Vốn Từ Giàu Giá Trị Tạo Hình, Tạo Cảnh, Gợi Không Khí.


được nhà văn gửi gắm qua những biểu tượng độc đáo. Đó là giấy lịch Bưởi, mực Hoàng Tam Xương, bút Tảo Thiên Quân lông trắng (Khoa thi cuối cùng). Nói tới cái nghiên, cái bút là nói tới phần đáng tự hào nhất trong nền văn hiến của cha ông, nó hiện thân cho truyền thống hiếu học, trọng tri thức

- cái làm nên nguyên khí của một quốc gia. Hình tượng nghiên bút quý giá đã đi vào tên núi, tên sông, đi vào thơ ca của dân tộc với “núi Bút, non Nghiên” (Thơ Nguyễn Khoa Điềm). Trong Loạn âm, anh Khoá Lương sau khi thác oan, được Diêm Vương bổ làm quan trông coi việc kiều lương đạo lộ ở dưới âm phủ, dù âm dương cách biệt nhưng tri ân tấm lòng của người thầy cũ vẫn trở về dương gian báo đáp. Lễ vật được dâng tặng là “một cái nghiên bút bằng đá đen và một cái thuỷ trì cắm bút nho cũng bằng đá đen”. Thứ đá làm nghiên và thuỷ trì lấy ở lòng sông Hắc Thuỷ, nó có cái đức tính là ướt quanh năm, chẳng cần cho nước mà lúc nào mài mực cũng được, chỉ cần đổ nước mà lúc nào cắm bút vào ngòi cũng mềm dẻo. Người học trò nghèo này ngày xưa vốn ham học, muốn trả nghĩa, báo đáp thầy học bằng sự học hành, thi cử rạng rỡ. Nhưng chẳng may không được làm người nữa thì thác rồi mà vẫn còn “vương tơ” với nghiệp sách đèn, đã gửi gắm nỗi niềm của mình vào cả trong nghiên kì, trong bút lạ kia. Hình ảnh này gợi nên nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu xa.

Nguyễn Tuân là người say mê âm nhạc. Từ nhỏ nhà văn đã đắm mình trong bầu không khí âm nhạc của dân tộc: “Tôi vốn là một người hay la cà đắm đuối với tất cả những cái gì là đàn, sáo, ca hát… Tôi đã đem một phần đời văn sĩ của tôi mà đặt vốn vào đàn hát” (Chùa Đàn). Sinh ra trên một đất nước giàu truyền thống âm nhạc, kết hợp với niềm say mê tự thân, phải chăng vì thế mà Nguyễn Tuân miêu tả rất sinh động, rất có hồn những họat động sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật. Và in hằn trên những trang viết ấy là những hình ảnh đàn đáy, roi chầu, tiếng tơ, tiếng trúc đã trở thành biểu


tượng của nghệ thuật ca trù. Cái roi chầu của Ấm Đới (Đới Roi) là thứ roi quý “đánh đến một nghìn bài Thét Nhạc rồi mà đời cái roi vẫn cứ lành vẹn”. Chiếc roi chầu vừa rắn, vừa dẻo, âm tròn và đĩnh đạc ấy đã theo suốt cuộc đời người nghệ sĩ, nó thay người nghệ sĩ nói lên bao vui buồn, uẩn ức của một kiếp rong chơi tài tử. Nguyễn Tuân cũng thật là tài tình khi miêu tả tiếng đàn của Bá Nhỡ. Với cây đàn đáy định mệnh, Bá Nhỡ nắn phím đàn, “đã bấm đến tiếng nào thì tiếng ấy cứ chín nục đi, không một tiếng nào sượng”. Hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật ca trù thì có lẽ không chỉ riêng Nguyễn Tuân, nhưng “tinh thông làu bậc”, đến thế thì ít ai hơn được Nguyễn Tuân. Với Nguyễn Tuân, dân tộc mình đâu chỉ có anh hùng, dân tộc mình còn rất lãng mạn, rất nghệ sĩ nữa.

Có thể nói, thế giới biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Tuân nói chung, trong Yêu ngôn nói riêng vô cùng phong phú và gợi nhiều ám ảnh, mang đậm tính nghệ thuật và triết lý. Đó không chỉ là kết quả của sự hiểu biết và vốn văn hoá uyên bác, của lối sống lịch lãm của Nguyễn Tuân. Nó còn chứng tỏ ông là con người sống sâu sắc cuộc sống này, luôn biết đặt cả tâm hồn mình vào đối tượng, sự vật mà ông miêu tả, khám phá. Đó cũng là nét đặc sắc trong Yêu ngôn của Nguyễn Tuân.

