Tạo Lớp Từ Chuyên Biệt Phong Phú


tiếng đàn, giọng hát mà ông còn thổi nhạc vào câu văn, tạo nên những trang văn xuôi tràn đầy tính nhạc.

Miêu tả tiếng hát của cô Dó - tiếng hát của thần cây, Nguyễn Tuân viết: “điệu hát cô Dó mang máng như lối trong giáo phường đọc phú và nhiều khúc thì lại có cái âm luật xốc vác của thơ cổ phong năm chữ ngâm bằng giọng bi tráng khê nồng của người hiệp khách gặp đường cùng. Đến một đọan sau thì dài hơn, trong trẻo như pha lê và vui như tiếng thông reo giữa trời nổi gió. Có rờn rợn chăng thì là cái đoạn chót của bài hát. Nó lơ lớ ấm ế, ôi a như cái lối ma hời đưa võng ru con… ”. Tiếng hát của nàng Dó là thanh âm của chốn non cao rừng thằm, hoang vu thê lương có, náo nức rộn rã có. Nguyễn Tuân tỏ ra am hiểu sâu sắc về cỏ cây rừng núi. Còn đây là những trang tuyệt bút miêu tả cuộc hoà âm chưa từng có của chiếu hát mà trong đó cô Tơ vừa hát vừa gõ phách, Bá Nhỡ đánh đàn và Lãnh Út điểm chầu. Ở những trang này, mọi miêu tả âm thanh và hình ảnh được đạt đến cực điểm của độ chín ngôn từ. Tiếng hát cô Tơ “vượt qua những đỉnh nhọn của thế giới âm thanh … mọc cánh, thăm thẳm trong trắng tinh khiết quá pha lê gọt, gọi nước suối đá ngọt ngào dâng lên”. Và tiếng phách của cô “díu dan như muôn điệu của giống chim”. Tiếng trống của người chủ ấp trẻ tuổi thì thật sát phạt, nghe trong đó như “có tiếng đổ nhào của ngói gạch vụn rời”. Còn tiếng đàn của Bá Nhỡ thì nghẹn ngào, quằn quại, máu ở đầu ngón tay tuôn ra theo nhịp đàn. Bộ ba ấy lẫn vào nhau trong một giao hoà âm nhạc “tựa như thể hiện ba mặt của một quá trình nghệ thuật: nghệ thuật với một đích đến nhân sinh (Cô Tơ), sáng tạo nghệ thuật với nỗi hoan lạc tự thân (Lãnh Út), và tâm huyết dồn vào cuộc sáng tạo ấy (Bá Nhỡ)” [ 30, tr14 - 144]

Đọc văn Nguyễn Tuân, độc giả luôn bị kích thích bởi những câu chữ mới mẻ, lạ lùng của ông. Dường như nhà văn không thoả mãn với lối diễn đạt thông thường, giản dị, ông tìm tòi những cách thể hiện độc đáo, tân kỳ


khiến người đọc có hứng thú nỗ lực vượt qua những trùng vi ngôn từ để mà nắm bắt cho được cái lõi của sự vật, hiện tượng, để rồi thú vị bất ngờ với những gì mà nó mang đến. Ở những đoạn văn như thế, nhạc tính được bộc lộ rất rõ. Hãy xem đoạn văn sau: “Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết được ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tuỷ. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm mồ vô danh hiu hiu ngọn vàng so le. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống, thanh âm. Nó là sự khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuỵện vướng vít nửa vời”. Đây có thể coi là một đoạn văn xuất thần miêu tả tiếng đàn đầy tâm sự của Bá Nhỡ. Nó độc đáo ở cách tổ chức ngữ âm để thể hiện tiếng đàn, ở phép so sánh với những liên tưởng lạ lẫm: từ những hình ảnh rất xa, rất khác biệt (dư ba của buổi chiều đứt chân sóng, con gió chẳng lọt mành thưa, là nhức nhối xương tuỷ, là chiếc lá nhào bỏ lìa cành…), chúng được nối với nhau bằng những kênh liên tưởng xa lạ, ngoắt ngéo và vẫn hài hoà.. Hình ảnh so sánh đã lạ lùng, thêm vào đó là nhiều từ được dùng rất mới khiến cho những câu văn mở ra biết bao liên tưởng mà trước đó người đọc không ngờ tới. Đoạn văn viết về tiếng tơ, tiếng trúc tuyệt với của người nghệ sĩ tài hoa trác tuyệt, lại được Nguyễn Tuân kiến tạo thành hình ảnh so sánh trong kênh liên tưởng của âm nhạc, đọc lên mà như lắng nghe được nỗi tức tưởi, nghẹn ngào, u uất của một cuộc ra đi


