- Luật chỉ có hiệu lực về tương lai, không có hiệu lực hồi tố (Điều 2);
- Các luật về tổ chức Bộ máy nhà nước và về hình sự bắt buộc thực hiện đối với bất kỳ ai sống trên lãnh thổ Pháp;
- Các bất động sản của những người nước ngoài trên lãnh thổ Pháp được điều chỉnh theo luật của Pháp;
- Địa vị pháp lý và năng lực pháp luật của công dân Pháp ở nước ngoài được xác định theo luật của Pháp (Điều 3);
- Thẩm phán mà từ chối xét xử với lý do pháp luật không quy định, quy định không rõ ràng hay không đầy đủ thì có thể bị truy tố vì tội không xét xử (Điều 4);
- Cấm thẩm phán đặt ra các quy định chung và có tính lập quy để tuyên án khi giải quyết một vụ việc mà mình được giao xét xử (Điều 5);
- Không được thực hiện bất kỳ một thoả thuận (hợp đồng) nào vi phạm trật tự và đạo đức xã hội (Điều 6) [34, p.19].
Quyển 1 - Về người (Des personnes) từ Điều 7 đến Điều 515.
Quyển này quy định về chứng thư, hộ tịch (Des actes de l, Etat civil) như chứng thư khai sinh, chứng thư kết hôn, chứng thư khai tử; nơi cư trú, mất tích, hôn nhân, ly hôn, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, quyền của cha mẹ, tình trạng vị thành niên, giám hộ và quyền tự lập, tình trạng thành niên và những người thành niên được pháp luật bảo hộ.
Quyển 2 - Về tài sản và những thay đổi về sở hữu (Des biens et des differentes modifications de la propriete) từ Điều 516 đến Điều 710.
Quyển này quy định về phân biệt các loại tài sản (động sản, bất động
sản), về sở hữu, quyền thu hoa lợi, quyền sử dụng và quyền cư dụng (de l,habitation); dịch quyền (một nghĩa vụ đối với bất động sản tạo điều kiện thuận tiện cho việc sử dụng bất động sản của người khác) hay địa dịch (des servitudes ou services fonciers), dịch quyền phát sinh địa thế, dịch quyền xác lập theo quy định của pháp luật (như các quy định về tường hào chung; hoảng cách giữa các công trình trung gian cần thiết đối với một số công trình xây dựng; trổ cửa sổ sang bất động sản của nhà hàng xóm; máng nước dọc mái nhà); dịch quyền về lối đi; dịch quyền xác lập theo ý chí của con người; chấm dứt dịch quyền.
Quyển 3 – Các phương thức xác lập quyền sở hữu (Des differentes manieres dont on acquiert la propriete) từ Điều 711 đến Điều 2281. Quyển này bao gồm các quy phạm pháp luật liên quan đến các vấn đề thừa kế, tặng cho lúc còn sống và di chúc; hợp đồng hay nghĩa vụ hợp đồng nói chung; những cam kết được hình thành không thông qua thỏa thuận; hôn ước và các chế độ tài sản trong hôn nhân; hợp đồng mua bán; hợp đồng trao đổi; hợp đồng thuê mướn; hợp thầu khoán xây dựng bất động sản; công ty dân sự; những thoả thuận liên quan đến việc thực hiện những quyền không chia phần; vay mượn; gửi giữ và quyền trữ; hợp đồng mang tính chất may rủi (đánh bạc và cá cược; hợp đồng về lợi tức trọn đời); uỷ quyền; bảo lãnh; dàn xếp, thoả thuận trọng tài; cầm cố; quyền ưu tiên và quyền thế chấp; cưỡng chế chuyển quyền sở hữu và thứ tự giữa những người có quyền; thời hiệu và chiếm hữu.
F. Engels coi Bộ luật Napoleon là “Bộ luật tư sản hiện đại nhất, mà cơ sở của nó là những thành quả xã hội của cuộc đại cách mạng tư sản Pháp” bởi những lí do sau:
- Tinh thần của Bộ luật phù hợp với truyền thống của dân tộc và yêu cầu của thời đại;
- Ngôn ngữ sử dụng giản dị, trong sáng, dễ hiểu, câu văn khúc chiết, tư duy logic
- Kết hợp khéo léo giữa tính tổng quát và tính cụ thể làm cho Bộ luật có thể áp dụng trực tiếp mà không cần phải bình luận, giải thích hay hướng dẫn thi hành;
- Bộ luật kế thừa được những tinh tuý của Bộ luật La Mã cổ đại.
- Bộ luật luôn luôn được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện theo sự phát triển của các quan hệ xã hội.
Cách thức bổ sung sửa đổi, đưa vào Bộ luật những nội dung mới nhưng không phá vỡ cấu trúc và không làm thay đổi trật tự các điều luật trong Bộ luật là một điều kỳ diệu, làm cho Bộ luật dân sự Napoleon sau hơn 200 năm tồn tại vẫn còn nguyên 2283 điều.
Theo thời gian, Bộ luật Napoleon vẫn là Bộ luật mẫu mực nhất trong số các Bộ luật của xã hội tư sản. Chính vì thế mà Bộ luật Napoleon đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành luật dân sự ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, do thực tế lịch sử Pháp xâm chiếm nước ta và thiết lập các quy chế chính trị lên từng vùng của đất nước. Sau đó xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp cho từng vùng. Ở Bắc Kì, với việc xây dựng Bộ dân luật Bắc Kì 1931 thì các nhà làm luật cũng đã tiếp thu những tinh hoa trong Bộ Dân Luật Pháp khi làm ra các chế định pháp luật. Vì vậy có thể thấy rất nhiều các chế định lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật thực thi tại Việt Nam. Đây chính là một bước tiến rất dài trong quá trình tiếp thu pháp luật nước ngoài từ một đất nước tiến Bộ trên thế giới để áp dụng xây dựng pháp luật.
Có thể nói, hài hoà hoá các giá trị văn hoá pháp lý trong điều kiện hội nhập với thế giới là mục đích, yêu cầu khách quan thực tế đối với của chúng ta. Việc cân đối giữa “cái ta đã có” để kết hợp với “cái ta đang cần” nhằm tạo nên diện mạo mới của nền văn hoá pháp lý nước nhà được coi là nội dung cốt yếu nhất của phương hướng xây dựng nền văn hoá pháp lý Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình xây dựng các Bộ luật, thì hai yếu tố văn hóa pháp luật