2.3.1.3. Tính phóng đại đặc tả


Tính phóng đại đặc tả là đặc trưng nổi bật của bút pháp lãng mạn: say mê cái dị biệt, độc đáo, phi thường. Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa lãng mạn, bằng trí tưởng tượng bay bổng và cảm hứng ông đã triệt để sử dụng nghệ thuật phóng đại để đặc tả cái thế giới bí ẩn, huyển kỳ trong Yêu ngôn.

Trong Rượu bệnh nhà văn xây dựng hình tượng một “kì nhân” không biết đói, chỉ thấy khát rượu mà thôi. Một người say rượu, khát rượu là kiểu


nhân vật quen thuộc trong văn chương: những thi tiên như Lý Bạch, Phạm Thái, Tản Đà những hình tượng nhân vật như Tự Lãng; Chí Phèo… nhưng đến như cái say của Bố Ô thì có một không hai, bởi cái say đã được đẩy đến tận cùng. Đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi bụng dạ Bố Ô chỉ còn chịu được cái chất ngũ cốc dầm trong nước men, thì Bố Ô triền miên trong những cơn đói rượu, khát rượu, “mười chén, ba mươi chén, chén nào Bố Ô cũng chỉ làm có một hơi, nhanh và ngon như kẻ khát đường vớ được nước suối rừng, vục nón xuống mà múc lấy múc để”. Rượu vào đến đâu là chân lông ông già lại đẫm tuôn mồ hôi ra đến đấy, nhiều dòng nước trắng cứ theo mỗi chân tóc mà tuôn mạnh ra. Đến một lúc, rượu còn làm biến đổi cả thân hình Bố Ô: “mặt Bố Ô bị rượu chuốt theo hình một cái hũ, cằm dài ra đúng đường lượn của cổ hũ, bụng chửa uốn lên như dáng choé và hai cái chân thời thật là một đôi nậm… những đường cong,có bao nhiêu đường cong nơi thân thể con rượu đều dập đúng những đường lượn của những đồ vật bằng sứ thuỷ tinh vốn dùng vào việc đựng rượu xưa nay”. Thậm chí, khi trên người Bố Ô nổi lên những khối ung thư quái dị to bằng quả trứng ngỗng, lúc vỡ ra thì phì ra thứ nước trắng, cay mà ruồi nhặng hút vào là “đều say ngất đi như bị thuốc mê, cánh cụp lại và chân cẳng co ngửa lên giời rụng ngã xuống mặt chiếu”. Nếu Chí Phèo của Nam Cao triền miên trong những cơn say, cơn say này tràn sang cơn say khác, say vô tận… thì Bố Ô của Nguyễn Tuân cái say còn khủng khiếp hơn nhiều. Khi bị hoả hoạn, xác Bố Ô cháy và biến thành một khối men lớn - thứ bột men ấy có thể luyện thành những hòn men để ủ rượu. Đọc những dòng này, phi Nguyễn Tuân ra, chắc khó có ai có thể tạo được ấn tượng mạnh mẽ đến như vậy.

Trong văn học kỳ ảo, các nhà văn thường dựng nên những sự hoá thân lạ kỳ, đó cũng là một cách để tạo nên một hiện thực khác của thế giới dị


biệt, phi thường. Ở Yêu ngôn cũng vậy, những giây phút cuối cùng của Bá Nhỡ (Chùa Đàn) khi ôm cây đàn và tấu lên khúc nhạc định mệnh, dường như bao nhiêu sức mạnh và tinh hoa của Bá Nhỡ đều dồn vào từng phím đàn, mỗi nốt nhạc như đang rứt đi từng miếng thịt trên thân thể Bá Nhỡ và khi tiếng đàn đạt tới tuyệt đỉnh của nghệ thuật thì cũng là lúc mà máu trong cơ thể thấm ra ngoài khiến bộ quần áo trắng của người nghệ sĩ “vụt trở nên vóc đại hồng” - một tấm lụa hồng rực rỡ của người phục sức để ăn thượng thọ. Hình ảnh uy nghi ấy là hiện thân cho đức hy sinh, bao dung cao cả của một thứ nghệ thuật vì con người.

Đọc Yêu ngôn, có thể gặp rất nhiều những kỳ nhân, kỳ vật như thế và tất cả đều được Nguyễn Tuân thể hiện bằng bút pháp phóng đại đến tận cùng. Những hòn cuội có nhân ở suối tiên (Trên đỉnh non Tản) mà nhân ấy là gạo, là cơm, là rượu; những tờ giấy chỉ cần có bàn tay cô Dó chạm vào là có hương thơm và trở nên sang trọng quý giá (Xác ngọc lam); ngọn nến có thể thắp sáng trong tranh mà tranh vẫn nguyên vẹn (Lửa nến trong tranh); là cái bóng của Lãnh Út in hằn vào tường bởi ngồi bất động hàng năm trời thương nhớ vợ, đến nỗi lấy vôi đặc quét lên cũng không xoá đi được… Chính bút pháp phóng đại đã góp phần tạo nên thế giới hoang đường, quái dị, làm cho thế giới không hiểu nổi ấy trở nên lung linh kỳ ảo hơn.