mãi mãi bằng thanh âm. Những câu văn của Nguyễn Tuân như có nhạc là thế. Nó làm chúng ta tự hào về cái thanh địêu phong phú của tiếng Việt.

2.3.2.3. Tạo lớp từ chuyên biệt phong phú

Có thể nói Nguyễn Tuân là người có cách đặt tên, đặt từ mới và tạo lớp từ chuyên biệt rất đặc biệt mà cách nào cũng thông minh, hóm hỉnh, sắc nhọn, gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc. Mọi vật qua cách miêu tả của Nguyễn Tuân không chỉ được nhìn theo con mắt của người nghệ sĩ mà còn được gọi tên riêng theo cách của nhà văn nữa. Hãy xem Nguyễn Tuân đặt tên cho các thứ rượu chuyên dùng của “người tửu đồ tình chung” Lãnh Út. Đúng là “lắm thứ tên nghe không thôi đã muốn đem cái vui, cái buồn trong lòng gởi ngay vào đấy”. Đó là những cái tên: Vô Cố nhân, Mê Thảo Hầu, Thuần Hoành Quận Chúa, Ức Sấu Viên. Không cần hiểu tên những thứ rượu kia có nghĩa là gì, cứ đọc câu văn lên, “đã nghe lòng đó cái âm hưởng khác lạ, vang, buồn, bí hiểm, kì dị, cổ kính, sang trọng”. [ 16, tr 18-23]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Những từ ngữ Nguyễn Tuân sử dụng mang đậm phong cách Nguyễn Tuân. Khi tả tiếng đàn đáy của Bá Nhỡ, ông dùng hàng loạt từ của nhà trò miêu tả động tác đánh đàn: vê, chụp, lẩy, vuốt, nhấn, những tiếng thoảng, những tiếng xoè…. Miêu tả cảnh hoả thiêu tửu phần trong đêm Lãnh Út quyết sinh ly với đàn hát, với rượu, đoạn tuyệt với quá khứ, Nguyễn Tuân viết: “Đêm phóng hoả tửu phần, thảo mộc chim muông vùng Mê Thảo bị một trận say lây, cây cành cỏ lá đều miên man rũ rượi, rầu nhũn. Thú ngàn rống to lên như cảnh động rừng. Chim bị say cánh cụp cứng lại mà lìa khỏi tổ, rụng xuống đất như quả chín rời cành mẹ”. Từ cái mồ rượu bị hoả thiêu, nhà văn dùng hàng loạt những từ cùng trường nghĩa say: say lây, miên man, rũ rượi, rầu nhũn, say cánh cụp cứng, quả chín rời cành mẹ… để thấy muôn vật, cả đất trời bị một phen say mềm đến thế nào. Ngay cả cái kết cấu ba phần của Chùa Đàn đã là một bản ca trù có cả dựng, cả mưỡu cuối, một bài


Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân - 10

ca trù “về những con người vừa trầm luân trong hôn ái, đàn ca, và rượu, lại vừa khát khao vượt thoát ra ngoài cõi mê ấy” [30, tr 114 - 144]. Quả thực Nguyễn Tuân xứng đáng được tôn vinh là “bậc thầy về ngôn ngữ” “thầy chữ Nguyễn Tuân” “chuyên gia tiếng Việt”.

2.3.2.4. Lớp từ Hán Việt tạo không khí cổ kính:

Có nhà nghiên cứu đã nhận xét: Những khi người ta chỉ hạ những chữ thông thường, thì ông trương lên những chữ thật hiếm gặp, những chữ gốc Hán mà phải loại bặt thiệp, thông thái lắm mới biết dùng. Quả thực, trong Văn Nguyễn Tuân, từ Hán Việt chiếm tỷ lệ rất cao, hơn thế nữa, đó lại toàn là những từ khó hiểu, lạ tai, nghĩa của chúng chưa phổ cập trong ý thức số đông người Việt. Tuy nhiên, lớp từ Hán Việt được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ tạo không khí cổ xưa trang trọng. Tả không khí chốn tường ốc xưa, thì không gì thú vị hơn là dùng từ Hán Việt. Đoạn văn sau đây đã đưa người đọc vào nghi thức của trường thi: “tại khu trường thi Nam Định, các quan làm lễ tiến trường. hai chiếc lọng vàng nghiêng phủ xuống lá cờ và tấm biển có đề chữ “phụng chỉ” “khâm sai”, bốn cây lọng xanh ghé thấp tịt xuống một cái đầu bạc đại khoa. Mùi nghi vệ phảng phất ít hôm trước thì sớm nay đã nổi dậy trên khắp một mảnh đất mà mọi khi chỉ có gió chạy trên hoa cỏ may hiu hắt từng cơn”.

Tạo nên một không gian âm u, quái đản miêu tả cuộc gặp giữa Kinh Trịnh và Quan ôn Lương, những người vốn xuất thân nơi của Khổng sân Trình, Nguyễn Tuân đã sử dụng một cách đắc địa những từ Hán Việt: “Quan lớn có thương yêu kẻ thôn dã áo vải này được điều gì trong đức hạnh liêm cẩn hoặc trong tính tình cao khiết giáng lâm để luận đàm đôi chút. Về lời chư sư chư hiền nơi cổ thư vào lúc tĩnh, vắng đây thì kẻ thất phu tôi xin được hầu chuyện và kể cũng đã là may lắm rồi. Còn như chuyện quan lớn nhận cho là có tình ruột thịt thì trong họ tôi đây, cả bên nội


lẫn bên ngoại thực cũng ít người có chữ mà được điều hiển đạt(Loạn âm).

Có thể nói, không ai dùng từ Hán Việt tài như Nguyễn Tuân cũng chưa có cây bút nào vượt được Nguyễn Tuân trong việc gợi không khí cổ kính. Đó là kết quả của sự khổ công tìm tòi mà nhờ đó, nhà văn có thể bộc lộ rõ nhất tính cách, văn khí, tình điệu, sở trường của mình trong một giọng riêng khó lẫn.

2.3.3. Giọng điệu

Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống, ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra con người, thì trong văn học cũng vậy, giọng điệu giúp ta nhận ra tác giả. Có điều giọng điệu ở đây “không đơn giản là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói, mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ ứng xử trước các hiện tượng đời sống” (Trần Đình Sử). Trong tác phẩm văn học, giọng điệu nghệ thuật giữ vai trò hết sức quan trọng. Mỗi nhà văn có giọng địêu riêng. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, tình cảm, thái độ, thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò to lớn trong việc tạo nên phong cách mỗi nhà văn. Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Vị thế của nhà văn cũng tạo ra giọng điệu. Nhà văn đặt mình ở vị thế nào thì sẽ có giọng điệu thích hợp với vị thế đó. Nếu nhà văn có cảm hứng chính luận phê phán thí thì sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo. Truyện đau thương đòi hỏi giọng buồn, ngậm ngùi, truyện hài hước thì giọng đùa vui, giễu cợt…

Nguyễn Tuân là nhà văn được “trời phú” cho rất nhiều khả năng trong việc bộc lộ giọng điệu. Có giọng trào phúng, có giọng trữ tình và đặc biệt là giọng khinh bạc… mỗi giọng điệu ở mỗi thời điểm có những biểu hiện khác nhau nhằm hướng tới một mục đích nghệ thuật.


Trong “Yêu ngôn”, Nguyễn Tuân đã tìm được giọng điệu phù hợp riêng để thể hiện chủ âm giọng điệu trữ tình.

Trong sáng tác văn chương, các nhà văn nhà thơ thường sử dụng phương thức trữ tình để bày tỏ những trạng huống tình cảm, tâm hồn mình trước thế giới, tạo vật. Trữ tình là phương thức “phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh [10, tr 136].

Trữ tình là giọng điệu nghệ thuật cơ bản được Nguyễn Tuân sử dụng trong suốt quá trình sáng tác mà nổi bật là ở tậpYêu ngôn. Trân trọng, nâng niu những giá trị văn hoá cổ truyền của cha ông xưa, viết về một thời vang bóng, giọng địêu của Nguyễn Tuân đầy vẻ lắng sâu, da diết. Đây là cái không gian gợi nhiều ấn tượng cho những nho sinh còn mê mải nghiệp đèn sách “Hoè hoa hoàng, cử tử mang. Thấy dặm hoè ngả màu vàng, lòng những người có chữ bắt đầu bận bịu. Dưới mảnh trời sụt sùi, hoè vàng nở đều làm ấm lại lòng người sĩ tơ tưởng đến sự hiển đạt về sau này. Màu vàng của sắc hoa nơi dặm hoè dài đã nhắc bao nhiêu học trò vùng Sơn Nam hạ nghĩ đến cái màu vàng một tấm giấy cáo trục phong tặng hoặc là phần hoàng mai sau cho hai đấng sinh thành”. Những câu văn nhiều thanh bằng, đọc lên mà như lắng nghe, cảm nhận được những xúc động sâu lắng trong tâm tưởng một con người quá gắn bó với những gì thuộc về thời xa xưa ấy.

Đọc Yêu ngôn, những trang viết về cảnh núi non sông nước hay cảnh phố phường chợ búa, những gì là linh hồn của ngàn xưa đất nước bao giờ giọng văn Nguyễn Tuân cũng trĩu nặng yêu thương và tự hào. Đó là những cửa ô thân quen của đất kinh kỳ: “Ông cụ không bỡ ngỡ với một cửa ô nào cả, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy, Ô Yên Phụ, Ô quan Chưởng, Ô Đống Mác, Ô Cầu Rền, cửa ô nào đối với ông già cũng đều là một cái quê hương”. Câu


văn liệt kê những cửa ô nhưng không là phải đếm cho đủ, mà liệt kê bằng một giọng đầm ấm xúc động những địa danh đã góp phần làm nên bản sắc, diện mạo của mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Là nhà văn luôn tôn thờ cái đẹp, luôn khát khao vươn tới cái đẹp, Nguyễn Tuân say mê và thích thú khi khám phá cái thế giới bí mật của ngàn xanh - đỉnh non Tản - và tô đậm hơn cái màu sắc huyền ảo vốn có của truyền thuyết xưa: “Thần núi và vị hoàng tử Nước kia đã là hai tình địch, một thiên tình sử thoát phàm trong cái mơ hồ vô tận ở tít trên một chỏm non xanh, ở tít tận dưới đáy thủy cung. Hai kẻ tình thù mỗi lúc đánh ghen nhau thì muôn ngàn sinh linh đồ thán. Mỗi một kỳ đánh ghen, nước các vùng lại đổ về như thác và dâng cao mãi lên, đỉnh non Tản muốn cho khỏi ngập dưới làn nước ghen oán, lại có dịp để ngoi cao thêm nữa, thêm mãi. Trời, bao giờ cho nàng công chúa đẹp kia mất tích hẳn đi để Nước ấy và Núi kia được trở lại với sự yên nghỉ muôn thuở ”. Say đắm trước vẻ đẹp của tạo vật, giọng văn Nguyễn Tuân vang ngân như một bài thơ đẹp tràn đầy cảm xúc.

Yêu ngôn thế giới nhân vật phần nhiều là những con người dị biệt, độc đáo khác thường. Với những con người tài hoa, nghệ sĩ nhất là những người lận đận trong cuộc đời, bao giờ Nguyễn Tuân cũng giành cho họ tình cảm trân trọng nhưng mang đầy nỗi niềm day dứt buồn thương. Nhà văn mượn tâm trạng của nhân vật ông khách để ngậm ngùi trước cuộc đời Ấm Đới - một kiếp tài tử đa truân: “Lòng ông khách đi chi tiền hát cũ ra về, giờ mới thấy ngậm ngùi cho cuộc sống của làng chơi lúc xế chiều, tiền hết sức khoẻ hết, cái tài hoa còn giữ lại được thì cũng chỉ là thừa. Ông nghĩ hộ cho người, ông nghĩ luôn thể về riêng ông. Ông thấy rằng ca và nhạc và cái thanh sắc ở người đàn bà là cái thực đấy, nhưng đã có bao giờ những cái ấy có thể trở nên một cái bền tốt cho một đời sống của tình cảm. Ở đấy gió giời chúa hay giở mặt, nước nông mà lại hay có sóng ngầm ” (Đới Roi).


Còn đây là niềm xót thương trước người nghệ sĩ đang đổi mạng sống của mình để lấy tiếng đàn: “Bá Nhỡ ngồi trước mặt kia, sinh mệnh chỉ còn dính vào cuộc đời bằng một vài khổ đàn nữa thôi. Tắt bản đàn là cuộc đời người đang xuống cái đầu gẩy bằng sừng bò tót kia cũng hết luôn. Hơi tơ thiểu não như lời gửi gấm giối giăng. Nó buồn rộng ra nhoè quá một tiếng lên đường. Thôi thì đây cũng là những tiếng cuối cùng của đời”. (Chùa Đàn).

Có thể nói Yêu Ngôn với giọng địêu trữ tình là giọng chủ đạo đã mang vẻ đẹp riêng trong phong cách của Nguyễn Tuân. Khác với các tùy bút, các truyện khác thường có giọng khinh bạc, sâu cay hoặc trào phúng giễu nhại, Yêu ngôn có giọng điệu chủ yếu là giọng trữ tình ấm cúng đôn hậu, bắt nguồn từ sự xúc động của nhà văn về con người, cảnh vật, biểu hiện những tình cảm đã được lắng sâu, chiêm nghiệm, thích hợp để tạo một không khí Liêu trai huyền kỳ và sự luyến tiếc những vẻ đẹp xưa cũ.


Chương 3

SỰ DUNG HỢP THĂNG HOA CỦA CÁI ĐẸP VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN


Đọc tác phẩm Nguyễn Tuân, điều dễ nhận thấy là ông hết sức nâng niu, trân trọng và khao khát cái đẹp. “Ông luôn muốn mỗi ngày sống, mỗi trang đời của mình cũng là một trang nghệ thuật. Đó là thái độ thẩm mĩ đặc biết riêng của ông đối với cuộc sống” [27, tr 534]. Giới nghiên cứu phê bình đã dành những lời trân trọng nhất để đánh giá về điều này trong sáng tác của Nguyễn Tuân: “ Một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp” (Thạch Lam); “Nguyễn Tuân người đi tìm cái đẹp, cái thật” (Nguyễn Đình Thi); “ Nguyễn Tuân, nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa” (Hoài Anh); “ Phong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023