Luận văn xin được dừng ở những số liệu cụ thể khảo sát qua tám truyện của Yêu ngôn.


TT

Tác phẩm

Sử dụng yếu tố phóng đại

Số lần xuất hiện

1

Khoa thi cuối cùng

x

3

2

Trên đỉnh non Tản

x

8

3

Đới Roi

x

2

4

Xác ngọc lam

x

7

5

Rượu bệnh

x

10

6

Lửa nến trong tranh

x

2

7

Loạn âm

x

4

8

Tâm sự của nước độc

x

8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - 9


Nhìn vào bảng thống kê ta thấy tất cả các truyện trong Yêu ngôn đều sử dụng yếu tố phóng đại, ít nhất là hai lần, nhiều lên tới hàng chục lần. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Tuân rất chú ý tới bút pháp nghệ thuật này để tạo dựng nên một thế giới Yêu ngôn -một thế giới nghệ thuật đặc thù.

2.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

“Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki). Ngôn ngữ chính là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng nên tác phẩm, bởi văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nó không chỉ là phương tiện để chuyển tải nội dung mà còn là nơi người nghệ sĩ thể hiện phẩm chất tư duy cũng như khả năng sáng tạo của mình. Ngôn ngữ nghệ thuật cũng là con đường trực tiếp để người đọc đi vào tác phẩm, nắm bắt cho được những thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc.

Trong các nhà văn hiện đại, Nguyễn Tuân không phải là người đi đầu quá trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà, nhưng lại có vai trò tích cực trong việc kế thừa, khẳng định và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Ông là người say mê tiếng Việt, luôn yêu quý, trân trọng và tìm cách làm giàu có thêm thứ ngôn ngữ mà ông tự hào gọi là tiếng ta. Nhận xét về ngôn ngữ của Nguyễn


Tuân, các nhà nghiên cứu đều giành những lời rất xác đáng để đánh giá: “Sự chín đẹp của văn tài Nguyễn Tuân” (Vương Trí Nhàn); “Nguyễn Tuân là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam”. (Mai Quốc Liên)…

Có thể nói quan niệm về cái đẹp, chủ nghĩa duy mỹ, cái ngông của người nghệ sĩ, sự chú trọng cáo độc đáo phi thường… đã được cụ thể hoá bằng sự chọn lọc, gọt giũa kỹ lưỡng, sử dụng hữu hiệu, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ trong quá trình sáng tác khiến Nguyễn Tuân trở thành người nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa.

Nhà văn là nghệ sĩ của ngôn từ. Nhưng ngôn từ trong tay Nguyễn Tuân lại có thứ công năng quyền năng riêng, có thể vừa làm kinh động tâm trí con người, vừa gợi cảm đến nao lòng, vừa sắc sảo, biến hoá, vừa lấp lánh trí tuệ tài hoa. Ông luôn cố gắng khám phá cái linh diệu đáng quý, đáng yêu của tiếng Việt, biết sử dụng mặt mạnh của ngôn ngữ nhiều ngành nghệ thuật để làm giàu có thêm tiếng nói cổ truyền của mình, làm cho ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam hiện đại, tinh tế và linh hoạt hơn, khiến những trang viết của ông có sức hấp dẫn riêng.

Ngôn ngữ nghệ thuật của Yêu ngôn nổi lên những đặc điểm cơ bản sau:

2.3.2.1. Vốn từ giàu giá trị tạo hình, tạo cảnh, gợi không khí.

Nguyễn Tuân là người có biệt tài trong việc gây không khí, dựng bối cảnh, “phục chế” lại sắc thái phong vị một thời, một lĩnh vực đặc thù bằng kho từ ngữ giàu có của mình. Hãy xem nhà văn tả một con thuyền chở thợ đi trong một ngọn suối thần: “Hai con thuyền thoi đi êm như trườn xuống dốc một ngọn thác mà lòng thác đều lót đầy một lớp rêu tơ nõn.

Ban nãy, lườn áp bến không có một tiếng động róc rách như là khẽ lách mặt nước mà ngoi từ dưới lên. Bây giờ hai con thuyền thoi đi trong một giấc mơ thần. Gió sớm nổi lên, mùi nhàn nhạt của nước nguồn, mùi ngai ngái


của cỏ bồng ải rũ phả mạnh vào mũi thuyền thoi như xuyên cắm sâu mãi vào cái động đặc của mùi sơn lam. (Trên đỉnh non Tản).

Hàng loạt những từ Nguyễn Tuân đã huy động để đặc tả cái không khí thần tiên thoát tục của chốn thiên thai trong buổi sớm mai tinh khôi: êm, trườn, lớp rêu tơ nõn, giấc mơ thần, mùi nhàn nhạt, mùi ngai ngái,cỏ bồng, mùi sơn lam…

Còn đây là cái chốn Ngàn Thiêng, quê hương của Nữ thần Dó, lúc tiễn cô Dó đi lấy chồng: “Con suối bạc cảm động quá ngừng hẳn lại, không chịu chảy xuôi nữa. Lòng suối im ả như gương tàu phản chiếu không nhoè lấy một đường viền nào… Chúa Rừng cho nổi một con gió nóng tiễn đưa cô Dó ra cửa ngàn, con hươu đực đang vươn cổ cao nhìn cô Dó xuống đồng bằng, mỗi lúc một bé dần. Nó quật sừng nó vào cái cây đại có những cành ngang và lá to làm bận mắt nó. Cái chấm áo chùm người sơn thần nữ vu quy đã tan lẫn vào cái xanh lớn lao của ngàn già. Bữa ăn chiều ấy, hươu đực ngốn tấc cỏ thấy chát đắng. Nương Dó mất giếng hát từ đấy… gốc Dó Thần đổ vật”… Một hệ thống những từ ngữ miêu tả không gian của núi rừng và biểu lộ sự gắn bó của nàng Dó với rừng xanh: con suối bạc, Chúa Rừng, cửa ngàn, Con hươu, ngàn già, chấm áo chàm, nương Dó, gốc Dó thần…

Không chỉ tài hoa trong dựng cảnh, Nguyễn Tuân còn có biệt tài tả người. Đây là ánh mắt của người con gái chèo thuyền trên đỉnh non Tản: “Một cô con gái mắt sắc như dao cau và lạnh như chất kim, lạnh hơn cái gây gấy của núi rừng buổi sớm mai dày đặc sương mù”. Đôi mắt sắc và lạnh ấy đâu phải của người trần gian mà là ánh mắt của tiên nữ trên núi Thần, nó khiến người ta nể sợ mà phục tùng.

Nguyễn Tuân có cả một kho chữ nghĩa phong phú và mỗi khi có cảm hứng mãnh liệt trước sự vật, hiện tượng hoặc con người nhà văn liền dốc hết kho chữ nghĩa ấy để chạy đua cùng tạo hoá và kết quả là để lại những


trang văn tuyệt bút. Dự báo cái chết của Bá Nhỡ - người nghệ sĩ dám đặt cược cả mạng sống của mình vào một cuộc đàn cảm tử, Nguyễn Tuân dùng nhiều lối nói khác nhau mà không lời nào tỏ ra non lép, gượng gạo: kẻ sắp phải trả nợ đời, kẻ sắp hết làm người, người đang tiêu những giây phút cuối, những nương dâu xanh um mà mắt người ấy sẽ không được ngó đến nữa, những lứa tằm chín như hổ phách mà tay người ấy sẽ không được động đến nữa… Để làm hiển hiện trước mắt người đọc hình tượng nhân vật Lãnh Út - Lịnh 2910, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra những ngôn từ hiếm thấy trong văn học; người chủ ấp trẻ tuổi gãy gánh tình, lòng kẻ chung tình ấy, người tửu đồ tình chung, người đã được cuộc sống phong lưu bỏ tù vào cái vỏ cá nhân tự cưng dưỡng của mình, người đã đem tuổi hoa niên cầm cố cho ma men, suýt chết vì rượu, người đã chết lây kẻ khác bằng đàn hát sở thích, người đã ốm những trận thập tử nhất sinh vì những cảm giác ma tuý, người đã sa đoạ và sám hối, người say cái đẹp, cái say, người tình nhân của cách mệnh, người tượng trưng cho đời tù của trí thức, say đắm cùng công cuộc, vướng lụy vì hoài bão, người đưa cách mệnh lên thành một tôn giáo… Qua hàng loạt những ngữ nghệ thuật được tung ra ào ạt, người đọc không chỉ hình dung được lai lịch, hành trạng, quá trình lột xác của một nhân vật mà còn cảm thấy rõ giọng điệu ngưỡng mộ của nhà văn đối với nhân vật, dẫu con người ấy lắm tài nhiều tật. [16,tr 18-23].

Những nét độc đáo, lạ hoá trong ngôn ngữ của Nguyễn Tuân đã tạo nên những cảnh tượng, những chân dung rất riêng, không ai có thể bắt chước. Điều đó tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người đọc.

2.3.2.2. Ngôn ngữ của Yêu ngôn giàu âm nhạc

Người xưa nói: Trong thơ (văn) có nhạc, có hoạ. Văn của Nguyễn Tuân là như vậy. Là người say mê âm nhạc, Nguyễn Tuân không chỉ có biệt tài tả

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí